Hôm nay,  

Cháu Muốn Ở Lại Mỹ

18/08/201000:00:00(Xem: 208215)

Cháu Muốn Ở Lại Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 2966-28266-vb4081810

Tác giả dự viết về nước Mỹ  từ năm 2000, nhận giải danh dự và liên tục góp nhiều bài viết giá trị, để hỗ trợ và cổ võ việc Viết Về Nước Mỹ. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông, kể về một nữ sinh viên từ Việt Nam du học Mỹ đi biểu tình chống cộng.

***

Hôm 24 tháng 7 vừa qua, tôi đi biểu tình chống văn công Việt Cộng Đàm Vĩnh Hưng, tình cờ đứng gần một cô gái trạc khoảng 21, 22 tuổi. Cô không có cầm cờ vàng ba sọc đỏ như mọi người; nhưng trên đầu cô đội mũ lưỡi trai màu vàng ba sọc đỏ biểu hiệu quốc kỳ Việtnam. Điều làm tôi chú ý là khi người cầm loa hô: "Đã Đảo Cộng sản. Đã Đảo Văn Công Việt Công Đàm Vĩnh Hưng", cô giơ tay cao lên và hét lớn Đã Đảo, nét mặt cương nghị, quả quyết. Tiếng hô át cả giọng hô của những người đứng cạnh. Bàn tay phải cô nắm chặt lại và vung lên thật mạnh. Cô như muốn trút hết nỗi căm hờn, uất ức trong tiếng hô.
Trời nắng gắt. Cô không mang kiếng mát. Thoáng nhìn đôi mắt như có ánh lửa. Thấy tôi mang cái bảng lên án Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Pol Pot là những kẻ tội phạm giết người, cô nhìn chăm chăm và xin phép cho cô chụp hình. Tôi xoay người lại đối lưng với các người biểu tình cho cô chụp hình. Tôi mặc quần short vì trời nóng quá. Cô thấy cái chân trái tôi bị băng vì vết mổ chưa lành. Cô hỏi bằng giọng Huế:
- Cháu thấy chú  có cái chân quấn băng, đi cà nhắc mà cũng đi biểu tình hỉ"
Tôi chưa kịp trả lời, cô liền nói tiếp:
- Chỗ mô có mấy cán bộ cao cấp trong nước qua Mỹ dịch vụ hay du lịch, cháu thường thấy đồng bào bên ni tụ tập biểu tình phản đối.
Tôi vì chăm chú nhìn chỗ những kẻ đứng sắp hàng vào xem DVH ca hát để hô khẩu hiệu phản đối nên ậm ừ trả lời cho qua chuyện. Thêm nữa, cái chân trái còn nhức nhối lắm; nên thỉnh thoảng cúi xuống xoa nhẹ trên vết thương, không quan tâm mấy đến người đứng bên cạnh vừa mới xin phép mình chụp hình.
Bỗng có một bàn tay vỗ mạnh vào vai làm tôi giật mình quay lại thì ra cô gái khi nảy vẫn còn đứng gần tôi. Cô nói một cách rất tự nhiên như người đã quen thân từ bao giờ, vừa nói cô vừa chỉ vào chỗ những người đứng sắp hàng chờ khám xét mới vào trong rạp hát. Cô reo lên.
- Kìa! Chú nhìn kìa. Con Liên bạn học cùng lớp với cháu đang đứng sắp hàng kìa.
Theo tay cô ấy chỉ, tôi thấy cô Liên nào đó đang đứng sắp hàng. Tôi hỏi:
- Bạn học cô đấy à!
- Dạ. Nó với cháu cùng lớp ở USC đấy!
Vừa trả lời, cô gái móc trong túi quần tây đưa ra tấm vé vào cửa và nói:
- Cháu có tấm vé vào cửa đây nhưng cháu không thèm vào xem đâu. Cháu và bạn cháu giận nhau vì cháu không vào xem với nó.
Tôi nói: " Vậy hả. Tốt lắm! "
   Số người biểu tình càng lúc càng dồn lên phía chúng tôi đứng quá đông. Tôi chào cô gái , và lặng lẽ mang cái bảng lách đi chỗ khác, tìm chỗ rộng rãi đứng.Tôi len lỏi ngang qua lớp người đi biểu tình dọc theo đường ra chỗ thưa người, kiếm nơi thoáng khí nghỉ mệt một chút.  Bỗng tôi nghe có người gọi tên tôi. Nhìn quanh quất thì ra là anh Phạm Ngọc Dao ( Khóa 19 Võ Bị Đà Lạt) đang ngồi nghỉ mệt cạnh những kết nước lọc. Thấy cái chân trái tôi còn quấn băng. Anh khen: " Cái chân anh đau, đi cà- nhắc như vậy mà cố đi biểu tình. Đáng khen!" Anh lấy chai nước lọc và gói xôi trong cái thùng của chị ngồi bên cạnh mời tôi, anh vừa đưa tôi gói xôi và chai nước lọc, vừa nói liền một hơi:
- Mời anh ngồi xuống đây và dùng tạm đỡ khát. Đây là chị Trạch, hiền thê anh Lê xuân Trạch ( khóa 20 Võ Bị ) bạn thân của tôi. Anh Trạch đang đứng đàng kia kìa. Anh Dao còn cho biết anh chị Trach mỗi khi có biểu tình chống Cộng, anh chị thường nấu xôi bỏ tửng gói vào bao ni- lông, và mua thêm mấy két nước lạnh đem theo để phục vụ người biểu tình. Anh chị làm việc tự nguyện, xung phong, bỏ tiền túi của mình, đơn độc chứ không ở trong một tổ chức tập thể nào cả. Tinh thần chống Cộng anh chị cao lắm đấy!
- Chị Trạch không nói gì chỉ mĩm cười thôi.


Cách đây mười mấy năm, hồi tên Trần Trường treo cờ Việt Cộng và ảnh Hồ Chí Minh nơi tiệm video của y, và mỗi chiều khi đi làm về, vợ chồng tôi đi thẳng đến nơi biểu tình. Đêm nào cũng gặp anh chị Dao ở đó.  Anh chị còn dẫn cả đàn con đi cùng. Lúc ấy, anh gầy, nhanh nhẹn, và đầu tóc đen láng. Lần nầy gặp lại anh, đầu tóc anh bạc đều như cước, trông như tiên ông đạo cốt, người bệ vệ, cái bụng hơi phệ, đi đứng châm chạp hơn xưa nhiều. Nước da anh trắng bóc, lại gặp trời nắng gắt nên mặt anh đỏ hồng trông như người say rượu. Thấy tôi nhìn anh có vẽ ngạc nhiên. Anh nói: " Hưu trí rồi nhưng không nhàn nhã đâu."
- Sao vậy"
- Giữ cháu.( Baby-Sitter)
Tôi và anh Dao đang ngồi nói chuyện  mông lung, hỏi thăm nhau những năm không gặp, chuyện nhà, chuyện sở, chuyện bạn bè, ai còn, ai mất, chỉ cho nhau ăn uống cử kiêng khi tuổi đời đã lớn, bỗng cô khi nãy mang máy hình trờ tới, đi ngang qua chỗ chúng tôi. Vừa nhận ra tôi, cô liền ghé vào chào. Anh Dao quay qua hỏi:
- Quen hả"
-  Không! Mới biết chỗ đứng đàng kia.
Anh Dao nhanh miệng liền mời cô ngồi xuống cùng giải khát . Cô rất tự nhiên, không chút bỡ ngỡ,không e lệ,  rụt rè, vui vẻ  ngồi xuống cạnh chúng tôi. Thấy cô tỏ vẽ thân thiện, tôi bạo dạn hỏi:
-  Chắc cô sắp tốt nghiệp"
- Cháu còn một năm nữa đấy.
- Cô theo học major nào ở USC"
- Cháu theo học môn " vi tính ứng dụng"
- Tốt nghiệp rồi. Cô định xin làm ở đâu"
- Cháu phải trở về Việtnam.
- Cô là du sinh à "
- Thưa vâng.
Tôi thật thà hỏi:
- Thế à! Cô đi biểu tình không sợ Việt Cộng chụp hình làm khó dễ khi trở về nước sao"
Cô không trả lời ngay câu tôi hỏi vừa rồi, cô cầm chai nước hớp một ngụm, rồi lên giọng, nghiêm nghị nói một hơi dài :
- Nếu mỗi người Việtnam ở đây đều sợ hết thì Cộng sản Viêtnam tha hồ muốn làm gì thì làm đó. Họ tham nhũng, vơ vét, cửa quyền, muốn bắt ai thì bắt, muốn giam ai thì giam, không có luật pháp, kỷ cương gì hết. Họ đưa toàn dân đến chỗ khốn cùng, kiệt lực, quốc gia, tổ quốc tan hoang đó chú. Du sinh cũng có năm bảy loại du sinh, chú ơi! Hơn nữa, tốt nghiệp rồi cháu không muốn trở về đâu. Cháu muốn xin ở lại Mỹ.
- Bằng cách nào cô xin  ở lại đây" Cô có bà con gì ở Mỹ nầy không"
- Cháu chỉ có một bà chị họ con ông bác ở tận Alaska. Cháu cố học để khi tốt nghiệp ra trường với GPA thật xuất sắc, và xin tiếp tục học lên nữa. Cháu sẽ tìm một người mà cháu thật lòng yêu, có quốc tịch Hoa Kỳ để lập gia đình..
- Cháu đến đây du học tự túc hay học bỗng"
- Một nửa cha mẹ cháu đài thọ, một nửa là của chính phủ Hoa kỳ cấp qua chương trình được chọn lựa trong những sinh viên xuất sắc.
- Cháu đã là sinh viên xuất sắc rồi đấy. Cháu không ưa Cộng sản, sao cháu mua vé vào xem văn công DVH  hát, vừa tốn tiền, vừa mất thời giờ đó. Thời giờ đó đến thư viện đọc sách hay làm công việc từ thiện có ích hơn cháu ạ.
- Cháu biết!. Cháu đâu có mua. Họ phát không cho đấy.
- Thì ra là thế!
Nghe tới đây, tôi thầm hiểu rằng Việt Cộng có chủ trương đưa Đàm Vĩnh Hưng ra các nườc tự do ca hát là có một chủ định đen tối. Chúng lợi dụng sự chóng quên của một số người VN tỵ nạn Cộng sản. Họ đã dễ dàng quên đi những sự tàn ác dã man của bọn côn đồ Cộng sản đã đối xử tàn tệ với họ khi còn ở trong nước. Bây giờ thoát ra được các  nước Tây phương, họ có tự do, cơm no ấm cật, rững mỡ, họ dư tiền, dư của, rủ rê du lịch Việtnam, ăn chơi phè phởn trong khi cả triệu triệu người Việt nam thấp cổ bé miệng bị bọn lãnh đạo Đảng viên có quyền, có  chức bóc lột, chà đạp, cướp nhà, cướp đất, lừa gạt, hăm dọa, vô cớ bắt bớ, đánh đập, tra khảo, vu oan giá họa v...v...giờ đây họ sống yên lành ở đây, nhận vé tặng không của bọn tay sai Cộng sản ở hải ngoại, họ xun xoe áo quần, che mặt sắp hàng vào xem những tên văn công Cộng sản, hát hò, ru ngũ ...họ đâu có biết rằng một số lớn đồng bào của chúng ta còn lại trong nước bị lũ thống trị Cộng sản Việtnam tước đọat hết quyền làm người tối thiểu phải có như: tự do hội họp, tự do tôn giáo, nhân quyền, tự do báo chí v...v...
Tôi đang miên man nghĩ ngợi những điều vừa kể ở trên; bỗng anh Dao đứng dậy, tôi nắm tay anh nhờ kéo tôi cùng đứng lên. Chúng tôi chào chị Trạch và tiếp tục ra chỗ hàng rào biểu tình tiếp. Cô sinh viên mới quen xách máy hình theo chúng tôi.
Chúng tôi có một chiều thứ Bảy thật có ý nghĩa.
                                                            Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
15/08/201608:00:02
Khách
Tôi nhớ hôm ấy vợ chồng tôi có đi biểu tình chống Đàm Vĩnh Hưng. Tác giả đã thuật đúng quang cảnh biểu tình hôm ấy.
Tôi thấy một số lớn du sinh VN qua Mỹ học xong thường tìm mọi cách xin ở lại Mỹ. Đó là một sự thực hiển nhiên.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến