Hôm nay,  

Our Lady Of Fatima: Nơi Chỉ Có Tình Yêu

15/11/200700:00:00(Xem: 148474)

Người viết: Anh Tuyết

Bài số 2149-1941-717vb5151107

*

Tác giả Ánh Tuyết là cư dân hạt Santa Clara, miền Bắc California. Bài viết mang một tựa đề dài “Our Lady of Fatima: Nơi Chỉ Có Tình Yêu”, kể về những mảnh đời trong một Viện Điều Dưỡng dành cho người già.

*

Tôi dự buổi phỏng vấn ngắn do một điều dưỡng viên đang thực tập tại Viện Điều Dưỡng Our Lady of Fatima, Saratoga thực hiện. Bài phỏng vấn bệnh nhân lớn tuổi là một trong những điều kiện phải có trong chương trình đào tạo điều dưỡng y tế của trường Đại học Cộng đồng Mission College, Santa Clara.

Người phỏng vấn, anh L., sinh viên thực tập, và người được phỏng vấn là bà Oliver, cư dân của phòng số 220, khu nhà ở Saint Joseph, Our Lady of Fatima.  Bà Olive P. chấp thuận trả lời một số câu hỏi mang tính riêng tư như để đáp lại sự chăm sóc tận tình của L.  

Trước khi kết thúc, bà Olive nói thêm, giọng yếu, "Ngày hôm qua là sinh nhật thứ 96 của tôi.  Các con và các cháu đều có mặt tại căn phòng nầy với bánh kem, hàng chùm bong bong màu và thiệp chúc mừng.Tôi cũng nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại chia vui của họ hàng và bạn bè.  Tôi vui nhưng tiếc là nhà tôi không có mặt; ông ấy đã mất hai năm rồi, thọ 95 tuổi. Tôi yêu đời sống của mình và sẵn sàng lên thiên đàng để gặp lại người chồng yêu quý bất kỳ giờ phút nào."

"Bà có ước muốn gì"" L.  hỏi câu cuối. 

Bà Olive ngừng một chút, lắc đầu cười nhẹ:

"Tôi ước sao những người phục vụ ở đây hãy tự đặt mình vào địa vị của những người lớn tuổi để thông cảm và nếu có thể, nên điều chỉnh một vài cung cách phục vụ cho tốt hơn." 

Những câu trả lời của bà Olive Parysek làm tôi bâng khuâng.

Những đồng hương người Việt có tuổi ở bắc California chắc ít người có được một cuộc sống êm ả như bà Oliver. Chiến tranh ly tán, buộc phải tha hương lúc lớn tuổi, hoàn cảnh gia đình ngang trái, đã làm nhiều người ráng phải sống như sống nhờ sống gởi sống không chút vui thú trên mảnh đất thiên đường. Do vậy, dường như ít có người lớn tuổi nào dám khẳng định rằng, "Tôi hài lòng với hoàn cảnh hiện tại. " 

Ở Viện Điều Dưỡng Our Lady of Fatima, những người có trách nhiệm với công việc chăm sóc đều tỏ ra cố gắng tới mức để tạo tiện nghi tối đa cho những bệnh nhân khách hàng đang tạm nương náu trong các khu nhà Saint Rose, Saint Joseph, Saint Dominique và Saint Catherine. 

Ông Francis đang được duy trì sự sống bằng những chất dinh dưỡng chuyền vào bụng qua các ống plastic trong suốt, oxy được chuyền vào cổ họng, và các chất thải trong người được chuyền ra ngoài bằng ống chuyền từ bàng quang. Người đàn ông năm mươi mấy tuổi nằm suốt ngày trên giường như một giải pháp therapy. Cứ hai tiếng đồng hồ ông được điều dưỡng viên làm động tác xoay người để tránh cho lớp da lưng và tay chân bị cọ xát gây biến chứng.  Ông trả lời những câu thăm hỏi giọng không xúc động. Ông cám ơn những lời động viên tinh thần bằng giọng nói yên tĩnh và chịu đựng. Nhìn ông nằm đó với vẻ bình thản, tưởng như toàn thân đang chuẩn bị đứng lên để đi lại, khó có thể làm cho ai đó có ý nghĩ rằng ông sẽ phải nằm đó cho đến cuối cuộc đời!

Bà Dorothy cũng nằm trên giường nhiều hơn thời gian được ngồi trên xe lăn.  Mỗi buổi trưa, buổi chiều, điều dưỡng viên chuyển bà từ giường lên xe lăn và đưa bà đến phòng ăn có tên Saint Ann. Ở đấy bà gặp những cư dân đồng cảnh. Họ được điều dưỡng viên phục vụ ăn trưa và ăn chiều.  Từng muỗng một, từng muỗng một thức ăn từ tay điều dưỡng viên đến miệng, và ai nấy ăn trong âm thầm. Ăn xong, từng người được đẩy về phòng ngồi nghỉ đến khi nào muốn lên giường nằm cứ bấm chuông gọi. Bà Dorothy nói bà muốn được nằm, và nằm nhắm mắt để quên đi những gì đã lần lượt xảy ra trong suốt một cuộc đời riêng tư có quá nhiều buồn khổ. Thế nhưng cứ đến giờ bà lại được điều dưỡng viên xoay thế nằm để máu huyết lưu thông. 

Mỗi tuần bà Dorothy được tắm ba lần. Mỗi ngày bà Dorothy được phục vụ ba bữa ăn với thực đơn xoay vòng.  Bà Dorothy không còn sức tự lực nên mọi vệ sinh cá nhân được thực hiện trên giường và trong tã lót. Cứ sáu tiếng điều dưỡng viên sẽ đến giường xem xét và khi thấy tã lót không khô họ sẽ thay cho bà. 

Bà Nancy K. ,bà Denkmann Verona, ông McKellip John, bà Lands Beverly, ông Burke Maurice, bà Marsh Florence, bà Margret Kane... và hàng chục quý ông bà khác đang cư ngụ trong các khu nhà ở cũng hưởng cung cách phục vụ tương tự.  Tôi có đến Our Lady of Fatima một lần vào năm 2004 để thăm viếng bà Heidi Tiemann, người phụ nữ gốc Đức cho phép tôi xem bà như bà ngoại của con gái tôi. 

Những nhóm lá xanh trên cây marble đang bắt đầu thay mầu đỏ thắm dọc theo hai bên đường lên đồi. Ký ức trong bà Heidi ghi lại khung cảnh tuyệt đẹp không quên đó trên chiếc xe do con trai lái đưa bà vào Viện Điều Dưỡng Our Lady of Fatima. Người con trai hứa với bà trước khi tự tay dìu bà ra xe,"Vài ngày bà khỏe tôi sẽ đưa bà về nhà lại." 

Rời căn phòng thuê bằng tiền dành dụm, bà Heidi tiếc đứt ruột. Bà phải chia tay với mấy bà hàng xóm cùng tuổi như bà. Ai cũng còn đi lại được. Hơn một tuần qua, bà bị tháo dạ và thỉnh thoảng không thể kìm giữ. Từ vài năm qua, con trai bà vẫn hai ba ngày ghé thăm. Con gái bà vẫn hỏi thăm bà qua điện thoại mỗi ngày. Lần nào gặp người nào cũng nói như sáo, "Bà ngày một khỏe ra. Tự lo chuyện vệ sinh thân thể như bà thật hiếm."  Cuối tuần anh con trai mang súp hộp, sữa hộp, chocolat, bánh ngọt đến cho bà. Bà cũng có đặt thức ăn nấu sẵn dành cho người già. Bà vẫn tự microwave thức ăn và lau dọn bàn ăn nhà bếp sạch sẽ. Nhìn chung tưởng ổn. Bà còn nuôi hy vọng ngày nào đó anh con trai sẽ đưa về ở chung hoặc thuê người đến săn sóc. 

Bà bị trúng thực vì buổi sinh nhật thứ 87. Ai cũng mừng bà nên bà phải ăn một chút uống một chút với họ. Bà bị tháo dạ. Anh con trai bực mình vì mỗi lần bà muốn đi bathroom bà lại gọi anh đến giúp. Sáng sớm, nửa đêm và liên tục. Anh đưa bà đi bác sĩ. bà vẫn bị. Anh đưa bà đi bác sĩ, vừa lái xe vừa cằn nhằn. Bà sợ bị bỏ rơi nên bệnh có hơi thuyên giảm, nhưng anh con trai vẫn phải lui tới thường xuyên. "Cuối cùng hai chị em nó nói có lý do đưa tôi vào Our Lady of Fatima. Thế là yên chuyện!  Tiền tháng sẽ trừ dần trong account của tôi.  Tụi nó khỏi phải chạy tới chạy lui thăm nom," bà nói giọng nghe như khóc. 

Như mẫu số chung đặt dưới số phận của nhiều quý bà có tuổi không còn đủ sức lo cho mình; trước sau ai cũng rơi vào cảnh bị con cháu ruồng rẫy. Có thể hình dung, anh con trai bị áp lực của vợ không dám cho mẹ ruột ở cạnh, chị con gái sợ chồng phật ý nếu cho mẹ đẻ ở chung.  Con trai phân bua, "Vợ tôi sợ mấy tụi nhỏ bị lây kiểu ơ dơ của bà."  Còn cô con gái đổ thừa, "Ảnh nói nhà của vợ chồng không phải nhà dưỡng lão.  Nuôi người lớn tuổi trong nhà khách khứa tới coi sao được. Người lớn tuổi có chỗ ở riêng của họ, miễn là mình có gởi tiền tháng, có gọi hỏi thăm là được. Ai cũng vậy."

Còn với quý ông già yếu, đa phần số phận cuối đời cũng không vượt ra ngoại lệ. Thực tế, những con cái còn mạnh khỏe có quá nhiều lý do để từ chối lo lắng cho người thân một cách hợp pháp.  Nào là chuyện, "tôi không phải là bác sĩ hay y tá để lo cho ba má được", chuyện thể diện, chuyện, "con thương ba thương má nhưng còn vợ con và các cháu.",  và luật lệ bất thành văn đối với người già, trong đó, những người già trở thành vô dụng trong một xã hội vật chất có văn hóa chi li đến vô tình và thẳng thừng áp đặt cho từng khía răng cưa của sinh hoạt xã hội. 

Thêm một cuộc đời mới lại bắt đầu trong căn phòng mới dọn lại nồng mùi nước sơn, mùi thuốc tẩy trùng, và không gian lành lạnh. Nhìn qua cửa sổ kiếng mỏng, đường đi như dang tay dẫn dắt hai hàng cây marble chạy lên lưng chừng đồi. Buổi sáng phía ngoài ngập sương mờ, hơi lạnh như xuyên qua tường thấm vào mấy lần áo. Bà Heidi nhớ đến người chồng quá cố. "Ông ấy là người tốt nhất tuy tánh nóng."  Bà tóm gọn sự thương nhớ ông chỉ với bấy nhiêu chữ. Bà nói nhiều lần. Trong bà dường như chỉ còn hình bóng ông để dựa dẫm để thở than và nhung nhớ.

Những ngày hạnh phúc bên ông đã bay mất không còn chút dấu vết. Những thời gian khổ nuôi con nên người trên đất Mỹ cũng bay mất không còn chút dấu vết. Bà ngồi thu người trên chiếc xe lăn, im lìm. Tôi hình dung ký ức của bà đang thấm mệt xõa cánh bay ngược quá khứ về ngôi làng nhỏ ở Thụy Sĩ, nơi bà sinh ra, rồi bay qua Tiệp Khắc qua Đức, những nơi bà luôn có ông bên cạnh. Tiếc sao những ngày xưa thân ái đã qua, giờ trông bà thật cô đơn trong thế giới yên lặng của Our Lady of Fatima.

"Những người lớn tuổi ở đây chắc cũng có người rơi vào hoàn cảnh như bà, bà Heidi""  Tôi hỏi nhỏ để an ủi. Bà nhìn ra ngoài, mắt hấp háy vì tia nắng sớm, "Hy vọng không tệ như tôi!"  bà nói nhỏ.  Bà Heidi Tiemann, cho phép tôi xem bà như bà ngoại con gái tôi đã qua đời trong bình yên tại Our Lady of Fatima, tháng 4 năm 2005. 

Thomas Ken nguyên là lính chiến của Sư đoàn 82 nhảy dù, Mỹ. Ken từng có mặt tại biên giới Turkey-Iraq, là chiến trường hừng hực lửa. Từ giã binh chủng nhảy dù Ken gia nhập không quân; với đôi cánh xanh trên vai anh trở thành chuyên viên bảo trì điện tử trong cockpit của các loại vận tải siêu phản lực của không lực Hoa Kỳ.  Giải ngũ, với kinh nghiệm nghề nghiệp từ quân ngũ, Ken làm việc với United Airlines.  Đến tuổi gần 60, Ken bị suy tim và sau cuộc giải phẫu by-pass giúp Ken bình phục, anh tự nguyện xin theo học khóa điều dưỡng tại Mission College. "Tôi muốn chia xẻ nỗi đau và giúp đỡ an ủi những ông bà bị con cái bỏ rơi."  Ken tâm sự.

Malaura Isabel chỉ mới nhập cư vào Mỹ vỏn vẹn có 4 tháng. Mới 19 tuổi nhưng sớm biết định hướng tương lai bằng trái tim nhân hậu. Cô nhỏ người Philippines biết thương kính người lớn tuổi, chịu khó học hỏi cách thức chăm sóc người già, người đau yếu. Isabel tự nộp đơn theo học khóa điều dưỡng y tế do Mission College tổ chức, vì "em coi nghề điều dưỡng là ý nguyện tốt nhất của em hôm nay và ngày mai."  Cô nhỏ cười tươi, nụ cười dễ thương ít thấy ở những người trẻ tuổi. 

Paredes Franklyn, sinh viên năm thứ hai GE, cho biết," Tôi muốn đóng góp khả năng của mình cho cộng đồng bằng những việc làm cụ thể nhất."  Hồi 11 tuổi, Franklin bị ác chứng viêm hệ thống tiêu hóa. "Bác sĩ giải phẫu phải mở bụng tôi ra và clean gan ruột. Tôi nhớ mình đã đeo một túi plastic lủng lẳng có chứa bộ phận tiêu hóa của mình. Mỗi lần thay túi là mỗi lần đau đớn muốn chết. Ở bệnh viện, các cô y tá và điều dưỡng đã chăm sóc tôi tận tình. Tôi còn sống là nhờ những bàn tay có tình thương. Tôi chẳng bao giờ quên; và đó chính là lý do vì sao ngày nay tôi muốn trở thành điều dưỡng viên." 

Còn có Ning Keijung, người Mỹ gốc Đài Loan, ở Mỹ từ nhỏ, nói tiếng Mỹ như Mỹ, học lực cao, xinh đẹp đủ điều kiện có công ăn việc làm tốt, nhưng lại chọn nghề điều dưỡng nhằm,"nhìn tận mắt cảnh buồn khổ của người già và mong sẽ mang đến cho họ những an ủi tốt nhất."  

Không thể tự cho mình là không công bằng vì chưa kể thêm những tên người tình nguyện phục vụ quý ông bà có tuổi. Đó là những sinh viên: Lum Sybyl; Sarmiento Gui; Brown Karen; Martinez Maria... tôi tin rằng những ai có dịp gặp họ đều ngạc nhiên vì tấm lòng cao đẹp của từng người.  Mười mấy con người, mười mấy nhân cách, hàng chục quốc tịch khác nhau, đang hình thành một nhóm điều dưỡng viên bình thường.

Tựa như ánh sáng trắng, những con người có tấm lòng đẹp đẽ đó bước vào khu bóng tối của phiền não để mạnh dạn nắm tay những người lớn tuổi đầy bệnh tật nhưng cô đơn trong thế giới yên lặng và từng ngày giúp họ tìm lại nụ cười trong cuộc đời chấp nhận còn lại.  Tôi nghe rõ những mẩu chuyện trao đổi trong giờ nghỉ giải lao. 

"Hôm nay ông Han, a Chinese-American, lên tiếng cám ơn Ken vì anh nầy đã chuyển ông từ xe lăn sang ghế nha khoa thật là êm ái nhẹ nhàng."  Có ai đó lên tiếng. Rõ ràng câu chuyện xảy ra như một phép lạ; bởi vì ông Han chưa bao giờ hé miệng với bất kỳ nhân viên nào trong Saint Joseph.  Ông giữ sự yên lặng riêng như đang lần lại những buồn vui thấm thía trong cảnh đời của riêng mình.

Những nhân viên ở đây cho biết, chính vào ngày người nhà đưa ông Han vào Our Lady of Fatima ông tịnh khẩu. Ông không hề nói tiếng Mỹ cũng không nói tiếng Tàu. Ông im lìm nhưng mắt nhìn thẳng không chớp trong mọi hoàn cảnh. Những nhân viên săn sóc tốt nhất cũng hơi ngại ông ra mặt. Săn sóc một con người không chịu nói chẳng dễ chịu chút nào. Ông Han là một tượng đá biết thở vì ống IV chuyền vào bụng ông vẫn lên xuống phập phồng khi ông ngồi một mình nhắm mắt trên chiếc xe lăn.  Hôm nay, ông Han bất chợt mở miệng "thank you" Ken vì người cựu quân nhân nhảy dù đã giúp ông bước sang ghế chữa răng bằng động tác thật sự lịch thiệp và đầy kính trọng. Tiếng nói ông Han bật ra làm mọi người có mặt, bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, sững sờ, kinh ngạc, và xúc động. Thoáng nhìn quanh tưởng như có giọt nước mắt ai đó đang lưng tròng. Thế ra trong con người không hề biểu lộ cảm xúc bề ngoài nhưng bề trong ông Han vẫn còn sự nhạy cảm đáng quý.  Tôi chợt nhớ đến lời bà Olive đề cập về sự chăm sóc bằng tình cảm!

Vào phòng ăn Saint Ann, tôi thấy bà Dorothy hết thút thít khóc như thường lệ vì được cô J. đút cho ăn gần hết phần ăn trưa. Vừa chăm bà ăn cô J. vừa khuyến khích dỗ dành.  Cô M. lo cho bà Magarett; bà đến phòng ăn với chút trang điểm. Ông Bielmaier cũng ăn ngon miệng. Ông John cũng được Ken phục vụ; cả hai nói về thế giới của Hải Quân Hoa Kỳ. Ông John từng là sĩ quan Hải Quân hồi thế chiến thứ II. Ông đã theo quân đổ bộ lên Iwo Jima, nơi xảy ra những trận đánh đẫm máu giữa Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và quân trú phòng Nhật Bản. Khuôn mặt hơi khô héo của ông John thoáng lên nét vui từng chặp. Kỷ niệm quân ngũ được nhắc lại tựa như liều thuốc bổ thấm thẳng vào mạch máu, ông John cười. 

Bảng ghi chép lượng tiêu thụ thức ăn của từng người trong khu nhà Saint Cathrine lên mức xấp xỉ 80%. Phiếu ghi chép sinh hoạt vệ sinh cá nhân: bình thường; có nghĩa là ai cũng cũng khô ráo và sạch sẽ. 

Sẽ là một thiếu sót nếu quên nhắc đến bà Carrie Flores, R. N, và là giảng viên thực tập của nhóm sinh viên điều dưỡng Mission College. Những ai biết và làm việc bên bà đều cho rằng, C. Flores có trái tim của một thiên thần. Bà nói,"Tôi gắn liền với Our Lady of Fatima gần 35 năm. Đã chứng kiến biết bao nhiêu lần người đến và người ra đi, nhưng đôi khi nhìn những bệnh nhân bị đau khổ tôi vẫn không thể kềm được nước mắt."

Bà C. Flores được xem là con chim đầu đàn của tập thể điều dưỡng chuyên nghiệp và là giảng viên thực hành không thể thay thế của nhiều lớp sinh viên thực tập. Kinh nghiệm điều dưỡng của bà là nguồn trợ lực tuyệt vời cho từng thực tập viên. Chắc chắn trái tim  nhân ái của người giảng viên tóc vàng mắt xanh đã chuyền hơi nóng đến cho từng tác phẩm học trò của mình trong công việc chăm sóc người lớn tuổi của Viện Điều Dưỡng Our Lady of Fatima, Saratoga.

Ở đấy, những người lớn tuổi, là nạn nhân của bệnh hoạn, là nạn nhân của bạo hành gia đình, bị từ chối, bị xua đẩy, bị ruồng bỏ, đã vào đây và không bao giờ còn cơ hội trở ra thế giới bên ngoài.  Ai cũng thầm biết số phận bạc bẽo của mình trong thế giới yên ắng bao bọc bởi bốn bức tường lạnh tanh.  May mắn cho họ, những anh chị điều dưỡng viên của Our Lady of Fatima, những sinh viên thực tập từ Mission College đã cùng nhau mang đến nhiều tình người đủ sưởi ấm cho những trái tim đến cuối đời lại bị héo úa.

Ở đây, Our Lady of Fatima, rõ ràng chỉ có tình yêu giữa con người với nhau.  Buổi chiều Saratoga, nắng vàng trải đầy lên những hàng cây marble đỏ rực lá mùa thu, tôi thoáng nghe tiếng dương cầm vọng nhẹ từ Saint Ann, và có thoáng nghe có tiếng cười vui vang ra từ Saint Cathrine.

Chia tay Our Lady of Fatima trong một thoáng bùi ngùi, tôi chợt nhớ đến những đồng hương người Việt lớn tuổi, cũng đang lâm vào hoàn cảnh như những cư dân Saratoga, và không biết ở bắc California có những viện điều dưỡng như Our lady of Fatima dành cho người Việt hay không" 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 67,197,002
Trưa thứ Bảy, Jim và An đến nhà chị Thoa ăn đám giỗ. Từ trước tới giờ, Jim chưa đi ăn đám giỗ ở một nhà Việt Nam bao giờ. An giải thích với Jim là bố chị Thoa mất lâu
Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn
Tác giả Sao Nam Trần ngọc Bình, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện định cư tại Greenville SC., đã góp nhiều bài viết đặc biệt
Tác giả Võ Duy Tâm, 37 tuổi, cư dân Midway City, CA, công việc: Civil Engineer. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Góc Vườn"
Đã hơn hai tuần trôi qua, tôi vẫn chưa có tin tức gì về anh, từ cái đêm anh vứt bỏ gia đình và tôi, ra đi không một lời từ giã. Giờ này anh đang làm gì, ở đâu"
Tác giả Tuyết Mai, cư dân Virginia, là một nhà báo theo sát các sinh hoạt cộng đồng, đã cung cấp cho báo chí nhiều bản tin
Giữa những người nấu ăn chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong bộ đồng phục và cái mũ màu trắng của "chef cook" cô gái Việt Nam Jessica Đặng vẫn rất đầy tự tin
Tác giả Nguyễn Lê từng là chủ một nhà hàng ăn Việt Nam thành công tại Philadelphia PA. đã góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt
Anh bạn vỉa hè của tôi lặng lẽ gói mấy bộ quần áo, nhờ tôi chở ra phi trường. Ai cũng thắc mắc: "Sao lại đi Việt Nam sau Tết"" Một mình tôi là người biết chờ kết qủa của chuyến đi
Tác giả Nguyên Phương đã góp một số bài viết đặc biệt. Sau đây là bài viết mới của bà. “Ba rọi” là tiếng chỉ miếng thịt heo nửa nạc nửa mỡ
Nhạc sĩ Cung Tiến