Hôm nay,  

Bà Mẹ Tội Nghiệp

20/05/201900:00:00(Xem: 14715)
Tác giả: Đoàn Thị
Bài số  5693-20-31500-vb2052019

Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.

***

Năm đó tôi đón xe đò Lộc tại chợ Hòa Bình lên Las Vegas thăm gia đình chị, tôi đến sớm nên được xếp ngồi băng ghế sau lưng bác tài, xe sắp lăn bánh bà khách ngồi cạnh bác tài nhường chỗ cho một ông cụ vừa được con cháu dắt lên xe.

Bà xin tôi ngồi vào trong nhường cho bà ngồi bên ngoài vì bà bị say xe, tôi vui vẻ chấp nhận.

Sau khi an tọa bà mời tôi gói xôi, tôi cảm ơn bà vì tôi không ăn sáng mà chỉ uống cà phê, bà cất gói xôi vào túi thức ăn to kềnh đặt dưới chân bà.

Tôi thầm nghĩ chắc bà “na” (mang)  bánh bột lọc, xôi, chè, chả… đặc sản Little Sài gòn lên xứ Sòng Bài như cô em tôi thường làm mỗi lúc đi thăm gia đình chị và cháu tôi.

Xe lăn bánh ra khỏi Santa Ana, bà mở lời :

- Chị lên thăm gia đình ?

- Vâng, mà sao chị biết tôi thăm người nhà ?

- Thì chị cũng mang túi đồ có khác tôi đâu, ai dưới này lên đó thể nào cũng tay xách nách mang thôi.

Tôi cười :

- Chị nói đúng nhưng chỉ một nửa thôi, tôi lên thăm chị tôi nhưng tôi không phải dân Bolsa.

- Thế chị ở tiểu bang nào ?

- Tôi ở tận  u Châu chỉ có đặc sản xứ Tây chứ không có thực phẩm Sàigòn Nhỏ.

Tôi đưa cho bà xem mấy hộp Pâté nhỏ như loại cá hộp và biếu bà một hộp ăn thử.

Bà lắc đầu:

- Cảm ơn chị tôi nấu sẵn thức ăn cả tuần, hơn nữa bao tử tôi bây giờ yếu nên không dám ăn đồ hộp có gì lại phiền con cái.

Nghe bà than tôi muốn hỏi thêm nhưng ngại vì vừa mới quen không dám thắc mắc, như đoán được suy nghĩ của tôi, bà tâm sự.

Hai vợ chồng tôi có mỗi một mụn con, từ lúc con bé tốt nghiệp BS nó lên đây làm việc, lấy chồng cũng là đồng nghiệp, sinh thằng cu được sáu tháng rồi đi làm trở lại, thế là tôi phải lên làm vú em. Cứ sáng thứ hai tôi đón xe đò lên trông cháu, sáng thứ bẩy về đến Bolsa chồng tôi ra bến xe đón rồi đưa tôi đi chợ, về nhà chuẩn bị nấu thức ăn cho tôi và ông nhà tôi cả tuần sau, đến tối tôi mệt lã.

Tôi đi đi về về thế này hơn một năm rồi thằng cu chạy nhảy tung tăng đuổi theo nó đuối luôn, còn ông nhà tôi cằn nhằn vì tôi bỏ ông ở nhà cu ki ăn ngủ vào ra một mình nghĩ cũng tội ông thật.

Tôi thắc mắc:

- Thế con gái chị nghĩ sao khi anh chị phải mỗi người một nơi ?

- Nó chả nghĩ chi cả, nó bảo chỉ tin mẹ nên không thuê người ngoài trông con, tôi nói chuyện bố nó cằn nhằn tôi mấy lần mà nó có tha tôi đâu.

Nói đến đây mắt bà đỏ hoe, tôi nắm lấy bàn tay gân guốc của bà an ủi :

- Khổ thật chị có một đứa con duy nhất nên cũng khó xử.

Bà chớp mắt thở dài :

- Đã thế ông nhà tôi còn làm áp lực bảo tôi phải chọn ông ấy hoặc con gái, chị nghĩ tôi phải làm sao. Tôi hỏi nó tính sao, nó nài nỉ tôi ráng nuôi cháu thêm vài năm, hơn nữa cuối tuần tôi đều về với ông ấy chứ có bỏ đi luôn đâu.

Nghe nó trả lời như thế ông gọi điện thoại mắng nó một trận, cha con giận nhau, tôi ở giữa rối bời, con nó cứ nài nỉ, chồng cắn đắn khổ lắm chị ơi.

Dứt câu bà lại ứa nước mắt, tôi nắm tay bà :

- Đúng là bỏ thì thương vương thì tội, chồng chị bực tức cũng phải, anh chị đã tròn nhiệm vụ nuôi con, gã chồng, đáng lý con gái phải báo hiếu cha mẹ chứ sao lại bắt chị xa anh để lo cho chúng nó.

Bà phân trần:

- Nó có cho tôi tiền tháng nhưng tôi đâu có cần, ông ấy có tiền hưu, tôi có tiền già, chị nghĩ xem chúng tôi ăn bao nhiêu, quần áo cũng chả cần mua sắm nhiều, tôi chỉ lo tối hôm xảy ra chuyện gì ông ấy một mình xoay trở ra sao, còn thuốc men phải uống mỗi ngày nữa đấy.

Giọng bà nghẹn lại, nước mắt rơi lả chảy, tôi nghe mà cầm lòng không nổi.  cùng khóc với bà, qua cơn xúc động, bà kể tiếp:

- Vừa rồi ông ấy dọa sẽ bỏ tôi luôn nếu tôi cứ tiếp tục đi cả tuần, ông làm dữ tôi cũng sợ nhưng lên đây nó nỉ non tôi lại xiêu lòng, cả ngày trông cháu mệt đừ thế mà đêm đến chỉ tôi ngủ vài tiếng thôi, đôi khi chợp mắt được một lúc lại thao thức tự hỏi, mình làm đúng hay sai.

Vừa rồi nó bảo tôi ở lại để nó tổ chức ngày lễ Mẹ cho tôi, gọi điện thoại mời bố lên chung vui với gia đình nó. Ông nổi cáu la nó một trận, ông bảo nếu nó thương tôi thật lòng thì phải chở tôi về cùng vui với ông.

Nghĩ lại ông ấy nói đúng, cả ngày thứ bẩy hai vợ chồng nó đi chơi bỏ thằng cu cho tôi trông, chủ nhật đặt cơm nhà hàng với cái bánh kem và tặng tôi sợi dây chuyền mà tôi có vui gì, thương chồng ở nhà vào ra đơn chiếc.

Nói thật với chị tôi từng trăn trở, gần 70 tuổi mà còn long đong như con thuyền không bến, đôi lúc cũng giận con bé nhưng khi ôm thằng cháu lòng lại nguôi ngoai.

Đêm về cô đơn lắm, nhớ chồng, nhớ thuở HO dắt díu nhau qua đây lập nghiệp, sáng sáng đưa con đến trường, vợ chồng đến sở làm, con bé ra trường lên đây lập nghiệp.

Tôi về hưu trước, năm sau ông về hưu non để vợ chồng “hưởng đời” sau mấy mươi năm lam lũ, chúng tôi đi đây đó thăm bạn bè, rồi đi Cruise với nhóm cựu quân nhân của ông ấy, họ còn rủ đi chơi tận Bắc  Âu nữa đấy, mùa hè bên đó đẹp lắm mà chưa có dịp đi.

Ngày con bé lấy chồng chúng tôi mừng, đứa con duy nhất là niềm hãnh diện của gia đình, rồi nó sinh con hai bên nội ngoại vui mừng mẹ tròn con vuông, nó nghỉ sáu tháng nuôi con đến lúc đi làm trở lại nhờ tôi lên chăn cháu.

Ban đầu tôi háo hức lắm, đầu tuần lên đây cuối tuần về thăm chồng, ấy thế mà mấy bà bạn nhắc chừng, trông cháu vài tháng thôi vì tôi còn ông nhà phải chăm sóc, người già ở một mình, đêm dài hay nghĩ vẫn vơ, lúc đau ốm trông cậy vào ai, con cái nó có cuộc sống của nó.

Tôi đâu có tin lời mấy bà ấy, bây giờ hiểu ra thì con gái không chịu buông tha, sức khỏe của tôi cũng yếu hẳn, suốt ngày chạy theo thằng cu sợ nó té u đầu sứt trán mẹ nó than phiền, chân tay tôi va vấp sưng bầm để đỡ cháu mà con gái có hay biết gì, tủi thân lắm chị ơi.

Về nhà lại giấu chồng sợ ông bực tức lên tăng xông, thế mà có qua mắt ông được đâu, ông vạch tay chân tôi hạch tội, lại điện thoại mắng con bé, hôm sau lên đây còn bị nó cằn nhằn rồi lấy kem xoa bóp cho tôi, thế là đâu vào đấy, chồng buồn con gái thì vui, tôi không biết mình phải sống sao nữa.

. . .

Tôi an ủi và bảo bà cứ làm theo con tim của bà, tôi biết nói như thế cũng không giúp được bà vì trái tim bao la của người mẹ ôm hết con cháu vào lòng dù phải hy sinh cuộc sống lứa đôi của mình.

Tôi chia tay với bà ở bến xe Las Vegas mà quên hỏi tên vì chị tôi đến xách túi và kéo tôi lên xe chị.

Không biết bây giờ số phận bà ra sao, ngày lễ Mẹ năm nay bà đã được trả về với chồng chưa, con gái có mang chồng con về mừng lễ với bà hay lại giữ rịch bà trên đó để “tranh thu” thêm ngày thứ bẩy không phải trông con đi chơi với chồng như bà kể cho tôi nghe lần đó.

Sau này, mỗi năm đến ngày Mother’s Day tôi lại nhớ đến Bà Mẹ Tội Nghiệp của cô bác sĩ, người phụ nữ tóc muối nhiều hơn tiêu gầy nhom với trái tim bao la đập loạn nhịp vì yêu con yêu cháu.

Hy vọng cô BS đã làm mẹ, tuy chưa được chú bé vài tuổi tặng quà Ngày Lễ Mẹ, hiểu dùm, Mẹ chúng ta chỉ có Một mà thôi và hãy thương yêu trân quý mẹ khi bà còn sống.

Mong lắm giờ này bà khách cùng chuyến xe đò với tôi năm đó được vui sống bên cạnh chồng, sớm hôm có nhau như ngày đầu chúng mình hai đứa, cuối đời cũng chỉ hai đứa đầu bạc phơ nương tựa nhau đi trọn đường đời.

May 2019
Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
23/05/201923:41:49
Khách
Chuyện con cái đối xử bạc bẽo với cha mẹ, tôi đã nghe rất nhiều trong thời gian làm việc, nghe khách hàng than thở; nhất là cảnh con cái lợi dụng cha mẹ trông con, khi con cái đến tuổi đi học lại trở mặt với ông bà, những người vất vả chăm lo cháu. Thậm chí có cảnh con cái gạt cha mẹ, anh chị em để chiếm đoạt nhà..v..v.. Tôi nghĩ rằng câu chuyện trên đây là có thật, vì không phải là chuyện hiếm khi xảy ra ở đây.
22/05/201905:12:13
Khách
Giúp con mình thì ko nên than hay oán trách con với người lạ như thế. Tôi cũng trông 3 đứa cháu nội trai 1 ngày cuối tuần để chia xẽ với cha mẹ chúng, bởi tôi và ba mẹ chúng đều đi làm, giúp ba mẹ chúng 1 ngày xả hơi cho khỏe. Mệt lắm đó, nhưng vui vì chúng làm tôi nhớ lại hồi tôi và các con tôi thuở nhỏ...tôi bận quá nên ko có thưởng thức trọn vẹn tuổi thơ của các con mình, giờ nhìn, lo và chơi với cháu để bù lại..già rồi nên rất mệt, nhưng tôi vui vì mọi người cùng vui. Đời mà, đâu có cái gì free...suy nghỉ kỷ lại thì biết tại sao mình như vầy...mình đầu tư thì mình sẽ hướng lời, đầu tư xấu thì lời xấu, đầu tư đẹp thì lời sẽ đẹp...ko chạy đâu khỏi...
21/05/201913:59:20
Khách
Có rất nhiều chuyện nghe tưởng như rất vô lý hay nghe xong tức sao mà nhân vật trong chuyện mà tác giả gặp lại quá khờ không thấy vấn đề. Thật ra nhiều khi chúng ta là người ngoài không rõ được mọi ẩn tình bên trong.
Thí dụ như người con gái trả cho bà một ngàn mỗi tuần bao luôn tiền xe. Hai vợ chồng về hưu, không có nhiều income nên chịu khó lên Vegas kiếm thêm ít nhiều. Chả lẽ nói thiệt với mọi người là con tôi trả tiền trông cháu nên già rồi mà cũng phải đi xa chứ nó không chịu nuôi không hai vợ chồng tôi.
Hay ở với ông chồng cứ hay cằn nhằn, cắn ca cắn cẩu lầu bầu suốt ngày nên bà tìm chỗ trốn cho yên thân. Chả lẽ khai với công chúng tôi lên Vegas để trốn ông chồng quái ác.
21/05/201905:40:02
Khách
Thưa bạn Bắc Cali, bà cụ có lẽ vì quá yêu con và cháu nên Không Dám từ chối lời nài nỉ của con gái.
Chào bạn Tai Nguyen, ông cụ có quyền đòi con gái Trả Lại Người Yêu cho cụ vì cụ không hạp café Lú và chê Dĩ Vãng.
Bạn Liên nói đúng, thương thì thương mà vướng vào thì tội lắm.
Anh Bờm mến, tôi cũng hy vọng giờ này bà cụ được an vui bên chồng, vì cuộc đời của hai cụ đâu còn bao lâu.
Cảm ơn Bắc Cali, Tai Nguyên, Liên và anh Bờm đã chia sẽ cảm nghĩ rất nhân bản, tình yêu khi bị lạm dụng thật đáng buồn.
21/05/201900:53:13
Khách
đọc xong thấy đau lòng va thương bà quá ,cả đời làm vợ làm mẹ rồi làm bà cũng chưa được thanh thãn , bình an trong tâm .... chắc kiếp này bà nợ con nợ cháu ,cầu xin cho bà hết nợ sớm đễ còn sống an lạc đến cuối đời
21/05/201900:46:01
Khách
Hiện tại tôi hy vọng là bà cụ đã thoát đựơc “ nợ trông cháu”, cám ơn tác giả đã viết lên thật là rõ ràng tình huống, để các bà nội, ngoại muốn có ý định giúp con trông cháu thì phải nghĩ cho kỹ, riêng bản thân tôi thì tránh được điều này khi đã thấy, đã nghe được rất nhiều bạn bè lâm vào tình trạng này , có người chỉ được thoát nạn khi con của chúng lên đại học cơ đấy.. Liên
21/05/201900:00:28
Khách
Aha! Tại sau ông bố không đi theo lên trên Las Vegas cùng phụ bà coi cháu luôn.
Rồi chiều chiều đi sòng bài chơi luôn, hay là ông bố không chịu đi xa tại gì nhớ mấy quán cafe LÚ hay là Vĩ Dang . Cái nầy phải hỏi lại tác giả à nhe, định nổ phải không?
20/05/201915:53:55
Khách
Bà Mẹ này tội nghiệp thật, nhưng bà đáng thương mà cũng đáng trách. Bà đã gần 70 thì ông chồng chắc ít nhất cũng ở tuổi đó mà bà nỡ để ông sống một mình ngày này qua tháng nọ để bà đi trông cháu ngoại cho cô con gái mà hai vợ chồng đều là BS, họ thừa tiến để thuê người trông con, và cô con gái có thể ở nhà hoặc làm bán thời gian để có thì giờ với con.
Bà không nghĩ rằng ở tuổi đó ông chồng có thể bị bệnh thình lình mà không có ai ở bên cạnh thì thật là nguy hiểm, có thể chết mà không ai biết.
Bà đáng trách một thì người con gái đáng trách 10.
Cám ơn tác giả đã cho đọc một bài thấm thía vè tình gia đình.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến