Hôm nay,  

Giấc Mộng Tuổi Hoa

12/09/201900:00:00(Xem: 9783)

Bài số: 5786-20-31592-vb5091219

 

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam. Họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, cô vừa nhận thêm Giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á Hậu, với sự hiện diện đặc biệt của ông ngoại, 92 tuổi, vừa bay từ Việt Nam sang chung vui cô cháu mà ông đã trực tiếp bao bọc, dạy bảo từ tấm bé.

1. Billie Eilish- Finneas O'Connell
Billie Eilish và anh trai Finneas O'Connell
1b_Cac em tap hat
Các em tập hát tiếng Việt tại Thư Viện Việt Nam

***

Sống nơi tiểu bang đông đúc, bận rộn vào bậc nhất của nước Mỹ, tôi thấy nhiều cơ hội cho công việc, học hành, giải trí nhưng cũng biết thêm nhiều áp lực đè nặng lên vai con người, nhất là giới trẻ. Người trẻ nghèo khổ, luôn thấy bị thua thiệt, càng so đo, càng thấy tủi buồn. Người trẻ quá giàu sang, nổi tiếng cũng dễ gánh ưu tư. Làm việc gần Hollywood, tôi đã thấy nhiều nghệ sĩ thành công từ khi trẻ tuổi đều  gặp nhau ở những “Rehab Centers”, phải đi chữa bệnh tâm lý, đi cai nghiện. 

Trẻ gốc “Mỹ rặt” mà còn gặp nhiều khó khăn như vậy, thế nên bao bậc cha mẹ gốc Việt như gia đình tôi luôn loay hoay với những câu hỏi khó trả lời cho tương lai con em mình. Làm sao giúp con trẻ tự tin để hoà nhập vào dòng sống đầy  cơ hội và thử thách trên xứ sở cờ hoa mà vẫn không bị trở thành “những người mất gốc“?

Văn phòng của tôi có một  khách hàng từng rất nổi danh với loạt phim của Disney. Khi cậu đến văn phòng thuế cùng cô vợ, chúng tôi không thể nào tưởng tượng ra cậu trai gầy còm buồn bã, tay chân đầy hình xăm kỳ dị kia từng là “hoàng tử trong mơ” của nhiều cô bé học trò. Sự thành công và tiền bạc đến quá sớm đã đưa đẩy cậu lạc lối, sa đà rồi bị mất hợp đồng phim. Số tiền mà cậu kiếm được nhờ thu âm, lồng tiếng sau này  không đủ trang trải cuộc sống cho cô vợ-cũng trẻ con như cậu, cùng hai đứa bé sinh năm một. 

Những ngày gần đây,  giới trẻ lại có dịp xôn xao về Bille Eilish, một tài năng âm nhạc với phong cách rất “bụi đời”, hoàn toàn trái ngược  với giọng hát ngọt ngào  đầy tình cảm của cô. Billie Eilish là cô bé 17 tuổi,  sinh ra  trong một gia đình có cả cha mẹ đều là nghệ sĩ. Billie Eilish lớn lên ở Highland Park, vốn là một khu phố bình dân  phía đông bắc của thành phố  Los Angeles. Cha mẹ của cô bé Billie nằm trong phần lớn nghệ sĩ có tài năng nhưng chưa gặp thời, chưa được “tổ đãi” nên vẫn còn  loay hoay chật vật với “giấc mộng Hollywood”.

Cả hai anh em của Billie đều học ở nhà chứ không đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Điều đó có vẻ là một cách  hay cho gia đình họ, vì hệ thống trường công ở Higland Park không mấy tốt, học phí trường tư thì rất đắt tiền. Anh em Billie được dạy nhạc từ khi rất nhỏ, Bille còn được mẹ cho đi học múa. Lớp học múa là chốn duy nhất để cô bé Billie  giao tiếp với thế giới bên ngoài. 

Cái thế giới đầy âm nhạc mà cha mẹ tạo ra đã nuôi dưỡng tài năng thiên bẩm của Billie và anh trai Finneas, giúp họ có thể sáng tác và biểu diễn những ca khúc đầy cảm xúc từ khi còn rất nhỏ. Bài “Ocean Eyes” do anh Finneas sáng tác đã được Billie diễn tả xuất sắc tâm trạng, ý nghĩa của bài hát khi cô bé chỉ mới 13 tuổi. Trên youtube cũng có những đoạn phỏng vấn người mẹ của Bille, kể về những vất vả cả gia đình phải trải qua để cho Billie được học nhạc, phát triển tài năng. Tổ đã “đãi” Billie, với đà này cả gia đình cô bé sẽ có cuộc sống như mơ nơi vùng Hollywood. 

Nghe thử bài hát nổi tiếng “Ocean Eyes”, tôi cũng bị mê say theo. Giọng ca trong veo như đang thì thầm kể chuyện của Billie  dễ dàng thu phục được cảm tình của nhiều người, nhiều giới vì ai cũng thấy thấp thoáng tâm sự  của mình trong ấy. Xem những đoạn phim, nghe những bài hát của Billie, người nghe dễ đoán được cô bé  Billie có điều gì rất kỳ lạ, bất ổn trong tâm hồn. Billie  cũng thừa nhận là không tâm sự được với cha mẹ mình, mà phải toàn đi gặp bác sĩ tâm lý để nhờ giúp đỡ.

Hy vọng Billie sẽ không như Britney Spears, Justin Bieber, sẽ lấy được cân bằng khi giấc mơ ca hát, giấc mơ nổi tiếng của cha mẹ cô bé đã thành sự thật. Câu chuyện của gia đình Billie là một bằng chứng sống động cho “giấc mơ Mỹ”, hay đúng hơn là “giấc mơ Hollywood”, rằng mảnh đất màu mỡ này sẽ luôn dành cơ hội cho những ai dám ước mơ và cố gắng hết mình theo đuổi giấc mơ.  Nhưng đằng sau ánh hào quang vẫn còn những u uất, cô đơn trong tâm hồn người trẻ tuổi  mà tiền tài danh vọng dường như không giúp ích được gì.

Không như Bille, bé A Vy nhà tôi tuy sống gần Hollywood nhưng được sinh ra bởi bố mẹ là những “ca lẻ” chỉ dám biểu diễn hát karaoke trước bạn bè. Khi bé được một tuổi, là đúng lúc bản nhạc Gangnam Style “làm mưa làm gió” khắp các kênh ca nhạc. Thế là vừa đi lẫm chẫm, A Vy đã đứng trên bàn, mắt nhìn màn hình youtube và nhún nhảy theo. Có những đoạn khó như phải giơ  một chân lên, cô bé nắm tay bà ngoại để xin giúp giữ thăng bằng. Bao  phen cả nhà cười nghiêng ngửa với những màn Gangnam Style của bé con chân tay ngắn cũn cố hết sức lúc lắc theo điệu nhạc. Những lúc ấy, tôi thầm sung sướng nghĩ rằng mình sinh ra được một “mầm non văn nghệ”  đầy hứa hẹn.

Như nhiều gia đình châu Á sống trên đất Mỹ,  chúng tôi  cũng thích cho con đi học nhạc học đàn, dù hiểu đời không như là mơ. . . mộng của các bậc phụ huynh. Thực tế, hơn 90% con trẻ đều kết thúc sự nghiệp đàn hát với một vài bản nhạc để dành khoe khi có khách đến nhà. Sau khi khách ra về, chiếc đàn piano lại nằm lặng lẽ thở dài cùng  gió bụi thời gian.

Sau mấy tháng đưa đón bé đi “đào tạo” giữa “trung tâm văn nghệ” Burbank- Hollywood, chúng tôi  đành phải chấp nhận sự thật là “con ca không hay, con đàn nghe cũng dở.” Vậy nên đến khi cả nhà tôi  cuốn gói dọn về quận Cam, chúng tôi không mảy may hối tiếc về cơ hội nơi Hollywood cho “mầm non văn nghệ” A Vy.

Tôi cũng tự an ủi con mình không có duyên với Hollywood, chắc đời con sẽ không “kịch tính” như các anh chị Hollywood nổi tiếng trên kia.

Tuy đã dọn xuống quận Cam, bé A Vy vẫn còn ảnh hưởng của “trung tâm entertainment”, nên vẫn còn ra vô thơ thẩn hát ca, nhún nhảy theo những bản nhạc bé xem trên youtube. Hát solo mãi cũng buồn, bé A Vy bèn chiêu dụ thêm em trai A Phi tham gia vào “hội yêu văn nghệ”. Hai bé mở Ipad, rồi đứng trước màn hình, mỗi em hát một câu, nhịp nhàng, ăn khớp. 

Dĩ nhiên hai bé con chỉ toàn hát những bản nhạc tiếng Anh, mấy bài hát thiếu nhi Việt Nam hai bé đã quên sạch sẽ từ ngày đi trường học. Bài hát mà hai chị em yêu thích  là “I Built A Friend” của chàng  Alec Bejamin, một nghệ sĩ sinh trưởng ở Phoenix,  Arizona. Sau khi kết thúc bằng câu  “We have so much fun together”,  cả hai chị em nhìn nhau cười thích thú, chị A Vy không tiếc lời khen ngợi em trai học nhanh và hát hay ghê! Mỗi lần nhìn hai bé song ca, tôi lại mong được nghe con hát bằng tiếng Việt.

May sao, bên cạnh  cơ man hàng quán phục vụ món ăn từ Cà Mau đến Lạng Sơn, Sài Gòn Nhỏ cũng có nhiều sinh hoạt văn nghệ cho người gốc Việt. Tôi hay thầm cảm phục “con nhà ai mà giỏi quá” khi tình cờ xem được cảnh các bé con mặc trang phục áo dài, cầm cờ múa hát trên sân khấu. Sau mới biết là  các bé được luyện trong “lò” của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ sĩ của anh Nha sĩ, nhạc sĩ đa tài Cao Minh Hưng. Mỗi chiều thứ bảy, các bé sẽ được dạy tiếng Việt về nội dung bài hát, dạy hát và múa ở Thư Viện Việt Nam hoàn toàn miễn phí.

Nhờ tham gia cuộc thi Viết Về Nước Mỹ, tôi có duyên may được quen anh Cao Minh Hưng, một tác giả từng nhận giải “Á hậu VVNM” từ năm 2000. Thế là hai chị em A Vy  được vào lớp học hát mỗi tuần.

Những ngày cuối tháng tám, nắng chiều Cali vẫn còn vàng óng ả. Nhìn những khuôn miệng bé thơ ngân nga theo điệu nhạc, lời ca bằng tiếng Việt, tôi nghe cả bầu trời mùa hạ tuổi thơ xưa  bỗng trong phút chốc trở về...

 

*

 

Kia rồi, qua hết con ngõ trải đầy lá tre vàng là khu vườn với hàng cây mận xanh xanh bên bờ kênh nước lớn về mấp mé. Dưới  tán lá non rung rinh  mấy  chùm hoa mận trắng, những chú ve  tấu khúc nhạc hè  râm ran giữa thôn xóm  tịch liêu. Cô bé A Tố mặc bộ  áo hoa có viền tim tím, tay cầm ống lon gigo tha thẩn dưới những tàng  cây, cất tiếng hát  say sưa  cùng  bao nhạc sĩ   ve sầu. Xa xa, những áng khói đốt đồng đưa mùi rơm rạ nồng nồng vương trong nắng chiều bàng bạc…

Tôi dọn lên tỉnh, chia tay thời “hát với chú ve con” vì chốn thị thành cây xanh ít ỏi,  vắng thưa những tiếng ve.

(còn tiếp một kỳ)

 

Tố Nguyễn

 

Ý kiến bạn đọc
15/09/201906:52:04
Khách
Cám ơn Tố viết một bài rất hay.
14/09/201910:16:49
Khách
Xời ơiii! Tuổi thơ ơi ơi!!...
Cái gì mà dính dáng đến tuổi thơ là tui đắm chìm mê mẩn...
Ngày xửa ngày xưa... truyện tuổi thơ của nhà văn Duyên Anh, anh đọc tới đọc lui không biết bao nhiêu bận.
Anh mới nghĩ ra... A Tố viết chuyện về tuổi thơ là tuyệt cú mèo🥳🎶🎶🤓‼️
Quyết định vậy nha🌹🤓‼️
12/09/201916:26:20
Khách
Bài viết hay quá. Cho thấy thêm khía cạnh màu sắc của đời sống của thế hệ thứ hai tại Mỹ: sự phát triển khả năng cá nhân
12/09/201915:10:51
Khách
Bài viết hay quá! Rất mong được đọc tiếp phần sau. Cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,342,622
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.