Hôm nay,  

Ngân Hàng Thực Phẩm

02/02/201300:00:00(Xem: 130968)
Trương Ngọc Anh (hình bên) đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002. Bài và hình ảnh được thực hiện theo lời kêu gọi của chương trình Foodbank tại Quận Cam: "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi." Vào những ngày cuối năm, tác giả đã có dịp trở lại khu phát thực phẩm trợ cấp tại một nhà thờ, thấy rau quả tươi, thực phẩm phong phú,các thiện nguyện viên tiếp đãi ân cần. Âu đây cũng là một... chợ tết miễn phí. Xin giới thiệu với bà con. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Quý Tỵ.

Kinh tế mấy năm vừa qua rất bết bát trên toàn quốc. Công việc làm của tôi cũng chẳng tiến triển khả quan gì lắm. Làm việc từ ngày đặt bước chân đầu tiên lên phần đất chan hòa ánh sáng cả ngày lẫn đêm, giữa thời tiết lạnh buốt da thịt, sống ở thành phố được mệnh danh không bao giờ ngủ là Reno, "The biggest little town in the world", rồi sau đó liên tục di chuyển từ tiểu bang nầy tới tiểu bang khác, ngoài chuyện theo chân chàng nuôi con, cho tới theo việc làm nuôi lẫn nhau tới nay, hơn ba chục năm dài thấm mệt nên tôi về hưu sớm.

Con cái lớn hết, lập gia đình, ra riêng, giờ lủi thủi vợ chồng già, ngày ngày ngó mặt nhau chán như hai con khỉ già trong chuồng sở thú.

Tôi sợ cảnh nhàn cư vi bất thiện, nên bới việc ra làm. Làm tất cả. Từ việc rinh từng bao đất, vác gạch đá lấp lại con đường làm thành lối đi ngoài sân khỏe mạnh như Thần Nữ Oa (*), tới việc xới đất trộn phân, ươm hột trồng cây trái, rau cỏ, bông hoa cho nhà thêm sinh khí do một tay tôi.

Hết việc ngoài sân tới việc trong nhà. Vẫn còn chán, nên tôi nuôi thêm cô cẩu nhỏ tí xíu sủa cho vui nhà. Cẩu con tí teo, nhỏ hơn con mèo ú nụ nhà hàng xóm hay len lén qua sân nhà tôi nằm phơi nắng mỗi buổi sáng. Lại có thêm việc sáng sáng dắt cô cẩu chạy bộ vòng quanh cư xá tập thể dục luôn tiện.

Ngày ngày ngắm cây quít bên đường từ khi cây xanh lá, trổ bông trắng chi chit cành cho tới khi ươm nụ ra trái, rồi trái xanh từ gốc lên tới ngọn từ từ ửng vàng rồi vàng choé cả cây đón mùa Tết. Những cây lựu, cây thanh long trái đỏ tươi, khóm cúc, cây đào, thổ lan và mai vàng cứ bốn mùa thời tiết đổi thay để đời sống cao niên thêm chút vui vẻ.

Một hôm, nhân đọc mấy xấp giấy quảng cáo hạ giá thịt heo bò gà, trái cây, rau cải ở mấy ngôi chợ chung quanh vùng đang sống, tôi mày mò đọc luôn từng mẫu quảng cáo trong cuốn tập sách mỏng gởi qua đường bưu điện tới tận nhà là cuốn Pennysaver. Đọc tới đọc lui những hàng chữ nhỏ rí như con kiến, toàn những tin bán nhà, bán xe, bán đồ cỗ, bán chó mèo, vừa bán vừa cho, tôi khám phá ra một mẫu tin nhỏ của nhà thờ Tin lành trong vùng, đăng khiêm tốn ở cột "Tin hàng xóm láng giềng" (Neighborhood news) ngày giờ, và địa điểm phân phát thức ăn miễn phí. Tò mò, tôi rủ bà chị tới xem thử cho biết họ phát những gì. Gì chớ thấy chữ "free" là ham, tiện lúc về hưu quá nhàn rỗi nên hăng hái xách bị đi vì mẫu tin có dặn "bring your own bag".
Khi tới nơi, trời vừa hừng sáng, thấy sân nhà thờ đang có đông người tụ tập, ồn ào náo nhiệt như cái chợ họp sớm rất vui, từ những người già cả, tới những bà tre trẻ mang theo con cái. Tựu chung, có đủ mọi quốc tịch từ người bản xứ cho tới dân Mễ, và thấy có cả người Đại hàn, cũng không thiếu người Việt nữa.

Tác giả Trương Ngọc Anh.
Chị em tôi là "ma mới", theo chân người hướng dẫn của nhà thờ, điền mẫu đơn, lấy số, rồi xếp hàng chờ. Thủ tục rất dễ dàng, chỉ cần trình bằng lái xe hay thẻ căn cước (ID) cho các thiện nguyên viên ghi vô sổ trong lần đầu tiên mà thôi, những lần sau chỉ cần lấy số thứ tự, ký tên vô sổ danh sách đã có tên mình rồi chờ họ phát thực phẩm theo số. Tôi thấy có bà Mễ hơi đứng tuổi, ra dấu bà không có giấy tờ gì hết, họ ngần ngừ rồi cũng phát thẻ cho bà lãnh thức ăn, không hoạch họe gì cả. Hôm đầu tiên tới tôi thấy chắc khoảng hơn hai trăm người, đa số đều có chiếc xe đẩy kiểu 4 bánh để đựng thức ăn, có người đi tay không thì gần đó cũng có thùng đựng bao ni long và thùng giấy cho họ lấy xài.

Họ phát cho môĩ người một miếng giấy cứng ghi số theo thứ tự tới trước số nhỏ, tới sau số lớn.

Khi thực phẩm đã sẵn sàng để phân phối, sẽ có người gọi số theo thứ tự ai tới sớm lãnh trước. Nhân viên thiện nguyện có khoảng 5,6 người, chạy tới lui vừa phát số cho những người đã ghi danh từ trước, vừa lập hồ sơ cho những người mới gia nhập chương trình, như chị em tôi. Người nào cũng tươi cười thân thiện mặc dù hai má đã rám nắng và những giọt mồ hôi đã tươm ra hai bên thái dương. Trong số những người làm thiện nguyện tôi thấy có một em trai, khoảng 12,13 tuổi cũng phụ giúp, có lẽ là con cái của mấy người nầy. Công việc của cậu bé là phát mấy tờ layout cho mọi người biết những tin tức linh tinh như có bữa ăn trưa ngày cuối tuần nào đó không tốn tiền, có trò chơi cho trẻ con trong khu vực sân nhà thờ, hay bữa ăn "free" nhân ngày lễ Tạ ơn, khi thì mẫu giấy in địa chỉ những chỗ phát thực phẩm khác quanh vùng…

Đứng đợi chưa mỏi chân, tôi thấy một chiếc xe hàng khổng lồ chạy vào, đậu trong bãi đậu xe, bên hông có in hàng chữ Foodbank Second Harvest. Xe nầy ngộ lắm, cửa mở cả hai bên hông, giống như xe lửa, bên trong chất đầy thực phẩm. Những nhân viên thiện nguyên rất nhanh chóng bày mấy cái bàn xếp ngay sát xe. Họ phân chia thực phẩm vô từng bao ni long hay bao giấy nâu giống nhau xếp trên những bàn đặt dài theo hông xe.

Từng người một được gọi số theo thứ tự tới từng bàn nhận thực phẩm sẵn trong bao bì không lựa chọn, có bàn nhân viên thiện nguyện hốt rau cải thẳng từ thùng, cho vô bao bì của mình đem theo.
1__volumteer_at_foodbank
Những thiện nguyện viên giúp việc cho chương trình Foodbank.
Hôm đó tôi nhận được khá nhiều rau cải tươi như khoai tây, cà rốt, củ hành, đậu que, cà tím, mận, bôm, bánh mì, nước trái cây, bánh cereal, mọi thứ đều khá tươi tốt.

Những nhân viên nhà thờ tham gia chương trình nầy hoàn toàn không công, họ làm việc hết sức siêng năng và rất dễ chịu với mọi người.

Để ý thấy xe truck chở thức ăn có in hàng chữ "Foodbank, Second Harvest".

Về nhà, tôi lên Google tìm hiểu mới biết đây là một chương trình trợ cấp thực phẩm rất lớn của chính phủ, nhằm phân phát thức ăn cho người lợi tức kém, nội vùng quận Cam cũng như trên toàn quốc. Hằng tháng tại quận Cam, họ phân phát thực phẩm cho hơn 240.000 người, từ những người có lợi tức thấp cho tới những học trò trong chương trình sau giờ học, những trung tâm sinh hoạt của người cao niên, và những chương trình phi lợi nhuận. Họ phân phát thực phẩm tươi tốt và đồ ăn đóng hộp, riêng về phần người già và trẻ em còn có thêm phô mai, sữa, nước trái cây. Chỉ riêng tại quận Cam thôi, chương trình Foobank nầy đã cung cấp hằng tháng tới 274 triệu cân thực phẩm, quả là một con số thật lớn.

Cũng có rất nhiều người đến lãnh thực phẩm là những gia đình lao động nghèo, bị thất nghiệp, hay lợi tức thấp phải trả những chi phí y tế bảo hiểm quá mắc. Họ phải trả tiền nhà ở, tiền xe cộ xê dịch và những tiện ích cần thiết, nên họ cần thực phẩm cho gia đình, trợ cấp nầy thật là hữu ích.

Mục tiêu thứ hai vô cùng quan trọng của chương trình Foodbank là trợ giúp trẻ em nghèo. Tin tức gây "sốc" tại quận Cam là cứ 4 em thì có 1 em cần dựa vào bữa ăn trưa miễn phí và giảm giá, đồng thời, thức ăn phân phát trong thời gian nghỉ hè và ngày cuối tuần mà nguồn thực phẩm cũng từ chương trình Foodbank nầy mà ra. Trẻ em là rường cột của quốc gia, cần nuôi nấng cho đầy đủ và khoẻ mạnh, đó là tâm nguyện của những người làm việc bất vụ lợi của chương trình thực phẩm miễn phí nầy.

Ngân hàng thực phẩm được hiến tặng từ các nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, các nhà sản xuất thực phẩm, những nhà nông, những trang trại. Hiện tại có cả mười ngàn thiện nguyện viên làm việc cho chương trình nầy để kiểm tra, bảo đảm thực phẩm an toàn trước khi phân phát cho người cần dùng. Khi tôi nhận những trái bắp không đồng đều trái lớn trái non, những trái dưa leo cong queo chứ không thẳng thớm đều đặn như hàng bán ngoài chợ, nhưng vẫn còn tươi ngon, tôi nghĩ tới hai chữ "second harvest" của chương trình. Tôi cũng nhớ những trái khổ qua, trái dưa leo, trái cà tôi trồng ngoài vườn, cũng y chang vậy thôi, cũng méo mó cũng to nhỏ như những rau trái nhà nông hái lượt nhì dành tặng cho chương trình thực phẩm nầy. Tuy rằng bên ngoài không đẹp mắt lắm, bên trong vẫn đúng là trái cà, trái bắp, trái dưa hoàn hão bán ngoài chợ. Cây trái tôi trồng tôi cũng quí từng trái dù xanh dù đèo.
img_843401
Rau trái tươi miễn phí.
Ở North Carolina, nơi gia đình tôi sống ngày xưa, mỗi khi xong vụ mùa dâu, những chủ rẫy cho người ngoài vô hái trái rất rẻ, mỗi người vô rẫy họ đưa cho cái thùng cỡ 2, 3 gallon gì đó lâu quá cũng quên, vừa ăn đầy bụng vừa hái đầy thùng, chỉ trả $5 một thùng. Những vườn quít, bôm, đào, cherries cũng vậy, chưa từng đi nên không rõ giá cả nhưng chắc cũng rẻ thôi.

Đó cũng là second harvest. Những ngày đi mua và ăn đầy bụng theo kiểu nhà hàng bao bụng nầy có khi tham ăn phát ách, ăn xong ôm bụng chạy kiếm nhà vệ sinh muốn không kịp, nhớ lại còn cảm thấy vui.

Thế giới có biết bao nhiêu người bị thiếu ăn, nhìn qua nước Phi châu, những hình ảnh trẻ con ốm trơ xương, hai con mắt lồi ra vì đói quá thãm thương, tôi cảm thấy xứ sở nầy thật bao dung cho mọi người.

Từ chương trình Foodbank đầu tiên ở nhà thờ nầy, tôi lần lượt tham gia vài chương trình khác trong vùng như hội cao niên.

Việc đi lãnh thức ăn "free" có nhiều chuyện vui vui xẫy ra ở những trung tâm có nhiều người đồng hương, như một lần tới trung tâm sinh hoạt của người cao niên, tôi hớn hở sắp hàng, tới phiên, chưa kịp trình bằng lái xe, tôi đã bị bà nhân viên xua tay đuổi ra, bảo :

- Chỗ nầy dành cho người già cô ơi.

- Ái chà, tui cũng là người già chứ bộ, tui năm nay đã hơn sáu bó rồi mà.

Tôi phản đối liền, trình bằng lái xe. Chuyện nầy làm tôi nhớ câu chuyện của một tác giả VVNM, ông PHC, viết về vụ ông bị cảnh sát lưu thông chận biên giấy phạt vì lỗi, "ngài" cảnh sát đã hất hàm, gọi anh là : "hey, boy" , mặc dù tuổi ông đã gia nhập làng lão niên rồi. Thế là người Á Đông mình trông rất khó đoán tuổi.
img_841701
Hàng hoá từ những chuyến xe khổng lồ liên tiếp được bố dỡ tiếp viện khu phân phát.
Hôm nay, lúc sắp hàng rồng rắn chờ tới phiên, mọi người chào hỏi làm quen với nhau. Có bác trai đứng phía trước, trông còn khoẻ mạnh và vui vẻ, bác góp chuyện:

- Tui bị bịnh tiểu đường, đồ ăn nầy lãnh về có món ăn được, có món không ăn được thì tui đem cho hàng xóm, tui thích ra đây vì được gặp người đồng hương để nói chuyện, ở nhà buồn quá!.

Bà đứng kế bên nói:

- Sao anh không ra tiệm café ngồi chơi, ở đó anh cũng gặp người mình mà.

Bác cười hề hề, trả lời:

- Bác nầy nói nghe cũng được, nhưng tốn tiền, với lại về nhà bị vợ chữi!

Hai vợ chồng bác đứng ngay sau lưng tôi xem ra rất ít nói, mãi lát sau bà cụ mới khẻ khàng góp chuyện;

- Vợ chồng tôi sắp về VN thăm con cháu, hành lý mỗi người được mang theo 50 cân, sẵn để dành mấy hộp đồ ăn mang về bển cho con cháu ăn thử xem đồ ăn ở Mỹ nó ngon và sạch như thế nào.

Khít bên có cô tre trẻ, cô hỏi bác đứng phía sau:

- Bác năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Trông bác rất khoẻ mạnh, bác đã 75 chưa? Bác phải nhớ tập thể dục nha, người lớn tuổi dễ bị tai biến não lắm, ba con ở VN tháng rồi bị tai biến, nguyên bên trái xuội hết trơn không cử động được.

Nghe tiếng Việt thiệt là ấm lòng, sắp hàng chờ vài tiếng cũng vui, thời gian qua mau. Gần đó thấy mấy bác xúm xít bên một bác đang bày bán những cây xà lách xanh tươi, những trái ổi trái thanh long cây nhà lá vườn, thấy nhiều người mua ủng hộ. Đây đó có vài bác đem theo chỉ len cây móc, ngồi đan những chiếc nón hay áo trong khi sắp hàng chờ đợi, dáng vẽ thảnh thơi.

Cũng có hôm nghe mấy bác phàn nàn:

- Ối ! nó cho có chút xíu mà bắt xếp hàng dài quá, bực bội quá, lần sau không đi nữa.

Trời! không xếp hàng thì thành cái chợ mạnh ai nấy lấn hay sao? Tôi nghe vậy thì cười, vì tôi biết chắc ngày mai có phát thực phẩm bác cũng sẽ có mặt, để xếp hàng và phàn nàn.

Bác kia thì nói:

- Tui đâu biết ăn phô mai, nhưng mấy đứa cháu thì thích lắm, tui mua ở chợ 99c. bánh tráng Mễ (*) bắt chảo lật qua lật lại cho nóng, bỏ phô mai vô cho chảy ra là mấy đứa cháu nội ngoại gì cũng ưa.
2b_8122
Khách xếp hàng tại nhà thờ vào khu lãnh thực phẩm.
Ở trung tâm cao niên nầy, họ phân phát thực phẩm mỗi tháng chia làm nhiều ngày, khi thì lãnh đồ hộp, khi lãnh cốm (cereal), bánh mì, phô mai, sữa, bánh ăn sáng, còn có những ngày xen kẻ họ phân phát những rau cải tươi như cà rốt khoai tây bắp cải, đậu que, bắp, dưa leo, đôi khi có da-ua, dưa hấu, dâu tươi, chuối … mùa nào thức đó tùy theo nhà nông. Thông thường trong tháng có một ngày họ phân phát những thực phẩm loại USDA. Vào những dịp như sắp lễ Tạ ơn, Giáng sinh, họ phân phát thêm nhiều thức ăn đặc biệt hơn thường lệ. Những ngày nầy đoàn rồng rắn dường như tăng nhân số lên gấp bội. Họ phân chia những ngày dành cho người trên 18 tuổi, những ngày khác cho người cao niên trên 60 tuổi, tùy theo trung tâm. Những nhân viên thiện nguyện rất vui vẻ chỉ dẫn từng người từ cách thức điền đơn cho tới phân chia hàng lối xếp hàng cho nhanh.

Tôi thấy chương trình phân phát thực phẩm của chính phủ nầy rất hay rất tốt, giúp đở được nhiều cho cộng đồng người Việt chúng ta vì mấy chỗ nầy tôi thấy có rất ít người bản xứ, chắc họ không biết?.

Chương trình Foodbank kêu gọi "Nếu biết ai đó cần sự giúp đỡ, xin vui lòng hướng dẫn vào chương trình trợ giúp của chúng tôi", là một trong những chương trình phúc lợi xã hội rất tốt của quận Cam. Quí vị cao niên, về hưu, hay người đang thất nghiệp, hay có lợi tức thấp cần sự giúp đở thực phẩm của chương trình nầy, xin quí vị đừng e ngại mà gia nhập chương trình để xếp hàng rồng rắn đông vui, vừa có thêm thực phẩm cho gia đình, vừa có dịp gặp gở đồng hương cho ấm lòng.

Ừ, thì mình về hưu rồi, tiền hưu đâu có bao nhiêu, cho nên coi như thuộc thành phần nghèo rồi, vì vậy mà hằng tháng tôi vẫn tiếp tục tới lãnh thực phẩm từ chương trình của Foodbank./.

Trương Ngọc Anh

* Truyền thuyết Bà thần Nữ Oa đội đá vá Trời.

* Chắc bác nói bánh tortilla của người Mễ, dạng tròn tròn mỏng mỏng như bánh tráng làm bằng bột mì hay bột bắp.

Ý kiến bạn đọc
08/02/201316:31:45
Khách
Người viết cám ơn những góp ý của độc giả về bài viết
Nhân dịp Xuân về chúc tất cả quí độc giả mọi điều an lành, vui vẻ và hạnh phúc
06/02/201318:10:19
Khách
Di la`m ho*n 30 na(m, kho^ng bie^'t co gia`u kho^ng, nhu*ng cha('c cha('n la` kho^ng nge`o ro^`i , ta.i co du? die^`u kie^.n ve^ hu*u so*'m, du su*'c nuo^i the^m cho' cho vui nha` vui cu?a. Va^.y ma` co`n tham lam, di gia`nh do^` a(n vo*'i ngu*o*`i nghe`o, ke'm may ma('n. Ngu*o*`i Viet trong nu*o*'c, ngoa`i nu*o*'c, ai cu~ng nhu* co^ na`y thi` la`m sao da^'t nu*o*'c kha' no^?i ? !!!!
06/02/201301:08:11
Khách

Khâm phục tác giả đã chia sẻ một đề tài khó nói
Mong tác giả viết thêm về những khía cạnh của xả hội như thế nầy
05/02/201319:48:27
Khách
Tôi hoàn toàn đồng ý với Thao Nguyen. Những góp ý thẳng thắn mà vẫn không hỗn từ những người trẻ VN thích đọc tiếng Việt và có suy nghĩ đúng đắn như của Thao là đóng góp rất quý cho mục VVNM.
Tác giả qua đây mấy chục năm, đi làm và về hưu sớm ở Mỹ, chắc là không đói khổ. Vì thế, đừng nên đi lãnh thực phẩm khi không hết sức cần. Chúng ta ở Mỹ mấy chục năm, nên đóng góp vào cộng đồng, đừng ăn "free" mãi. Thì giờ rảnh rô~i cô nên trồng rau trái cho Foodbank hay ít ra cũng volunteer thì giờ thì mới tốt. Và chuyện lãnh đồ ăn đem về VN cho là chuyện tham lam, con cháu trong nhà nên nhẹ nhàng nhưng thẳng thắn khuyên bảo các cụ đừng làm vậy nữa.
05/02/201305:09:52
Khách
Tôi nghĩ tg đã viết bài nầy vối tinh thần lạc quan
Ai không có lúc khốn khó, cần giúp đổ . Cám ơn tg đã hướng dẫn cho những ai cần thực phẩm cho gia đình biết nơi trợ . Tôi nghĩ khi viết bài nầy, tg đã làm viẹc thiện
05/02/201302:26:53
Khách
Thay lời kêu gọi của hội thiện nguyện một cách thích đáng.
Cám ơn tác giả
04/02/201320:36:43
Khách
To^i kho^ng do^`ng y' vo*'i su*. suy nghi~ cu?a ta'c gia? nhat la` doa.n "Quí vị cao niên, về hưu, hay người đang thất nghiệp, hay có lợi tức thấp cần sự giúp đở thực phẩm của chương trình nầy, xin quí vị đừng e ngại mà gia nhập chương trình để xếp hàng rồng rắn đông vui, vừa có thêm thực phẩm cho gia đình, vừa có dịp gặp gở đồng hương cho ấm lòng" Foodbank da`nh cho nhu*~ng nguoi kho^ng may ma('n va` kho^ng co' tien mua do^` a(n. Ne^'u mo.i nguoi suy nghi~ nhu* co^ cha('c la`m nuo*'c my~ pha' sa?n - chi? muo^'n nha^.n tho^i chu*' khong muo^'n cho. La' la`nh du`m la' ra'ch. Nhu*~ng nguoi di nha` tho*` thuong do'ng tien va` mang do^` a(n do'ng go'p cho foodbank vi` ho. muo^'n gi'up nhu*~ng nguoi khong may man va` khong co' tien mua do^` a(n cho con ca'i ho trong lu'c kho' kha(n. Foodbank khong fai la` cho^~ gia?i tri' va` khong fai la` cho^~ ho.p cho co^.ng do^`ng. To^i tha^.t su*. bu*.c bo^.i sau khi do.c xong ba`i viet cua? co^. Ne^'u co^ buo^`n vi` co' nhieu thoi gian nha`n ro^~i, ta.i sao co^ kho^ng la`m co^ng vie^.c na`o do' co' i'ch cho xa~ ho^.i hay co^.ng do^`ng ho*n la` di la^'y do^` a(n free. Nghe co^ ke^?, cha'u tha^'y co^ co' lo`ng tham kho^ng da'y. A(n kho^ng he^'t ro^`i co`n mang ve^` viet nam la`m qua` nu*~a. Tha^.t la` vo^ y' thu*'c va` tham lam he^'t cho^~ no'i! Co^ tha^.t la` du~ng ca?m vi` viet le^n su*. tha^.t. Tha^.t la` ma('c co*~ khi co' nguoi do^`ng huong nhu* co^.
04/02/201319:24:10
Khách
"Tôi thấy chương trình phân phát thực phẩm của chính phủ nầy rất hay rất tốt, giúp đở được nhiều cho cộng đồng người Việt chúng ta vì mấy chỗ nầy tôi thấy có rất ít người bản xứ, chắc họ không biết?."
Nguoi` ban? xu' co' the? ho biet , nhung đoi khi ho muon' nhủong cho nhung~ nguoi`khac' can`.... hơn ho.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,034,692
Tết là niềm mong mỏi là ước mơ của ngày thơ ấu, Tết là niềm hy vọng là hoài bão của thời tuổi trẻ và Tết còn là những hoài niệm khắc khoải lúc tuổi về chiều!
Tía Hai Lúa tôi qua Mỹ trước má khoảng 6 tháng.
Tôi thường muốn bắt đầu những bài viết của mình hiện nay bằng hình ảnh một con bé.
Tác giả phải rời bố mẹ vượt biển năm 1983 khi còn tuổi học trò. Mười năm sau, 1993, cô đã là một kỹ sư đại diện Intel đi “bàn giao kỹ thuật” cho các kỹ sư bản xứ tại phân xưởng duy nhất của Intel ở Penang, Mã Lai. Hai mươi năm sau, 2013, tại Intel Santa Clara miền Bắc Cali, nhóm của kỹ sư Khôi An đang nỗ lực trong khâu đầu tiên để chế tạo “bộ óc” đời mới nhất cho máy tính di động.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Tác giả từng nhận giải vinh danh tác phẩm Viết Về Nước 2007. Một bài viết của ông từ năm nhận giải, “Bài Không Tên thứ 20” hiện đã có tới 134,588 lượt người đọc trên Viebao Online, tính tới hôm nay. Ông là một cựu SVSQ Học viện CSQG Thủ Đức, cao học Xã hội học CSUF, CA State parole officer, đệ tử bốn đẳng của Võ sư Đặng huy Đức. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Vũ Văn Cẩm; Vượt biển năm 1981. Đến Mỹ 1982, hiện là cư dân Oklahoma từ 2003. Nghề Nghiệp: Electrical Engineer. tại Công Ty American Airlines, M&E Center, Tulsa, OK. Bài viết -trích từ Việt Báo Tết QWuý Tỵ - là một chuyện tình đẹp.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Cô định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. đầu thập niên 90, hiện là cư dân Berry Hill, Tennessee, làm việc trong Artist room của một công ty Mỹ. "Cha và Con" là chuyện về một "tổ ấm thời chiến" ở Hồng Hoa Thôn, Đà Lạt, nơi một cô bé lai Mỹ bị cả cha lẫn mẹ bỏ rơi, đang sống trong một buôn Thượng, trong khi người cha là một kỹ sư thành đạt, giầu có tại nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Quý Tỵ 2013.
Với “Hồi Ức Tháng Tư Của Long Mỹ,” cùng viết với người cháu là Hải Quân Trung Tá Paul LongMy Choate, Trương Kim Hoàng Thư đã nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một kỹ sư điện, cô hiện làm việc tại DPW-LACO. 
Tác giả tên thật Linda Hoa Nguyễn, sinh năm 1950, đến Mỹ năm 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, hiện sống ở Bắc Cali. Thư kèm bài viết về nước Mỹ đầu tiên, bà cho biết "Tôi tốt nghiệp đại học ngành Early Childhood Education tại Chapman University California hồi tháng 5, 2012 khi tôi vừa tròn 62 tuổi.