Hôm nay,  

Chà Là, Basa, Hola Senorita

20/12/200200:00:00(Xem: 187734)
(Diễn Nôm: Date palm, cá tra, chào người em gái Mễ)

Người viết: TÂN NGỐØ
Bài tham dự số: 380-689-vb41218

Ông Tân Ngố, tên thật Nguyễn Viết Tân, hiện cư trú tại Costa Mesa, Nam Cali là tác giả được trao tặng giải chính thức sơ kết Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên, 2001, với bài viết “Bên Bờ Free way”. Sau đây là bài viết mới của ông, du ký về một chuyến đi khởi hành từ Quận Cam, qua rừng chà là, hồ nuôi cá catfish trong sa mạc...
Bài đăng hai kỳ.

Chưa có chuyến đi Mễ nào mà lại bị trục trặc từ đầu đến cuối như thế. Cũng may là vì lái xe ngang vườn chà là, chúng tôi ghé vào thăm, nên cũng vớt vát được chút đỉnh cho bõ một chuyến du lịch.
Trên đường từ San Jose lái xe xuống Quận Cam, ông Bảo (một người bạn nặng nợ giang hồ với tôi) có gọi phone báo trước rằng chừng 2giờ đêm sẽ tới nhà, đừng khóa cửa, hoặc dấu chìa khoá đâu đó để ông tự mở cửa, khỏi làm phiền mọi người.
Vợ chồng ông rủ tôi đi Mễ chơi, nhân tiện ghé thăm nông trại nuôi cá catfish trong sa mạc mà ông sắp mua.
Tôi hỏi: Thế gia đình ông có mang theo passport trong túi đấy chứ"
Ông nói qua Mễ đâu cần. Tôi xác quyết với ông là cần, vì sau ngày 911 cảnh sát rất khó khăn, lạng quạng bị họ giữ lại ở bên kia biên giới thì phiền lắm. Nhất là nhân dáng đen thui, râu ria rậm rạp của ông trông cứ y như một tay trùm khủng bố.
Thế là tuy đã vào đến đường 152 rồi, ông cũng phải trở về nhà để lấy giấy, nên xuống tới nhà tôi có hơi trễ.
Sáng hôm sau, đã 8g mà thấy ông vẫn còn nằm phơi râu nơi bộ xa lông mà ngáy, tôi pha cà phê rồi bưng tới quạt vào mũi thì ông mới mở mắt lên nổi.
Vì tính cẩn thận, tôi bàn rằng nên đổ bình xăng cho đầy, chúng ta đi vào vùng sa mạc mà hết xăng thì khốn. Từ cây xăng, sắp sửa lên freeway thì bà Bảo kêu trở lại nhà tôi, vì bả quên cái túi make-up. Ông chồng cự liền:
- Bà thì cái gì cũng quên. Linh hồn ma à""
Dĩ nhiên cự thì cự, ông ta vẫn phải lái xe về. Khi bả đang bương bải chạy vào nhà, thì ổng dặn vói theo:
- Bà lấy luôn cái nón &và cái kiếng, tôi để quên trên bàn!!!
Thì ra ông ta cũng chính là Thần quên Ỡại hiệp.
Chạy trên freeway 55N chừng được năm dặm, ông ta buột miêng nói:
- Laị quên cái máy chụp hình, không lẽ lại vòng về lấy"
- Thôi, cứ chạy tới chạy lui hoài khéo trưa mất. Ông exit ra đường Edinger đi, ở ngay đó có tiệm Micro, mua đại một cái máy.
- Mọi người ngồi ngoài xe đi, chỉ một mình tôi vào mua máy cho nó mau.
Khi ổng chạy vào tiệm rồi thì bả quay qua hỏi tôi:
- Anh có mang theo passport không"
- Thôi chết, tôi lại quên.
- Thế thì anh trở về lấy giấy, để tiện thể em lấy thêm cái máy chụp hình cho chắc ăn, ngộ nhỡ máy kia phải chạc pin, thì lại không xài được ngay.
Chúng tôi vòng về. Tôi mở ngăn kéo, lấy vội passport rồi phóng ra xe. Mới được một lát, tự nhiên thấy lòng áy náy, tôi thò tay lấy giấy ra kiểm soát lại cho chắc ăn. Thì trời ơi, hình bà vợ đang nhìn tôi mà cười. Lại phải vòng lại lần nữa.
Thôi, thế là chắc ăn rồi, không còn quên cái gì nữa.
Trời xanh xanh, xe bon bon chạy, máy lạnh kêu rì rì, lòng phơi phới, tôi mở nhạc nghe cô Thùy Dương hát giọng đớt đớt. Bỗng đứa cháu gái ngồi tuốt băng đằng sau lên tiếng:
- Mình không pick-up Daddy à"
- Trời ơi, có mỗi một nhân vật chính thì lại quên.
Vòng lại đường Edinger lần nữa. Ông Bảo đang nhớn nhác chạy tới chạy lui như gà mắc đẻ, miệng mếu xệch, ông không biết chúng tôi đi đâu, mà để ông bơ vơ giữa chợ đời như thế này.
Chừng hai tiếng đồng hồ sau là chúng tôi đã thấy sa mạc rộng mênh mông nắng chói. Vùng này không có xương rồng, toàn là cây cỏ thấp lè tè còi cọc.
Từ freeway 10East, chúng tôi rẽ vào 111South. Con đường này cặp theo bờ hồ, tuy là hồ nhưng rộng mênh mông sương khói và nước lại mặn hơn nước biển nữa, nên có tên là Salton Sea. Trong này có căn cứ huấn luyện của Hải Quân.
Ngày xưa, không có loài cá nào sinh sống trong hồ, đến khi Mỹ làm chủ đất này mới đem ba loại cá từ vịnh Mexico vào thả. Đó là cá sửu, có con lớn hơn 10 pound; Cá rô Phi và cá lù đù. (Tôi bỗng nhiên bật cười khi nhớ lại câu ca dao mà má tôi hay chê mấy cô õng ẹo khi chọn ý trung nhân: Chê tôm ăn cá lù đù. Chê thằng to bụng lấy thằng gù lưng).
Ở bên phiá tay phải có những rừng chà là giống như cây Phoenix palm. Những cây còn nhỏ thì gai góc, tàu lá rậm rạp như rừng lá kè ở Bình Tuy. Còn những cây đã cao lớn thì đẹp như rừng dừa, mọc thành hàng lối thẳng tắp. Bây giờ cây đang mùa ra trái, cây càng già, càng cao thì trái càng lớn. Mỗi quài nặng dám tới trên 20 pound, và một cây có gần 20 quài, trái sao mà sai, mà nhiều đến thế.
Người ta dùng xe nâng (boom-box) để công nhân dùng giấy dầu bao lấy từng quài cho chim và dơi khỏi ăn như ta lồng nhãn lồng vậy.
Nhớ những cái tết xa xưa, tôi thường được ăn trái chà là, và gọi là mứt chà là. Qua đây cũng thường mua ăn và cứ đinh ninh rằng họ ''sên'' chà là với đường như khi ta làm mứt bí, mứt khoai nên nó mới ngọt dữ vậy.
Nhầm!! Trái chà là khi còn xanh hoặc ngả màu vàng thì hơi chát, nhưng khi đã có màu cánh dán, thì tự nó đã ngọt như đường hoá học rồi.
Có những cây độ năm tuổi, từng quài trái trĩu nặng ngang tầm hái của mình, trồng ở sân trước của một quán ăn. Họ có kê những bàn ngoài vườn dưới gốc cây như bàn picnic. Khách muốn chụp hình hay ngồi ăn ở đó cũng được, mà dù có hái những trái chín ăn họ cũng chẳng nói gì, vì trái chín rụng đầy dưới gốc.
Cái máy Polaroid mới chụp được hai pô thì hết phim, tôi lấy hộp phim 600 xé ra, nhưng mình là người lịch sự, đâu có thể vất hộp phim dưới đất nên tôi nhét vào túi áo. Nhắm nhía chụp hình mà cái hộp phim cấn cái quá, tôi lại móc ra nhờ bà Bảo vào tiệm trước, vất vô thùng rác dùm. Lát sau bả vừa cười vừa hỏi tôi:
- Tại sao anh lại kêu em vất luôn passport của anh vô thùng rác.
Hú hồn. Thì ra cái thông hành của tôi nó chui luôn vô hộp vỏ phim mà tôi đâu biết.
Chúng tôi vào quán mua một ít chà là về làm quà. Có nhiều loại và nhiều giá, có thứ trái lớn giá $3/pound, nhưng cũng có loại trái nhỏ mà giá tới $7.
Như vậy lợi tức mỗi cây cũng tới trên một ngàn nếu ta tính rẻ là $3/pound. Một trăm cây thu vào 100 ngàn, mà 100 cây thì đâu có nhiều, chỉ cần trồng 10 hàng, mỗi hàng 10 cây mà thôi. Cứ tính nhẩm như thế, thấy bắt ham và nhiều người sẽ dọn ngay vào sa mạc mà làm giầu mấy hồi.
Có một điều lạ là nếu đem trồng chịch lên hướng bắc, hoặc về hướng San Diego thì cây không ra trái nữa. Ngay ở Orange County này, người ta cũng bứng những cây chà là về trồng làm cảnh trong những khu Shopping, điển hình là ở khu Bolsa Mini Mall, nhưng trái chỉ nhỏ bằng ngón tay út mà thôi, có khi không có trái nào.
Các nước ở Trung Đông trồng và sản xuất trái chà là đi khắp thế giới từ những ngày xa xưa, không biết ai đã đem đến trồng ở xứ Mỹ này. Cứ 50 cây cái, nhà vườn phải trồng lẫn vào giữa một cây đực, thì mới đủ phấn hoa để trái đậu nhiều. Người xưa ước mơ: Làm cây thông đứng giữa trời mà reo. Nhưng tôi chẳng muốn làm cây thông đâu, chỉ mơ ước được làm cây chà là đực, dù cho người đời có cười chê là ''Hoa lạc giữa rừng gươm''.
Tôi hỏi ông Bảo:
- Nhìn một bên là hồ nước mặn đầy cá, một bên là rừng chà là như những ốc đảo ở vùng Trung đông, ông có nhớ đến đất Do Thái không"


- Thì mình cũng nghe trong Thánh kinh tả như vậy chứ tôi đã đến Do Thái lần nào đâu.
- Ủa. thế mà tôi cứ tưởng ông là một trong 12 tông đồ, tên cúng cơm là Giu-đa Ít-ca ri-ốt.
- Chính ông bán Chuá, mà sao ông lại đổ cho tôi.
Khi qua khỏi hồ nước mặn, chúng tôi vào thị trấn Niland, dân số khoảng chừng 10 ngàn. Xe chạy gập ghềnh trên con đường đất song song với con kênh dẫn nước từ sông Calorado về. Chúng tôi đến trại cá. Có hai trại cách nhau khoảng 30 dặm. Mỗi trại có hơn 10 hồ , có cái rộng vài mẫu, có cái cả chục mẫu.Cái thì nông, cái thì sâu, tùy theo đang nuôi cá lớn hay nhỏ. Có cái nông hoèn chừng 4 feet nên trông thấy đáy , dùng để nuôi cá đẻ.
Cá tra, cá vồ, cá basa ở VN không đẻ. Người ta phải hớt cá con từ Biển Hồ trôi về vùng đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trong hồ cho lớn bằng ngón tay rồi mới chở đi bán cá giống. Bây giờ ở VN , người ta đã biết cách ép cho cá đẻ, nhưng trước đây thì ai cũng cứ đinh ninh rằng cá tra chỉ có thể đẻ khi đã ngược dòng về đến Biển Hồ, cũng như cá salmon phải vượt qua thác nước mà về ngọn nguồn sông suối mới chịu đẻ vậy.
Hôm nay chúng tôi mới thấy ổ đẻ của cá. Ỡó là những thùng sữa bốn gallon bằng gang, hình dáng như bình gas nhưng miệng loe ra (Có lẽ ngày xưa Milkman đi giao sữa bằng những bình này). Họ cột một giây phao và quăng thùng này chìm xuống đáy hồ cạn.
Con cá đực sẽ chui vào trước, quậy, hớp hết bùn, rong rêu ở trong , trang trí cách nào đó để con cái cho rằng đây là túp lều lý tưởng, thì mới vào ở và nhận anh ta làm chồng.
Người ta vớt những thùng sữa đầy trứng cá lên, lấy trứng bỏ vào những thùng sắt hình dáng như nửa thùng phuy cắt dọc, trong này nước luôn chảy luân chuyển mà ấp cá, chừng gần một tuần thì cá nở nhỏ như cây kim gút. Cá con được nuôi dưỡng với thức ăn rất đặc biệt cho đến khi lớn bằng mút đũa mới thả xuống hồ lớn hơn.
Cá con lớn bằng ngón tay sẽ được vớt qua nuôi ở hồ khác, 100 ngàn con trên một diện tích một mẫu. Khi chúng lớn sắp bán được thì chừng bốn ngàn con trên một mẫu mà thôi.
Đồ ăn cho cá được xe kéo đổ đầy những máng ở góc hồ.
Nhưng ở Holding Center, nơi cá sẽ được bỏ lên xe chở đi phân phối, thì đồ ăn đựng trong thùng đặc biệt treo trên mặt hồ, nếu con cá đụng vào sợi dây đáy thùng, thức ăn sẽ rơi xuống, khi cá ăn no và lảng ra chỗ khác, dây không bị lay động thì đồ ăn cũng ngưng không rớt xuống nữa. Phương pháp đồ ăn rớt xuống này trông rất đơn giản, mà tiết kiệm được thức ăn, lại làm cho hồ giữ được sạch vì không bị đồ ăn dư làm ô nhiễm.
Nhớ hồi còn ở VN, nông dân tát đìa hay ao, cá câu hay đánh lưới được, chỉ thả vào trong giỏ tre mà ''rộng'', sang lắm mới có lồng bằng lưới mắt cáo, nhưng chỗ ''rộng'' cá ở Mỹ, là hồ xây năm bảy cấp, nước tuông như suối hay thác của một hòn non bộ lớn, xây chỉ tốn có& 700 ngàn!!
Mỗi lần bắt cá, họ dùng hai chiếc xe máy kéo lớn như xe máy cầy, chạy hai bên bờ hồ kéo theo một tấm lưới vét, chỉ có những con cá đúng cỡ mới bắt, còn nhỏ hơn sẽ bị lọt lưới
Thực phẩm cho cá ăn làm bằng đậu nành (Có lẽ là phế phẩm sau khi đã ép ra dầu ăn) cộng thêm nhiều thứ cá vụn. Nó được làm tròn như hạt đậu phọng cho vừa từng cỡ cá lớn hay nhỏ. Ỡây là chi phí lớn nhất của trại cá.
Ban đêm vì không có ánh mặt trời, rong rêu trong nước đã không nhả oxy thì chớ, lại còn thải thán khí ra, thế nên những guồng nước phải hoạt động để sủi bọt thì cá mới mau lớn và không bệnh. Hệ thống computer sẽ ghi nhận độ oxy đủ hay thiếu mà mở hay tắt những máy này.
Nước hồ không được trong lắm, nếu nước quá trong cũng không có lợi, vì da con cá sẽ đen, bán mất giá. Nước được bơm luân chuyển từ hồ này sang hồ kia, cái hồ cuối cùng rộng nhất, thì chỉ có thả cá chép, loại cá này không cần nuôi ăn, chúng sẽ ăn rong rêu, và những đồ thừa của những hồ nuôi catfish kia. Sau khi nước hồ đã được làm sạch bởi loài cá chép, nước lại được bơm trở về cái hồ đầu tiên. Chi phí cho nước cũng khá lớn, vì nguyên khối lượng nước bị bốc hơi trong thời tiết 120 độ của sa mạc trong mấy tháng hè cũng nhiều lắm.
Các loài chim cò về đậu trên mặt hồ cũng ăn hại cá khá nhiều. Chủ trại dùng shootgun bắn chết ít con cho chúng sợ, nhưng không được bắn con chàng bè nâu, chúng phải được bảo vệ vì gần tuyệt chủng rồi, cho dù mỗi con ăn hết 2 pound cá một ngày. Họ còn dùng dây kẽm căng ngang trên trời cho chim lớn khó đáp hoặc cất cánh. Phương pháp này tỏ ra có kết quả rất khả quan.
Trại cá này rao giá bán là sáu triệu. Cá bán hàng năm là 1,6 triệu, chi phí cho người làm, thực phẩm cá, điện nước hết 1 triệu, còn lời 600 ngàn.
(Tôi là một nhà thầu, một người làm thương mại, chứ không phải là nhà văn, nên hay đề cập đến tiền bạc. Xin qúi vị thông cổm).
Trong trại cá này, cũng có ít cây chà là, ông chủ trại thấy tôi thích, nên cắt cho một chùm để mang về khoe với vợ, nhưng tội nghiệp ổng, vì chà là có nhiều gai nên tay ổng bị chảy máu tùm lum.
Sau khi ăn chiều với cá catfish chiên, chúng tôi tính chạy qua Mexicali, một thành phố đông 1 triệu dân ở ngay bên kia biên giới. Nhưng ông chủ trại cá khuyên chúng tôi nên nghỉ bên này, vì cái xe còn mới quá, sang bên kia sợ mất.
Bà Bảo bàn rằng nên chạy theo freeway 8 mà về San Diego, ngày mai hãy qua Mễ thì tốt hơn.
Màn đêm dần buông, chúng tôi vẫn còn lái xe ở trong sa mạc, nhìn lên trời, những vì sao tự nhiên thấy to và sáng hơn rất nhiều, có lẽ tại nơi đây ít mây và hơi nước. Bà Bảo nói cho tôi nghe về cách tính khoảng cách giữa các vì sao, hoặc các hành tinh, nói về dẫy ngân hà và các thiên hà, về các viễn vọng kính; Ông Bảo nói cho tôi nghe về các loại cá catfish, giá cá sống, cá đông lạnh hoặc cá phi lê, nói về vụ kiện bán phá giá cá nheo VN & Bà nói chuyện trên trời; Ông nói chuyện dưới nước. Cặp này mà không ''Cắn nhau'' thì mới là chuyện lạ!!!
Cách San Diego khoảng 30 dặm, chúng tôi đã exit để đi kiếm chỗ ngủ, nhưng chạy vòng vòng từ 8g tối đến 12g khuya, qua khoảng vài ba chục hotel và nhà trọ, mà không còn phòng trống, kể cả những phòng trọ rẻ tiền. Sau cùng mới biết là ngày mai, có cuộc đua xe rất lớn ở San Diego, người ta đã book phòng cả mấy tháng trước hết rồi.
Chúng tôi đành chạy vào freeway 5 N, nghĩa là chạy về hướng nhà, với hy vọng là càng xa San Diego thì càng dễ kiếm ra chỗ trọ, nghỉ một giấc rồi sáng mai qua biên giới. Cứ vài đường là chúng tôi lại ra kiếm hotel, qua khỏi Camp Pendleton, vẫn không có phòng, vào Rest Area thì người ta nằm ngủ đầy cả sân cỏ, Caltran phải kéo thêm ba bốn chục portable toilet tới đó cho họ xài.
Thôi, đã về đến gần nhà lắm rồi, đi mướn phòng làm chi nữa, chúng tôi đành về nhà ngủ lúc 2g sáng.
Thế là ra đi lúc 9g sáng, đến 2g đêm vẫn chưa qua tới Mễ, mà lại vòng về nhà để ngủ. Nếu đi một lèo thì từ nhà tôi qua Mễ chừng 2 tiếng đồng hồ mà thôi.

Sáng chuá nhật, sau khi đi lễ xong, ông Bảo rủ tôi đi nữa, tôi đành từ chối:
- ĐÕi chơi với ông chán bỏ cha, không gặp trục trặc này cũng gặp trở ngại khác. Hai ông bà đi chơi đi, tôi phải ngủ.
Tôi trèo lên giường, đưa ngón tay cái lên miệng ngậm như đứa trẻ, giấc ngủ đến thật mau. Thấy con cá catfish thiệt lớn nhảy lên đớp trái chà là, và mơ màng nghe tiếng vợ mình đe con:
- Tụi bay mở TV nhỏ nhỏ để cho ba ngủ.

Tân Ngố

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,080,530
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.