Hôm nay,  

Nước Mẹ, Nước Con

11/07/201700:00:00(Xem: 11038)

Tác giả: Như Nguyện
Bài số 5164-19-31008-vb3071117

Tác giả lần đầu dự Viết Về nước Mỹ. Như Nguyện định cư tại Mỹ 24 năm. Đã tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. Hiện đang là cộng tác viên của Đài truyền hình Tuổi trẻ hải ngoại BYN 57.3 tại Houston, đã cộng tác với nhiều tạp chí Văn học Nghệ thuật.

* * *

- Việt Nam của mẹ sao khổ vậy? Lớn lên con sẽ về bên giúp và không để Trung quốc ăn hiếp nữa. Đừng tưởng con không biết à nhen! Con coi trên mạng biết hết rồi.

Giọng thằng Tí con nghe mà "ghét"! Mẹ hắn cũng chơi lại một câu:

- Nước mẹ là nước con, con cũng là người Việt mà !

- Không, con là người Mỹ vì sinh ra tại Hoa kỳ. Con là người Mỹ gốc Việt. Nước của con là nước Mỹ.

blank
Tí và bạn trong toán biểu diễn Thiếu Sinh quân tại các trường ở Houston.

Má ui, bó tay cho cái lý sự thằng con máu đỏ da vàng. Ngày nào đó tí tẹo mà nay nó đã 16 tuổi. Không ngờ thời gian trôi qua nhanh như gió thổi, nhìn hình hài con cao lớn mà tôi cứ ngỡ như một giấc mơ. Nó có được hôm nay là nhờ công sức chăm sóc tận tình từ bệnh viện và các bác sĩ y tá, và các trường học Mỹ.

Hồi nhỏ Tí bệnh liên tục. Tại các bệnh viện nhi đồng Texas Children's Hospital hay Children's Memorial Hermann Hospital ở Houston có khá nhiều bác sĩ biết nhóc là ai vì nó ra vô như cơm bữa. Đưa nó vô bệnh viện là đã nghe tiếng chào, "Bradley, how are you doing?"

Bradley là tên Mỹ cúng cơm của Tí. Nó toe toét cười vô tư mỗi lần tới bệnh viện.

Có lần nó tỉ tê:

- Mẹ có biết mình may mắn được thằng con như Tí này không?

- Vì sao?

- Trời ơi, cả trường toàn người ngoại quốc, con là Việt nam mà giỏi hơn cả nhiều bạn Mỹ, đâu phải dễ.

Oh, lâu lâu nhóc cũng bật ra cái chữ Việt nam làm cái bụng tôi mát rười rượi. Tôi dạy nó khiêm tốn không được chảnh:

- Con ngồi trên chót cao chút cho vui rồi lo mà bò xuống đi nghen.

Hắn hình như hiểu ý tôi rồi cười vang thích thú

- Ok... ok, con bò xuống rồi, không thèm trèo nữa... mẹ nói nhức đầu lắm.

Công sức nuôi dưỡng nó trong bụng 9 tháng 10 ngày cũng không uổng, nay Tí biết nói thành thạo và hiểu ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của mình là vui rồi.

Quay lại thời gian mới vào tuổi mẫu giáo là ôi thôi... con trai đủ bệnh lặt vặt khiến cha mẹ mất ngủ. Mà lạ, riết hồi nhóc ta đi khám bệnh lại mê bác sĩ y tá hơn mẹ. Vào bệnh viện, hắn vui vẻ tung tăng và sáng mắt ra khi thấy các cô y tá tóc vàng. Không hiểu hắn nói gì mà cô nào cũng vui vẻ trả lời, thăm hỏi chuyện trò như bạn thân lâu ngày gặp nhau.

Có lần Tí bị tai nạn gãy xương tay khi ngã vào tảng đá san hô trên bờ biển, phải kêu xe cấp cứu chở vô bệnh viện. Thấy chú nhóc tay bị cào xước, máu me đầm đìa, vậy là nhân viên lo việc cấp cứu trước, không cần hỏi han bảo hiểm, tiền bạc tính sau.

Nhìn con đau đớn mà lòng mẹ như cắt, cha thì xanh mặt lo lắng vậy mà bệnh viện ai nấy thật tài tình, họ biết cách đem đến cho bệnh nhân cái cảm giác an toàn, nhẹ nhàng xoa dịu. Bác sĩ gây mê Holly luôn miệng:

- Sweet heart, you will be fine. It is ok, my little boy!

Cứ "sweet heart" liên tục nên chàng nhóc mê tít quên đi cái đau từ lúc nào, thật là màu nhiệm.

Nằm trong phòng riêng cậu ta thích thú vô số gam màu lung linh trang trí xanh đỏ cho con nhỏ nó vui. Tại đây, giàu nghèo được đối xử như nhau. Tạm dịch một số yêu sách của nhóc:

- Chỗ nằm, phòng vệ sinh riêng cho cha mẹ con có hay không?

- Làm ơn bật ti vi cho con xem phim hoạt hình mới!

- Bớt đau, mẹ dẫn con đi xuống nơi vui chơi có nhiều hình ảnh con nít mà con thấy khi đi qua hành lang nhen.

Ôi, đau mà cũng khôn, biết hưởng và coi hưởng như là quyền căn bản của con nít. Nhà thương Mỹ đã đáp ứng các khoảng không gian to lớn trong bệnh viện chỉ dành cho hoạt động giải trí nghỉ dưỡng của các cô các chú nhóc.

Tí đòi hỏi ra vẻ quyền uy làm tôi thấy ngại ngùng, sợ các y tá buồn. Nhưng không, cô y tá Michelle cũng biết hài hước lại:

- Yes, Sir! I am here.

Có lẽ nó biết mấy cô dịu dàng nên làm tới, hay là ta đau ta có quyền yêu sách, nếu không đáp ứng là Tí sẽ khóc như mưa. Tôi biết nó đau thêm nữa sau khi thuốc giảm đau tan biến, đây là giai đoạn khó khăn chịu đựng trong quá trình tuổi thơ. Bức bối vì khuỷ tay phải nẹp đinh nối xương nên cứ nó vô tư sai bảo, cần gì là đội ngũ nhân viên có mặt kịp thời chăm sóc chu đáo.

Theo dõi việc phục vụ trong bệnh viện, tôi cũng đã ngạc nhiên khi thấy hệ thống máy tính được đặt đặt trong từng phòng hoặc y tá đem theo mỗi lần kiểm tra bệnh nhằm lưu trữ thông tin nối kết từ thời ấu thơ nhiều năm cốt để sự điều trị hiệu quả. Kiểu vậy khó mà xảy ra sự nhầm lẫn từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Khả năng tự động hóa ứng dụng công nghệ trong bệnh viện nhi tại Hoa Kỳ thật tuyệt vời mà trước đó tôi chưa bao giờ được thấy.

Những ngày dẫn con đi tái khám mà cứ ngỡ ngàng trước vô số khám phá từ một người mẹ lần đầu tiên có con vào bệnh viện nhi. Chẳng khác gì nhà quê lên tỉnh ngỡ ngàng, mọi cái sao tiến hành nhẹ nhàng, đơn giản như đang giỡn.

Tìm một thế giới bù đắp sự đau đớn, cô đơn và bỏ lại những lo âu thì phải công nhận Mỹ quá thành công. Họ biết làm người tử tế, yêu thương chia sẻ trên biển sóng cuộc đời khi các em nhỏ cần sự quan tâm của bệnh viện. Hệ thống y tế đáng khen đã đành mà rõ ràng có một sự ươm mầm rất thông minh, nhân bản.

blank
Tí Bradley, với 2 huy chương vàng khi đại diện Texas thi đấu Science Olympia trong US.

Nghe tin cháu bệnh hoài và lại giải phẫu nằm bệnh viện, ông ngoại Tí già yếu tóc bạc vẫn cố vượt qua nửa vòng trái đất lặn lội thăm cháu. Có lần lầm bầm:

- Bệnh viện nhi đồng đẹp lớn hơn cả khách sạn 5 sao. Nè con, mình có phải lo "thủ tục đầu tiên" không?

- Nghĩa là sao ba?

- Là "tiền đâu" đó con, tặng phong bì tiền cho bác sĩ quan tâm đặc biệt hơn.

- Ngoại à, Mỹ không có phân biệt giàu nghèo, giai cấp, màu da. Cháu ngoại sẽ được ưu tiên hơn nữa vì là người Việt. Phong bì làm tổn thương họ, cảnh sát tìm đến ba “làm việc” đó!

- Thiệt hả con ? Người Việt nam mình có giá vậy sao ?

Tính con gái hay chọc ghẹo làm cha tưởng thật mặt tươi rói và đôi mắt ánh lên niềm vui khó tả. Cha tôi:

- Đi để khắc sâu hình ảnh bệnh viện Mỹ mà trước giờ ba chỉ được nghe, biết qua sách vở phim ảnh.

Dấu ấn để lại là cách yêu thương trẻ con một cách hoàn hảo nhất của lương y người Mỹ chứ không chỉ vật chất cao tầng hoành tráng. Ba nghiệm ra nhiều điều và ra vẻ suy tư:

- Nếu bên kia nhà nghèo là chỉ chờ dài cổ hoặc đến phiên có khi chết.

- Không có kiểu vậy nơi này ba à, nếu trẻ con diện khó khăn sẽ được chính phủ giúp miễn phí từ A đến Z. Những giải thích của tôi cộng với "tận mục sở thị" ngoại cứ tấm tắc bái phục Mỹ quốc.

- Chao, đúng là xứ thiên đường. Cháu ba may mắn được sinh ra và lớn lên trong một đất nước mà nhiều người mong từng ngày đạt giấc mơ Mỹ. Từ nhỏ cháu đã được yêu thương tận tình. Con có biết, đó là lòng nhân ái và cũng như là sự giáo dục cần thiết nhất cho thế hệ tương lai. Hèn gì cái cột điện cũng muốn đi Mỹ.

blank
Mẹ con Tí.

Bước vào bệnh viện nhi, nhiều điều trở thành chuyện lạ nước Mỹ chạm vào cảm xúc của ông ngoại trong những ngày thăm cháu.

- Ba bước qua nhiều nấc thang nay mới đích thực là nấc thang thiên đường. Đời mình cũng hên vì biết được bệnh viện nhi đồng Mỹ thế nào.

Riêng cu Tí tôi mỗi ngày lớn lên trong sự chia sẻ yêu thương như thế. Ngày xưa nó theo tôi trên mọi nẻo đường, lập chập hai bước chân của nó mới bằng một bước của mẹ, nay nó lớn cao thì một bước chân của con lại bằng hai bước chân me.

Thỉnh thoảng khám định kỳ sức khỏe hàng năm, bác sĩ vẫn hỏi thăm Tí tình trạng thể lực tuy vết thương lành lặn từ lâu. Nay tôi mới hiểu hết ý nghĩa cao quý của ngành y dành cho thế hệ mầm non là một chuỗi dài tình yêu xây dựng từ trái tim đến trái tim. Tất cả nhằm hình thành trong suy nghĩ trẻ con cách sống noi theo con đường nhân bản.

Phải chăng nhập tâm đường vào bệnh viện mà nay Tí tôi hùng hồn ước mơ trở thành bác sĩ quân y "phục vụ quê hương con và cả cho quê hương mẹ". Nghe tuyên bố như đinh đóng cột đầy cảm xúc mới cảm nhận con mình thực sự trưởng thành trong ý thức! Ngạc nhiên cho tình yêu, trách nhiệm Tổ quốc lớn dần trong ý nghĩ nhóc con từ lúc nào.

Thôi hãy chờ ngày ấy vì còn sớm để biết ra sao ngày mai, trước mắt tôi cứ thắp sáng niềm hy vọng cho con. Một điều hắn đã làm cha mẹ an lòng hạnh phúc khi Tí trong hàng ngũ Thiếu sinh quân của Cypress Springs High School. Ngắm bộ đồng phục khoác lên hình hài cu Tí mà tôi cứ ngỡ như linh hồn nước Mỹ đâu đó. Mạnh mẽ. Oai hùng.

Cội nguồn có lẽ ai đều nhớ. Ra đi mang theo một quê hương nhưng tôi đã chọn nơi đây là quê hương thứ hai và mang ơn đất nước Hoa Kỳ đã cứu giúp, giáo dục con tôi được ngày hôm nay.

Cu Tí của mẹ,

Mong được thấy con tiếp tục khôn lớn và được cùng con nhìn thấy cả nước mẹ lẫn nước con và cả thế giới này được tự do, no đủ, hòa bình.

Như Nguyện

Ý kiến bạn đọc
12/07/201702:34:29
Khách
***24/07/2016- Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.

Hầu hết người Việt Nam di cư đến các nước phát triển, trong đó tập trung đông nhất là ở Mỹ (hơn 1,3 triệu người), Pháp (126 nghìn người), Đức (113 nghìn người), Canada (183 nghìn người), Úc (227 nghìn người), Hàn Quốc (114 nghìn người),…

*** Từ Hà Nội phóng viên Luke Bùi có bài tường thuật “Người Giầu Ở Hà Nội Tìm Đường Sang Mỹ”:Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam sắp vượt trần, phân hóa giàu-nghèo ngày càng cách biệt, đời sống xã hội có nhiều rủi ro, giới giàu có ở Hà Nội đang ráo riết tìm đường định cư ở Mỹ để bảo toàn khối tài sản.

***Học thành tài xong có về nước không ? Ngày 28/12/2015, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng điều trần trước Quốc Hội tuyên bố, “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.” Ông báo cáo đa số các trường hợp đi du học từ cấp phổ thông và đại học không về.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,146,619
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.