Hôm nay,  

Chờ "Nàng Irma"

20/09/201700:00:00(Xem: 9152)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5222-19-31065-vb4092017
 

Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt  Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
 

cho nang Irma
Hậu quả bão Irma ở Pont Vedra Beach, Florida.
 

***
 

Cái tên là do con người đặt ra, để thuận tiện khi gọi nhau. Tên bão cũng không ra ngoài thông lệ. Những trận bão lớn, với sức tàn phá dữ dội đa số có tên nữ: như Wilma, Katrina,... Có những trận bão tên nam như: Andrew, Harvey, cũng đâu thua kém gì. Một định kiến, khó thay đổi, mỗi khi bão lớn sắp tiến vào, người ta chuẩn bị chờ đợi, nếu là trận bão có tên nữ thì người ta lo lắng nhiều hơn?

Cuối tháng 8 vừa rồi, chàng Harvey, không bắt người ta phải chờ lâu. Được hình thành từ vùng vịnh Mexico rồi, bất ngờ tiến thẳng vào đất liền; như chàng Thủy Tinh làm nước dâng cao, gây lụt lội, chết chóc, gây thiệt hại nặng nề, ước tính chừng 180 tỷ Mỹ kim.

Đầu tháng 9, mọi người chưa hết bàng hoàng cứu giúp do chàng Harvey gây ra, thì nàng Irma được hình thành từ Đại Tây Dương. Người ta theo dõi chờ đợi những bước chân nàng.

Nàng tiến về hướng Tây, gió tối đa của một cơn bão, cấp 4,5 (category 4,5), tàn phá dữ dội những quần đảo mà nàng đi qua. Theo tin tức, nàng Irma sẽ qua đảo quốc Cuba, dự đoán vào nội địa Hoa Kỳ, qua nhiều ngả:

- Dọc theo bờ biển phía Đông (Miami, Fort Lauderdale, Jacksonville,...)

- Qua vùng vịnh Mexico, cặp theo phía Tây của bán đảo Florida (Naples, Fort Meyers, Tampa,...) lên hướng Bắc.

Thống đốc tiểu bang Florida, Rick Scott, thông báo tình trạng khẩn cấp: "Các bạn hãy di tản tránh bão, nếu ở lại, là một quyết định nguy hiểm,..."

Mọi người đua nhau mua nước uống: hết nước.

Mọi người xếp hàng mua xăng: cạn xăng.

Nhà cửa: làm rào chắn, bảo vệ,...

Người dân có hai con đường phải chọn: ở lại "tử thủ", hay là "di tản chiến thuật"?

Trong khi chờ đợi nàng Irma đến, tôi hỏi ý kiến:

 - Đứa con: Ba mẹ phải có quyết định tức thì, mua vé máy bay một chiều là $600.00; con sẽ lo hết, bay qua ở với con tránh bão.

 - Một chiến hữu: Ông ơi! Ở lại tử thủ với tui, chuyện nhỏ thôi. Bộ chưa từng đi lính sao? Chưa từng uống nước mưa, nước phèn à! Chưa từng ăn cơm xấy, nhai gạo sống. Chỉ cần tấm vải mũ, "poncho" qua đêm. Chưa từng qua mưa đạn, pháo rền!...

Tôi chọn ở lại "tử thủ": Sự chờ đợi, càng lúc càng mỏi mệt, nặng nề.

Tất cả các đài truyền hình, internet,... dồn dập đưa tin về "n. Irma": từ hướng đi, với kinh độ, vĩ độ, vận tốc gió... với con mắt trủng sâu, đường kính bao phủ cả một vùng trời, rực lửa.

Thứ bảy 9/9: từ sáng sớm, gió bão tăng dần, đến 12:15 khuya thì mất điện, bão đến.

Chủ nhật 10/9: gió giật tăng cao, tiếng vi vu như ma rên, quỷ khóc; cây cành gãy đổ, đủ loại đồ vật quay cuồng theo cơn mưa bão.

Nước từ con kinh Sneak Water, phía sau nhà, dâng cao sắp tràn bờ,...

Sau hơn 18 giờ phẫn nộ, 6:00 chiều chủ nhật mưa gió giãm dần.

Con đường thứ hai: "di tản chiến thuật":

Một sư huynh đã di tản từ mấy ngày trước. Lái xe vạn dặm, lên tiểu bang North Carolina, luôn dịp thăm con cháu. Gọi về hỏi thăm tình hình Miami thế nào? Sư huynh cho biết một tin không vui: chiếc xe của huynh bị chảy dầu hộp số, đi sửa lại tốn cả ngàn bạc!

Đại gia đình Kersie di tản: Gồm bà mẹ già, đứa con gái, đứa cháu 1 tuổi; vợ chồng đứa con trai, đứa cháu 6 tháng tuổi và một bầy chó lớn nhỏ 6 con. Họ đi trên ba chiếc xe hướng về phía Tây, theo xa lộ I-75 North. Nhưng nàng Irma luôn ở phía sau lưng rượt đuổi, đến tiểu bang Alabama mất 18 giờ. Hết bão, ba ngày sau họ về lại Miami.

Một sư huynh khác: là một  cựu cư dân Miami, một nhân chứng về chàng Andrew viếng Homestead, 25 năm trước, 1992. Thuở đó hai anh chị và hai đứa con nhỏ vừa mới đến định cư. Hai đứa con đi học về, cho biết là sẽ có bão đến, trường học, chợ búa đều đóng cửa,... chuẩn bị di tản! Anh chị nghĩ rằng chuyện nhỏ thôi. Khi bão đến thì tìm chỗ ẩn núp, lo gì? Ở Việt Nam, mình đã từng trải qua rồi, mỗi năm đều có bão lụt mà.

Đến hẹn lại lên, đúng như dự đoán con mắt chàng Andrew đi ngay khu vực nhà anh. Anh chị và hai con đang núp trong phòng để máy giặt, nơi an toàn nhứt trong nhà, vẫn nghe rõ tiếng gầm rú. Anh hé cửa ra ngoài lấy chút thức ăn nước uống, thì tiếng bùng nổ lớn, mấy cánh cửa kính nát vụn. Một lúc sau chị lại mở hé cửa, thì một tiếng đùng! Anh chị không dám ra ngoài nữa; trong phòng giặt nhỏ hẹp họ ôm nhau tử thủ...

Khi cơn bão dịu bớt, người ta đi tìm cứu người, gia súc.

Cổng rào trước nhà anh đã bị giật sập. Anh nghe rõ có nhiều tiếng chân người, tiếng gõ cửa, có người lớn tiếng:

 - Nhà nầy có con nhỏ, chắc là họ ở trong đống gạch đá. Đừng chần chờ, hãy phá cửa xông vào, cứu họ.

 - Ầm ầm! Tiếng phá cửa nhà...

Anh chị và hai con được dìu ra, trông thật thảm thương, như người tị nạn!

Họ hỏi anh chị:

 - Are you OK?

 - I don't know!

Chị trả lời, vì chị như người mới vừa sống lại, không biết mình thế nào nữa.

Nhìn lên nóc nhà, chỉ thấy trời xanh mây trắng, từng cuộn bay bay,... Chàng Andrew đã xé nó thành những mảnh vụn, vương vãi khắp đó đây!

Cảnh tàn phá đó còn hằn trong tâm trí anh, anh quyết di tản chiến thuật trước khi nàng Irma đến.

Nàng Irma vào nội địa Hoa Kỳ, tàn phá dữ dội,... nhất là vùng Keys và vùng bờ biển Đông Tây của Florida. Theo tin tức ban đầu vùng Keys bị thiệt hại nặng nhất: Có đến 90%, trong đó 25% nhà cửa bị san bằng.

Nhờ chánh quyền ra lệnh báo động, chuẩn bị,... di tản nên thiệt hại do bão cũng giảm đánh kể. Sau bão, tin mới là nhà dưỡng lão ở thành phố Hollywood, Fort Lauderdale do mất điện làm cho 8 người già chết, số còn lại phải chở đi cấp cứu.

May mắn, là vài ngày sau nhà tôi có điện, nhưng điện thoại, internet hiện chữ: "no line", "no connection". Nếu bà con, thân hữu thương tình hỏi thăm, mà không gọi được hay đang nói chuyện vài câu rồi tự nhiên ngắt ngang; xin thông cảm dùm, lý do ngoài ý muốn. Ông nhà đèn, ông điện thoại thời mưa bão là vậy!

Bên kia đường nhà tôi, đến ngày thứ 7, sau bão vẫn còn tối thui. Ngày, đêm vẫn còn nghe tiếng vang rền của "generater" (máy phát điện riêng). Bên dải nhà đó có nhà ông thầy giáo già, gần tuổi trăm, không còn tự chăm sóc mình được! Sau khi nàng Irma đến, tôi thấy có nhiều nhân viên mặt đồng phục của bệnh viện đến. Một buổi chiều, tôi đi làm về thì đứa con ông đang đứng trước cửa nhà, huơ huơ tay dồn dã chào tôi một cách khác thường.

 - Không lẽ ông đã qui tiên, về cõi vĩnh hằng, thoát khỏi vòng "sanh, lão, bệnh, tử". Khỏi cần chờ đợi nhận quà sinh nhật 100 tuổi của ngài Tổng Thống.

Thêm nàng Maria, từ Đại Tây Dương đang tiến vào vùng Ca-ri-bê? Trong khi mọi người lo giúp đở... sau bão Irma.

Y Châu

Ý kiến bạn đọc
06/11/201714:48:03
Khách
How can I find a translation of the article CHO NANG 'IRMA"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,275,839
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến