Hôm nay,  

Lão Cát Lai

28/05/200600:00:00(Xem: 132431)

Người viết: DIÊN HỒNG

Bài số 1022-1631-344-v8280506

*

Tác giả Diên Hồng, tên thật Linh Quang Trần, 44 tuổi, từng tốt nghiệp cử nhân luật và cử nhân kinh tế tại Việt Nam, đến Mỹ theo diện ODP, hiện là cư dân Santa Ana, hành nghề tự do. Ông đã góp một số bài viết về nước Mỹ, sau đây là bài viết mới nhất của ông.

 

*

Lúc 12giờ đêm Lão Cát lai ra đi, một cái chết lặng lẽ cũng như cuộc sống vốn thầm lặng của Lão ! Bệnh viện F.V có lẽ là nơi Lão đến đó lần cuối trong chặng đường đời nhiều nổi truân chuyên, bộ óc bình dị đầy lòng nhân ái ấy đã thôi không còn thao thức trong quãng đời già nua ...

Tôi viết câu chuyện này, tham dự cuộc thi " Viết về Nước Mỹ" không mong đoạt giải thưởng, mà cũng không dám nói là chia sẻ kinh nghiệm hội nhập vào đời sống Mỹ, chỉ xin kể ra đây một cuộc đời ... như bao cuộc đời trong cuộc sống tha hương của Người Việt ... ta có thể thấy đâu đó trên Nước Mỹ siêu cường này "! ...

Tiếng nhạc buồn với điệu Blue kỳ dịu : " ... Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè ... ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương ... còn có ai không con người, ôi nhân loại mặt trời ..." phát ra từ chiếc rađiô cũ của Lão Cát Lai làm tôi không dằn được nổi cảm xúc. Sinh tiền Lão rất thích nghe nhạc Trịnh Công Sơn, nhất là bài hát " Xin mặt trời ngủ yên" này . Nhìn mấy bức tranh với màu sắc dìu dịu với những mảng tím, màu lam ... đan xen khéo léo, phảng phất hồn quê của Lão để lại, tôi khẽ khàng nhớ lại những lời tâm sự của ông bạn già ngày nào: " Cái định mệnh của đời người sao mà khắc nghiệt và độc ác vậy " Nó lắm khi chẳng cho ai cơ hội sống đến trọn một niềm vui và nổi khát vọng sống như chính mình mong mỏi "!".

Đơn giản Lão là một đứa con lai mà lại lai Pháp. Tên họ Lão khá lạ và ngắn cũn KHƯU CÁT. Lão tâm sự Lão mồ côi từ nhỏ, mẹ Việt và cha là một người lính Lê Dương viễn chinh sang Việt Nam ... chẳng hiểu vì sao ... họ bỏ đi cả (") ... để Lão từ ngày ấu thơ đã sống cô đơn trong một trại mồ côi xa vắng. Lớn lên dần theo năm tháng, Lão càng thấm thía nổi tê tái của kiếp con lai không người thân. Thời Diệm sang đến thời Thiệu, nền Cộng Hòa nào cũng không mang đến cho Lão nhiều cơ may của cuộc sống. Mười chín tuổi đi lính cho Pháp, Pháp rút khỏi Đông Dương Lão đăng lính Cộng Hòa theo Diệm, rồi trở thành lính ông Thiệu ... cuộc đời Lão là năm tháng mòn mỏi theo cuộc chiến tranh nối tiếp chiến tranh trên quê hương Việt Nam nhiều đau khổ.  Lão thường hay nói : " Ghét của nào trời cho của nấy!"  Lão sợ máu lại đi lính toàn thấy cảnh máu me thương tích, Lão sợ độ cao lại lăn lộn nhiều năm với nghề lính bộ binh . Thời trai trẻ Lão cường tráng, cao lớn và mạnh khoẻ, nghiệp lính mà Lão hay nói vui là " nghề lính" là lối sống duy nhất Lão đã chọn và được làm theo ý mình. Hôn sự của Lão cũng khá ly kỳ . Năm 25 tuổi Lão đem lòng thương yêu một tiểu thư khuê cát ở một tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long , bị bố mẹ cô gái từ chối, Lão vận đồ nhà binh xách nguyên va li lựu đạn đến trước cửa nhà cô gái ra yêu sách. Nếu không cho cưới người yêu sẽ rút chốt lựu đạn từng trái một ném vào nhà, xong tự sát theo luôn cho trọn tình yêu thương cùng cô gái. Ngông nghênh vậy Lão cưới được vợ, do bố mẹ vợ sợ quá cái tánh làm liều của Lão . Đám cưới được 01 tháng, cô vợ xinh đẹp bỗng bị sốt nặng sau một cơn mưa dầm, bị liệt hẳn hai chân từ đó. Nhiều người ác miệng xung quanh nói: " Đáng tội  ! Gieo gió gặt bão mà ..." Ai nói gì thì nói mặc, ngày đó Lão chỉ im lặng, ngày ngày vào Trại Lính ... chiều về chăm sóc vợ rất mực chung tình. Những lúc đi chiến trận xa bốn vùng chiến thuật, đành gởi mẹ vợ chăm nom giúp. Kể từ ngày đó, Lão sống cho vợ và cho cuộc chiến nhiều hơn là chính chính mình. Tánh tình Lão trầm lắng hơn, chịu đựng nhẫn nại hơn.

Mùa hè đỏ lửa 1972 , gió Lào thổi  thốc từng " con trốt" băng đồng cát chói chang nắng, chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên ... dậy sóng với tiếng đại pháo rền vang. Lão cùng đơn vị dầm mình trong khói, lửa và mùi tử thi  - những bạn đồng hành của cuộc chiến không khoan nhượng. Lửa hình như cũng hoảng hốt khi chạm mặt với cái chết khắp nơi. Một buổi chiều thoáng im tiếng súng chiến trận, bên đồi sim hoa dẻ rung rinh như còn bốc khói bụi và hơi thuốc súng, đang châm điếu thuốc cháy dở, Lão hay tin đạn pháo kích của Việt Cộng đã phá sập căn nhà nhỏ của Lão, cướp đi sinh mạng bé nhỏ, bệnh tật của người vợ mà Lão rất mực yêu thương. Thôi thế là hết, Lão tự gậm nhấm nổi đau khôn cùng tận đáy lòng. Từ đó Lão đã viết trong nhật ký đời mình một nhận xét chua cay :" Cái định mệnh của đời người sao mà khắc nghiệt và độc ác vậy " Nó lắm khi chẳng cho ai cơ hội sống đến trọn một niềm vui và nổi khát vọng sống như chính mình mong mỏi "!". Nối tiếp theo đó là chuỗi ngày chiến trận liên miên suốt từ 1973 đến đầu năm 1975.  Lão băng qua cuộc chiến những ngày cuối với thái độ bình thản, khi chiến trường im tiếng súng giây lát, Lão hay họa những bức tranh bằng bút chì về một cuộc chiến tang tóc và họa hình người vợ yêu thương thuở nào của mình. Có lẽ vẽ tranh, một năng khiếu bẩm sinh của Lão, là cái duy nhất mà Lão có thể giữ được cho riêng mình đến giây phút này. Tháng 4/ 1975 Cộng quân tràn ngập Miền Nam, Lão rời quê hương Việt Nam trên một chuyến tàu của hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Với tuổi đời gần 40 tuổi, Lão để lại trên bờ biển chiếc áo lính phong sương của một đời lính xông pha trận mạc. Lão nấc nghẹn tự kêu lên : " Sao mình luôn mất tất cả ... có cha mẹ rồi lại sống đời mồ côi ... có gia đình rồi lại mất vợ ... có năm tháng chiến trận oai hùng giờ lại lặng lẽ rời bỏ Quê Hương ra đi ... sống đời tha hương..."

Nước Mỹ giang tay đón Lão cùng  nhiều Người Việt di tản. Thuở ấy, dân Việt sống ở Mỹ không nhiều khá tản mác, lâu dần tập trung nhiều về tiểu bang California. Lão với đôi tay chai sạn vì cầm súng, giờ phải tập lái xe hơi , đi học ESL ... và tìm kiếm job để mưu sinh. Lão ít ăn học, với vóc dáng con lai , tiếng Mỹ chữ được chữ mất , cũng chẳng giúp Lão khá gì hơn. Lão làm đủ nghề : cắt cỏ, hái trái, làm bảo vệ , làm trong chợ ... bươn chải, quay vòng với nhịp sống nhiều job, làm cùng lúc hai job là chuyện thường. Đời sống tốc độ ở Mỹ thật căng thẳng. Lão hay nói với lớp người đến Mỹ sau như chúng tôi rằng : " Người Mỹ nói ngắn, viết gọn. Người Mỹ đúng giờ và đúng hẹn. Cách sống và làm việc đó chịu ảnh hưởng từ đời sống tốc độ nhiều mặt ở nước Mỹ". Đến Mỹ hơn 40 tuổi, Lão vẫn cố gắng nhiều để nhanh chóng thích nghi với cuộc sống, được vài năm Lão lại lập gia đình với một phụ nữ Việt độc thân làm ở Trường học, hai người có một đứa con trai kháu khỉnh.

Những tưởng cuộc sống đối với Lão đã qua ngày sóng gió nhưng một tai nạn xe cộ lại đẩy Lão về với nơi xuất phát " cô độc và buồn bã" như cái thuở mới sinh ra đã mồ côi, mồ cút của Lão. Trong chuyến đi Texas, thăm người bà con bên vợ, xe của Lão bị một chiếc xe truck húc vào bẹp nhúm. Lão thoát chết sau cả tháng nằm viện mê mệt còn vợ con Lão không may đều vong mạng vì tai nạn thảm khốc đó. Lão được bồi thường một số tiền lớn, cái giá phải trả cho một mất mát mà theo Lão là : " chén rượu đắng uống mãi không thể hết" . Lão như kể mất hồn và đau khổ tận cùng. Ai dám nói ở Mỹ không còn sự đau khổ " Lão kêu lên như vậy trong đêm trường vắng lặng và cô đơn. Thiếu gì những người già ở Mỹ, sống cô độc một mình, con cái đi tứ phía cả năm có khi chẳng gặp một lần. Góc đường Bolsa có cả một bà Lão đi 1ượm lon và rác chất đầy lên xe, sống thui thủi một mình "tự làm tự sống", dù con cái sống sờ sờ gần đó. Ẩn đằng sau cuộc sống tự do, đầy đủ ở Mỹ ... vẫn còn có những cuộc sống với những khúc quanh số phận riêng mình họ mới hiểu được.

Càng lớn tuổi Lão càng hay vẽ tranh. Tôi thích đến thăm Lão kể từ độ quen Lão ở lớp học ESL. Lão đi học chẳng phải để kiếm bằng cấp ... mà chỉ để mở mang kiến thức, để ngoại ngữ khá hơn chút ... bù lại những năm tháng chiến tranh đã qua, những ngày đầu sang Mỹ chúi đầu vào việc làm ... chẳng thể đến lớp đến trường như ai. Tiền bồi thường tai nạn Lão hiến khá nhiều cho mấy tổ chức từ thiện, nơi nuôi dưỡng người già trẻ mồ côi ... còn lại chút ít Lão share căn phòng nhỏ để ở và miệt mài vẽ tranh.

Chế độ an sinh xã hội của Mỹ giúp Lão không phải lo lắng gì về bệnh tật và chi phí thuốc men, bệnh viện khi cần đến. Lão hình như sống thong dong hơn về mặt vật chất, chỉ còn tinh thần như người già khác vậy, Lão hay sống với ký ức và sự hồi tưởng. Dạo sau này mắt kém tay run, nhưng nghị lực Lão vẫn ghê gớm và mạnh mẽ như ngày nào.  Bà chủ nhà cho Share phòng, hay thắc mắc : " Không biết Lão vẽ gì cả ngày " Vẽ cho ai và làm gì cơ chứ "" . Ở Mỹ lâu, người ta thường có thói quen " sống thực dụng". Làm gì  cũng nghĩ đến mục đích có lợi cho bản thân hơn là nghĩ đến những lợi ích về mặt xã hội. Những khi ấy, nghe bà chủ nhà nói, tôi hơi dị ứng khó chịu, thì Lão lại cười hiền mà nói : " Chữ nghĩa không sang hèn. Ý nghĩ không nên ràng buộc ... Xứ Mỹ tự do ai cũng có quyền làm và nghĩ theo ý mình miễn không trái pháp luật mà ! ..."

Lạ thật, người ta nói người già hay khó tánh, tôi lại thấy Lão Cát lai thì ngược lại. Hình như Lão càng già càng dễ gần gũi hơn . Tôi nhớ có lần tôi hỏi Lão :

- Lão không còn buồn với định mệnh số phận nữa sao "

- Tôi vui sống vì cuộc đời ngày nay đẹp hơn ... Những gì ... cần tâm sự, cần giải bày ... những bức tranh kia đã nói thay tôi ! - Lão cười nói nhanh.

- Lão vẽ tranh để giải bày tâm sự thôi sao "

- Anh nghĩ xem có lý do khác chăng " - Lão trả lời bằng chính câu hỏi khó hiểu đó.

Thú thật, nhiều lúc tôi cũng thắc mắc Lão Cát Lai vẽ tranh nhiều vậy, sao có nhiều người đến hỏi mua Lão đều từ chối . Phải nói rằng Lão vẽ rất đẹp và có hồn. Những bức tranh vẽ về Miền Đồng Bằng Sông Cửu Long thật sinh động, những bức vẽ trời chiều trong khói lam chiều thật êm ả, những bức vẽ về cuộc chiến trước 1975 ở Việt Nam thì thật dữ đội và sâu xa ... Lão như thổi hồn vào tranh, như đem đến cho tranh cái hương vị Quê Hương - Đất Nước đậm đà. Những bức vẽ theo lối trừu tượng, tôi như đọc thấy trong đó những nổi khắc khoải, những ân tình chất chứa trong lòng Lão - một lão già cô đơn, như không ít người xung quanh hiểu lầm gọi vậy. Theo tôi, Lão không hề cô đơn sau ngần ấy mất mát, sau ngần ấy sự cố như một định mệnh, Lão hình như vượt thoát lên số phận từ trong nghệ thuật và sự sống từng trải của mình.

Lần giở mấy bức tranh Lão để lại, cuốn nhật ký nét chữ mới cũ lẫn lộn, tôi hiểu được về cuộc đời của một người Việt Nam bình thường như Lão và viết ra nơi đây . Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài ít ai hiểu được thế giới nội tâm rất Việt Nam trong Lão.  Mảnh giấy lão viết để lại cho tôi như một di chúc ân tình: " Hãy phân phát những bức tranh của tôi cho những trẻ em Việt Nam ... để chúng có những cái nhìn rõ ràng phần nào về cội nguồn " Việt Nam" và " Lịch sử đất nước " ..."

Có thể Lão Cát Lai không là một họa sĩ chuyên nghiệp, cũng không là một chính trị gia danh tiếng, cũng không là doanh nhân lắm tiền nhiều bạc ở Mỹ, lão chỉ là một người lính Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam bình thường đến độ không ai biết đến  ... nhưng tôi nghĩ Lão có những tâm tình và cách sống đáng trân trọng. Câu chuyện này có thể không hay và kinh nghiệm sống của Lão Cát Lai ở Mỹ chưa hẳn có thể gọi là một bài học nhưng thiết nghĩ  nếu " sống trên đời cần có một tấm lòng " thì ở Lão ta có thể tìm thấy điều đó, cho dù : " Cái định mệnh của đời người có thể khắc nghiệt và độc ác, nó có khi chẳng cho ai cơ hội sống đến trọn một niềm vui và nổi khát vọng sống như chính mình mong mỏi ..." 

Bây giờ, ở Mỹ, nếu có ai đến sau hỏi tôi làm sao hội nhập tốt vào đời sống ở Mỹ Quốc, tôi sẽ trả lời : " ... ngoài việc học tập, đi làm ... bạn hãy sống với một tấm lòng rộng mở, bao dung và chan chứa tình người" . Nếu có người thắc mắc chất vấn điều này với hai chữ "vì sao "". Tôi sẽ trả lời đơn giản : " Vì chúng ta là Người Việt Nam" !" ... Mặc ai nghĩ gì, mặc cuộc sống ở Mỹ nhiều bận rộn lo toan, thế giới này vẫn luôn muôn màu, chớ không đơn giản chỉ có màu trắng và màu đen, không chỉ có kiếm job và trả bill ... Người Việt mình dù sống ở đâu ... tâm hồn vẫn luôn mang đậm nét Văn Hóa Phương Đông ... dù ở Mỹ con cháu họ sanh ra sau này cũng nói tiếng Mỹ như gió, phong cách làm việc rất Mỹ ...  Nhìn lại mấy bức tranh của Lão Cát lai, tôi cảm thấy thật thấm thía và ấm lòng!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 48,322,091
Đi làm về, nếu không đi chợ thì về thẳng nhà, nhìn xung quanh căn phòng của một người độc thân, cái gì cũng lặng lẽ. Từ cái bàn, chiếc ghế, cái Ti Vi trong góc, một chiếc gối, ngay cả chiếc gối để ôm gác phía dưới chân, cái mền kẻ những sọc vuông không hoa hòe xếp phẳng phiu ... cái gì cũng như tỏa ra một mùi vị lặng lẽ
Chiều nay, thứ sáu 28/4, trên đường lái xe đi làm về, chợt nhớ Chủ Nhật này là 30 tháng 4. Lại 30 tháng Tư nữa rồi! Chẳng hiểu sao tôi lại quyết định sẽ viết một mẩu truyện về đời mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ 31 của ngày này. Có lẽ tôi nghĩ rằng bây giờ mình đã 50 rồi, đời cũng đã từng trải, chả còn sợ sệt gì nữa khi muốn nói ra những điều mình nghĩ, ít ra là về cuộc đời của mình. Năm 1987, sau năm tháng sống
Qua bao năm dài thai nghén, bố tôi mới sẵn sàng cho tôi chào đời. "Thân Phận” là tên của tôi được bố chọn. Đó là nỗi đau trăn trở của Người muốn gởi gắm vào tôi. Sau buổi ra mắt sách, tôi được ký tặng cho một người bạn vong niên của bố. Chủ của tôi là một người Việt định cư ở Hoa Kỳ khá lâu, từ thuở còn là học sinh trung học
Mười bẩy năm trước đây, ngày gia đình tôi vừa đến Mỹ, phóng viên nhật báo PEOPLE, có trụ sở đặt tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đến phỏng vấn, cũng còn quá sớm, thời gian vừa chấm dứt chiến cuộc, vẫn còn có những sự kiện nóng bỏng, một số người Mỹ, nhất là nhóm phản chiến, chưa hiểu rõ người
Đã rất khuya mà Ngọc không tài nào chợp mắt được. Một phần có lẽ do hôm nay trời trở nên nóng lạ lùng làm Ngọc khó ngủ. Nhưng cái chính là Ngọc cứ mãi suy nghĩ về Ngày- của- Mẹ, ngày lễ mẹ đầu tiên trên đất Mỹ. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ, sống ở Việt Nam, Ngọc đâu có hề biết hay nghe nhắc đến Ngày-của-Mẹ
Chiều thứ Bảy cuối năm Ất Dậu, ngồi chơi bên ly rượu tất niên ở nhà người bạn, vô tình cầm lên tờ báo Việt ngữ, tôi chợt bàng hoàng. Trong trang phân ưu lớn của tờ báo, người ta nói đến tên anh, thiếu tá Ngô Giáp. Chủ tịch hội ái hữu không quân Nam Cali, vừa qua đời ở tuổi 65! Đã 40 năm rồi từ ngày tôi biết anh
Ba mua cái bàn về rồi để đó đi làm.   Cái bàn còn nguyên trong thùng chưa ráp lạị   Bé Tí rủ: - Chị Tâm với em ráp cái bàn cho ba hen.    Tôi lắc đầu quầy quậy: - Tí rủ lộn người rồi.   Tay chân chị Tâm mà đụng vô mấy cái vụ này thì.... hỏng bét. Con Tí cười cười:
Rất vui khi nhận thư góp ý cuả ông về bài "Dậy Học Trên Đất Mỹ" mà tôi viết cách đây không lâu. Vui nhất là thư của ông đến từ   Cần Thơ,   một miền đất thân yêu mà chắc trong nhiều năm nữa, tôi chỉ còn có thể gặp lại trong những giấc mơ mà thôi. Điều vui hơn là sau khi ông gửi những thắc mắc ấy đến, tôi lại nhận đuợc một lá thư 
Gần hai mươi năm sau ngày miền Nam Việt Nam sụp đổ, Hoàng mới đặt chân đến nước Hoa Kỳ theo diện HO. Tuổi đời gần năm mươi, hai bàn tay trắng, nhờ sự giúp đỡ của hội Từ Thiện và bạn hữu phải làm lại từ đầu, chạy ngược chạy xuôi tìm việc làm để có tiền thanh toán nơi ăn chốn ở. Bạn hữu muốn anh có một
Thằng bé ngồi kế bên chị nó, đòng đưa hai chân trong đôi giày màu trắng có viền đen. Ngồi đối diện với hai chị em nó là người đàn ông có đôi vai gầy, đang chăm chú đọc tờ báo xếp làm đôi, tóc ông lòa xòa rơi xuống vầng trán có nếp nhăn li ti. Thằng bé đưa mắt nhìn đám trẻ tung tăng đùa giỡn trong khung lưới nhựa