Tác giả: Gió Đồng Nội
Bài số 5107-18-30787-vb8043017
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tháng Ba, từ Pháp, Úc và Hoa Kỳ, nhóm 12 người chúng tôi, không thuộc bất cứ đoàn thể chính trị nào, chỉ là nhũng anh chị em văn, ca, nghệ sĩ, có cùng mục đích góp chút phần mình trong mục đích chung: đòi tự do, nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam, cùng bay sang Úc với linh hồn của nhóm: nữ ca, nhạc sĩ Nguyệt Ánh.
Theo đúng chương trình đã định, sau khi hát tại hai nơi Melbourne và Sydney để gây quỹ giúp Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam có phương tiện trùng tu, tảo mộ thuyền nhân thì lên đường đi thăm nghĩa trang thuyền nhân nằm lại đảo Galang. Qua những chỉ dẫn từ nhà báo Lưu Dân và ông Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân, chúng tôi không gặp trở ngại gì khi tới nơi.
Đảo Galang nằm phía Nam, là một trong những quần đảo của Batam, Nam Dương (Indonesia); Nơi đã trở thành chốn tạm trú cho những người Việt vượt biển tìm tự do vào những năm 1979 đến 1996.
Dù với láng giềng Nam Dương, chính quyền Tân Gia Ba vẫn kiểm soát rất kỹ lưỡng những người ra, vào nước họ, cả bằng đường biển. Rời phi trường Singapore, sau khi trình sổ thông hành (Passport), chúng tôi lên tàu nhỏ đi sang Batam. Chiếc xe Van,14 chỗ ngồi, đón chúng tôi tại bến tàu, ghé vào phố để mua Nhang, Đèn cầy, Hoa, Bánh, Kẹo, Trái cây, trước khi vào trại. Thủa còn người tỵ nạn, nơi đây không có đường xe vào trại, phải đi bằng ghe, tàu.
Ngày nay, có lẽ vì nhìn thấy mối lợi thương mãi, chính quyền Nam Dương đã cho xây 6 cây cầu, nối các đảo nhỏ lại với nhau để du khách dễ dàng thăm viếng hơn. Nhà cửa, cao ốc đang xây lên rất nhiều, Batam đã trở thành nơi du lịch.
Chỉ hơn một giờ đồng hồ, xe đưa chúng tôi đến nghĩa trang Galang. Không còn nhà, không còn lều, hay bất cứ chứng tích gì chứng tỏ nơi đây đã từng có gần 200 ngàn người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản đặt chân đến, sống, và đi định cư. Không còn gì ngoài khu Nghĩa Trang, ngôi Chùa, đài Đức Mẹ và Bảo Tàng Viện Thuyền Nhân. Để mắt tìm kiếm tấm Bia Đá hoa cương do 150 thuyền nhân đã đi định cư ở nhiều nước trên thế giới Úc, Pháp, Mỹ, Canada, Áo, đã cùng về họp mặt tại trại tỵ nạn này vào tháng Ba, năm 2005, góp tay nhau dựng lên. Khắc trên tấm bia là những hàng chữ (mà tôi tạm chuyển ngữ): "Để tưởng nhớ hàng trăm ngàn thuyền nhân đã thảm tử trên đường vượt biển tìm tự do (1975-1996). Những người đã chết vì đói, khát, bị hãm hiếp, kiệt sức, hay vì nhiều lý do khác. Cầu cho linh hồn họ vui hưởng hạnh phúc cõi an bình. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị quên lãng. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại 2005".
Mặt bên kia ghi: "Chân thành cám ơn Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Người Tỵ Nạn (UNHCR), hội Hồng Thập Tự, hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Nam Dương và tất cả những cơ quan, tổ chức quốc tế, chính phủ và người dân Nam Dương cũng như những quốc gia đã chấp nhận cho người tỵ nạn định cư. Đồng thời xin cám ơn hàng ngàn người trong những công việc giúp đỡ người tỵ nạn. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại 2005."
Tấm bia đá ngoài lời nói lên lý do thuyền nhân có mặt ở đây cùng lời tri ân sự giúp đỡ của nhiều người mà Cộng Sản Việt Nam xem đó là một bằng chứng cụ thể nhất chứng minh sự bạo tàn, dã man của họ.
Chỉ hai tháng sau khi được dựng lên, vì áp lực của Cộng Sản Việt Nam, chính quyền Nam Dương đã cho đục khoét tấm bia, bỏ mặc ngoài tai sự phản đối của đồng bào Việt ở hải ngoại. Tệ hơn thế, họ đã huỷ bỏ hết những gì dính líu đến hai chữ tỵ nạn. Luôn cả bệ, tấm bia này nay đã mất tăm tích.
Lối vào nghĩa trang chỉ là tấm bia xi-măng trắng, viền vàng, chữ đỏ đề "Nghĩa Trang Galang". Đến cây cột cũng bằng xi-măng cao, dựng ngay lối vào, trước đây sơn màu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng bị bắt buộc bôi thành màu đen với ba vạch trắng.
Mái nhà tôn chỉ có một vách ở phía sau, mới được sửa chữa lại để làm bàn thờ tạm với chỗ đặt lư, nhang, hoa, trái, cho người viếng mộ. Trại tỵ nạn chỉ còn có thế. Đơn sơ như 503 ngôi mộ của trên một ngàn thuyền nhân, mới được sơn lại cũng bằng màu trắng. Không phải chết mỗi người mỗi mồ. Có ngôi mộ chứa xác nguyên gia đình, khi ghe dạt vào bờ tất cả đã chết nhưng tay còn cột dính với nhau vào mạn thuyền. Có mộ thê thảm hơn, chôn nguyên cả tàu vì không biết liên hệ mỗi người....
Chúng tôi, sau khi cầu nguyện đã cùng nhau đi cắm nhang cho từng ngôi mộ hầu sưởi ấm phần nào linh hồn đồng bào đã thảm tử nơi đất lạ quê người. Những tấm bia ghi lại: Em bé sinh và chết cùng ngày. Vợ lập mộ chồng. Con dựng mộ cha. Người đi cùng tàu xây mộ bạn. Nhiều nấm mộ không tên.
Nắng gay gắt trên đầu, khói nhang cuồn cuộn bay lên, nước mắt chảy xuống. Chúng tôi vừa khóc vừa cầu nguyện. Cầu xin Phật, Chúa, Thánh, Thần, cho các linh hồn được yên nghỉ. Những đồng bào tôi, sinh không cùng nơi nhưng chết cùng chôn tại một chốn. Nghĩa trang Galang.
Bước sang bên kia đường là chỗ hai chiếc thuyền được nhập trại sau cùng còn đây. Màu sơn xanh đậm mới tinh, số danh bộ của ghe vẫn còn. Xéo góc khác là xác chiếc ghe đã bị mối ăn, mọt đục, chỉ còn lại một nửa. Một ghe nữa, mục rã chỉ còn mỗi cái lườn nằm trơ trọi. Đi thêm một quãng ngắn. Ở một nơi gọi là Bảo Tàng Viện (không có chữ tỵ nạn; bên ngoài trông rất khang trang, bên trong chẳng có gì ngoài một số vật dụng của đồng bào tỵ nạn còn sót lại như một chiếc cối đá, những quyển sách cũ, vài chảo, nồi méo mó, dăm chén, dĩa, sứt, mẻ và nhiều hình ảnh, tranh vẽ, treo trên tường. Không kể thùng quyên góp tiền của du khách (để giữ gìn nơi đây?).
Một khoảng sân khác, chỗ có bảng đề "Catholic Church", chỉ là khu đất trống hoác. Ngôi Nhà Thờ đã bị phá huỷ? Tượng Đức Mẹ, cũng vừa được sơn lại, đứng trên đài cao, gần bên Thánh Giá ngay cạnh. Hai băng gỗ, chắc ngày xưa dùng làm ghế ngồi, đặt phía trước. Không mái che mưa, nắng. Mẹ cũng nghèo (vật chất) như người tỵ nạn.
Ngoài những khu vực đã phát quang, dọn cỏ, sửa sang dành cho du khách, nơi đây đã mọc đầy cây dại, cỏ hoang trở lại như lúc trước khi có người tỵ nạn.
Trại Tỵ Nạn Galang chỉ còn có thế.
Trên đường ra về, chúng tôi đi ngang thành phố. Giống như tất cả các nơi trên thế giới, phần lớn, người khá giả sống ở thành phố với nhiều tiện nghi. Cũng nhà hai, ba tầng lầu, xe hơi, xe gắn máy. Khác với thôn quê. Dân nghèo, nhà tranh, đường đất ngoằn nghèo, vẫn còn thấy cảnh người và trâu đang cày dưới ruộng. Hai bộ mặt giàu, nghèo thật khác biệt. Việt Nam khác gì? Đám lãnh đạo giàu có ăn trên ngồi chốc, người dân nghèo cùng khổ kiếm miếng ăn sống qua ngày.
Nỗi buồn mất nước đã hơn 40 năm không thể quên.
Tự an ủi mình, tôi nghĩ mình đã cố gắng làm những gì có thể.
Gió Đồng Nội
Bài số 5107-18-30787-vb8043017
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Sau đây, thêm một bài viết mới.
* * *
Tháng Ba, từ Pháp, Úc và Hoa Kỳ, nhóm 12 người chúng tôi, không thuộc bất cứ đoàn thể chính trị nào, chỉ là nhũng anh chị em văn, ca, nghệ sĩ, có cùng mục đích góp chút phần mình trong mục đích chung: đòi tự do, nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam, cùng bay sang Úc với linh hồn của nhóm: nữ ca, nhạc sĩ Nguyệt Ánh.
Theo đúng chương trình đã định, sau khi hát tại hai nơi Melbourne và Sydney để gây quỹ giúp Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam có phương tiện trùng tu, tảo mộ thuyền nhân thì lên đường đi thăm nghĩa trang thuyền nhân nằm lại đảo Galang. Qua những chỉ dẫn từ nhà báo Lưu Dân và ông Trần Đông, Giám Đốc Văn Khố Thuyền Nhân, chúng tôi không gặp trở ngại gì khi tới nơi.
Đảo Galang nằm phía Nam, là một trong những quần đảo của Batam, Nam Dương (Indonesia); Nơi đã trở thành chốn tạm trú cho những người Việt vượt biển tìm tự do vào những năm 1979 đến 1996.
Dù với láng giềng Nam Dương, chính quyền Tân Gia Ba vẫn kiểm soát rất kỹ lưỡng những người ra, vào nước họ, cả bằng đường biển. Rời phi trường Singapore, sau khi trình sổ thông hành (Passport), chúng tôi lên tàu nhỏ đi sang Batam. Chiếc xe Van,14 chỗ ngồi, đón chúng tôi tại bến tàu, ghé vào phố để mua Nhang, Đèn cầy, Hoa, Bánh, Kẹo, Trái cây, trước khi vào trại. Thủa còn người tỵ nạn, nơi đây không có đường xe vào trại, phải đi bằng ghe, tàu.
Ngày nay, có lẽ vì nhìn thấy mối lợi thương mãi, chính quyền Nam Dương đã cho xây 6 cây cầu, nối các đảo nhỏ lại với nhau để du khách dễ dàng thăm viếng hơn. Nhà cửa, cao ốc đang xây lên rất nhiều, Batam đã trở thành nơi du lịch.
Chỉ hơn một giờ đồng hồ, xe đưa chúng tôi đến nghĩa trang Galang. Không còn nhà, không còn lều, hay bất cứ chứng tích gì chứng tỏ nơi đây đã từng có gần 200 ngàn người Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản đặt chân đến, sống, và đi định cư. Không còn gì ngoài khu Nghĩa Trang, ngôi Chùa, đài Đức Mẹ và Bảo Tàng Viện Thuyền Nhân. Để mắt tìm kiếm tấm Bia Đá hoa cương do 150 thuyền nhân đã đi định cư ở nhiều nước trên thế giới Úc, Pháp, Mỹ, Canada, Áo, đã cùng về họp mặt tại trại tỵ nạn này vào tháng Ba, năm 2005, góp tay nhau dựng lên. Khắc trên tấm bia là những hàng chữ (mà tôi tạm chuyển ngữ): "Để tưởng nhớ hàng trăm ngàn thuyền nhân đã thảm tử trên đường vượt biển tìm tự do (1975-1996). Những người đã chết vì đói, khát, bị hãm hiếp, kiệt sức, hay vì nhiều lý do khác. Cầu cho linh hồn họ vui hưởng hạnh phúc cõi an bình. Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị quên lãng. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại 2005".
Mặt bên kia ghi: "Chân thành cám ơn Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc Về Người Tỵ Nạn (UNHCR), hội Hồng Thập Tự, hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Nam Dương và tất cả những cơ quan, tổ chức quốc tế, chính phủ và người dân Nam Dương cũng như những quốc gia đã chấp nhận cho người tỵ nạn định cư. Đồng thời xin cám ơn hàng ngàn người trong những công việc giúp đỡ người tỵ nạn. Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại 2005."
Tấm bia đá ngoài lời nói lên lý do thuyền nhân có mặt ở đây cùng lời tri ân sự giúp đỡ của nhiều người mà Cộng Sản Việt Nam xem đó là một bằng chứng cụ thể nhất chứng minh sự bạo tàn, dã man của họ.
Chỉ hai tháng sau khi được dựng lên, vì áp lực của Cộng Sản Việt Nam, chính quyền Nam Dương đã cho đục khoét tấm bia, bỏ mặc ngoài tai sự phản đối của đồng bào Việt ở hải ngoại. Tệ hơn thế, họ đã huỷ bỏ hết những gì dính líu đến hai chữ tỵ nạn. Luôn cả bệ, tấm bia này nay đã mất tăm tích.
Lối vào nghĩa trang chỉ là tấm bia xi-măng trắng, viền vàng, chữ đỏ đề "Nghĩa Trang Galang". Đến cây cột cũng bằng xi-măng cao, dựng ngay lối vào, trước đây sơn màu Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ cũng bị bắt buộc bôi thành màu đen với ba vạch trắng.
Mái nhà tôn chỉ có một vách ở phía sau, mới được sửa chữa lại để làm bàn thờ tạm với chỗ đặt lư, nhang, hoa, trái, cho người viếng mộ. Trại tỵ nạn chỉ còn có thế. Đơn sơ như 503 ngôi mộ của trên một ngàn thuyền nhân, mới được sơn lại cũng bằng màu trắng. Không phải chết mỗi người mỗi mồ. Có ngôi mộ chứa xác nguyên gia đình, khi ghe dạt vào bờ tất cả đã chết nhưng tay còn cột dính với nhau vào mạn thuyền. Có mộ thê thảm hơn, chôn nguyên cả tàu vì không biết liên hệ mỗi người....
Chúng tôi, sau khi cầu nguyện đã cùng nhau đi cắm nhang cho từng ngôi mộ hầu sưởi ấm phần nào linh hồn đồng bào đã thảm tử nơi đất lạ quê người. Những tấm bia ghi lại: Em bé sinh và chết cùng ngày. Vợ lập mộ chồng. Con dựng mộ cha. Người đi cùng tàu xây mộ bạn. Nhiều nấm mộ không tên.
Nắng gay gắt trên đầu, khói nhang cuồn cuộn bay lên, nước mắt chảy xuống. Chúng tôi vừa khóc vừa cầu nguyện. Cầu xin Phật, Chúa, Thánh, Thần, cho các linh hồn được yên nghỉ. Những đồng bào tôi, sinh không cùng nơi nhưng chết cùng chôn tại một chốn. Nghĩa trang Galang.
Bước sang bên kia đường là chỗ hai chiếc thuyền được nhập trại sau cùng còn đây. Màu sơn xanh đậm mới tinh, số danh bộ của ghe vẫn còn. Xéo góc khác là xác chiếc ghe đã bị mối ăn, mọt đục, chỉ còn lại một nửa. Một ghe nữa, mục rã chỉ còn mỗi cái lườn nằm trơ trọi. Đi thêm một quãng ngắn. Ở một nơi gọi là Bảo Tàng Viện (không có chữ tỵ nạn; bên ngoài trông rất khang trang, bên trong chẳng có gì ngoài một số vật dụng của đồng bào tỵ nạn còn sót lại như một chiếc cối đá, những quyển sách cũ, vài chảo, nồi méo mó, dăm chén, dĩa, sứt, mẻ và nhiều hình ảnh, tranh vẽ, treo trên tường. Không kể thùng quyên góp tiền của du khách (để giữ gìn nơi đây?).
Một khoảng sân khác, chỗ có bảng đề "Catholic Church", chỉ là khu đất trống hoác. Ngôi Nhà Thờ đã bị phá huỷ? Tượng Đức Mẹ, cũng vừa được sơn lại, đứng trên đài cao, gần bên Thánh Giá ngay cạnh. Hai băng gỗ, chắc ngày xưa dùng làm ghế ngồi, đặt phía trước. Không mái che mưa, nắng. Mẹ cũng nghèo (vật chất) như người tỵ nạn.
Ngoài những khu vực đã phát quang, dọn cỏ, sửa sang dành cho du khách, nơi đây đã mọc đầy cây dại, cỏ hoang trở lại như lúc trước khi có người tỵ nạn.
Trại Tỵ Nạn Galang chỉ còn có thế.
Trên đường ra về, chúng tôi đi ngang thành phố. Giống như tất cả các nơi trên thế giới, phần lớn, người khá giả sống ở thành phố với nhiều tiện nghi. Cũng nhà hai, ba tầng lầu, xe hơi, xe gắn máy. Khác với thôn quê. Dân nghèo, nhà tranh, đường đất ngoằn nghèo, vẫn còn thấy cảnh người và trâu đang cày dưới ruộng. Hai bộ mặt giàu, nghèo thật khác biệt. Việt Nam khác gì? Đám lãnh đạo giàu có ăn trên ngồi chốc, người dân nghèo cùng khổ kiếm miếng ăn sống qua ngày.
Nỗi buồn mất nước đã hơn 40 năm không thể quên.
Tự an ủi mình, tôi nghĩ mình đã cố gắng làm những gì có thể.
Gió Đồng Nội
- Từ khóa :
- Indonesia
- ,
- Sydney
- ,
- Melbourne
- ,
- Việt Nam
- ,
- Florida
- ,
- Merrit Island
- ,
- Viết Về Nước Mỹ
Thể lệ tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ khởi đầu, năm 2000, có ghi rõ: "Mục tiêu của giải thưởng là cổ võ việc ghi lại những kinh nghiệm hội nhập của người Việt vào dòng sống nước Mỹ, càng nhiều chi tiết sống thực càng hay. Bài tham dự có thể là truyện ký, truyện ngắn, tạp bút... Người viết có thể gửi nhiều bài tham dự, hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn là liên quan tới nước Mỹ."
Đây là cái link: https://vvnm.vietbao.com/a239020/hop-mat-viet-ve-nuoc-my-16-thang-8-2015-20-tac-gia-se-nhan-giai-nam-thu-xvi
Để đưa cả nước xuống hang chuột chù
Theo Nga tao bảo bay ngu
Theo Tầu tao bảo bay mù, điếc câm
Hiện nguyên hình lũ bất nhân
Thằng Hồ Chí Rận, tiên nhân nhà mày
Đả Cẩu Bổng
Con số to lớn này cho thấy người dân thà bị chết ngoài đại dương hơn là phải sống với bọn Ác quỷ Cộng sản hung tàn !
Những nỗ lực trùng tu, tảo mộ thuyền nhân của các cá nhân, hội đoàn rất đáng được đề cao và ngưỡng mộ. Cám ơn tác giả đã viết bài về Galang ngày nay.
Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc đưa ra con số từ 200,000- 400,000 đã bỏ mạng ngoài biển Đông.
Trong cuốn "Lược Sử Quân Lực Việt Cộng Hòa "- Đại Tá Trần Ngọc Thống, Thiếu Tá Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy biên soạn- phỏng đoán con số nạn nhân xấu số là 450.000 người.
Ngoài ra, theo tôi nghĩ, còn phải nên kể đến hàng triệu triệu người trong và ngoài nước bị những chấn thương về tinh thần do mất mát người thân, họ hàng và bạn bè.
Nhà văn Dương thu Hương - Gia nhập Thanh Niên Xung Phong xâm nhập Miền Nam. Có hơn 15 tác phẩm, trong đó có 6 tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức - : “Cuộc chiến giải phóng miền Nam là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”.
” So với tội đem bom đạn và thuốc khai quang của đế quốc Mỹ đổ xuống nước Việt Nam thì tội phá nát sơn hà Việt Nam của Hồ chí Minh còn nặng gấp ngàn lần”.