Hôm nay,  

Đi Biển: Từ Virginia Beach tới Cancun

11/09/201900:00:00(Xem: 8324)

Bài số: 5785-20-31591-vb4091119

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

1Virginia Beach
Virginia Beach
2 Cancul
Cancun, thăm Art Garden, xem cá, tắm nước ngọt.

***

 

Mùa hè nóng nực, người ta thường kéo nhau ra biển hưởng gió mát, ngâm mình trong nước biển trong veo, nhìn bầu trời xanh và hải âu bay lượn, lên cao, xuống thấp tìm mồi… Tôi cũng đi biển mà đi những hai lần. Nghe tưởng như “ngon lành” nhưng thực ra không  được như thế.

Đầu mùa hè, Virginia mưa nắng bất chợt, hôm nay sụt sùi tầm tã, hôm mai lại nắng gắt, nóng như nung. Tôi bị mắc mưa một lần. Về tới nhà là hắt hơi, sổ mũi, xong đến ho. Mới đầu, tưởng  ho thường nên chỉ nhấm nháp nước chanh, gừng và mật ong. Cả tuần lễ không khỏi, bèn đi bác sĩ.  Chụp hình phổi tốt, bác sĩ bảo tôi bị dị ứng, cho thuốc Claritin và thuốc nhỏ mũi, khuyên tôi ra ngoại ô hay đi biển thay đổi không khí...

Vì bị ho dai dẳng,  tôi hủy chuyến đi Cali dự buổi lãnh thưởng vui và trang trọng do Việt Báo tổ chức, bỏ hai vé may bay khứ hồi Washington DC- Cali. Hãng máy bay United chỉ cho hoãn ba tháng, không dùng thì mất. Tôi nhớ ngày xưa họ cho credit một năm. Tôi mua 2 vé vì rủ cô bạn cùng đi cho có bạn đồng hành. Tiếc lắm nhưng không tiếc  bằng mất dip gặp gỡ các văn hữu, đồng nghiệp, học trò cũ, bà con ở Cali...

Tuy nhiên, nhờ vắng mặt, tôi được đọc các bài tường thuật tỉ mỉ buổi lễ phát giải thưởng của văn hữu Kim Phú, nhà thơ Minh Thúy, các em cựu hoc sinh trường cũ Mai đông Thành, Cao đắc Vinh… Nghe kể các văn hữu có vị phải đi máy bay hay thức sớm, ngồi xe đò  8 tiếng để tới dự buổi họp mặt, thương ơi là thương, đành xin tạ lỗi quý văn thi hữu thân mến.  Ngoài ra, nhiều bà con và bằng hữu đã chọn ngày để hội ngộ người viết vì đã lâu không gặp nhau nhưng cũng ...trật lất. Thôi thì hẹn nhau lần khác vậy, được hay không còn tùy thuộc sức khỏe và ... ơn trời.

Trong bài mới đây, tôi đã có dịp kể về chuyến đi ra ngoại ô, thăm nhà vườn của anh chị Sáu ở Norfolk, cách thủ đô hơn 3 tiếng lái xe. Nơi ấy, đất rộng mênh mông, giống như đồng bằng Viêt Nam vậy. Ngôi nhà to ở giữa, hai bên là vườn cây ăn trái nhiều loại: lê ta, lê Mỹ, hồng, nho , táo. Nhà còn có vườn trồng các loại rau quả như bầu, bí, mướp, cà tím, cà chua, dưa hấu, dưa leo, đậu bắp... Chị Sáu làm công chức tại địa phương. Vợ chồng  người con trai làm việc ở thủ đô, ngày nghỉ mới cùng vợ con về thăm cha mẹ/ông bà. Anh Sáu một mình chăm sóc vườn cây ăn trái và vườn rau rộng cả mẫu đất, thật không dễ. Hồ cá, cây kiểng, hồ bơi, một tay anh trông nom mà đâu đó gọn gàng, tươi tốt, tôi rất ngưỡng mộ.

Bài viết lần này xin kể chuyện đi biển.

 

Đi Virginia Beach:

Không khí ngoại ô cộng với chuyện trò vui vẻ khiến tôi quên ho. Về nhà tuy có bớt nhưng không khỏi hẳn.  Con gái và con rể xin nghỉ thêm vài ngày nhân dịp cuối tuần, đưa tôi đi Virginia Beach, cách nhà  hơn  3 tiếng lái xe.

Các cháu thuê khách sạn cách bờ biển gần ½ tiếng nên giá cả phải chăng. Khách sạn đẹp, sát bờ biển, giá đắt gấp đôi. Có những ngôi nhà cách bờ biển một con đường, không đẹp lắm nhưng có thể chứa 5, 7 người, đầy đủ tiện nghi, dụng cụ nhà bếp, có cả nhà xe, $1000 cho một tuần lễ. Thật ra, nhà loại này chỉ đông khách  vào mùa hè, mùa Đông ít ai đi biển cả gia đình nên chẳng mấy ai thuê. Mùa hè, trúc đào và hoa giấy ở ven đường, trong khuôn viên các công sở  Virginia Beach, đua nhau nở rộ, rất đẹp. Hoa hồng tuy nhiều nhưng hoa không to, trái với các vườn hoa ở khách sạn có máy tưới tự động nên cỏ cây xanh mướt, trông thật mát mắt.

Ở khách sạn được điểm tâm miễn phí. Thuê nhà riêng thì phải tự túc cả 3 bữa ăn, nấu nướng lấy vì bếp núc tiện nghi, siêu thị cũng gần nhưng nếu được nghỉ ngơi, không phải  vào bếp thì vẫn thoải mái hơn. Những ngày ở Virginia Beach, ngày nào tôi cũng theo các cháu ra bãi nhìn thiên hạ bơi lội, vùng vẫy trong nước hay đi lại trên bờ biển. Trời nắng nhưng gió biển mát . Tôi không xuống nước mà chỉ ngồi nhàn nhã trên bãi, đọc sách, nghe gió và sóng biển  rì rào. Chiều chiều, lặng  ngắm thiên hạ tản bộ dài theo vỉa hè các tiệm buôn hay ăn tối trong các tiệm ăn gần khách sạn. Ngày nghỉ qua mau, loay hoay đã đến lúc các cháu phải trở về nhà để tiếp tục đi cày trả nợ áo cơm. Tôi vẫn còn ho chút ít và vẫn phải uống thuốc dị ứng hằng ngày.

 

ĐI CANCUN: Bahia Principe

Tuần vừa qua, tôi theo vợ chồng người cháu gọi bằng dì đi biển Cancun. Cháu tổ chức cho nhiều gia đình nghỉ hè truớc khi trẻ con tựu trường. Thường thì các sinh viên ở Hoa Kỳ làm việc suốt thời gian nghỉ hè để dành tiền cho năm học kế tiếp hay các em làm việc thiện nguyện để lập thành tích cho những năm “hậu đại học” sau này. Hai cháu của tôi cũng vậy, đã làm việc suốt cả mùa hè, chỉ dành tuần lễ cuối cho gia đình. Từ tháng trước, các cháu đã ngỏ lời mời tôi cùng đi biển ở Cancun. Tôi nhận lời dù các con tôi không cô cậu nào theo. Chúng đã du lịch Cancun  rồi nên năm nay đổi lộ trình đi  u Châu. Thời gian ngồi phi cơ đi  u châu dài gấp đôi thời gian đi Cancun, mới nghĩ thôi đã thấy ngán ngại. Vả lại, đi Cancun may ra gió biển giúp tôi hết hẳn bệnh ho dai chăng?

Quý độc giả có thể đã biết, Cancun có rất nhiều khu nghỉ mát (resort)  nhiều khách sạn nằm ngay bờ biển, chỉ cách phi trường chừng 20 phút. Lần này, các cháu tôi chọn khu nghỉ mát xa hơn: Bahia Principe, cách phi trường 1 tiếng 15 phút lái xe. Cả nhóm gồm 16 người lớn nhỏ, thuê 3 xe lái từ phi trường về khách sạn.

Từ phi trường Baltimore bay thẳng đến phi trường CanCun, chỉ mất 3 tiếng rưỡi nhưng giá vé máy bay tới $500 một người. Theo kinh nghiệm tôi từng trải qua, quý vị đi chơi xa nên tránh mùa hè, nếu có thể, vì mùa hè vé may bay thường tăng giá, chưa kể nạn phi trường đông đúc, công việc kiểm soát an ninh bắt phải chờ đợi lâu lắc, rất phí thì giờ. Vào tháng 9, tháng 10, khi trẻ con đi học trở lại, vé máy bay có thể giảm đến 50 %.

Bahia Principe rất rộng, gồm 3 khu vực Coba, Tulum và Akumal.

Chi phí ở Bahia Coba rẻ nhất, tuy kiến trúc các lobby gần giống nhau, to, rộng , mát mẻ, gần bãi biển. Nhà hàng ăn uống rộng rãi. Phòng ăn buffet thoáng và đẹp, có thể chứa cùng lúc 500 du khách. Ngoài ra, còn có phòng ăn lộ thiên, sân khấu trình diễn văn nghệ và hồ bơi. Gió biển thổi vào đất liền, hây hẩy mát. Xe con thoi (shuttle) đưa khách đi về liên tục từ phòng trọ đến các lobby và trở lại. Đó cũng là nơi check in, check out, nhận và trả chìa khóa phòng. Nơi này có ghế ngồi thoải mái khi chờ đợi, có trà, cà phê, trái cây cho khách nghỉ chân tùy nghi nhấm nháp.

 

Tulum: hạng trung

so Coba và Akumal.

Chúng tôi ở khu Tulum, gần bờ biển và hồ bơi, có thể tản bộ ra bãi không cần xe con thoi đưa đón. Số phòng của tôi là 2113, mỗi phòng hai người. Khi chúng tôi tới, cả ba tầng lầu đã đầy kín du khách nên có vài người trong nhóm phải ở biệt thự khác. Như thế, xem ra khu nghỉ mát rất đông khách. Không biết do cháu tôi là thành viên của Privilege Club hay nhờ ghi danh sớm mà chúng tôi được ở ngay bờ biển, thích quá. Nhìn qua cửa kính, chúng tôi có thể thấy thiên hạ tắm trong hồ bơi. Bên cạnh hồ bơi, nhà hàng ăn khang trang, rộng rãi, có thể tổ chức tiệc cưới hay sinh nhật cho những lứa đôi từ xa đến. Hôm chúng tôi vừa tới, được chứng kiến cảnh hai  ông bà tổ chức kỷ niệm ngày cưới, con cháu bạn bè tề tựu tham dự rất đông.

Mỗi sáng khoảng 6g30, bà bạn cùng phòng và tôi đi bộ ra biển. Lúc này còn ít người, chỉ có mấy công nhân quét dọn lối đi, làm sạch các ghế xếp trên bãi biển và chung quanh hồ bơi.  Ngoài ra, còn thấy năm, ba người lao công đang cào rong biển bị sóng đánh tấp vào bờ, gom chúng vào một chỗ chờ xe truck mang đi nơi khác. Người bạn cùng phòng  tôi từng theo con gái làm việc  ở El Salvador, Mễ tây cơ, cho biết các công nhân người Mễ  lương thấp lắm. Chị đổi sẵn giấy $1, đi ngang những người Mễ  cào rong, chị dúi vào tay họ mấy đồng, khiến họ vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, rối rít cám ơn, xúc động hiện rõ trên nét mặt. Chị kể hồi mới qua  Mỹ, còn nghèo, hễ được tiền tip  bất ngờ thì vui trong lòng...

Chúng tôi ăn sáng, ăn trưa ở buffet, nhưng ăn tốí ở nhà hàng. Rượu và nước trái cây uống thỏa thích và miễn phí. Nước ngọt, những chai rượu nho nhỏ được châm đầy tủ lạnh trong phòng mỗi ngày. Thế nhưng ở du thuyền, uống rượu phải trả tiền. Nước lạnh trong phòng cũng tính tiền, $2.50 cho chai/1 lít. Bahia Principe có khoảng 11 nhà hàng. Người đeo vòng tay (wrist band) màu đen thuộc privilege club, ăn nhà ở hàng khu vực nào cũng được. Những người khác thì  ở khu vực nào chỉ được dùng bữa tại các nhà hàng trong khu vực đó thôi.

Sau khi ăn  tối, khách có thể xem trình diễn các môn nhào lộn, ảo thuật hay đi khiêu vũ, nghe nhạc...

Buổi trưa có màn cá dolphin biểu diễn, khéo léo, ngoạn mục, được người lớn và trẻ em yêu  thích…

 

Akumal: luxury resort

Đẹp, rộng, sang trọng và mắc nhất trong 3 khu vực, cách Tulum 5 cây số, phải đi bằng xe con thoi.

Các lều ở bãi biển làm bẳng lụa trắng thay vì nóc rơm như lều ở khu vực khác. Ghế xếp ở đây có gối tựa đầu. Bãi biển cát trắng mịn, ít sỏi đá. Hồ bơi cũng kiểu cọ, uốn lượn quanh co. Nhà hàng  nơi này rất mỹ thuật, khách phải ăn mặc tử tế và trên 18 tuổi. Thức ăn ngon, trình bày đẹp mắt. Đội ngũ tiếp viên ân cần, lễ độ, tươi cười chiều ý thực khách từng chi tiết nhỏ, ví dụ ai không dùng rượu mà muốn nước trái cây, họ lập tức vui vẻ làm vừa lòng khách ngay.

Khách Bahia Principe có thể mua tua du ngoạn, thăm viếng  các nơi, xem thú rừng, xem khỉ, tham quan các đền đài, di tích lich sử, xem cá, xem thác  nước, đi thuyền buồm, nhiều thú vui lắm...Nơi bán tua lúc nào cũng tấp nập, kẻ ra người vào nhộn nhịp.

 

Xem Cá và Vườn Nghệ Thuật: Art Garden

Các cháu rủ nhau lái xe đi xem cá màu cách Bahia Phincipe khoảng 40 phút. Đến nơi, xem cá cần mua vé: $45 mỗi người; nếu  chỉ xem vườn nghệ thuật: $25. Ai muốn xem cá phải mặc áo phao, mang kính lội nước và ống thở. Chừng như cô cậu nào cũng hăng hái xem cá, chỉ còn lại một mình tôi trên bờ. Trên ghềnh đá có cái lều cao, một người trung niên mang áo phao chăm chú nhìn xuống đám đông thiên hạ đang lao nhao nằm sấp trên mặt nước, mê mải xem cá. Người lớn, trẻ em, ai cũng có vẻ thich thú xem cá, có lẽ cả tiếng đồng hồ hơn mới chịu lên bờ.

Tôi thì đi loanh quanh ngắm các pho tượng người và thú màu đen, to gần bằng thật, với nhiều hình thù, dáng dấp khác nhau đặt rải rác trong công viên gần đấy. Mỗi tượng đều có tên riêng, chiếm những vị trí hình tròn đặc biệt trong khuôn viên khu đất phẳng phiu hình vuông. Vườn có rất nhiều loại cây lớn nhỏ khác nhau. Những con kỳ nhông vừa to vừa bé, dạn dĩ, thấy người thì bò ra kiếm ăn. Vứt  miếng bánh khô, chúng đón lấy trước khi bánh kịp rơi xuống đất.

 Sau màn xem cá, các cô cậu tắm nước ngọt, thay quần áo khô trước khi ra về.

Thưa quý độc giả đang đọc tôi, những ngày vui ở Cancun trôi qua rất mau. Nhờ có các cháu, tôi may mắn được đi xem các bãi biển khác nhau ở những địa danh xa xôi. Nếu không, tôi chỉ biết một bãi biển gần nhà mà thôi! Mỗi nơi, quang cảnh và thiên nhiên riêng một cách, tuy nơi nào cũng cát trắng nhưng có nơi bãi biển ít sỏi đá, rong rêu hơn. Chúng tôi dùng cơm tối mỗi ngày với thực đơn đa dạng tại các nhà hàng khác nhau, thưởng thức món ăn Mễ, Mỹ, Trung Hoa, Nhật...Có khi trẻ con được đi chung, có khi chúng phải tách ra, đi riêng, vì chưa đủ 18 tuổi để vào nhà hàng có bán rượu.

Lần đi chơi này, tôi chẳng tốn kém gì, kể cả tiền tip cho hầu bàn, tài xế xe con thoi, tranh với các cháu cũng không cô cậu nào chịu nhường. Hành lý cũng các cô cậu mang vác giùm, tôi chỉ có cái túi xách nhỏ nhẹ nhàng  và chỉ cần đi đứng cẩn thận.

 Xin cám ơn Vân, Hương, Andy, Mai, anh chi Hiêp cùng tất cả các cháu trong chuyến du ngoạn Cancun, tuy ngắn ngày mà vui.

Thưa quý vị, tôi ghi lại chuyến đi dù không đầy đủ, mong chia sẻ với quý vị chưa hay sắp đi Cancun, chút ít khái niệm thô sơ về nơi này. Kinh nghiệm của riêng tôi ở tuổi xế chiều cho thấy quý vị cao niên nếu vẫn còn thích du lịch, nên nhờ con cháu nghiên cứu, hoạch định chương trình và theo họ. Như thế, cuộc du ngoạn của quý vị sẽ thú vị hơn, an toàn hơn, tiết kiệm vừa thời giờ vừa ngân quỹ. 

Xin cám ơn nhà trường Hoa Kỳ đã đào tạo lớp trẻ gốc Việt thành những thanh thiếu niên khỏe mạnh, có tinh thần trách nhiệm, năng nổ, hoạt bát, dễ hòa đồng và dễ yêu.

Xin kính chúc đồng hương trong và ngoài nước có cơ hội thăm viếng đó đây, luôn khỏe mạnh, an vui, hạnh phúc.

 Virginia, hè 2019

 

Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
16/09/201908:34:37
Khách
Thưa cô, cháu đã đọc bài của cô ngay hôm đầu. Cháu biết cháu sẽ đọc lại theo cách chậm rãi hơn, trân trọng hơn.
Mỗi khi có cơ hội ngồi nghe người già nói chuyện cháu cảm giác thật bình an, thật hạnh phúc. Đọc bài viết của cô cũng cho cháu những cảm giác tương tự.
Cháu kính chào cô.
11/09/201920:47:27
Khách
Cháu có dịp đọc qua mấy bài của cụ rồi. Thật là ngưỡng mộ cụ đã tới tuổi này rồi mà đầu óc còn rất sáng suốt minh mẫn, giọng văn mạch lạc đâu ra đó.
Chúc cụ luôn dồi dào sức khỏe để viết thêm bài nữa cụ nhé.
Một độc giả thầm lặng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,865,641
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.