Hôm nay,  

Anh Em Xa Cách

18/11/201800:00:00(Xem: 11882)
Tác giả: Phước An Thy

Bài số 5550-20-31356-vb8111818

 
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
 

***

 
Năm 1954, gia đình ông bà nội tôi di cư vào Nam vì sợ sẽ bị đấu tố oan là địa chủ, ác bá. Ngày đi, một người em của ông nội tôi, không có con, đã dụ dỗ chú tôi chưa tới 10 tuổi, đưa đi trốn gia đình. Tìm con không được, ông rớt nước mắt, bà ngất đi tỉnh lại mấy lần, nhưng đành phải ra đi với sáu người con còn lại. Anh em và bà con của ông bà tôi đa số đều ở lại miền Bắc. Gia đình, dòng họ bị “tan đàn xẻ nghé” từ đó.

Sau năm 1975, chú tôi ở ngoài miền Bắc vào Nam tìm gia đình. Gặp gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách, chú đã được gọi tiếng cha mẹ. Anh em ôm nhau trong sự nghẹn ngào khôn xiết. Mọi người kể cho nhau nghe chuyện ai còn ai mất, chuyện gia đình trong Nam và ngoài Bắc.

Sau những phút ngỡ ngàng, vui mừng sum họp, chú biếu cho ông bà nội và các anh em, mỗi gia đình một chùm tỏi khô. Các cháu nhỏ, mỗi đứa được một cái bánh đậu xanh, vuông nhỏ hơn hai lóng tay.

Chú nói với ông bà nội tôi, “Gia đình con ngoài đó cũng khá lắm, có xe đạp để đi làm, quanh năm không bao giờ thiếu tỏi”. Cả nhà mỉm cười, mặc cho chú kể huyên thuyên vì bây giờ các gia đình anh chị em trong này, ai cũng đã nghèo và thiếu thốn đủ thứ.

Chú nói rất thật, vì sau này, khi tôi ra thăm cha tôi ở tù ngoài Bắc, có ghé đến thăm gia đình chú thím, thấy nhà treo rất nhiều tỏi khô. Sau mỗi ngày đi làm về, chú rửa chiếc xe đạp sạch loáng, rồi treo lên sà ngang trần nhà. Cả làng của chú chỉ có đôi ba chiếc xe đạp.

Mấy năm sau, có rất nhiều bà con, anh em dòng họ của ông bà nội tôi ở ngoài Bắc chuyển vào Nam sinh sống, trong đó có gia đình chú tôi. Trước ngày chuyển công tác vào Nam, chú làm thịt một con chó, kho nấu thành nhiều món, đem đến trại tù “cải tạo” ở Hoàng Liên Sơn thăm cha tôi. Anh em gặp nhau không cầm được nước mắt.

Chú động viên cha tôi, “Anh an tâm học tập cho tốt, lao động cho giỏi để được đảng và nhà nước khoan hồng...”.

Cha tôi nói, “Ở đây, tinh thần tôi vẫn vững mạnh, tôi biết đảng, nhà nước như thế nào rồi, chú khỏi lo cho tôi”.

Vào Nam, chú được bổ nhiệm làm giám đốc một nông trường lớn, cuộc sống gia đình chú ổn định, khá giả hơn nhiều so với các gia đình anh em trong Nam.

Thấy chú là giám đốc nông trường, tôi xin chú cho tôi vào làm công nhân để có chút ít gạo tiền nuôi các em, chứ ở trên vùng kinh tế mới chỉ ăn toàn khoai với sắn. Chú bảo tôi về làm tờ lý lịch, đưa cho chú. Tôi mừng lắm, về làm tờ khai lý lịch đưa ra xã ký. Ông chủ tịch xã ký tờ khai lý lịch của tôi, nhưng có kèm theo lời phê, “Thành phần bản thân không rõ, cha có nợ máu với nhân dân đang học tập cải tạo”. Dù chú là giám đốc, nhưng sợ liên luỵ nên tôi không được vào làm công nhân nông trường.

Cha tôi ở tù, qua nhiều trại “cải tạo” ngoài miền Bắc, gần 10 năm mới được thả về.

Nhân dịp cha tôi được thả ra tù, cả đại gia đình mở tiệc ăn mừng sum vầy. Mọi người thân trong gia đình cùng nhau ôn lại những ký ức xa xưa, những ly tán cách nay mấy chục năm, nhớ lại những thời khắc đối mặt với sinh tử trong chiến tranh, những mất mát... Đang rưng rưng bởi những nỗi buồn đau ly biệt và niềm vui đoàn tụ, chú lại thao thao kể chuyện ngoài Bắc. Chú kể chuyện chú được đi du học ở Liên Xô, tốt nghiệp ngành nông nghiệp, chuyện ngày miền Nam được “giải phóng”, rồi chú buột miệng gọi tên “Bác Hồ”.

Nghe đến hai chữ “Bác Hồ”, vậy là cha tôi nóng mặt nói, “Nhà này không có người nào tên Hồ, không có bác Hồ nào ở đây cả”.

Một lúc sau, chú lại lỡ lời nói từ “Nguỵ quân nguỵ quyền”, cha tôi không còn kiềm chế được cơn giận của mình, ông quát lớn, “Tôi không là nguỵ, tôi có chính nghĩa của tôi, nguỵ là do bên cộng sản chú mày tự đặt ra”.

Chú chống chế, “Người dân miền Bắc dưới sự lãnh đạo của bác và đảng đã quen nói như thế...”.

Chú chưa dứt câu, cha tôi cầm ngay ống thuốc lào táng vào đầu chú. Nước thuốc lào hôi thối văng tung toé khắp nơi. Máu trên đầu chú chảy xuống ướt đỏ cả vai áo.

Chú khóc nấc từng cơn, “Con một thân một mình, sống thui thủi ngoài Bắc mấy chục năm, giờ giải phóng gặp lại nhau mà anh đối xử với con như vậy ba coi được không”.

Cha tôi càng điên tiết vì nghe tới hai chữ “giải phóng”, ông quát lớn: “Giải phóng gì? Giải phóng mà dựng lên hàng trăm trại tù cải tạo, chiếm nhà, cướp đất, đoạt tài sản, bắt dân đi kinh tế mới khiến vợ tôi phải chết tức tưởi ở đó, thù hận truy cứu lý lịch con tôi đến ba đời. Muốn ghi công ơn bác, đảng của chú thì ra khỏi nhà này mà ghi ơn”.

Chú im lặng một chốc rồi nói, “Ngoài Bắc em đâu có ủng hộ đánh miền Nam, nhưng không dám lên tiếng, vì sợ bị triệt đường sinh sống”.

Cha tôi nói lớn, giọng bực tức, “Thắng làm vua thua làm giặc, nhưng tôi nhất định không để ai làm nhục lý tưởng của tôi”.

Cha tôi và chú cứ nói qua nói lại, không ai chịu dừng. Bỗng ông nội tôi đập bàn, gạt chén đĩa rơi xuống đất loảng xoảng, giọng ông giận dữ, “Tao còn ngồi đây mà tụi bây coi tao như đã chết. Anh em trong nhà lâu ngày gặp nhau không nói chuyện vui đoàn tụ mà lại tranh cãi những chuyện gì đâu để sinh ra xô xát”.

Cha tôi, chú và mấy người em trong gia đình, ai cũng ngồi im thinh thít, không dám nói gì thêm.

Bà nội thu dọn các mảnh vỡ, rồi dọn chén đĩa khác lên bàn. Bà lẩm bẩm, giọng buồn bã, “Nhà này từ trên xuống dưới, ai cũng cứng đầu cứng cổ, nhất định không ai chịu nhường ai. Con cái thì cha mẹ chẳng coi đứa nào phe này hay phe kia. Cuộc đời mỗi đứa bây có được mấy ngày vui”.

Mọi người ngồi lặng yên quanh bàn kê ở giữa nhà. Cha tôi chống tay nhìn chòng chọc vào ngọn đèn dầu vàng ệch, leo lét. Chú tôi ngó ra bóng đêm mông lung bên ngoài, còn ông nội cứ hút thuốc lá liên tục, nét mặt ông vẫn còn vẻ giận dữ.

Ngày cả nhà sum họp đầy đủ sau mấy chục năm, đáng lẽ phải vui vẻ, thân tình, cảm động, vậy mà trái lại, ngày tương phùng đã rất u buồn.

Con cháu trong nhà cũng bất hoà còn hơn cả cha, chú. Thế hệ trẻ anh em chúng tôi, cả phía trong Nam lẫn ngoài Bắc vào, nhất định không nói chuyện với nhau.

Thời gian đầu chúng tôi cũng có chuyện trò với nhau, nhưng càng nói thì càng có nhiều xung đột, sau ghét nhau ra mặt. Anh em miền Bắc chế nhạo, nhục mạ anh em miền Nam thua trận, nghèo hèn. Anh em miền Nam khinh anh em miền Bắc giả dối, láu cá vặt, tham ăn. Phía miền Bắc nói, “Quân theo chân đế quốc thua trận, đã nghèo mà còn bày đặt sĩ diện, ra vẻ cao quý”. Phía miền Nam nói, “Phèn chưa tan trên các móng chân, tóc chưa phai mùi khét nắng mà làm kẻ giàu sang, quý tộc hợm mình”.

Các anh chị em từ miền Bắc vào, càng ngày càng hả hê hơn vì sự giàu có của gia đình mình, ai cũng có việc làm trong Bộ nội vụ, Bộ quốc phòng, trong chính quyền. Trái lại, lớp trẻ miền Nam chúng tôi trắng tay, tương lai mù mịt, sống nghèo đói trên các vùng rừng núi “Kinh tế mới” hay làm các nghề lao động vất vả để tồn tại.

Tình cảm giữa anh chị em trong gia đình ngày càng dửng dưng, nhạt nhoà và xa cách thêm.

Sau gần hai mươi năm nín nhịn, chịu đựng những điều cực nhục, những nụ cười chế giễu, rồi trời cũng thương, cho con cháu của những người đã phục vụ trong chế độ miền Nam có cơ hội ngẩng mặt làm lại cuộc đời khi được chính phủ Hoa Kỳ cho tỵ nạn nhập cảnh theo diện HO.

Tuy qua Mỹ khi tuổi đã lớn, nhưng anh em chúng tôi ai cũng cố gắng, nỗ lực làm lại cuộc đời, chăm chỉ học hành, siêng năng làm việc và nhờ gặp nhiều may mắn nên chỉ một thời gian ngắn đã ổn định cuộc sống ở quê hương mới này.

Khi trang mạng xã hội facebook phổ biến, thấy facebook cá nhân của các em ở Việt Nam, tôi yêu cầu làm bạn với các em. Thật ngạc nhiên là các em họ liền chấp nhận nối kết và gửi status thân mật, hình ảnh, video của gia đình các em. Tôi mừng, nghĩ đó là sự gắn kết do tình máu mủ, là tình yêu thương nên đã chia sẻ niềm vui với nhau.

Việc dùng facebook, sự giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách về không gian và thời gian giữa anh em chúng tôi như được thu hẹp lại. Cũng từ đó chúng tôi biết được cuộc sống của mỗi gia đình, hiểu thêm những suy tư của nhau.

Trên trang facebook cá nhân, tôi chia sẽ chủ yếu là hình ảnh hay những status bày tỏ suy nghĩ, tâm tư tình cảm gia đình của mình và thỉnh thoảng có xen vào những thông tin chính trị về việc chính quyền Việt Nam thay vì bảo vệ tổ quốc, phát triển và quản lý đất nước một cách hiệu quả, công bằng, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân, lại đi cướp tài sản của dân mình, huỷ hoại môi trường, bán dân, bán nước mình... Những thông tin này được xem là thông tin “nhạy cảm”, “phản động” đối với chính quyền và các gia đình có truyền thống cách mạng Việt Nam.

Các anh em tôi trong nước chắc có xem những điều tôi chia sẻ trên trang facebook cá nhân của tôi, nhưng họ lờ đi như không biết. Sau một thời gian, họ inbox, viết tin nhắn tranh luận và phản đối những vấn đề tôi chia sẻ mà theo họ là xuyên tạc, xúc phạm tổ chức chính quyền, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá đảng và nhà nước... họ yêu cầu tôi xoá và chấm dứt chia sẻ những thông tin như vậy. Cũng từ đó mà tôi biết được, hiểu rõ rằng chúng tôi có ý tưởng, suy nghĩ và khái niệm của các vấn đề chính trị một cách khác xa nhau.

Tôi không có ý tranh luận gì, chỉ kể cho các em ở Việt Nam biết cuộc sống và việc làm của tôi, chia sẻ về cách sống, văn hóa và con người tại Mỹ như thế nào để mang lại cho các em một cái nhìn tổng quan về cuộc sống ở Mỹ. Thật khó để có thể miêu tả một xã hội Mỹ với những đa dạng về chủng tộc, văn hóa, xã hội, kinh tế và cả vấn đề nhân sinh quan, nên tôi chỉ nói lên những nét khác nhau của văn hóa xã hội Việt và Mỹ để các em hiểu biết, mở rộng tầm nhìn, nhưng có lẽ sự khác biệt quá lớn khiến các em khó chấp nhận được.

Không như chính quyền Việt Nam, chính quyền liên bang Hoa kỳ có ba nhánh, lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập, tam quyền phân lập rõ ràng. Ở Việt Nam vì Đảng Cộng sản nắm độc quyền về cả chính trị lẫn kinh tế, nên xã hội có nhiều sự bất bình đẳng. Trước luật pháp của một xã hội dân sự, mọi người đều bình đẳng, được bảo vệ như nhau, trong khi đó ở Việt Nam ngành tư pháp chịu sự chỉ đạo từ hành pháp khiến người dân không hy vọng có công lý một cách bình đẳng. Mô hình xã hội kinh tế thị trường chắp nối hiện nay của Việt Nam tạo ra một tầng lớp tư sản mới hưởng đặc quyền, đặc lợi và là nguồn gốc cho nạn tham nhũng, bòn rút tài sản quốc gia. Vì tất cả lĩnh vực đời sống được tổ chức thông qua nhà nước đã tạo nên sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn hơn giữa nông thôn và thành thị, giữa người dân và cán bộ.

Bộ máy lãnh đạo quốc gia phải có khả năng, tìm phương cách bảo vệ lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, một lòng với dân với nước, tôn trọng, thực thi hiến pháp thì toàn dân mới một lòng đóng góp tài năng, vật chất vào công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước, nhờ đó quốc gia mới trở thành tiên tiến được.

Dù tôi có nói và dẫn chứng rõ ràng với tư cách là một người đã có kinh nghiệm sống trong Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gần hai mươi năm và hơn hai mươi năm trong Xã hội Tự do Dân chủ Hoa Kỳ, nhưng các em chẳng chịu tin. Anh em chúng tôi xa cách nhau đã lâu, hoàn cảnh sống lại khác nhau, nên nhìn sự việc với góc nhìn khác nhau và chúng tôi có nói gì đi nữa thì cũng khó mà thay đổi sự suy nghĩ của nhau. Tuy trong thời buổi thông tin tràn ngập trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhưng không phải ai đọc cũng hiểu biết được đâu là thông tin sự thật, đáng tin và đâu là thông tin dối trá, tuyên truyền. Anh em chúng tôi càng đào sâu vào cội rễ của các vấn đề càng bất hòa hơn vì thành kiến cá nhân ngăn cản chúng tôi chấp nhận sự nhận thức riêng của mỗi người.

Tôi nghĩ với thời gian thì sự mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình chúng tôi sẽ bớt đi, nhưng thật buồn lòng vì bây giờ tình cảm máu mủ lại bị chia cắt thêm, mâu thuẫn đã có từ trước lại càng tăng thêm. Qua phương tiện mạng xã hội, tôi hy vọng anh em sẽ gần nhau hơn, nhưng sau một thời gian liên tục gửi tin nhắn cũng như gọi điện thoại qua facebook, các người em ở Việt Nam dần dần cắt đứt tình trạng bạn bè với tôi.

Tuy các em hủy kết bạn, chặn facebook của tôi, nhưng lại lập facebook khác với cái tên khác để theo dõi tôi. Tôi biết nên cẩn trọng hơn khi chia sẻ hình ảnh, bài viết trên facebook cá nhân của mình để khích lệ tình anh em và biết đâu các em lại có một sự “tự chuyển hóa” nào chăng.

Mới đây, tôi được biết có một người em họ của tôi vừa nghĩ hưu non và được con gái bảo lãnh qua Mỹ định cư. Con gái của em họ tôi du học và lấy chồng sống ở một tiểu bang khác.  Tôi có thử liên lạc với em, nhưng có lẽ không muốn giao tiếp với ai nên em không trả lời.

Trước đây, khi còn nhỏ, tôi không thích các anh chị em ở miền Bắc vào, nay đã lớn tuổi, tôi thấy những mâu thuẫn giữa chúng tôi không đủ để có thể cắt đứt tình cảm anh chị em, một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng xa cách tình cảm của anh em chúng tôi là do đâu? Ai trong chúng tôi là người phải có trách nhiệm nối lại tình thân ái giữa anh chị em và cho con cháu mình sau này? Tôi phải làm gì để anh chị em trong và ngoài nước hiểu rõ nhau hơn, để giúp anh chị em hòa thuận, yêu thương lẫn nhau?

Anh chị em bất hòa với nhau thì nhờ đến cha mẹ hòa giải, như cha và chú tôi đã được ông bà nội tôi giải hoà, nhưng nay các đấng bậc ông bà, cha, chú của chúng tôi đã lần lượt trở về bụi tro, người chôn thân ở đất khách quê người, kẻ gửi tro tàn xa nơi chôn nhau cắt rốn tới nửa vòng trái đất.

Dẫu tình cảm thiêng liêng gia đình vẫn còn ẩn chứa trong lòng mỗi người chúng tôi, dẫu đau xót khi thấy tình cảm ấy bị chia cắt, nhưng lớp con cháu ở trong và ngoài nước vẫn chưa thể ngồi lại nói chuyện với nhau được.

Dù mái ấm gia đình riêng tôi là hạnh phúc, nhưng lòng tôi không an vui về chuyện các anh chị em trong dòng họ vẫn không nhìn mặt nhau. Anh chị em chúng tôi chịu ảnh hưởng của môi trường giáo dục khác nhau và lại ở cách nhau nửa vòng trái đất nên để thường xuyên quan tâm đến nhau, để hóa giải những mâu thuẫn giữa anh chị em trong gia đình là một điều rất khó khăn. Điều này tạo nên một cảm giác của sự bất lực trong lòng tôi.

Cuộc chiến Nam Bắc đã chia cách anh em, bà con trong dòng họ thành hai phe đối nghịch, gây ra nhiều oan trái cho bao gia đình. Tuy niềm tin, lý tưởng của chúng tôi khác nhau và anh em đã đi riêng trên con đường mà mỗi người đã chọn, nhưng tôi vẫn ước mơ có một ngày, anh em trong dòng họ cùng nhau xua đi những thứ cản trở, xua đi bóng đen quá khứ và  ngồi bên nhau trong sự đoàn kết, yêu thương.

Phước An Thy

Ý kiến bạn đọc
09/01/202023:02:06
Khách
Bai viet hay, cam dong, va viet rat thanh that. Mung cho tac gia den duoc bo tu do, thoat canh ngheo doi.
22/11/201817:34:25
Khách
Ngày nào VN mất về tay mấy thằng tàu lạ lúc đó 4 triệu tên đảng viên cộng đỏ VN mới sáng mắt ra. Còn bây giờ chúng được bổng lộc bạc triệu, quyền hành trong tay nên đừng hòng chúng thay đổi cho dù chúng đã biết cái chủ nghĩa này chỉ là sự bịp bợm lưu manh mà cái nước đẻ ra nó đã vất vào sọt rác gần 30 năm rồi.
Điều ngu nhất là chúng cứ nghĩ cứ hốt cho đã xong chuồn đi ngoại quốc là xong. Chúng đâu nghĩ là chính mấy tên tàu lạ sẽ lấy tiếng nhân dân VN đi bắt mấy tên tham nhũng của chính quyền cũ về xử và tịch thu lại tài sản của nhân dân. Thằng ăn cắp vặt gặp tổ sư ăn cướp.
20/11/201816:14:30
Khách
Gần 200000 cán binh Cộng sản buông súng trở về với chính nghĩa sáng ngời của Việt Nam Cộng Hòa : Chương trình Chiêu hồi phát động dưới thời Đệ nhất Cộng hòa ngày 17 tháng 4 năm 1963 kêu gọi quân đội cộng sản trở về với "chính nghĩa quốc gia". Từ năm 1963 đến 1975, chương trình này đã thâu nhận khoảng 200000 người hồi chánh.

Trong những người hồi chánh có cả thượng tá Tám Hà Văn Đắc -chính ủy Sư Đoàn 5 , trung tá Phan văn Xưởng, trung tá Huỳnh Cự , nhà văn Xuân Vũ , ca sĩ Bùi Thiện và Đoàn Chính ( con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn ).

Về ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập ngoại giao với 87 quốc gia và 6 quốc gia ở cấp bán chính thức. Lập trường ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa là không chấp nhận bang giao với chính phủ nào công nhận chính phủ cộng sản Bắc Việt và chính phủ "Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ".
19/11/201815:46:57
Khách
Chủ nghĩa Cộng sản vong bản chia đôi đất nước, chia rẽ dân tộc . Ngày nay, cái chủ nghĩa này đã bị đào thải, chỉ còn lại bọn tàn dư cộng sản 5 nước. Ở Việt nam, chúng hiện nguyên hình là một đảng cướp sạch Việt nam (ĐCSVN)vờ vĩnh đeo mặt nạ Karl Marx dể có cớ tiếp tục ăn trên ngồi trốc, đàn áp nhân dân, và lừa bịp thế giới.

Thế nhưng làm sao mà đảng Cộng sản Việt nam đã nuốt trọn được đất nước ? Đó là vì do chúng xử dụng tuyên truyền dối trá, khủng bố tàn bạo đàn áp , đe dọa người dân, và sau rốt, chúng có cơ may " mèo mù vớ được cá rán "- đánh lén Mậu Thân 1968 thua đậm, đánh lớn Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 thua tan nát, tuy nhiên, sau cùng , vẫn nuốt được miền Nam vì Nixon bắt tay hòa hoãn với Tàu cộng cam kết sẽ không bao giờ quay trở lại Việt nam và Quốc Hội cúp viện trợ cho miền Nam.

Đó là chưa kể đến những những yếu tố khác thuận lợi cho chúng , tỷ như Mỹ lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, áp dụng chính sách " chiến tranh giới hạn" ngăn cản quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiến quân ra Bắc vì sợ Tàu cộng nhảy vô - như ở Đại Hàn, không trang bị cho người lính Việt Nam Cộng Hòa những vũ khí tương xứng với vũ khí mà khối Cộng sản cung cấp cho Bắc Việt, phong trào phản chiến ở Mỹ, v...v...

Cho dù hiện nay đảng Cộng sản nắm giữ tất cả các phương tiện truyền thông,ép báo chí đi "lề bên phải ", không cho tư nhân có quyền ra báo, kiểm duyệt các trang blog của dân, dựng tường lửa ngăn chận tin tức truyền vào trong nước ,, v.v… Thế nhưng, tác giả vẫn gắng vạch ra cho anh em trong nước thấy bộ mặt thật của đảng và Nhà Nước Cộng sản độc tài, bán nước. Thật là đáng ngợi khen.

Một bài viết hay cả về nội dung và lời văn.
19/11/201800:08:10
Khách
Chẳng phải khác chính kiến Bắc nam mà khác cộng hoà với dân chủ anh chị em sống trong cùng nước mỹ cũng bàn luận rồi o nhìn mặt nhau nữa tác giả ơi .
Với tôi tôi nghĩ là cả đôi bên đều có đầu óc hẹp hòi thế thôi . Rồi đến một ngày họ sáng mắt ra , định cư tại mỹ nhưng vì quá mắc cỡ nên o muốn nhận họ với người ở mỹ . Tác giả cũng chẳng nên suy nghĩ nhiều cho khổ thân .
18/11/201823:07:11
Khách
Chỉ có cách lật đổ csvn càng sớm càng tốt
18/11/201818:31:54
Khách
Ông ráng sống thêm cho đến khi những đứa cháu của em gái ông được sinh ra và trưởng thành tại bất cứ nơi nào trên trái đất mà không có cộng sản thì ông mới mong đạt được “Ước Vọng”.Chúc ông may mắn.
18/11/201816:11:45
Khách
Bài viết hay lắm anh Phước An Thy! Có lẽ mỗi một gia đình VN đều lâm vào cảnh này. Có nhiều gia đình còn đổ vỡ hơn nhiều vì quá khích. Ngẫm lại, thật khó mà có sự " hoà hợp Bắc Nam " vì họ bị...tẩy não hết rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,318,494
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa