Tác giả: Hoàng Nguyễn
Bài số 5427-19-31265-vb2070218
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
****
Nghĩ lại cho cùng thân phận của chúng ta cũng giống như một trái banh mà thôi… Từ khi chúng ta sinh ra đời, được nuôi dưỡng bởi gia đình, giống như trái banh được bơm đầy hơi trước mỗi trận bóng…Từ khi mở màn cho đến khi kết thúc, không khác gì như cuộc đời của chúng ta, cũng nổi trôi theo dòng thời gian và lụi tàn theo năm tháng.
Nếu được vinh quang, may mắn và chiến thắng thì tạm gọi là “Trời Cho”. Còn nếu như thất bại, thua cuộc, thì nói ngược lại là “Trò Chơi” mà người Mỹ thường nói “It is just a game…”
Định mệnh trớ trêu, nghiệt ngã, may mắn, bất công, niềm tin, hy vọng, ước mơ và đổi mới… tất cả những danh từ ấy luôn gắn liền với hai chữ bóng đá và cuộc đời của chúng ta.
Bóng đá… đam mê và vinh quang…
Diego Maradona lớn lên ở khu ngoại ô Villa Fiorito thuộc phía Nam vùng Gran Buenos Aires, Argentina. Làm quen với bóng đá trên bãi đá, đến năm 9 tuổi thì Maradona tham gia đội tuyển trẻ của câu lạc bộ Argentinos Juniors. Do Maradona chưa đủ tuổi ghi danh thi đấu nhưng vì niềm đam mê tột đỉnh của anh nên huấn luyện viên buộc anh phải khai gian tuổi, và thậm chí là cho Maradona thi đấu dưới một cái tên khác.
World Cup 1986 Mexico được tôi nhớ đến với bốn chữ “bàn tay của Chúa” từ Maradona trong trận đấu với đội tuyển Anh Quốc và là một trong những bàn thắng gây tranh cãi nhất trong lịch sử túc cầu. Cá nhân anh đã đem lại hạnh phúc và vinh quang cho cả đất nước Argentina, cho dù anh chơi dơ bẩn, anh đã chiến thắng, nhưng lịch sử đã lên án anh. Chơi gian dối nhưng đem lại vinh quang, hay chơi thật thà nhưng thất bại? Cuối cùng lương tâm và lý trí của anh đã làm anh thốt lên: “Chúa ơi, con cảm thấy tội lỗi quá, hãy tha thứ cho con” .
Còn đội tuyển Anh Quốc thì sao? Họ đau đớn, trớ trêu, nghiệt ngã chấp nhận cuộc chơi không công bằng và ra về với hai bàn tay trắng.
Thật cảm kích lối đá thiên phú, khôn khéo và tài năng của Maradona, nhưng trên hết vẫn là tấm chân tình của người dân Mexico sau một trận động đất dữ dội trước đó đã làm thiệt mạng 20,000 người. Dù vậy họ vẫn cố gắng làm tròn nhiệm vụ của đất nước đăng cai giải World Cup 1986 thật thành công mỹ mãn. Coi như niềm đam mê bóng đá của Maradona đã thật sự đưa anh đến đỉnh cao của vinh quang cuộc đời.
Bóng đá đam mê…và cuồng nhiệt...
Theo thông lệ, sau giải World Cup kết thúc. Truyền hình nhà nước Việt Nam thường cho chiếu lại tất cả các trận đấu hay trong giải cho mọi người xem một lần nữa, nhưng trớ trêu thay, sự “ra đi” đột ngột và bất ngờ của “tổng bí thư” Lê Duẫn chỉ vài ngày sau khi mùa giải kết thúc, như thế là cả nước phải cùng nhau truy điệu cờ trống kèm theo điếu tang “vô cùng thương tiếc” hàng ngày trên đài, TV. Buổi tối thì TV chiếu đi chiếu lại bộ phim truyền hình nhiều tập Ván Bài Lật Ngửa của nhân vật làm nội gián Nguyễn Thành Luân.
Cô Hai hàng xóm người Hải Phòng thì bảo rằng đây là vấn đề cấm kỵ (danh từ ngày nay trong nước thường gọi là vấn đề nhạy cảm) không được nhắc đến.
Các cán bộ ơi! khi mà đất nước chỉ có một kênh truyền hình TV chiếu đi chiếu lại hình ảnh cấm kỵ kia thì thử hỏi hai chữ tự do và độc lập của người dân ở đâu nhỉ. Hay chẳng qua đây là hình thức tuyên truyền khôn khéo của một chế độ. Đó là chưa kể đến phải đợi đến khi nào cô Hai nhà giàu hàng xóm ở Hải Phòng mở cổng cho phép “chúng em” vào xem TV thì “chúng em” mới được vào.
Sống trong một xã hội mà giàu và nghèo được phân chia quá rõ rệt, gia đình có TV và gia đình không có TV, uống bia và không uống bia, hút thuốc ba số 5 và hút thuốc Vĩnh Hội. Mê đá banh, coi đá banh, nhưng phải thật sự đá banh thì mới được gọi là đam mê đá banh.
Sài Gòn thời bao cấp! gạo còn chưa đủ ăn, thực phẩm thì phải xếp hàng dài ở hợp tác xã quận, thử hỏi làm sao có một trái banh “xa xỉ” để mà đá. Tất cả những yếu tố trên, tôi tin rằng tất cả chỉ đưa vào hai chữ “gia đình có công với cách mạng” và “gia đình không có công với cách mạng” mà thôi.
Khi Mexico đăng cai World Cup và họ đã quyết định chọn một linh vật gọi là “Pique” ra đời. Linh vật này mang hình dáng trái ớt xanh jalapeno nổi tiếng, đội chiếc nón Sombrero truyền thống. Pique xuất phát từ Picante trong tiếng Tây Ban Nha vốn chỉ những loại ớt với mùi vị đặc trưng, hàm ý ở đây là chỉ sự đam mê và cuồng nhiệt dành cho bóng đá. Thế là niềm đam mê và cuồng nhiệt của tôi cho mùa bóng Mexico 1986 đã bị vứt bỏ.
Bóng đá… đam mê và định mệnh…
Bốn năm sau đó… Sài gòn vào những năm tháng đầu tiên của mùa hè 1990, mọi nơi mọi nhà đều rộn rã, xôn xao với làn sóng tị nạn dành cho tù nhân cải tạo hay thường gọi là chương trình HO, rồi chương trình đoàn tụ gia đình ra đi có trật tự (ODP), kế đến là chương trình hôn nhân, hôn thê vừa được chính phủ Mỹ bắt đầu.
Ở khắp phố phường, từ Quận 1 đến Quận 3, vòng qua Quận 8, ngang qua Phú Nhuận, chạy xuống Tân Bình, ban ngày đâu đâu cũng xuất hiện những biểu ngữ quảng cáo học tiếng Anh, nào là Anh Ngữ Cấp Tốc, Anh Ngữ Thực Dụng, hay là Anh Ngữ Ngày Nay (English for Today). Thỉnh thoảng trong lớp học tiếng Anh đâu đó vang lên một vài câu tiếng Việt “Má ơi đừng gả con xa. Miễn sao qua Mỹ, Canada được rồi”. Nhưng khi màn đêm buông xuống, những biểu ngữ hoàn toàn khác, hấp dẫn hơn lại xuất hiện: Bóng đá máy lạnh (xem bóng đá được ngồi trong phòng lạnh điều hòa), Bóng đá trực tiếp (Watch live), hay là Bóng đá vệ tinh. Khi mà ngôn ngữ tiếng Anh chưa có phát triển lắm, thì những danh từ Satellite (vệ tinh), World Cup, Live còn quá xa vời và mơ hồ đối với người dân Việt Nam trong nước vào thời điểm bấy giờ. Tuy có khó khăn về ngôn ngữ, nhưng vẫn không thể nào cản trở được niềm đam mê bóng đá tràn ngập trong mỗi người dân ở thành phố quá nhộn nhịp này.
Tôi tấp chiếc xe đạp vào quán nước ven đường để coi hết trận bán kết World Cup vào giữa đêm khuya. Chị chủ quán nước rất vui vẻ, có lẽ hôm nào có đông người xem đá banh, thì hôm đó chủ quán nhất định sẽ vui vẻ, tuy nhiên chị vẫn hy vọng làm ăn khấm khá hơn để có được một TV màu coi được rõ nét hơn. Một vài người bàn tán lý do ra đi của đội tuyển Liên Xô do sự ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Xã Hội và các nước Đông Âu hay được Phương Tây gọi cuộc cách mạng những năm 1989. Có người lo sợ bảo rằng khi Liên Xô sụp đổ, tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ bị tịch thu theo kế hoạch của nhà nước, lúc ấy không biết có còn TV mà coi nữa không.
Ngồi sát bên tôi là hai chị em từ quận Gò Vấp qua đến Quận 4 để xem trận bán kết. Điện đèn ở thành phố thì lúc có lúc không, TV thì lúc tắt lúc mở, khách thì kẻ ra người vào không còn một cho trống. Sự tập trung cao độ cho loạt đá penalty ở trong trận bán kết làm cho mọi người quên đi cái nóng oi bức khó chịu của mùa hè ở Sài Gòn, và những gì đang xay ra xung quanh mình. Quay đi ngoảnh lại, chiếc xe đạp của hai chị em từ Gò Vấp đột nhiên không cánh mà bay. Đúng là “Cho thì không lấy, thấy thì không xin, để của thì rình”. Em trách chị, chị trách em, tiếng cầu cứu vô vọng giữa đêm khuya. “Chú ơi! chú có thấy chiếc xe đạp của con để ở đây không?”. Niềm vui từ bóng đá chưa trọn vẹn, thì nỗi buồn và sự sợ hãi lại tràn về. Vui vẻ chưa được bao lâu, mà ưu tư và phiền não lại đến với hai chị em kém may mắn này. Đúng là niềm vui và nỗi buồn không cách nhau bao xa về thời gian và không gian. Sài gòn chỉ có “họa” và “lệ”, quả thật là đúng. Thiết nghĩ cho cùng thì cũng giống như tôi từng bị mất trộm một chiếc xe ở thành phố Chicago to lớn này. Nhưng với sự so sánh không đồng đều này, thì đây quả là một nỗi buồn cho một chế độ!
Trách ai đây! Xã hội hay con người, luật lệ lầm hay lối sống đảo điên.
World Cup 1990 được nhớ nhiều đến bởi vua phá lưới người Italy “Toto” Schillachi mà người Sài Gòn thường gọi là “Tô phở”. Có những cầu thủ sinh ra chỉ để đá một giải. Họ như vệt sao băng trên bầu trời, vụt sáng rực rỡ nhưng rồi nhanh chóng lụi tàn. Toto Schillachi là người như vậy. Có lẽ anh sinh ra để tỏa sáng ở World Cup 1990 rồi vụt tắt. Có người bảo rằng tất cả mọi việc vừa xảy ra liên quan đến bóng đá đều là định mệnh… cũng giống như cuộc đời của mỗi chúng ta mà thôi.
Bóng đá… trớ trêu… nghiệt ngã, bi kịch và sự lụi tàn… Mùa bóng 1994 cũng lần lượt trôi qua với bao nhiêu buồn vui, lần này đất nước Cờ Hoa USA được đăng cai. Tôi may mắn sống trên đất nước văn minh này nên xem được TV “rõ nét” hơn, được trực tiếp vào sân vận động Rose Bowl ở thành phố Pasedena, để cảm giác được mùi cỏ dại tự nhiên trên sân cỏ đầu đời của mình. Với giải đấu này tôi thật sự chứng kiến sự lụi tàn của một huyền thoại, đó là Diego Maradona. Sau màn ăn mừng kiểu hít thuốc phiện ở trận gặp Hy Lạp, Diego Maradona đã lọt vào tầm ngắm của FIFA. Sau lượt đấu thứ hai với Nigeria, Maradona bị đưa đi kiểm tra. “Một làn khói trắng” của Diego đã làm cho FIFA “ru đời anh vào quên lãng”. Tôi không trách anh, cái tật đi đôi với cái tài, bởi vì vào thời điểm này “một làn khói trắng” vẫn còn trong vòng vi cấm kỵ của FIFA. Luật và lệ, cũng dành chấp nhận thôi. Bi kịch của Maradona vẫn chưa phải là đỉnh điểm của mùa giải này. Andres Escobar đã bị bắn chết ngay trên quê hương Columbia của anh sau pha phản vào lưới nhà định mệnh trong trận đấu với đội tuyển Mỹ. Với những kẻ quá khích, hành động của Andres Escobar chẳng khác gì là phản quốc. Giờ đây chúng ta có thể thấy những bất công và nghiệt ngã của túc cầu một cách rõ ràng. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của Escobar được đài ESPN phát lại nhiều lần với lời bài hát quốc ca của Columbia “si el sol alumbra a todos, justicia es libertad” (if the sun shines on everyone, justice is liberty) tạm dịch là “nếu mặt trời tỏa sáng trên mọi người, công lý là tự do…” có lẽ phải sửa lại thành bất công và oan nghiệt thì đúng hơn. Như vậy chúng ta lại trách ai đây. Tôi còn nhớ một vài câu thơ đâu đó:
“Những kẻ nào mê muội đến cuồng si
Làm như thế thì để được gì?
Cướp mất đi mạng sống tháng năm dài
Cuộc đời này vốn đã nhiều bất hạnh
Trách ai đây, số mạng hay hận thù
Luật lệ lầm hay kẻ thắng người thua.”
Bóng đá là thế, chiến thắng thì lúc nào cũng được gọi là “người hùng”, thua trận thì thỉnh thoảng bị hóa thành “tội đồ”. Baggio trong trận chung kết World Cup 1994 với Brazil cũng được xem là bi kịch và tội đồ. Cả đất nước Italy chìm trong tấn bi kịch lịch sử. Cuối cùng Brazil đã lên ngôi sau chiến thắng ở loạt sút luân lưu. Đây là lần đầu tiên sau 24 năm, Brazil mới trở lại ngôi cao nhất trong bóng đá thế giới.
Về phần tôi, đôi lúc nghĩ lại thân phận của mình cũng giống như một trái banh. Lúc mệt mỏi, chán nản, vất vả với công việc, thì chẳng khác nào giống như một trái banh xì hơi. Lòng đam mê bóng đá dần dần chết trong tôi. Thỉnh thoảng tôi mở TV băng tần 34 Telemundo nghe một vài anh Mễ la lên “Gooo”, “Gooo” “Goo” vào những lúc tối học bài khuya. Coi bóng đá vừa tốn nhiều thời gian, mặt khác lúc nào trong tôi cũng muốn sự công bằng trên sân cỏ. Có lẽ tôi bị ảnh hưởng bởi thế giới Phương Tây, nên tôi muốn mọi thứ cần phải được bình đẳng, rõ ràng và công khai trong thể thao. Bóng đá cũng giống như cuộc đời. Cái tốt và cái xấu của cuộc đời luôn xảy ra cùng một lúc. Có ai biết rằng đằng sau những đường chuyền tuyệt diệu là biết bao nhiêu điều xảy ra? Độc tài ư! Ai bảo bóng đá là môn thể thao phi chính trị, không hối lộ, không tham ô, không phe cánh, không chạy chức chạy quyền. Các bạn lầm rồi! Cựu chủ tịch danh dự của FIFA Joao Havelange đã buộc phải từ chức do liên quan tới vụ hối lộ của công ty marketing ISL trong những năm 1992-2000. Rồi đến “chân dung quyền lực” của chủ tịch FIFA Sepp Blatter phải từ chức vào tháng 6/2015 vì những cáo buộc liên quan đến việc tham nhũng và quản lý kém tại Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới.
Ôi tiền! “Mày là loại thuốc thần tiên hay là chất nghiện làm đảo điên loài người.”
Bóng đá… tiếp tục lụi tàn theo thời gian. Giữa thập niên 2000, TV kỹ thuật số (digital) xuất hiện nhiều hơn, hình ảnh ngày càng rõ nét hơn, sân cỏ ngày càng đẹp hơn. Nhưng trớ trêu thay, số người ham mộ coi bóng đá trên TV ngày càng ít hơn, sân cỏ thì buồn tẻ hơn, quảng cáo thì nhàm chán hơn. Thiên tài bóng đá thì chưa mấy ai xuất hiện. Mùa giải năm 2002 lần đầu tiên đăng cai ở Châu Á bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, “vết nhơ” thiên vị của trọng tài trong trận Hàn Quốc và Italy vẫn còn mang một âm hưởng nặng nề đến ngày hôm nay. Thời kỳ internet bùng nổ, gamble online thì lúc nào cũng sẵn sàng “welcome”. Thế là tệ nạn scandal bán độ xảy ra tràn lan không khác gì một cuộc “Cách mạng đen”. Scandal bán độ Calciopoli bùng nổ thời điểm một tháng trước kỳ World Cup 200 khởi tranh. Kết quả, Juventus bị đánh tụt hạng, nhiều câu lạc bộ khác như Milan, Lazio, Fiorentina bị trừ điểm ở mùa giải kế tiếp. Nhiều gương mặt “sừng sỏ” như Luciano Moggi nhận án phạt nặng nề. Không những thế, nhiều cầu thủ trong nhiều câu lạc bộ đình công. Biểu tình xảy ra nhiều nơi ở Châu Âu, khởi đầu từ sự mâu thuẩn giữa nghiệp đoàn bóng đá và ban quản trị của câu lạc bộ. Tồi tệ hơn khi cầu thủ Juventus, Gianluca Pessotto đã nhảy lầu tự tử vì stress. Ba mươi hai đội bóng bước vào vòng World Cup 2006 với những đôi chân trĩu nặng, liệu đồng tiền có làm họ xao xuyến hơn không? Bỏ qua những đồn đoán sai lầm, những định kiến cũ kỹ và lỗi thời, một lần nữa họ đã chứng minh cho thế giới biết rằng “tài năng của họ sẽ thắng quan điểm sai lầm cũ kỹ”…
Bóng đá… may mắn và bất ngờ… May mắn ư! May mắn là chữ không thể nào thiếu trong mọi lãnh vực cuộc đời. “May mắn” hay nói cách khác trong ngôn ngữ bình dân thường gọi là hên xui. Bóng đá cũng không nằm ngoài vòng ngoại lệ. “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”, hay là thời tiết, sức khỏe và kỹ năng là những yếu tố cốt lõi trong bóng đá. “Ghi bàn ở phút 89” hoặc là “khung thành đã cứu một bàn thua trong thấy” là những ví dụ điển hình nhất về sự may mắn và bất ngờ trong bóng đá. Tôi nghĩ rằng một con én có làm nên mùa xuân, hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào sự may mắn và bất ngờ. Bởi một khi trái banh bắt đầu lăn trên sân cỏ, không ai biết nó sẽ lăn về đâu. Trái banh sẽ lăn theo hướng của gió, lăn theo hướng đá của cầu thủ, hay nó vô duyên không lăn theo một định hướng nào cả. Vì thế, thành công hay thất bại, khó ai đoán được điều gì sẽ xảy ra. Trên đời này một khi chúng ta không còn tin tưởng lẫn nhau, chúng ta đoán sai đường lạc hướng, chúng ta không biết trước được những bất ngờ nào sẽ xảy ra. Như vậy chúng ta đành chấp nhận tin vào sự may mắn mà thôi. Thế là nhiều “con vật” làm nhà tiên tri dự đoán những may mắn, những thắng thua cho World Cup lần lượt xuất hiện, nào là Bạch tuộc Paul, Mèo Achilles, Lạc Đà Shaheen, Gấu Trúc Tứ Xuyên, Heo Marcus, Voi Citta, Chó Datou. Tôi đành phải thốt lên:
Con mèo, con chuột, con gà. Quay đi quay lại làm tiền người dân.
Bóng đá… đổi mới… đổi mới và đổi mới… Luật lệ của FIFA thì thay đổi qua nhiều giai đoạn và qua mỗi mùa giải, tùy khu vực thi đấu có những luật lệ riêng. Văn bản sửa đổi, bổ sung; luật thi đấu bóng đá thì thay đổi hàng năm. World Cup này đồng ý cho đá phạt luân lưu penalty nếu hai đội hòa nhau trong 120 phút. World Cup khác thì quy định trận đấu sẽ ngưng lại nếu một trong hai đội ghi bàn trước trong 120 phút. Làm sao quên được bàn thắng tuyệt đẹp của trung vệ Frank Lampard của đội tuyển Anh ở trận đấu thuộc vòng 1/8 của World Cup 2010. Anh đã đưa được bóng qua vạch vôi của đội tuyển Đức. TV “rõ nét” chiếu đi chiếu lại nhưng trọng tài đã không công nhận bàn thắng ấy. Đó là chưa kể đến không khí bất bình và thất vọng vì pha thổi phạt gây tranh cãi của trọng tài người Mali tên là Koman Coulibaly không công nhận bàn thắng thứ ba của các tuyển thủ Mỹ ghi vào lưới Slovenia. Thế là đất nước USA yêu dấu của tôi lại lỡ hẹn ở vòng hai của World Cup một lần nữa. Rõ ràng một sự thật đã bị cướp mất một cách trắng trợn và thô bạo, nét đẹp của bóng đá không còn nữa.
Tôi còn nhớ rất rõ những ngày này năm cũ, người dân Mỹ ở khắp nơi tiếp tục bàn tán về pha thổi phạt khó hiểu của trọng tài Coulibaly nhiều hơn là thưởng thức các trận đấu vẫn đang tưng bừng diễn ra trên các sân cỏ Nam Phi. Công bằng trong thể thao ư! Tại sao danh từ này lại vẫn còn quá xa vời trong một thế giới văn minh ngày nay. Ngay cả một cô gái thật dịu dàng làm thư ký trong văn phòng bác sĩ vì quá phẫn nộ về việc phi lý này đành phải thốt lên rằng “nếu trọng tài Coulibaly trước mặt tôi, tôi sẽ giết ông ấy ngay bây giờ”.
Đợi! Ai cũng bảo tôi rằng nếu muốn xem bóng đá hay, trong sạch, chúng ta phải đợi. Xin thưa rằng đời người của chúng ta ngắn ngủi lắm bạn ạ. Tôi không sợ đợi, nhưng vấn đề là tôi không biết mình đang đợi cái gì. Bóng đá bây giờ mông lung, không có định hướng, thể thao không còn là thể thao nữa. Cầu thủ thi đấu thì đua nhau “chặt chém” để giành hai chữ chiến thắng mà thôi. Hay là những gì tôi mơ vẫn chỉ là mơ mộng ảo huyền như trong chuyện cổ tích. Có lẽ FIFA cũng vậy, cũng xao xuyến, cũng trăn trở, cũng dày vò và cũng tự tranh đấu với bản thân mình để tiếp tục sinh tồn, hay sẽ bị hủy diệt. Dẫu sao, đây cũng không phải là một quyết định dễ dàng. Bao nhiêu lá thư kiến nghị liên tục gởi vào FIFA. Lãnh tụ của nhiều nước trên thế giới, ngay cả tổng thống Bill Clinton đều lên tiếng, bảo rằng bóng đá cần phải được thay đổi. Không có một thể chế nào tồn tại mãi mãi, mà cũng không có một luật lệ nào tồn tại mãi theo thời gian. Trong bóng đá cũng thế, luật lệ bắt buộc phải thay đổi theo thời gian. Mọi việc cần phải được đổi mới, nhưng chúng ta muốn đổi mới trong hòa bình hay đổi mới trong máu lửa?
Thay đổi! thay đổi như thế nào để chuyên chở được trách nhiệm và tương lai đối với môn thể thao được yêu thích nhất hành tinh này. Dẹp hết những vấn vương của quá khứ để bắt đầu những luật lệ mới hay sao? World Cup đầu tiên tổ chức tại Uruguay 1930, một khoảng thời gian qúa dài để thay đổi mọi thứ được mới mẻ. Nhưng trong cuộc sống người ta thường nói, anh có thể làm được mọi thứ trên cuộc đời, nhưng anh không thể nào quay ngược kim đồng hồ được. Thôi thì, tôi đành chấp nhận và tự thốt lên với những lời thơ “Đừng tiếc nuối những gì là quá khứ. Bởi thời gian không quay lại bao giờ. Hãy thay đổi những gì mình có thể. Dẫu biết rằng bóng đá thật mông lung”.
Thời và thế, thế và thời, bắt buộc bóng đá phải thay đổi, nếu không thay đổi thì chả còn ai muốn coi bóng đá trên đời này. Nhưng thay đổi như thế nào thì mới thực sự gọi là đổi mới, bộc phá. Trước hết trọng tài phải được chọn lựa một cách kỹ càng và minh bạch, và nhiều trọng tài bắt trong một trận đấu với nhiều nhiệm vụ khác nhau. “Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều”.
Đúng vậy! phong cách độc tài của trọng tài hay gọi là ông vua sân cỏ lần lược cũng được thay thế bằng công nghệ vạch vôi với điện tử (goal line). Camera thì được gắng ở nhiều nơi hơn, giờ giấc thì chính xác hơn, kỹ thuật câu giờ trên sân cỏ cũng giảm dần. Có những pha bóng không rõ ràng nhưng quyết liệt, đúng sai khó phân biệt, thì trọng tài chính sẽ ngưng trận đấu lại, và lấy ý kiến từ những trọng tài khác. Trái banh thì ngày càng được làm bằng chất liệu tốt hơn, thích hợp với thời tiết ở nhiều nơi, làm cho người chơi bóng cảm thấy thích thú hơn…
Thay đổi! Ngoài những luật lệ và công nghệ mới được thay đổi, không ai không nhắc đến trường phái “Tiqui-Taka”. Tiqui-Taka là gì? Đây là một loại hình chiến thuật thi đấu trên sân và cũng được xem là một trường phái bóng đá riêng với đặc trưng là lối chơi ưu tiên việc kiểm soát bóng và chuyên ngắn, kết hợp với di chuyển. Lối chơi Tiqui-Taka xuất phát từ huyền thoại bóng đá Hà Lan John Cruff, và nơi khai sinh của nó là câu lạc bộ FC Barcelona “bình cũ nhưng rượu mới” Tiqui-Taka thần thánh đã giúp đội Tây Ban Nha thống trị thế giới trong khoảng gần 10 năm. Với lối chơi lấy ôn hòa thắng bạo lực, cùng với triết lý Tiqui-Taka ưu tiên kiểm soát bóng, lấy tấn công làm phòng ngự. Tây Ban Nha đã chận được lối chơi “chặt chém” với 14 thẻ vàng của đội tuyển Hà Lan, dành chức vô địch ở Worls Cup tại Châu Phi (South Africa).
World Cup 2010 cũng là một chiến thắng khác đối với ông Nelson Mendela, một nhà đấu tranh nhân quyền nổi tiếng thế giới trong việc giành lại quyền con người cho người dân Châu Phi. World Cup 2014 được nhớ đến khi đội Brazil “tưng bừng khai trương, nhưng âm thầm đóng cửa” kết thúc mùa giải với lối chơi rời rạc này. Thế giới bóng đá chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực, khi đội tuyển Đức đã lên ngôi với lối chơi tấn công đầy phóng khoáng. Trong thời kỳ công kinh (Công = công nghệ; kinh = kinh tế) này, sản phẩm cần phải đạt chất lượng cao, phải được đánh giá tốt thì mới có cơ hội tồn tại trên thương trường. Bóng đá cũng thế, cần phải thay đổi với lối đá đẹp hơn, thoáng hơn, mỹ miều hơn, nhưng phải đá ôn hòa hơn thì chắc chắn sẽ là niềm đam mê cho mọi người, và nhất định sẽ tồn tại mãi mãi về sau.
11 giờ sáng, giờ miền đông, tiếng còi huýt lên từ tổ trọng tài người Argentina Nestor Pitana mở màn khai mạc cho World Cup 2018 tại sân vận động Luzhniki bắt đầu. Ipad tôi từ từ khép lại, tôi chưa thấy một mùa World Cup nào mà được vui vẻ và bình an như lúc này. Vài hôm trước đây chủ tịch Bắc Hàn Kim Jon Un đã đồng ý ký kết ôn hòa hiệp ước loại trừ tất cả những bom nguyên tử đe dọa toàn hành tinh của chúng ta. Mọi việc tưởng như không thể nhưng bây giờ thì có thể. Trái banh và cuộc đời… Trái đất của chúng ta được thu hẹp gọn ghẽ như hình vẽ trong trái banh với ba mươi hai đội bóng của ba mươi hai quốc gia, đại diện cho năm châu lục. Từ thế hệ Pele, John Cruff, Maradona rồi đến thế hệ Messi, Ronaldo và sau này… Pha bóng thì có thể uyển chuyển hơn, nhưng bởi vì sức khỏe của con người chúng ta hữu hạn, nên yếu tố may mắn vẫn còn nhiều. Trận đấu nào rồi cũng kết thúc, thắng thua, vinh quang, hạnh phúc hay thất bại rồi tất cả sẽ lụi tàn theo thời gian. Trận đấu đẹp, những pha bóng tuyệt vời tất cả sẽ là những dư âm bất diệt… Cuộc đời của chúng ta cũng thế, niềm tin, hy vọng, ước mơ và đổi mới tất cả sẽ trở thành hiện thực. Mặc dù chúng không đến cùng một lúc như chúng ta mong muốn, nhưng cuối cùng rồi sẽ đến. Tất cả những dư âm, thăng hoa, thành quả và tiếng thơm sẽ vang mãi đến đời sau.
Bà Hai hàng xóm người Hải Phòng giờ đã già, lúc nhớ lúc không. Tôi chỉ cầu mong cho bà được nhiều sức khỏe để được đi du lịch hết năm châu như hình bóng của quả địa cầu được in trên quả bóng, và hít thở được không khí tự do của thế giới ngày nay. Cám ơn cuộc đời vì nhờ có iPhone, iPad, tôi mới coi được bóng đá ở mọi lúc, mọi nơi, mọi ngôn ngữ. Như thế là ước mơ thời niên thiếu của tôi đã trở thành sự thật. Bóng đá cũng giống như cuộc đời, đôi lúc không màu hồng, có lúc nó đen, rồi có lúc nó bạc, nhưng chúng ta hãy cứ sống với đam mê và hy vọng, sống như này mai chúng ta phải chết.
Hai chị em ở Gò Vấp chắc sẽ nhớ mãi chiếc xe đạp bị mất năm nào. Nhưng tôi chắc rằng trong lòng họ đã thảnh thơi và rộng lòng tha thứ cho những gì đã trải qua. Ở một nơi nào đó, tôi cầu mong cả hai được đầy đủ sức khỏe đề tiếp tục niềm đam mê bóng đá như tôi. Tiếc thay anh Andres Escobar không còn trên cõi đời này để chứng kiến những đường bóng đẹp và nghệ thuật trong bóng đá. Chắc có lẽ linh hồn anh lúc nào cũng mong mỏi cho thế giới được hòa bình, xã hội bớt bạo động hơn. Trái banh trong tầm tay của chúng ta, nhưng liệu cuộc chơi hay cuộc đời và thế giới này có nằm trong tầm tay, kiểm soát của chúng ta hay không. Tôi hy vọng vào thế hệ trẻ sẽ tiếp nối con đường này.
“Con vừa tập đi vừa đá bóng
Hay là quả bóng đá con lăn?
Mai rồi vũ trụ thành sân rộng
Con sút tung trời quả bóng trăng.”
Wayne Nguyễn
Bài số 5427-19-31265-vb2070218
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
****
Nghĩ lại cho cùng thân phận của chúng ta cũng giống như một trái banh mà thôi… Từ khi chúng ta sinh ra đời, được nuôi dưỡng bởi gia đình, giống như trái banh được bơm đầy hơi trước mỗi trận bóng…Từ khi mở màn cho đến khi kết thúc, không khác gì như cuộc đời của chúng ta, cũng nổi trôi theo dòng thời gian và lụi tàn theo năm tháng.
Nếu được vinh quang, may mắn và chiến thắng thì tạm gọi là “Trời Cho”. Còn nếu như thất bại, thua cuộc, thì nói ngược lại là “Trò Chơi” mà người Mỹ thường nói “It is just a game…”
Định mệnh trớ trêu, nghiệt ngã, may mắn, bất công, niềm tin, hy vọng, ước mơ và đổi mới… tất cả những danh từ ấy luôn gắn liền với hai chữ bóng đá và cuộc đời của chúng ta.
Bóng đá… đam mê và vinh quang…
Diego Maradona lớn lên ở khu ngoại ô Villa Fiorito thuộc phía Nam vùng Gran Buenos Aires, Argentina. Làm quen với bóng đá trên bãi đá, đến năm 9 tuổi thì Maradona tham gia đội tuyển trẻ của câu lạc bộ Argentinos Juniors. Do Maradona chưa đủ tuổi ghi danh thi đấu nhưng vì niềm đam mê tột đỉnh của anh nên huấn luyện viên buộc anh phải khai gian tuổi, và thậm chí là cho Maradona thi đấu dưới một cái tên khác.
World Cup 1986 Mexico được tôi nhớ đến với bốn chữ “bàn tay của Chúa” từ Maradona trong trận đấu với đội tuyển Anh Quốc và là một trong những bàn thắng gây tranh cãi nhất trong lịch sử túc cầu. Cá nhân anh đã đem lại hạnh phúc và vinh quang cho cả đất nước Argentina, cho dù anh chơi dơ bẩn, anh đã chiến thắng, nhưng lịch sử đã lên án anh. Chơi gian dối nhưng đem lại vinh quang, hay chơi thật thà nhưng thất bại? Cuối cùng lương tâm và lý trí của anh đã làm anh thốt lên: “Chúa ơi, con cảm thấy tội lỗi quá, hãy tha thứ cho con” .
Còn đội tuyển Anh Quốc thì sao? Họ đau đớn, trớ trêu, nghiệt ngã chấp nhận cuộc chơi không công bằng và ra về với hai bàn tay trắng.
Thật cảm kích lối đá thiên phú, khôn khéo và tài năng của Maradona, nhưng trên hết vẫn là tấm chân tình của người dân Mexico sau một trận động đất dữ dội trước đó đã làm thiệt mạng 20,000 người. Dù vậy họ vẫn cố gắng làm tròn nhiệm vụ của đất nước đăng cai giải World Cup 1986 thật thành công mỹ mãn. Coi như niềm đam mê bóng đá của Maradona đã thật sự đưa anh đến đỉnh cao của vinh quang cuộc đời.
Bóng đá đam mê…và cuồng nhiệt...
Theo thông lệ, sau giải World Cup kết thúc. Truyền hình nhà nước Việt Nam thường cho chiếu lại tất cả các trận đấu hay trong giải cho mọi người xem một lần nữa, nhưng trớ trêu thay, sự “ra đi” đột ngột và bất ngờ của “tổng bí thư” Lê Duẫn chỉ vài ngày sau khi mùa giải kết thúc, như thế là cả nước phải cùng nhau truy điệu cờ trống kèm theo điếu tang “vô cùng thương tiếc” hàng ngày trên đài, TV. Buổi tối thì TV chiếu đi chiếu lại bộ phim truyền hình nhiều tập Ván Bài Lật Ngửa của nhân vật làm nội gián Nguyễn Thành Luân.
Cô Hai hàng xóm người Hải Phòng thì bảo rằng đây là vấn đề cấm kỵ (danh từ ngày nay trong nước thường gọi là vấn đề nhạy cảm) không được nhắc đến.
Các cán bộ ơi! khi mà đất nước chỉ có một kênh truyền hình TV chiếu đi chiếu lại hình ảnh cấm kỵ kia thì thử hỏi hai chữ tự do và độc lập của người dân ở đâu nhỉ. Hay chẳng qua đây là hình thức tuyên truyền khôn khéo của một chế độ. Đó là chưa kể đến phải đợi đến khi nào cô Hai nhà giàu hàng xóm ở Hải Phòng mở cổng cho phép “chúng em” vào xem TV thì “chúng em” mới được vào.
Sống trong một xã hội mà giàu và nghèo được phân chia quá rõ rệt, gia đình có TV và gia đình không có TV, uống bia và không uống bia, hút thuốc ba số 5 và hút thuốc Vĩnh Hội. Mê đá banh, coi đá banh, nhưng phải thật sự đá banh thì mới được gọi là đam mê đá banh.
Sài Gòn thời bao cấp! gạo còn chưa đủ ăn, thực phẩm thì phải xếp hàng dài ở hợp tác xã quận, thử hỏi làm sao có một trái banh “xa xỉ” để mà đá. Tất cả những yếu tố trên, tôi tin rằng tất cả chỉ đưa vào hai chữ “gia đình có công với cách mạng” và “gia đình không có công với cách mạng” mà thôi.
Khi Mexico đăng cai World Cup và họ đã quyết định chọn một linh vật gọi là “Pique” ra đời. Linh vật này mang hình dáng trái ớt xanh jalapeno nổi tiếng, đội chiếc nón Sombrero truyền thống. Pique xuất phát từ Picante trong tiếng Tây Ban Nha vốn chỉ những loại ớt với mùi vị đặc trưng, hàm ý ở đây là chỉ sự đam mê và cuồng nhiệt dành cho bóng đá. Thế là niềm đam mê và cuồng nhiệt của tôi cho mùa bóng Mexico 1986 đã bị vứt bỏ.
Bóng đá… đam mê và định mệnh…
Bốn năm sau đó… Sài gòn vào những năm tháng đầu tiên của mùa hè 1990, mọi nơi mọi nhà đều rộn rã, xôn xao với làn sóng tị nạn dành cho tù nhân cải tạo hay thường gọi là chương trình HO, rồi chương trình đoàn tụ gia đình ra đi có trật tự (ODP), kế đến là chương trình hôn nhân, hôn thê vừa được chính phủ Mỹ bắt đầu.
Ở khắp phố phường, từ Quận 1 đến Quận 3, vòng qua Quận 8, ngang qua Phú Nhuận, chạy xuống Tân Bình, ban ngày đâu đâu cũng xuất hiện những biểu ngữ quảng cáo học tiếng Anh, nào là Anh Ngữ Cấp Tốc, Anh Ngữ Thực Dụng, hay là Anh Ngữ Ngày Nay (English for Today). Thỉnh thoảng trong lớp học tiếng Anh đâu đó vang lên một vài câu tiếng Việt “Má ơi đừng gả con xa. Miễn sao qua Mỹ, Canada được rồi”. Nhưng khi màn đêm buông xuống, những biểu ngữ hoàn toàn khác, hấp dẫn hơn lại xuất hiện: Bóng đá máy lạnh (xem bóng đá được ngồi trong phòng lạnh điều hòa), Bóng đá trực tiếp (Watch live), hay là Bóng đá vệ tinh. Khi mà ngôn ngữ tiếng Anh chưa có phát triển lắm, thì những danh từ Satellite (vệ tinh), World Cup, Live còn quá xa vời và mơ hồ đối với người dân Việt Nam trong nước vào thời điểm bấy giờ. Tuy có khó khăn về ngôn ngữ, nhưng vẫn không thể nào cản trở được niềm đam mê bóng đá tràn ngập trong mỗi người dân ở thành phố quá nhộn nhịp này.
Tôi tấp chiếc xe đạp vào quán nước ven đường để coi hết trận bán kết World Cup vào giữa đêm khuya. Chị chủ quán nước rất vui vẻ, có lẽ hôm nào có đông người xem đá banh, thì hôm đó chủ quán nhất định sẽ vui vẻ, tuy nhiên chị vẫn hy vọng làm ăn khấm khá hơn để có được một TV màu coi được rõ nét hơn. Một vài người bàn tán lý do ra đi của đội tuyển Liên Xô do sự ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Xã Hội và các nước Đông Âu hay được Phương Tây gọi cuộc cách mạng những năm 1989. Có người lo sợ bảo rằng khi Liên Xô sụp đổ, tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ bị tịch thu theo kế hoạch của nhà nước, lúc ấy không biết có còn TV mà coi nữa không.
Ngồi sát bên tôi là hai chị em từ quận Gò Vấp qua đến Quận 4 để xem trận bán kết. Điện đèn ở thành phố thì lúc có lúc không, TV thì lúc tắt lúc mở, khách thì kẻ ra người vào không còn một cho trống. Sự tập trung cao độ cho loạt đá penalty ở trong trận bán kết làm cho mọi người quên đi cái nóng oi bức khó chịu của mùa hè ở Sài Gòn, và những gì đang xay ra xung quanh mình. Quay đi ngoảnh lại, chiếc xe đạp của hai chị em từ Gò Vấp đột nhiên không cánh mà bay. Đúng là “Cho thì không lấy, thấy thì không xin, để của thì rình”. Em trách chị, chị trách em, tiếng cầu cứu vô vọng giữa đêm khuya. “Chú ơi! chú có thấy chiếc xe đạp của con để ở đây không?”. Niềm vui từ bóng đá chưa trọn vẹn, thì nỗi buồn và sự sợ hãi lại tràn về. Vui vẻ chưa được bao lâu, mà ưu tư và phiền não lại đến với hai chị em kém may mắn này. Đúng là niềm vui và nỗi buồn không cách nhau bao xa về thời gian và không gian. Sài gòn chỉ có “họa” và “lệ”, quả thật là đúng. Thiết nghĩ cho cùng thì cũng giống như tôi từng bị mất trộm một chiếc xe ở thành phố Chicago to lớn này. Nhưng với sự so sánh không đồng đều này, thì đây quả là một nỗi buồn cho một chế độ!
Trách ai đây! Xã hội hay con người, luật lệ lầm hay lối sống đảo điên.
World Cup 1990 được nhớ nhiều đến bởi vua phá lưới người Italy “Toto” Schillachi mà người Sài Gòn thường gọi là “Tô phở”. Có những cầu thủ sinh ra chỉ để đá một giải. Họ như vệt sao băng trên bầu trời, vụt sáng rực rỡ nhưng rồi nhanh chóng lụi tàn. Toto Schillachi là người như vậy. Có lẽ anh sinh ra để tỏa sáng ở World Cup 1990 rồi vụt tắt. Có người bảo rằng tất cả mọi việc vừa xảy ra liên quan đến bóng đá đều là định mệnh… cũng giống như cuộc đời của mỗi chúng ta mà thôi.
Bóng đá… trớ trêu… nghiệt ngã, bi kịch và sự lụi tàn… Mùa bóng 1994 cũng lần lượt trôi qua với bao nhiêu buồn vui, lần này đất nước Cờ Hoa USA được đăng cai. Tôi may mắn sống trên đất nước văn minh này nên xem được TV “rõ nét” hơn, được trực tiếp vào sân vận động Rose Bowl ở thành phố Pasedena, để cảm giác được mùi cỏ dại tự nhiên trên sân cỏ đầu đời của mình. Với giải đấu này tôi thật sự chứng kiến sự lụi tàn của một huyền thoại, đó là Diego Maradona. Sau màn ăn mừng kiểu hít thuốc phiện ở trận gặp Hy Lạp, Diego Maradona đã lọt vào tầm ngắm của FIFA. Sau lượt đấu thứ hai với Nigeria, Maradona bị đưa đi kiểm tra. “Một làn khói trắng” của Diego đã làm cho FIFA “ru đời anh vào quên lãng”. Tôi không trách anh, cái tật đi đôi với cái tài, bởi vì vào thời điểm này “một làn khói trắng” vẫn còn trong vòng vi cấm kỵ của FIFA. Luật và lệ, cũng dành chấp nhận thôi. Bi kịch của Maradona vẫn chưa phải là đỉnh điểm của mùa giải này. Andres Escobar đã bị bắn chết ngay trên quê hương Columbia của anh sau pha phản vào lưới nhà định mệnh trong trận đấu với đội tuyển Mỹ. Với những kẻ quá khích, hành động của Andres Escobar chẳng khác gì là phản quốc. Giờ đây chúng ta có thể thấy những bất công và nghiệt ngã của túc cầu một cách rõ ràng. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của Escobar được đài ESPN phát lại nhiều lần với lời bài hát quốc ca của Columbia “si el sol alumbra a todos, justicia es libertad” (if the sun shines on everyone, justice is liberty) tạm dịch là “nếu mặt trời tỏa sáng trên mọi người, công lý là tự do…” có lẽ phải sửa lại thành bất công và oan nghiệt thì đúng hơn. Như vậy chúng ta lại trách ai đây. Tôi còn nhớ một vài câu thơ đâu đó:
“Những kẻ nào mê muội đến cuồng si
Làm như thế thì để được gì?
Cướp mất đi mạng sống tháng năm dài
Cuộc đời này vốn đã nhiều bất hạnh
Trách ai đây, số mạng hay hận thù
Luật lệ lầm hay kẻ thắng người thua.”
Bóng đá là thế, chiến thắng thì lúc nào cũng được gọi là “người hùng”, thua trận thì thỉnh thoảng bị hóa thành “tội đồ”. Baggio trong trận chung kết World Cup 1994 với Brazil cũng được xem là bi kịch và tội đồ. Cả đất nước Italy chìm trong tấn bi kịch lịch sử. Cuối cùng Brazil đã lên ngôi sau chiến thắng ở loạt sút luân lưu. Đây là lần đầu tiên sau 24 năm, Brazil mới trở lại ngôi cao nhất trong bóng đá thế giới.
Về phần tôi, đôi lúc nghĩ lại thân phận của mình cũng giống như một trái banh. Lúc mệt mỏi, chán nản, vất vả với công việc, thì chẳng khác nào giống như một trái banh xì hơi. Lòng đam mê bóng đá dần dần chết trong tôi. Thỉnh thoảng tôi mở TV băng tần 34 Telemundo nghe một vài anh Mễ la lên “Gooo”, “Gooo” “Goo” vào những lúc tối học bài khuya. Coi bóng đá vừa tốn nhiều thời gian, mặt khác lúc nào trong tôi cũng muốn sự công bằng trên sân cỏ. Có lẽ tôi bị ảnh hưởng bởi thế giới Phương Tây, nên tôi muốn mọi thứ cần phải được bình đẳng, rõ ràng và công khai trong thể thao. Bóng đá cũng giống như cuộc đời. Cái tốt và cái xấu của cuộc đời luôn xảy ra cùng một lúc. Có ai biết rằng đằng sau những đường chuyền tuyệt diệu là biết bao nhiêu điều xảy ra? Độc tài ư! Ai bảo bóng đá là môn thể thao phi chính trị, không hối lộ, không tham ô, không phe cánh, không chạy chức chạy quyền. Các bạn lầm rồi! Cựu chủ tịch danh dự của FIFA Joao Havelange đã buộc phải từ chức do liên quan tới vụ hối lộ của công ty marketing ISL trong những năm 1992-2000. Rồi đến “chân dung quyền lực” của chủ tịch FIFA Sepp Blatter phải từ chức vào tháng 6/2015 vì những cáo buộc liên quan đến việc tham nhũng và quản lý kém tại Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới.
Ôi tiền! “Mày là loại thuốc thần tiên hay là chất nghiện làm đảo điên loài người.”
Bóng đá… tiếp tục lụi tàn theo thời gian. Giữa thập niên 2000, TV kỹ thuật số (digital) xuất hiện nhiều hơn, hình ảnh ngày càng rõ nét hơn, sân cỏ ngày càng đẹp hơn. Nhưng trớ trêu thay, số người ham mộ coi bóng đá trên TV ngày càng ít hơn, sân cỏ thì buồn tẻ hơn, quảng cáo thì nhàm chán hơn. Thiên tài bóng đá thì chưa mấy ai xuất hiện. Mùa giải năm 2002 lần đầu tiên đăng cai ở Châu Á bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, “vết nhơ” thiên vị của trọng tài trong trận Hàn Quốc và Italy vẫn còn mang một âm hưởng nặng nề đến ngày hôm nay. Thời kỳ internet bùng nổ, gamble online thì lúc nào cũng sẵn sàng “welcome”. Thế là tệ nạn scandal bán độ xảy ra tràn lan không khác gì một cuộc “Cách mạng đen”. Scandal bán độ Calciopoli bùng nổ thời điểm một tháng trước kỳ World Cup 200 khởi tranh. Kết quả, Juventus bị đánh tụt hạng, nhiều câu lạc bộ khác như Milan, Lazio, Fiorentina bị trừ điểm ở mùa giải kế tiếp. Nhiều gương mặt “sừng sỏ” như Luciano Moggi nhận án phạt nặng nề. Không những thế, nhiều cầu thủ trong nhiều câu lạc bộ đình công. Biểu tình xảy ra nhiều nơi ở Châu Âu, khởi đầu từ sự mâu thuẩn giữa nghiệp đoàn bóng đá và ban quản trị của câu lạc bộ. Tồi tệ hơn khi cầu thủ Juventus, Gianluca Pessotto đã nhảy lầu tự tử vì stress. Ba mươi hai đội bóng bước vào vòng World Cup 2006 với những đôi chân trĩu nặng, liệu đồng tiền có làm họ xao xuyến hơn không? Bỏ qua những đồn đoán sai lầm, những định kiến cũ kỹ và lỗi thời, một lần nữa họ đã chứng minh cho thế giới biết rằng “tài năng của họ sẽ thắng quan điểm sai lầm cũ kỹ”…
Bóng đá… may mắn và bất ngờ… May mắn ư! May mắn là chữ không thể nào thiếu trong mọi lãnh vực cuộc đời. “May mắn” hay nói cách khác trong ngôn ngữ bình dân thường gọi là hên xui. Bóng đá cũng không nằm ngoài vòng ngoại lệ. “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa”, hay là thời tiết, sức khỏe và kỹ năng là những yếu tố cốt lõi trong bóng đá. “Ghi bàn ở phút 89” hoặc là “khung thành đã cứu một bàn thua trong thấy” là những ví dụ điển hình nhất về sự may mắn và bất ngờ trong bóng đá. Tôi nghĩ rằng một con én có làm nên mùa xuân, hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào sự may mắn và bất ngờ. Bởi một khi trái banh bắt đầu lăn trên sân cỏ, không ai biết nó sẽ lăn về đâu. Trái banh sẽ lăn theo hướng của gió, lăn theo hướng đá của cầu thủ, hay nó vô duyên không lăn theo một định hướng nào cả. Vì thế, thành công hay thất bại, khó ai đoán được điều gì sẽ xảy ra. Trên đời này một khi chúng ta không còn tin tưởng lẫn nhau, chúng ta đoán sai đường lạc hướng, chúng ta không biết trước được những bất ngờ nào sẽ xảy ra. Như vậy chúng ta đành chấp nhận tin vào sự may mắn mà thôi. Thế là nhiều “con vật” làm nhà tiên tri dự đoán những may mắn, những thắng thua cho World Cup lần lượt xuất hiện, nào là Bạch tuộc Paul, Mèo Achilles, Lạc Đà Shaheen, Gấu Trúc Tứ Xuyên, Heo Marcus, Voi Citta, Chó Datou. Tôi đành phải thốt lên:
Con mèo, con chuột, con gà. Quay đi quay lại làm tiền người dân.
Bóng đá… đổi mới… đổi mới và đổi mới… Luật lệ của FIFA thì thay đổi qua nhiều giai đoạn và qua mỗi mùa giải, tùy khu vực thi đấu có những luật lệ riêng. Văn bản sửa đổi, bổ sung; luật thi đấu bóng đá thì thay đổi hàng năm. World Cup này đồng ý cho đá phạt luân lưu penalty nếu hai đội hòa nhau trong 120 phút. World Cup khác thì quy định trận đấu sẽ ngưng lại nếu một trong hai đội ghi bàn trước trong 120 phút. Làm sao quên được bàn thắng tuyệt đẹp của trung vệ Frank Lampard của đội tuyển Anh ở trận đấu thuộc vòng 1/8 của World Cup 2010. Anh đã đưa được bóng qua vạch vôi của đội tuyển Đức. TV “rõ nét” chiếu đi chiếu lại nhưng trọng tài đã không công nhận bàn thắng ấy. Đó là chưa kể đến không khí bất bình và thất vọng vì pha thổi phạt gây tranh cãi của trọng tài người Mali tên là Koman Coulibaly không công nhận bàn thắng thứ ba của các tuyển thủ Mỹ ghi vào lưới Slovenia. Thế là đất nước USA yêu dấu của tôi lại lỡ hẹn ở vòng hai của World Cup một lần nữa. Rõ ràng một sự thật đã bị cướp mất một cách trắng trợn và thô bạo, nét đẹp của bóng đá không còn nữa.
Tôi còn nhớ rất rõ những ngày này năm cũ, người dân Mỹ ở khắp nơi tiếp tục bàn tán về pha thổi phạt khó hiểu của trọng tài Coulibaly nhiều hơn là thưởng thức các trận đấu vẫn đang tưng bừng diễn ra trên các sân cỏ Nam Phi. Công bằng trong thể thao ư! Tại sao danh từ này lại vẫn còn quá xa vời trong một thế giới văn minh ngày nay. Ngay cả một cô gái thật dịu dàng làm thư ký trong văn phòng bác sĩ vì quá phẫn nộ về việc phi lý này đành phải thốt lên rằng “nếu trọng tài Coulibaly trước mặt tôi, tôi sẽ giết ông ấy ngay bây giờ”.
Đợi! Ai cũng bảo tôi rằng nếu muốn xem bóng đá hay, trong sạch, chúng ta phải đợi. Xin thưa rằng đời người của chúng ta ngắn ngủi lắm bạn ạ. Tôi không sợ đợi, nhưng vấn đề là tôi không biết mình đang đợi cái gì. Bóng đá bây giờ mông lung, không có định hướng, thể thao không còn là thể thao nữa. Cầu thủ thi đấu thì đua nhau “chặt chém” để giành hai chữ chiến thắng mà thôi. Hay là những gì tôi mơ vẫn chỉ là mơ mộng ảo huyền như trong chuyện cổ tích. Có lẽ FIFA cũng vậy, cũng xao xuyến, cũng trăn trở, cũng dày vò và cũng tự tranh đấu với bản thân mình để tiếp tục sinh tồn, hay sẽ bị hủy diệt. Dẫu sao, đây cũng không phải là một quyết định dễ dàng. Bao nhiêu lá thư kiến nghị liên tục gởi vào FIFA. Lãnh tụ của nhiều nước trên thế giới, ngay cả tổng thống Bill Clinton đều lên tiếng, bảo rằng bóng đá cần phải được thay đổi. Không có một thể chế nào tồn tại mãi mãi, mà cũng không có một luật lệ nào tồn tại mãi theo thời gian. Trong bóng đá cũng thế, luật lệ bắt buộc phải thay đổi theo thời gian. Mọi việc cần phải được đổi mới, nhưng chúng ta muốn đổi mới trong hòa bình hay đổi mới trong máu lửa?
Thay đổi! thay đổi như thế nào để chuyên chở được trách nhiệm và tương lai đối với môn thể thao được yêu thích nhất hành tinh này. Dẹp hết những vấn vương của quá khứ để bắt đầu những luật lệ mới hay sao? World Cup đầu tiên tổ chức tại Uruguay 1930, một khoảng thời gian qúa dài để thay đổi mọi thứ được mới mẻ. Nhưng trong cuộc sống người ta thường nói, anh có thể làm được mọi thứ trên cuộc đời, nhưng anh không thể nào quay ngược kim đồng hồ được. Thôi thì, tôi đành chấp nhận và tự thốt lên với những lời thơ “Đừng tiếc nuối những gì là quá khứ. Bởi thời gian không quay lại bao giờ. Hãy thay đổi những gì mình có thể. Dẫu biết rằng bóng đá thật mông lung”.
Thời và thế, thế và thời, bắt buộc bóng đá phải thay đổi, nếu không thay đổi thì chả còn ai muốn coi bóng đá trên đời này. Nhưng thay đổi như thế nào thì mới thực sự gọi là đổi mới, bộc phá. Trước hết trọng tài phải được chọn lựa một cách kỹ càng và minh bạch, và nhiều trọng tài bắt trong một trận đấu với nhiều nhiệm vụ khác nhau. “Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều”.
Đúng vậy! phong cách độc tài của trọng tài hay gọi là ông vua sân cỏ lần lược cũng được thay thế bằng công nghệ vạch vôi với điện tử (goal line). Camera thì được gắng ở nhiều nơi hơn, giờ giấc thì chính xác hơn, kỹ thuật câu giờ trên sân cỏ cũng giảm dần. Có những pha bóng không rõ ràng nhưng quyết liệt, đúng sai khó phân biệt, thì trọng tài chính sẽ ngưng trận đấu lại, và lấy ý kiến từ những trọng tài khác. Trái banh thì ngày càng được làm bằng chất liệu tốt hơn, thích hợp với thời tiết ở nhiều nơi, làm cho người chơi bóng cảm thấy thích thú hơn…
Thay đổi! Ngoài những luật lệ và công nghệ mới được thay đổi, không ai không nhắc đến trường phái “Tiqui-Taka”. Tiqui-Taka là gì? Đây là một loại hình chiến thuật thi đấu trên sân và cũng được xem là một trường phái bóng đá riêng với đặc trưng là lối chơi ưu tiên việc kiểm soát bóng và chuyên ngắn, kết hợp với di chuyển. Lối chơi Tiqui-Taka xuất phát từ huyền thoại bóng đá Hà Lan John Cruff, và nơi khai sinh của nó là câu lạc bộ FC Barcelona “bình cũ nhưng rượu mới” Tiqui-Taka thần thánh đã giúp đội Tây Ban Nha thống trị thế giới trong khoảng gần 10 năm. Với lối chơi lấy ôn hòa thắng bạo lực, cùng với triết lý Tiqui-Taka ưu tiên kiểm soát bóng, lấy tấn công làm phòng ngự. Tây Ban Nha đã chận được lối chơi “chặt chém” với 14 thẻ vàng của đội tuyển Hà Lan, dành chức vô địch ở Worls Cup tại Châu Phi (South Africa).
World Cup 2010 cũng là một chiến thắng khác đối với ông Nelson Mendela, một nhà đấu tranh nhân quyền nổi tiếng thế giới trong việc giành lại quyền con người cho người dân Châu Phi. World Cup 2014 được nhớ đến khi đội Brazil “tưng bừng khai trương, nhưng âm thầm đóng cửa” kết thúc mùa giải với lối chơi rời rạc này. Thế giới bóng đá chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực, khi đội tuyển Đức đã lên ngôi với lối chơi tấn công đầy phóng khoáng. Trong thời kỳ công kinh (Công = công nghệ; kinh = kinh tế) này, sản phẩm cần phải đạt chất lượng cao, phải được đánh giá tốt thì mới có cơ hội tồn tại trên thương trường. Bóng đá cũng thế, cần phải thay đổi với lối đá đẹp hơn, thoáng hơn, mỹ miều hơn, nhưng phải đá ôn hòa hơn thì chắc chắn sẽ là niềm đam mê cho mọi người, và nhất định sẽ tồn tại mãi mãi về sau.
11 giờ sáng, giờ miền đông, tiếng còi huýt lên từ tổ trọng tài người Argentina Nestor Pitana mở màn khai mạc cho World Cup 2018 tại sân vận động Luzhniki bắt đầu. Ipad tôi từ từ khép lại, tôi chưa thấy một mùa World Cup nào mà được vui vẻ và bình an như lúc này. Vài hôm trước đây chủ tịch Bắc Hàn Kim Jon Un đã đồng ý ký kết ôn hòa hiệp ước loại trừ tất cả những bom nguyên tử đe dọa toàn hành tinh của chúng ta. Mọi việc tưởng như không thể nhưng bây giờ thì có thể. Trái banh và cuộc đời… Trái đất của chúng ta được thu hẹp gọn ghẽ như hình vẽ trong trái banh với ba mươi hai đội bóng của ba mươi hai quốc gia, đại diện cho năm châu lục. Từ thế hệ Pele, John Cruff, Maradona rồi đến thế hệ Messi, Ronaldo và sau này… Pha bóng thì có thể uyển chuyển hơn, nhưng bởi vì sức khỏe của con người chúng ta hữu hạn, nên yếu tố may mắn vẫn còn nhiều. Trận đấu nào rồi cũng kết thúc, thắng thua, vinh quang, hạnh phúc hay thất bại rồi tất cả sẽ lụi tàn theo thời gian. Trận đấu đẹp, những pha bóng tuyệt vời tất cả sẽ là những dư âm bất diệt… Cuộc đời của chúng ta cũng thế, niềm tin, hy vọng, ước mơ và đổi mới tất cả sẽ trở thành hiện thực. Mặc dù chúng không đến cùng một lúc như chúng ta mong muốn, nhưng cuối cùng rồi sẽ đến. Tất cả những dư âm, thăng hoa, thành quả và tiếng thơm sẽ vang mãi đến đời sau.
Bà Hai hàng xóm người Hải Phòng giờ đã già, lúc nhớ lúc không. Tôi chỉ cầu mong cho bà được nhiều sức khỏe để được đi du lịch hết năm châu như hình bóng của quả địa cầu được in trên quả bóng, và hít thở được không khí tự do của thế giới ngày nay. Cám ơn cuộc đời vì nhờ có iPhone, iPad, tôi mới coi được bóng đá ở mọi lúc, mọi nơi, mọi ngôn ngữ. Như thế là ước mơ thời niên thiếu của tôi đã trở thành sự thật. Bóng đá cũng giống như cuộc đời, đôi lúc không màu hồng, có lúc nó đen, rồi có lúc nó bạc, nhưng chúng ta hãy cứ sống với đam mê và hy vọng, sống như này mai chúng ta phải chết.
Hai chị em ở Gò Vấp chắc sẽ nhớ mãi chiếc xe đạp bị mất năm nào. Nhưng tôi chắc rằng trong lòng họ đã thảnh thơi và rộng lòng tha thứ cho những gì đã trải qua. Ở một nơi nào đó, tôi cầu mong cả hai được đầy đủ sức khỏe đề tiếp tục niềm đam mê bóng đá như tôi. Tiếc thay anh Andres Escobar không còn trên cõi đời này để chứng kiến những đường bóng đẹp và nghệ thuật trong bóng đá. Chắc có lẽ linh hồn anh lúc nào cũng mong mỏi cho thế giới được hòa bình, xã hội bớt bạo động hơn. Trái banh trong tầm tay của chúng ta, nhưng liệu cuộc chơi hay cuộc đời và thế giới này có nằm trong tầm tay, kiểm soát của chúng ta hay không. Tôi hy vọng vào thế hệ trẻ sẽ tiếp nối con đường này.
“Con vừa tập đi vừa đá bóng
Hay là quả bóng đá con lăn?
Mai rồi vũ trụ thành sân rộng
Con sút tung trời quả bóng trăng.”
Wayne Nguyễn
Ý kiến bạn đọc
10/08/201801:40:09
Bé Mèo
Khách
Cảm ơn anh Hoàng đã viết bài này :)) Em hoàn toàn tâm phục khẩu phục với đoạn cuối, cấu trúc tuần hoàn, như vòng luân hồi của Phật pháp, hay chu trình sinh lão bệnh tử ạ! Please correct me if I am wrong.
13/07/201810:26:13
Nguyen Pham
Khách
Hâm mô bác Hoàng quá xá
08/07/201805:13:56
Lan Phuong
Khách
Bài viểt hay, dí dỏm. Tuy không rành về đá banh nhưng rất khâm phục sự đóng góp của tác giả, so với công việc bác sĩ bận rộn. Cám ơn tác giả.
08/07/201801:44:03
Hùng
Khách
Bài viết hay quá Hoàng ơi !
05/07/201801:48:54
Sa nguyen
Khách
Viet hay, suy nghi sau sac, co’ ca tinh manh
03/07/201823:39:00
Thanh
Khách
Cam on tac gia da mang den cho ban doc nhieu thu vi va an tuong sau sac. Bai bao mang dam net cach song va con nguoi Viet va su thuc te cua no. Xin chan thanh cam on va rat mong doi nhung bai viet tuong lai.
03/07/201813:26:23
Madison Le
Khách
Bai viet rat hay va sau sac . Cam on tac gia