Hôm nay,  

Làm Dâu!

11/07/201600:00:00(Xem: 14009)

Tác giả: Dong Trinh
Bài số 3864-18-30564-vb8070916

Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, tác giả ghi bút danh bằng chữ không đánh dấu nhưng cho biết tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên dạy môn Anh văn ở Bình Dương, sang Mỹ năm 1985, hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas. Mong bà tiếp tục viết.

* * *

Trên 30 năm rồi, tôi đã trở về thăm lại Bình Dương của tôi vỏn vẹn 5 ngày rồi quay về Mỹ vào năm 2004. Bình Dương của tôi đã mất rồi hình ảnh cũ, tôi hoàn toàn xa lạ với từng tên đường, tôi lạc lõng giữa những người không hề quen biết.

Cách đây 5 năm, sau khi nói chuyện với Lợi, em trai chồng tôi đang ở Úc Châu, được biết má chồng tôi bị stroke, tôi vội xin số phone gọi hỏi thăm bà.

Gọng nói bà đã có phần yếu đi, bà nói chẫm rãi hiền hoà. Tôi chợt nghe hối hận dâng tràn...

*

Ba chồng dẫn con dâu và cháu nội đi thăm ruộng cho biết. Đến con rạch có cái cầu khỉ bắc ngang bằng thân cây còng có vòng tròn chỉ to bằng bắp vế. Con dâu khựng lại. Làm sao? Làm sao băng qua rạch đây?

Ba chồng và mấy đứa em trai đã qua tới bờ bên kia. Bọn nhỏ nhìn lại, bà chị dâu vốn dân chợ, vẫn còn lúng túng bên đây bờ rạch. Một chú em, thoăn thoắt chạy qua, cõng cháu vừa mới lên năm băng qua cầu khỉ dễ dàng như những con khỉ chuyền cây... Con dâu không còn đường chọn lựa, bước đại xuống rạch. Mực nước ngang bụng, tay vịn thân cầu lần qua... Khi trở về cũng lại một phen lội nước. May quá, mấy con đỉa chắc ngủ quên hết rồi.

Ba chồng tôi muốn tôi từ từ thích ứng với hoàn cảnh và đời sống ở quê nên để mặc cho tôi tìm cách giải quyết. Ông nói, vạn sự khởi đầu nan! Đúng vậy, khi đó, ba má chồng muốn tôi về quê sống cho trọn đạo dâu con. Ông bà tập tôi từ từ trở nên con dâu nhà quê chánh tông... Tiếc rằng giờ chót tôi đổi ý phải chấp nhận gạo mục, khoai khô để con tôi có được tương lai tươi sáng, để lòng thương kính của tôi dành cho má chồng sẽ luôn trọn vẹn.

Mỗi năm, đến hè lòng man mác buồn... Vừa bãi trường, tôi bắt đầu lôi áo quần, vật dụng đã sắm từ những ngày trước 75 và đã may mắn đem ra được từ trong căn nhà bị cướp....tôi mang ra chợ, kỳ kèo giá cả từng chiếc áo dài, từng đôi giày cao gót mà nhìn vào vẫn còn mới và đẹp lắm...tôi cần tiền để cùng chồng con về quê thăm cha mẹ....cầm tiền trong tay, dạ tôi lại xót...một ngày nào, chẳng còn gì để bán thì chúng tôi sẽ ra sao đây?

Có những chuyến đi mẹ con tôi đã phải ngổi cả đêm trong xa cảng miền Tây, ông xã thì lo sắp hàng mua vé....ngồi vô xe rồi, lại phải một phen chờ đợi, nhồi, nhét như hộp cá mòi....nhìn ra cửa sổ, tôi thật kinh tởm với những chiếc bàn chải chà răng đã vàng ố, những khăn lau mặt bẫn thỉu cùng cái ca nhựa đã đỗi màu theo nắng mưa...đó là đồ nghề của những em bé 9,10 tuổi, tay xách xô đựng nước tay bưng giõ lĩnh kĩnh mấy món đó để cho khách mướn đánh răng, súc miệng lau mặt...ôi...sao mà đâu đớn quá...một cái nghề mà chắc chắn không có ở một quốc gia nào ngoài VN yêu quý của tôi.

Xe chạy, tiếng ồn ào im bặt. Mọi người muốn chợp mắt sau một đêm dài chờ đợi... Tiếng rao hàng ơi ới. Tôi bừng tỉnh... một quang cảnh náo nhiệt trước mắt với những miếng khóm vàng cùng chén muối ớt đỏ au, dưa hấu, mía ghim, trứng luộc. Tôi chỉ biết nhìn... May mắn là con trai tôi còn ngủ nên không đòi ăn. Trong túi tôi chỉ có đủ cho chuyến quay về và chút ít khi đến Bắc Cần Thơ dùng cơm...

Bắc Mỹ Thuận trước mắt, mọi người rời xe đi bộ xuống phà. Ruột tôi sôi lên, nước miếng trong miệng tôi cứ muốn chạy ra với mùi thơm từ thịt nướng, tôm nướng, tai tôi lùng bùng với tiếng rao quà... nem chua đây, bánh mì nóng giòn đây, hột gà lộn đây...

Khương cũng ngoan lắm, tôi mua cho thằng bé một ổ bánh mì không thôi, nó chẳng đòi hỏi gì hết, chỉ nhìn những hàng quán, mặt buồn hiu... Lúc đó, Khương mới khoảng 4 tuổi. Tiếp tục cuộc hành trình...lại xuống xe để qua phà Cần Thơ...lần này, chúng tôi ghé vào một quán ven đường để giải quyết cho cái bụng đói meo suốt từ chiều hôm trước mà cho đến 3 giờ chiều hôm sau mới được lấp đầy lại cái bao tử đang biểu tình.

Về đến đầu cầu Vĩnh Mỹ một xã nhỏ cuối tỉnh Bạc Liêu, đã hơn 8 giờ trời tối đen như mực. Chúng tôi không dám đi bộ về nhà vì có thể bị du kích bắn trong bóng đêm... thế là vô quán nước đầu đường xin ngồi đỡ chờ 6 giờ sáng lội bộ chỉ 5 km thôi là tới nhà. Thêm một đêm thứ nhì ngủ ngồi...

Lôi thôi, lếch thếch, tôi cõng Khương trên lưng. Ông xã xách áo quần cùng ít quà cáp cho gia đình... Một tiếng đồng hồ trên đường trải đá xanh lõm chõm, chân tôi buốt rát vì cạnh đá cứ xóc vô, lưng nặng oằn với đứa con... Rồi chúng tôi rồi cũng về đến nhà, trong tiếng reo mừng của các em chồng tôi.

Giỗ má ruột của ông xã thật linh đình (Má Ông xã tôi mất lúc anh lên 10, ba chồng tôi tục huyền với dì ruột của anh, nên tất cả mấy anh chị em đều nể sợ và xem bà như mẹ...) Sáng sớm trước ngày cúng một hôm, bà con lối xóm đã tề tựu đông đủ, kẻ giết heo, người cắt cổ gà, vịt...thật vui, thật náo nhiệt như đang ở chợ...má chồng tôi bà rất tháo vát chuyện nhà, bà không làm, đứng chỉ huy con, cháu... tôi không dám xen vô chuyện bếp núc ở đây vì sợ cơm ba từng, thịt hoá than, vội lãnh phần dọn dẹp, rửa chén.

Chiều xuống, nấu nướng tạm thời ngưng để bếp phụ, bếp chánh dùng cơm trước khi ra về...tôi đốt ngọn đèn hột vịt mang ra bờ đìa sau nhà, tha nồi niu, son chảo, chén bát đi rửa, trời tối om, bên ngọn đèn dầu leo lét khi tỏ khi mờ, đong đưa theo ngọn gió...tôi rửa đống chén dĩa cao ngất ngưỡng, đem tất cả vô chất vào sóng chén rồi đến những cái nồi, cái chảo to đùng...má chồng tôi kỹ lắm, nhà nấu bằng lò trấu, khói bám đen nồi thế nhưng tối đến là phải chùi tất cả sáng trưng như mới...tôi giờ đã quá mệt vì suốt 2 ngày, 2 đêm không được nằm, mắt tôi không mở ra mà vẫn phải ráng chùi cho sạch đám của nợ này để rồi 1, 2 giờ khuya, tiếp tục nhờ ông táo quẹt lọ nghẹ trở lại....khoảng 10 giờ đêm, mọi việc đã xong, tôi leo lên divan nằm cạnh con trai, thân tôi như rã ra từng khúc...đang ngon giấc, nghe tiếng lục đục dưới bếp, tôi ngồi lên, Huệ, em trai kế út của Ông xã tôi đang ngồi cạnh bếp, em chỉ mới 6 tuổi, ốm nhôm ốm nhách...đang gò lưng cầm óng thổi vào lò trấu, bên trên là cái nồi to tướng, tôi hỏi: sao em không ngủ, thức chi sớm quá, em nói:em phải nấu cơm cho anh Hùng anh Sơn dở ga guộng...

(Xin được mở ngoặc ở đây...gia đình bên chồng tôi trước 75 cũng sinh sống tại chợ Bình Dương, sau biến cố, nước mất nhà tan... má chồng tôi quyết định dọn về quê làm ruộng thay vì phải chấp nhận đi kinh tế mới... Về quê, má chồng tôi mua mấy công đất, mấy đứa em trai tôi đã nhanh chóng biến thành những nông dân thực sự, nói năng như dân quê chính cống, phát âm sai những chữ R như cái rổ thì nói là cái gỗ. Các em thay đỗi đến mức độ không ngờ, từ những cậu học trò tỉnh, một năm sau gặp lại, trước mắt tôi là những nông dân chính hiệu, chân lấm tay bùn...)

Trở lại với Huệ, một đứa trẻ vô phước chỉ vì những mê tín quái đản của người mình. Sau khi Huệ chào đời chừng vài tháng, ba chồng tôi đang ở Bình Dương, bị thuyên chuyển ra Nha Trang, má chồng tôi đi coi bói và được biết bà và Huệ khắc tuổi, bà lại thấy trên cánh tay em có một đốm nhỏ bằng đầu một lóng tay như miếng da trâu dán lên... Thế là trăm dâu đổ đầu tằm. Cho rằng em chính là thủ phạm đã đem xui xẻo cho gia đình, bà đâm ra ghét cay ghét đắng thằng bé, mới học xong lớp 1, bà bắt nghỉ học ở nhà chăn heo, lo cơm nước. Nếu nghe nói, chắc chắn tôi sẽ không tin nhưng tận mắt tôi đã chứng kiến cảnh em một giờ khuya ngồi lên nấu cơm cho các anh 'ga guộng', tôi đã tận mắt nhìn thấy những ngọn roi quất túi bụi vào thân thể gầy còm của em khi chưa kịp dội chuồng heo vị bận lui cui bên cái lò trấu lúc nào cũng đòi phải có người bên cạnh, phùng mang trợn má thổi, để giữ cho ngọn lửa hồng không bị dập tắt.

Chính ngọn lửa hồng ấy đã dần đốt đi tuổi thơ của em Huệ. Suốt ngày, tôi chỉ thấy em lầm lũi bên chuồng heo và bếp lửa, dội, quét, hốt phân heo...dòng kênh thơ mộng với hàng dừa nước xanh biếc trước nhà, một nguồn lợi lớn lao cho dân làng với lá dừa giúp họ che nắng che mua, với cá tóm đầy vẫy, nơi trú ẩn cho bầy trâu sau một ngày cày nặng nhọc để tránh muồi mòng, và nó cũng chính là nơi để dân làng có nơi giải quyết vấn để vệ sinh cá nhân...mỗi lần về đây, tôi khổ sở vô cùng khi bị bắt buộc phải xử dụng nó, họ dựng lên đơn sơ, ngó ra mặt đường,một miếng ván che phía trước chỉ ngang ngực...má chồng tôi không bao giờ đặt chân ra đó, bà dùng bô rồi cũng chính em Huệ tôi phải đem đi đổ, thật bất nhẫn cho em, tôi làm thế em mỗi khi về quê...thú thật, tôi chưa từng làm chuyện này cho má tôi nhưng vì thương em Huệ, tôi đã không nệ hà gớm ghiếc mà làm thay em....em không hề hé môi cười, trong khi ngoài sân, lúc nào cũng vang tiếng la hét nô đùa của anh chị em với những trò chơi cút bắt, bắn bi....

Ngày giỗ chánh, bà con lối xóm đến chật cả nhà..., khách không tới đúng giờ, rãnh lúc nào, đến lúc đó, đến 12 giờ khuya vẫn phải dọn đũ rượu thịt cho những người tới muộn...dù khuya, đu tối tăm...dù mệt mõi...tôi vẫn phải làm tròn bổn phận con dâu ở quê, nghĩa là không đươc than thở, không được làm biếng...đêm đó, má chồng tôi say tuý luý, bà la hét, chửi bới, khóc đã rồi cười, nói năng những câu nghe qua, tôi cảm thương và rất ái ngại cho ba chồng tôi, một người mà ngoài ba ruột tôi, tôi cũng thật sự xem Ông là người cha đẻ thứ hai của tôi...khi người ta say, những câu nói thốt ra cũng có khi là sự suy nghĩ lúc tỉnh, tôi nghĩ, không biết bà đang trách chị ruột của mình ra đi sao sớm quá, để lại cho bà cả gánh nặng oằn vai, 7 trai, một gái, khi đó, Ông xã tôi lớn nhất nhà chỉ mới lên 10... Tiếp đến, bà lại cho ra đời cũng 1 gái 7 trai. Tuổi thanh xuân của bà đã tàn dần theo 16 đứa con thơ dại, đã khiến bà có những lúc, do cực khổ quá, không kềm chế được nên để xẩy ra nhiều điều đáng tiếc...

Cũng như tất cả các nhà khác trong xóm, má chồng tôi cất lên 2 căn nhà vách lá, nền đất, cột bằng những thân cây còng còn gọi là cây Sua đủa, loại cây này đặc biệt là không bị mục, dân quê dùng để bắt cầu, cột nhà và để cấy nấm mèo. Trưa đó, má chồng kêu tôi hái bông sua đũa (còn gọi là so đũa) nấu canh... Tôi muốn xỉu khi bà đưa tôi hũ cái hũ lúc nhúc những dòi trắng phếu và bảo đó là “con mẻ” để nấu canh chua rất ngon... Thôi tôi rồi. Tôi phải làm sao đây. Má chồng tôi là người độc đoán, bà chỉ ra lệnh, không muốn nghe cãi lại....

Bữa ăn trưa đó, tôi nhất quyết không đụng tới một giọt canh, má chồng tôi hỏi, tôi chỉ làm thinh vì làm sao tôi dám nói gớm trong khi cả nhà ăn ngon lành?...khoảng 3 giờ trưa, Sơn, Hùng từ ruộng về, ôm mớ lưới ra con kênh trước nhà thả xuống, chèo xuồng 1 vòng dọc theo bờ...độ 1 giờ sau, 2 em quay về, trút lưới ra đầy một thúng tôm tươi nhãy soi sói phát ham...cũng như bắt đầu cho những bữa cơm thường lệ, Ông ngoại chồng tôi hai tay trịnh trọng bưng chén cơm để ngang trán cảm ơn Ông thần nông đã cho chúng tôi được những bát cơm đầy đũ, ấm no, xong Ông xá 3 xá và cả nhà cầm đũa...tôi luôn ngồi cạnh nồi cơm để bới cho người nhà, ngày đầu không hiểu, tôi quen ở chợ, chỉ xúc lưng chén chừa chỗ để thức ăn, má chồng tôi la: bộ cơm cúng sao mà không đầy chén? Tôi hoảng hốt, sửa lại, có hơi tức mình vì thấy sao mà ở nhà quê có những tập tục khắc khe quá...đang ăn, tôi luôn phải liếc nhìn xung quanh coi ai ăn hết cơm thì tôi lại phải đón lấy cái chén mà bới tiếp...cho đến khi Ông ngoại bưng cái chén không để ngang trán xả 3 lần thì tôi biết rằng... tôi cũng phải ăn cho lẹ chén cơm dang dỡ dù bụng còn dỡ dang, con dâu không được ăn sau khi người lớn buông đũa vì như thế tỏ ra mình ham ăn????


Lại đốt ngọn đèn leo lét ra đìa rửa chén chùi nồi, lại nghĩ đến những ngày còn độc thân bên má...một cái áo cũng không giặt, một cây chổi quét nhà cũng không rớ tới, tôi chỉ biết ăn, học, đi chơi...

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều...

Mỗi năm tôi chỉ cùng chồng con về quê vài tuần thế mà ruột gan tôi như thắt lại khi phải làm dâu trong khoảng thời gian ngắn ngủi... Thương sao cho những cô dâu suốt đời chịu cảnh làm dâu!...

Ở nhà, tôi thường mặc áo quần vải bông, chỉ khi đi dạy học thì mới mặc quần đen, vì thế tôi chỉ có độc nhất một cái... Khi về que chống, tôi cũng nghĩ như nhà mình, mặc đồ vải cho mát... Má chồng tôi từ nhà trên nói vọng xuống: đồ đàn bà gì mà không có được cái quần đen!

Sáng sớm thức dậy, việc đầu tiên của tôi là trình diện bà với chiếc quần sa teng đen, để không còn bị quở trách... đồ đàn bà gì....

Khương cùng mấy chú, mỗi đứa xách một cái giỏ chạy ra đồng... Một hồi sau trở về, trứng đầy ấp trong giỏ... xúc cơm trắng gạo thơm trong một cái nồi bự tổ bố cho chó cho heo, lòng tôi chua xót khi nghĩ đến giờ này gia đình tôi đang ngồi bên nồi cơm gạo mục cùng khoai khô, thức ăn chỉ là một dĩa rau muống luộc, một chén nước tương... ăn triền miên đến nổi cả nhà ai nấy ghẻ chốc đầy mình vì suy dinh dưỡng?

Miền Nam sau đổi đời, cảnh sống ở miền quê nhà chồng, so với phố chợ Bình Dương là hai thế giới khác.

Buổi trưa miền quê, mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài sân, bỗng la lên:

- Ghe khoai vô, ghe khoai vô!...

Thế là nhà nhà lo xúc gạo thơm trắng ngần tranh nhau, chen chúc nhau chạy ra con kênh trước nhà có chiếc tam bản đang cắm sào chờ... Chục gạo thơm đổi vài ký khoai mì mà mừng không thể tả...

Má chồng tôi cũng không ngoại lệ, luộc xong nồi khoai, chia cho từng người theo tiêu chuẩn... Tôi nhìn mà ngao ngán! Ở Bình Dương tôi thèm một chén cơm trắng như thèm cao lương mỹ vị, về đây thì thiên hạ lại quý khoai mì như những món hàng xa xí! Sao đời lại có lắm cảnh trai ngang thế này?

Một buổi chiều, có khách đến thăm, tôi đem nước ra mời, ba má chồng biểu tôi ngồi cạnh và giới thiệu vị khách là ông hiệu trưởng trường cấp 1 của xã Vĩnh Mỹ...sau khi chào hỏi, Ông cho biết có nghe ba tôi nói tôi là giáo viên cấp 2 ở Bình Dương, Ông ngõ ý muốn tôi về đó dạy cấp 1 ( bị giáng chức? ) vì xã thiếu giáo viên trầm trọng...hầu hết dân nơi đó đều thất học do chiến tranh, nay hoà bình trở lại ( tôi chỉ lập lại lời ông HT) xã mở trường để con em có cơ hội đến trường, các giáo viên đa số còn trẻ, không ai chịu vô cái xứ khỉ ho cò gáy này vì vậy một mình ông phải đảm trách 3 lớp học và thầy Hiệu phó lãnh 2 lớp còn lại....ông cho tôi biết nếu dạy học ở đó, tôi không phải tốn kém gì cả, mỗi tháng học trò sẽ mang gạo đến cho cùng cá, thịt ê hề, chưa kể, ngày nào trong xóm cũng có giỗ quãy, tôi sẽ được mời ăn mệt xĩu...Nghe qua...hỏi ai mà không ham...má chồng tôi còn hứa hẹn sẽ cho tôi căn nhà bên cạnh, dạy tôi nấu rượu, hướng dẫn Ông xã tôi làm ruộng... Nghe qua, tôi bắt đầu thả ước mơ với chén cơm trắng, nồi thịt kho đầy cùng trứng luộc. Ghẻ chốc sẽ bay đi theo gió vì được ăn uống đầy đũ... Mãi miên man suy tính, tiếng Ông hiệu trưởng lôi tôi về thực tại: cô đồng ý nha?

Mỗi đêm ngồi trong bóng đêm rửa chén, ăn cơm phải ý tứ, ăn mặc phải theo thời trang đồng ruộng, nửa đêm đang ngủ nghe mưa ào xuống là phải chạy ra ngoài hứng nước chứa... chịu đựng những lời đay nghiến của mẹ chồng, chứng kiến cảnh em Huệ bị hành hạ... rồi Khương của tôi nữa? Tôi đâu có thể vì chén cơm trắng mà đổi lấy tương lai của cháu?

Rồi tôi lại thấy sao tôi vì một chút riêng tư mà lại ích kỷ quá vậy? Ở Bình Dương tôi chỉ là một cô giáo tầm thường như hàng ngàn cô giáo khác trong tỉnh, còn nơi đây, cả trăm em nhỏ đang cần tôi, và tôi thừa sức đem lại cho các em những gì các em đang cần. Phân vân, đắn đo, suy tính, cuối cùng, tôi nói với má chồng: để con về bàn lại với má con...bà hỏi mát tôi: chồng con đâu sao con không hỏi? Tôi biết tôi đã sai khi nói như vậy vì má chồng tôi nói phải... tôi phải bàn với Ông xã tôi mới đúng chứ? Sở dĩ tôi trả lời vậy vì thật ra, dù đã có gia đình, nhưng tôi vẫn chung sống với má và các anh chị em ruột bên tôi, tôi muốn má tôi là người quyết định chuyện này... Không muốn có chuyện rầy rà, tôi xin phép xuống bếp dọn cơm.

Tôi thao thức khi nghĩ đến lúc tôi sanh cháu Khương, má chồng tôi lợt lạt chỉ vì cháu là trai. Ba chồng tôi có 2 đời vợ, mỗi bên 1 gái, 7 trai, do đó bà chỉ muốn có cháu gái. Khi Kim Anh, em chồng tôi lập gia đình, lúc em sắp sanh, ba chồng tôi muốn đưa em về Bạc Liêu sanh nở... Khi em chuyển bụng, trước lúc ba tôi đưa em xuống ghe để ra nhà thương, má tôi nói: nếu sanh con gái thì về đây nuôi một tháng, sanh con trai thì về thẳng BD đi...

May mắn cho Kim Anh, em sanh một cháu gái thật bụ bẩm, dễ thương. Thế là em được về nhà, đến ngày cúng đầy tháng cháu bé, cũng mổ gà, giết vịt. Tiệc tàn, má chồng tôi tuyên bố: ông chèo xuồng đưa vợ chồng nó ra chợ cho nó về Bình Dương đi... Mặc cho Ba tôi nói, mặc Kim Anh năn nỉ, bà vẫn không xiêu lòng, dù lúc đó đã xế chiều, mấy đứa và cháu nhỏ mới một tháng sẽ ngủ lăn lóc ngoài bến xe, bà vẫn cương quyết bắt phải đi.

Tôi lại nhớ, khi còn ở Bình Dương, tôi bế cháu Khương lúc bấy giờ khoảng 6 tháng về nhà ba má chồng tôi ở gần bên ty Cảnh sát... Sáng cháu còn nằm ngủ trên võng bên trong nhà, tôi đang ngồi trên cái ván nhỏ bên chái nhà lặt rau, thình lình nghe tiếng Khương khóc, sợ cháu lăn té, tôi chạy vội vô nhà dỗ cháu. Thình lình má chồng tôi đi xóm về, bà nhìn thấy rổ rau đang lặt lỡ dở cùng những rau già, hư nằm bên cạnh... Không nói không rằng, bà dồn hết vô rổ, ra đứng giữa sân, quăng tung toé lên cao và la to: Đồ đàn bà hư. Ăn đâu ỉa đó...

Tôi uất nghẹn, nói không nên lời, nước mát chảy dài. Vì tức vì tủi, tôi lẳng lặng bế cháu ra về nhà má ruột.

Tôi lại nhớ một ngày nọ, năm 1970 khi đó chúng tôi chưa cưới nhau, ông xã tôi lên nhà cho hay phải đi tìm đứa em trai mới 5 tuổi, không biết vì lý do gì, em bị má anh đánh đến nỗi nó hoảng lên bỏ chạy mất cả ngày chưa thấy trở về. Và cho đến nay, - 46 năm sau- từ một phút nóng giận của bà mẹ, đứa em tội nghiệp của ông xã tôi vẫn bặt tin, không biết sống chết ra sao.

Tôi cũng được biệt khi má ruột chồng tôi sanh em Sĩ, bà bị làm băng và mất ngay lúc đó. Má chồng sau của tôi nghĩ là thằng bé này khắc tuổi, bà lập tức đưa em cho bà nội chồng tôi nuôi đến giờ...

Sau khi rời quê chồng, về lại Bình Dương, tôi đem chuyện này ra hỏi ý má tôi, tôi cũng cho má biết những hứa hẹn của thầy Hiệu Trưởng và má chồng tôi. Má tôi là người hiền lành, ít nói. Sau khi nghe tôi kể, má chỉ nhỏ nhẹ: đi thì dễ mà trở về thì khó lắm con à!

Chỉ câu nói ngắn gọn của má, tôi đã quyết định ngay... tôi không bỏ cơm mốc khoai khô, tôi chịu đựng ghẻ hành vì ăn thiếu. Tôi cần tương lai của con tôi và tôi phải chịu làm ngơ trước sự cần thiết của các em dưới quê...

Hè năm sau, chúng tôi cũng tay xách, nách mang, bán những gì có thể bán để về thăm quê chồng. Lại ngủ dọc đường dọc xá, mệt nhọc. Vừa bước chân vô sân nhà, mấy đứa nhỏ đã nhao nhao: anh Hai, chị Hai về...

- Đói rồi mới trồi đầu về đây!

Từ trong nhà, tiếng má chồng tôi vọng ra.

Tức nghẹn vì lội bộ trên 5km đường đá xanh, trên lưng cõng Khương, tôi bấm tay Ông xã nói: Đây là lần cuối em về!

Tháng 10 gió chướng đem cái lạnh buốt xương, sáng sớm ra chuồng gà nằm rạp, từ lúc nào... chạy ra đồng, bầy vịt hãng có đến mấy ngàn con cũng rũ nhau đi theo con gió ác nghiệt...mỗi ngày một mớ...thoạt đầu người ta tiếc, kho mặn, nấu cà ri...được đế ngày thứ 3 số lượng gà vịt chết ngày một tăng, ăn hoài phát sợ, những người dân quê ở đó đành phải đào lỗ chôn...

Về quê tôi thương cho những người sống với ruộng đồng...họ không bao giờ mang giày mang dép, 10 đầu ngón chân lúc nào cũng bấu xuống mặt đất để tránh trơn trợt, riết rồi móng chân cũng không ra nổi...suốt ngày, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chiều về, lùa trâu xuống dòng kênh trước nhà để tránh muổi, đàn trâu kêu lên những tiếng sảng khoái, tung tăng dưới nước...các em trai chồng tôi ăn vội ăn vàng mấy chén cơm, phủi cẳng cho sạch đất rồi leo lên ván, vẫn còn sớm để ngủ, mấy đứa nói chuyện râm rang trong bóng đêm vì tiết kiệm dầu....không điện, không có nơi giải trí sau một ngày mệt nhọc, họ chỉ một thú vui duy nhất là kể cho nhau nghe những câu chuyện tục tĩu để cùng nhau cười...

Tôi nhớ lúc tôi khoảng 7 tuổi, một hôm, tôi đi ra nhà sách Nam Cường ở cạnh phòng thông tin, nhìn thấy quyến sách có tựa là Hạt ngọc, tôi thích quá mua ngay....về đến nhà, tôi vội vàng đọc để xem hạt ngọc ra sao....tôi vô cùng thất vọng, ngọc đâu chẳng thấy, chỉ toàn gạo với thóc...chán quá, tôi quăng cuốn sách và cứ tiếc số tiền mua....mấy chục năm sau, mỗi năm về quê một tháng, nhìn thấy cảnh đời thiếu thốn, cực khổ của nông dân, họ phải dãi nắng dầm mưa để đem từng hạt gạo về cho mình...tôi đã hiểu được chân giá trị của HẠT NGỌC, tôi đã hiểu vì sao trước sau bữa ăn Ông ngoại phải nói cảm ơn Ông thần nông đã cho chúng ta những bữa cơm no...

Sau lần đó, tôi quyết không về quê nửa, chỉ mình ông xã tôi mà thôi

...

Cho đến ngày tôi sắp rời khỏi VN, lúc bấy giờ, Ông xã tôi mới mất, một chú em chồng lên Bình Dương gặp tôi nói: Má biểu chị Hai dẫn Khương về má cho tiền may quần áo cho Khương...

Tôi nghe qua, nhớ câu bà từng nói “Đói rồi mới trồi đầu về đây” vẫn còn thấy giận. Đành nói với Hùng: em về thưa lại với má chị Hai cám ơn má nhiều lắm nhưng chị Hai không về. Nếu má nói má nhớ Khương, biểu chị dẫn cháu về thăm bà nội thì cho dù không tiền chị cũng sẽ ráng mượn để đi nhưng má nói về để má cho tiền may áo quần cho Khương chị sẽ không bao giờ đi, vì như vậy hoá ra chị nghĩ đến tiền má cho nên mới về sao?

Trên 30 năm rồi, tôi đã trở về thăm lại Bình Dương của tôi vỏn vẹn 5 ngày rồi quay về Mỹ vào năm 2004. Bình Dương của tôi đã mất rồi hình ảnh cũ, tôi hoàn toàn xa lạ với từng tên đường, tôi lạc lõng giữa những người không hề quen biết.

Cách đây 5 năm, sau khi nói chuyện với Lợi, em trai chồng tôi đang ở Úc Châu, được biết má chồng tôi bị stroke, tôi vội xin số phone gọi hỏi thăm bà. Gọng nói bà đã có phần yếu đi, bà nói chẫm rãi hiền hoà. Tôi chợt nghe hối hận dâng tràn... Sao tôi lại quá cố chấp với người mà tôi đã từng trầu rượu lạy để xin được gọi là má ngay đêm tân hôn? Sao tôi không nghĩ bà khó khăn với tôi chỉ vì muốn xóm giềng ngợi khen tôi. Tôi lại nghĩ, biết đâu, tôi cũng sẽ như bà hoặc hơn thế nữa, cũng sẽ rất khó đối với con dâu, nếu như lúc xưa tôi quyết đinh về Bạc Liêu dạy học?

Thưa má,

Viết lên những dòng chữ trên đây, con không dám có ý phiền trách, chỉ muốn nêu ra những quan niệm sai lầm của dân mình, mê tín, cổ xưa, một thứ truyền thống mẹ chồng khắc nghiệt với nàng dâu lẽ ra phải được loại trừ...

Ở nơi má, con đã học được rất nhiều điều hay như tánh gọn gàng, cương quyết. Con đã học được từ má cái đảm đang của người đàn bà Việt Nam chân chất. Con vẫn mãi mãi là con dâu của má cho dầu ngày nay chồng con đã lìa xa mẹ con con vĩnh viễn...

Dong Trinh

Ý kiến bạn đọc
14/07/201602:24:53
Khách
Chị Đông ơi. Em tính rủ chị vào VVNM viết nhưng tính để bữa nào đưa chị P qua gặp chị mới nói thì hôm nay thấy bài chị viết đăng trong đây. Chúc mừng chị. Em tính gọi chị mà lạc mất số phone rồi. Chị còn giữ số của em ko? Cho lại số phone qua fb nghe.
Mai Thái Vân Thanh
13/07/201619:11:27
Khách
Hay. Người VN khổ vì tập tục truyền thống lạc hậu.
12/07/201602:41:22
Khách
Người Mỹ có câu "Every action has a consequence "- Mỗi hành động đều có hậu quả . Ác giả ác báo . Chớ nên tha thứ hay thương hại kẻ ác .
11/07/201623:01:30
Khách
Cảm ơn cô Dong đã viết một bài thật hay về đời sống mẹ chồng nàng dâu của thế kỷ trước. Tuy bị đối xử khắc nghiệt vậy mà cô cũng không oán ghét gì bà nội của cháu bé, cô đúng là người phụ nữ tiêu biểu VN của một thời đã xa. Chúc cô được sức khoẻ và hạnh phúc bên con cháu ở quê hương thứ hai này.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến