Hôm nay,  

Khi Đất Trời Trăn Trở

15/10/201900:00:00(Xem: 9314)

Bài số: 5810-20-31615-vb3101519

 

Tác giả  hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018

 

***

 

Biết chúng tôi sẽ mua nhà trên vùng sa mạc Victorville, bạn bè có nhiều người cảnh báo“trên đó muà hè nóng trên 100 độ F,mùa đông lạnh dưới 0độ C, chưa kể vết nứt San Andreas nổi tiếng lại rất gần khu vực San Bernardino nên dễ bị động đất lắm đó” Nhưng thật tình chúng tôi bị mê hoặc bởi những thảm cỏ xanh, những ngôi nhà ngói đỏ, những buổi chiều nắng vàng rực trên dãy đồi thấp quanh vùng, và hơn hết là nhà đất cách đây chục năm giá còn rẻ đến bất ngờ, vừa với túi tiền của người nghĩ hưu cần nơi yên tỉnh, đối với chúng tôi đây là cơ hội tuyệt vời nhất để chọn lựa.

Vậy mà buổi sáng ngay ngày July 4, khi chúng tôi đang ngồi ở sân sau nhà thì thấy mặt hồ sen sóng sánh như có ai đó nghịch ngợm bưng nó lên mà lắc, rồi đất rung rinh dưới chân...Cảm giác giao động  thoáng qua chừng mười giây ngỡ ngàng cuống quýt. Ông bạn bấm máy nhắn tin “động đất 6.4 tại thị trấn nhỏ Ridgecrest cạnh sa mạc Mojave”

Ôi trời, coi bản đồ chỉ cách vùng nhà tôi chừng 90 ml, hèn gì nó lắc lư con tàu đi, cũng may là ngay tâm chấn thuộc vùng dân cư thưa thớt, nhà cửa đồ đạc hư hao nhưng không có thiệt hại về nhân mạng là phước rồi. Đã vậy yên đâu, cách hôm sau lại đất cười lần nữa, mà cười to đến hơn 7độ Richter khiến chính quyền tiểu bang California phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở các vùng lân cận. Nghe nói sẽ còn nhiều trận rung rinh nữa trong những ngày sắp tới, đây cũng là đợt động đất lớn sau gần 20 năm núi đá ngủ quên.

Động đất chỉ lâu lâu xảy ra một lần chớ cháy rừng thì gần như năm nào cũng có, rừng núi bạt ngàn và khí hậu nóng của sa mạc với những cơn gíó mạnh thì San Bernardino dễ làm miếng mồi ngon cho bà hỏa, có năm nhìn thấy lửa cháy đỏ rực chung quanh thành phố, tro bụi mịt mù vương trên mái nhà ngọn cây, bạn bè con cháu gọi phone hỏi thăm rối rít  “không sao, chưa thành heo quay đâu, đừng lo”

Không riêng vùng tôi ở phải đối đầu với nguy cơ động đất và cháy rừng mà còn nhiều nơi khác cũng hứng chịu thiên tai, không ít thì nhiều.Nhưng thôi kệ, việc đất trời trăn trở cũng bình thường, ai mà tránh được khi Mẹ thiên nhiên nổi quạu phải không?

Có điều mình may mắn được sống trên nước Mỹ, nên khi gặp khó khăn vì bất cứ lý do gì, dân chúng đều được chính quyền chăm lo giúp đỡ tận tình.

Nhớ hồi còn ở bên Texas, năm nào cũng mưa bão mịt mù, chúng tôi khăn gói đi tránh bão riết rồi quen, cả thành phố cây cối gãy đổ, cúp điện, nhà sập..Chính quyền thông báo để người dân di tản kịp thời nên hầu như không có thương vong, chỉ mệt cho chúng tôi khi trở về phải dọn dẹp cả tháng trời những vật dụng hư hao trong nhà, có khi bỏ luôn cái tủ lạnh hôi rình vì thức ăn hư thúi do cúp điện. Nhưng nếu dân chúng cực khổ vì mưa bão một thì chính quyền lại vất vả gấp chục lần sau mỗi vụ thiên tai, dẹp dọn cây cối trên đường, khai thông nước đọng trong các mương rảnh, xịt muỗi hết cả thành phố, cung cấp nước sạch, thức ăn khô để chờ ổn định lại mọi sinh hoạt của khu vực như chợ búa trường học..Nơi tôi ở lúc đó là một thành phố nhỏ gần biển nên có một nhóm cư dân người Việt sống bằng nghề đánh cá, hầu như nhà nào cũng có ghe để ra khơi nên mọi sinh hoạt rất giống như làng chài ở Việt Nam, nghĩa là có phơi cá khô, làm nước mắm theo kiểu gia đình, sau chuyến đi biển cả tháng về thì chủ thợ đều nhậu nhẹt bí tỉ, có điều ngư dân bên Mỹ họ giàu hơn, đi xe sang ở nhà đẹp, sắm sửa cuộc sống rất tiện nghi sung túc.

Vậy mà mỗi lần cơn bão đi qua, không thấy ai bỏ ra một cắc góp cùng nhà nước cứu trợ, hình như họ coi đó là chuyện của ai đâu chớ không phải chuyện của mình, đã vậy còn giật cho sập thêm cái mái nhà chỉ mới rớt mấy miếng ngói để bảo hiểm đền nhiều tiền hơn.. Có lần tôi chứng kiến cảnh đại gia đình của bà chủ cây xăng thay phiên nhau sắp hàng lấy thực phẩm và nước uống do chính quyền phân phát mà cứ áy náy hoài, quy định mỗi gia đình chạy xe ngang qua, mở cốp cho mấy người lính khiêng bỏ vào đó 2 thùng nước và 1 thùng đồ hộp, nhà bà có 5 chiếc xe chạy đi chạy lại cả chục vòng để lấy về chất đầy garage thừa mứa, coi như đó là việc làm khôn ngoan trong lúc này,chắc chắn là họ không thiếu thốn, nhưng có lẽ bản tánh thủ lợi, ranh mãnh đã thành thói quen khó bỏ của một số người Việt, hể cho thì tội gì không lấy, nhưng họ quên rằng nếu lấy nhiều hơn mức cần thiết là sẽ làm hụt phần của người tới sau, đừng tưởng người Mỹ không biết cái trò khôn vặt của dân mình, mấy chuyện nhỏ nhặt họ lờ cho qua, nhưng họ cười khinh đấy. Thú thật tôi xấu hổ mặc cảm khi nhìn thấy cái nhún vai của người bản xứ mỗi lần họ giải quyết điều gì đó liên quan tới người Việt, cũng may là con số ma lanh này không có nhiều, thế hệ thứ hai, thứ ba sinh ra và lớn lên ở Mỹ đều sống rất trung thực, tử tế.

Thiên tai thì trãi đều khắp nơi trên thế giới, là mối bận tâm lớn của chính quyền tại địa phương để giảm thiểu thương vong cũng như bảo toàn phần nào tài sản của cá nhân và xã hội. Hầu như bão lũ còn dự báo được trước đó vài ngày, chứ động đất và sóng thần thì đâu chừng vài phút nên con số thiệt hại người và của thường rất cao.

Biết thân bèo dạt mây trôi của cư dân sống trên vùng có nguy cơ động đất, tôi lại phải sắp xếp nhà cửa thế nào để lỡ có rung rinh thì cũng không đến nổi chết vì thiếu hiểu biết. Đầu tiên là dẹp các lối đi trong nhà thông thoáng để có chuyện gì thì dọt cho lẹ, gỡ xuống các tranh treo tường bằng khung kiến có thể bể, đồ ăn nấu chín đông lạnh phòng khi cúp điện, mua mấy thùng nước về chất rải rác trong các phòng, chuẩn bị đèn pin, thức ăn khô, giày đế cứng tránh dẫm vật sắc nhọn, túi sách đựng giấy tờ cá nhân, phone, thuốc uống mỗi ngày, xếp ngay trong tầm tay để rủi ro chạy không kịp thì còn cầm cự đợi người tiếp cứu, mà xui nữa bị đè dẹp lép người ta cũng biết mình là ai mà ..chia buồn.

Nhưng coi vậy chớ khó chết lắm nếu bạn bình tỉnh trong giây phút trời long đất lỡ đó, chịu khó đọc những thông tin cách phòng chống rủi ro khi bị động đất trên các trang web, rồi nghĩ xem mình sẽ làm được gì trong mấy giây phù du sinh tử để mà tồn tại. Tôi chú ý đến cái tam giác sống của ông Doug Copp trong đội cứu hộ của Mỹ, “khi ngôi nhà bị sụp đổ thì trọng lượng của trần và đồ đạc sẽ rơi xuống theo nhiều hướng xô xát vào nhau, để lại một khoảng trống ngay cạnh chúng, đây chính là tam giác an toàn để bạn cuộn mình như con mèo mà sống sót trong đó, thường thì chổ ẩn núp tốt nhất là bên cạnh sofa hay cạnh giường.”

Thật ra cũng tùy cơ ứng biến, biết đâu lúc đó hoảng loạn chui dưới gầm giường hay gầm xe thì tiêu đời

Những điều này tụi nhỏ tiểu học cũng được thực tập trong trường để khi có trường hợp xảy ra biết mà chạy cho đúng chổ.

Mấy ngày nay thiệt tình tâm trạng hai vợ chồng già cũng bất an, cảm thấy ham sống sợ chết quá chừng, cái will thì viết rồi, tài sản nếu có để lại cũng còn nguyên vẹn cho con cháu, thân thể có donate cũng phải còn tươi tốt. Đó là khi chết bình thường, đằng này chết vì động đất hay cháy rừng thì cái gì cũng tan nát, có tiếc chăng là những công trình chữ nghĩa muốn để lại cho lớp trẻ của anh chưa hoàn thành, những khát vọng về tương lai cho Việt nam thoát khỏi họa Cộng Sản, những hẹn hò cùng bạn bè người thân sẽ sớm về lại quê hương trong ngày vui đại thắng chưa thực hiện được, lời yêu thương tha thứ, tâm tư tình cảm chưa kịp nói ra với ai đó... Thì quả là có chết cũng không nhắm mắt. Lại nghĩ đến dân mình đã sống mấy chục năm nay trong cơn đại hồng thủy của XHCNVN, ngày nào cũng có người chết vì tai nạn giao thông, vì ung thư bệnh tật, vì đủ thứ rủi ro lơ lững trên đầu...Thiên tai lũ lụt thì phải chịu đã đành, đằng này chết vì cái ác của đồng loại theo kiểu “xả lũ đúng qui trình” nhận chìm nhà cửa ruộng vườn chỉ trong một đêm, mạng người rẻ rúng hơn con trùng con dế.Vậy họ đã khổ biết bao nhiêu khi mỗi ngày phải sống trên miệng núi lửa tuôn trào bao bất công áp bức mà thân phận nhỏ nhoi của họ không thể vùng thoát được.Thương xót vô cùng.

Nghĩ đi nghĩ lại thấy người Việt ở Mỹ sướng cha đời, có thiên tai xảy ra thì cũng được nhà nước cứu giúp tận tình, tới con chó con mèo còn được ôm trên tay ra khỏi nơi nguy hiểm, huống chi sinh mạng con người được quí tới chừng nào.Nếu chưa làm được gì để cám ơn nước Mỹ đã cưu mang mình thì chí ít cũng đừng rút rỉa theo kiểu gian lận mánh mung bằng nhiều cách để thủ lợi cho gia đình cá nhân. Cô bạn làm phiên dịch cho phòng an sinh xã hội ở County than thở “bà ta đi xe đẹp, đeo cái bóp hàng hiệu mà đến xin food stamp, văn phòng không cho  thì bà quay qua trách người Việt mà không chịu giúp nhau, thiệt chán!.Mấy cái vụ này có hoài” Nghe mà buồn trong bụng..

Mưa bão lũ lụt các chuyên gia còn dự báo trước đó cả tuần chứ động đất chỉ có mấy mươi giây để nhận ra sự chuyển động của nó, mọi dự đoán chỉ mang tính tương đối, xác suất xảy ra dù rất nhỏ nhưng chính quyền cũng khuyên người dân địa phương cần phải cảnh giác. Bởi vậy nên cả tuần nay hai vợ chồng cứ sống như thể ngày mai sẽ chết, lên kế hoạch mình sẽ làm gì để những ngày chờ đợi không căng thẳng, như gọi phone thăm bạn bè nhiều hơn, bớt lên FB hay chúi mũi vào email cả ngày như trước, hay nói lời yêu thương lãng mạn, hay kể những câu chuyện vui rồi cười khúc khích, hay nằm chờ trời sáng để coi sen trong hồ nở được mấy bông, mặc quần áo mới, xức dầu thơm, làm bánh đem qua thăm hàng xóm, coi có ai cần giúp gì không?

 Nói chung là thay đổi cuộc sống lạc quan hơn để chuẩn bị đối đầu cái vụ động đất hổng biết xảy ra lúc nào. Không chừng nghĩ vậy mà hay, dù gì khi sống có đôi thì chắc lúc trời sập chắc chúng tôi cũng luôn có cặp, mắc gì buồn ha.

Có chuyện kể một ông già ở tầng dưới khu Apt, đêm nào cũng bị tên say rượu ở tầng trên về khuya liệng chiếc giày xuống sàn đánh rầm, khi nào nghe đủ hai tiếng rầm thì ông mới yên tâm đi ngủ, như một thói quen chờ đợi Một hôm ông nằm chờ hoài mà không nghe tiếng động kế tiếp nên phài mò lên cầu thang năn nỉ nó liệng cho đủ, ai dè anh chàng tỉnh rượu sợ làm phiền hàng xóm nên rón rén tháo chiếc thứ hai đặt xuống nhẹ nhàng. Dĩ nhiên đây là chuyện vui nhưng trong tình trạng chờ đợi cơn động đất  tiếp theo khiến chúng tôi cũng hồi hộp từng ngày, phải chi ổng liệng tiếp chiếc giày nữa cho yên bụng, nhưng mà rung rinh nhè nhẹ thôi nhe, kẻo mấy con cá vàng trong hồ giật mình tội nghiệp.

 

Trần Ngọc Ánh

Ý kiến bạn đọc
17/10/201915:47:00
Khách
Không nhất thiết phải là người lớn tuổi hoặc có ý định in sách thì mới chú ý đến chính tả. Là người Việt, dù trong nước hay hải ngoài, vùng miền nào đi nữa, nếu muốn duy trì tiếng Việt vững bền và tôn trọng độc giả thì nên chú ý vào chuyện viết đúng chính tả, một trong những yếu tố cần thiết.
17/10/201905:03:14
Khách
"...những khát vọng về tương lai cho Việt nam thoát khỏi họa Cộng Sản, những hẹn hò cùng bạn bè người thân sẽ sớm về lại quê hương trong ngày vui đại thắng chưa thực hiện được"- Trich .

Thực tế phũ phàng đây này:

Ở hải ngoại thì hàng năm cả hàng trăm ngàn người Việt vác mặt mo mò về đất giậc du hí,đú đởn ,làm ặn,tạo chính danh cho Đảng Cộng sản và bọn ngụy quyền Hà nội. Ca sĩ Việt cộng Đàm quang Hưng bay tới nơi nào trình diễn, thì không thiếu người Việt rủ nhau tới xem . v...v...

Còn ở trong nước thì ra sao?

“Người việt nam hèn hạ” - Hân Phan - tốt nghiệp Luật, giám đốc của 1 công ty truyền thông ở Sài Gòn - viết :...Chúng ta, tất cả chúng ta, những người có trách nhiệm với ngôi nhà mang tên Việt Nam nhưng đang giương mắt nhìn ngoại bang cấu kết với bọn lănh đạo làm mất dần đất nước, hay ít ra mất hẳn cái gọi là lòng yêu nước, vốn luôn bị lợi dụng trong các cuộc chiến tranh “thần thánh”. Còn dân Việt nam thì sao? Dám cầm súng đánh Trung quốc hay đánh bất cứ thằng nào xâm lược Việt nam nữa không? Mà cầm súng để làm gì? Kết quả của gần 40 năm độc lập, ai cũng thấy cả rồi, không cần nói nữa. Và cả bọn hèn hạ chúng ta đang ôm lấy nhau, hồi hộp chờ đợi hồi chuông báo tử.”

Nhà văn Dương Thu Hương- có 6 tác phẩm được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức- : “Tương lai Việt Nam, theo tôi, hoàn toàn mỏng manh. Tôi không hiểu có ai có khả năng thay đổi tình thế hay không. Nếu không có ai, thì một màu đen sẽ bao phủ đất nước Việt Nam. Khó có cách nào chống lại một đế quốc tàn bạo mà tổ tiên chúng ta đã từng trải nghiệm cả ngàn năm “.
17/10/201900:53:06
Khách
Có người nhận xét thấy rằng người Việt từ Thanh Hóa trở ra, về phương diện hỏi, ngã, nói và viết đúng, còn những người từ Nghệ Tĩnh trở vào, thì nói và viết , không phân biệt được hỏi và ngã.

Có những trang mạng chỉ dẫn về vấn đề này, tuy nhiên, những người lớn tuổi và không dự định viết sách có thể không đủ kiên nhẫn để ghi nhớ.
15/10/201923:58:24
Khách
Rất cám ơn anh chị đã chỉ ra các lỗi, sẽ sửa sai trong file gốc , viết mà có người đọc kỹ như vậy là hên quá rồi,
Thân mến
15/10/201917:47:39
Khách
Góp ý với tác giả: bà viết bài với số lượng đáng kể nhưng tiếc là bài nào cũng có một số lỗi chính tả tương tự làm cho bài viết lủng củng.

“bình tĩnh” thay vì “bình tỉnh”
“yên tĩnh” thay vì “yên tỉnh”
“lơ lửng” thay vì “lơ lững”; còn nếu “lững lờ” thì đúng
“mương rãnh” thay vì “mương rảnh”
“đất lở” thay vì “đất lỡ”
“đúng chỗ” thay vì “đúng chổ”
“hễ cho” thay vì “hể cho”

Ngoài ra,
“20 năm núi lửa ngủ quên” có lý hơn “20 năm núi đá ngủ quên” vì trăm năm sau núi đá vẫn ngủ thôi.
“90ml” sẽ làm người đọc hiểu là “90 mililít” hơn là 90 dặm theo lối viết tắt tự chế của bà.

Mong bà chú ý hơn để trau giồi cách viết. Cám ơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,075,841
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.