Tác giả: Chú Chín Cali
Bài số 5255-19-31098-vb7102817
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
***
Cả đời lo cày sâu cuốc bẩm rồi còng lưng trả bill, tâm hồn tôi nó khô khan, cuộc sống nhàm chán. Có cái gì đó thiếu thốn bên trong. Từ bé tôi đã đi tìm một thú đam mê, một chút văn nghệ gì đó làm niềm vui tinh thần để tô điểm cho đời sống tâm linh thêm ít nhiều hưng phấn.
Má nói lúc còn là thằng nhóc con, tôi có óc “nghệ sĩ” nên ngồi đâu vẽ đó, vách nhà nguệch ngoạc đầy các tác phẩm của thằng cu họa sĩ. Lớn lên tôi đòi đi học trường mỹ thuật Gia Định nhưng bị Má chửi cho một trận, bà bảo “Bộ mầy định vẽ tranh rồi ngồi góc đường bán hả? Nghèo lắm con ơi”!
Khi đến tuổi biết yêu tôi lọ mọ vẽ mái tóc thề của cô bạn gái cùng lớp mà tôi thầm yêu trộm nhớ, rồi thức trắng bao đêm mới nghĩ ra hai câu thơ đính kèm theo tấm ảnh để tỏ bày tâm sự:
Tóc em dài hơn tầm tay anh với
Thì mong gì vuốt tới mái tóc mây!
Nhưng rồi vì chết nhát nên phải nhờ thằng bạn thân đưa giùm. Nó đem hình về nhà xịt dầu thơm thơm phức rồi đem trao tận tay cho người đẹp. Nàng cảm động quá viết thơ hồi âm cho nó, bên trong còn ép đóa hoa “Pensé” và ký tên bằng dấu môi son! Sau đó họ yêu nhau làm tôi khùng lên thơ thẩn một thời gian. Tôi mất người yêu, mất luôn cả bạn.
Lúc lớn lên tôi đi làm tận bên Phi Châu buồn quá nên xách giá đi vẽ tranh sơn dầu rồi treo đầy tường trong phòng khách với hy vọng có người khám phá ra tài năng mới. Có vài người bạn đến chơi đứng ngắm nhưng không ai nói gì. Thà chê bai hoặc chửi cha còn hơn là làm thinh. Tôi buồn quá âm thầm đem dẹp hết.
Lúc nhỏ tôi cũng mê âm nhạc, nhưng vì con nhà nghèo đâu dám xin mua đờn mua trống như bạn bè, tôi để dành tiền mua cái ống tiêu rồi leo lên gác tập thổi tò te. Mấy thằng anh nghe mãi than nhức đầu chửi là “điếc con rái” quá. Tôi buồn vì có mấy thằng anh toàn là “phàm phu tục tử” không biết thưởng thức âm nhạc nên bỏ cuộc luôn.
Tôi cố đi tìm một thú đam mê, nhưng không thứ nào tôi mê được.
Cho đến khi tuổi đã 70, đầu óc bắt đầu lú lẫn quên trước quên sau, nói năng lẩm cẩm, một hôm tôi về quê nghe chú em kể chuyện một nhân vật lạ lùng trong làng tên Tám Trứng. Tôi bổng thấy hứng thú muốn viết thử một truyện ngắn về nhân vật kỳ lạ nầy, tuy cả đời tôi chưa bao giờ viết chuyện.
Và tôi đã làm thiệt, cặm cụi viết cả tuần được có mấy trang. Ý thì có mà chữ nghĩa vốn đã nghèo nàn lại không sử dụng mấy chục năm nay nên nó bỏ đi vượt biên hết trọi. Nhiều từ ngữ nó nhảy ra lộn thành tiếng Mỹ phải tra tự điển dịch sang tiếng Việt. Tình thiệt tôi kể cho bạn bè nghe vụ lộn xộn nầy lại bị chửi cho là “nổ”, “mi già cái đầu mới qua Mỹ mà làm như quên tiếng Việt”! Tôi nghĩ mà phục các văn sĩ chuyên nghiệp, người ta viết cả đời không hết chữ, càng viết tư tưởng càng tuôn trào, chữ nghĩa càng phong phú, còn mình viết được có mấy trang mà trong đầu đã cạn queo như cái giếng mùa hạ!
Viết tới viết lui, sửa qua sửa lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng ra được bài đầu tay: “Chuyện Tám Trứng”. Chuyện tôi viết chắc cũng hay cỡ bài thơ con cóc nhưng vì là bài mình viết như con mình sinh, mặt mày có lem luốc, mũi dãi có lòng thòng nhưng bà mẹ cứ ôm hôn chùn chụt! Dĩ nhiên tôi cho là bài mình hay lắm nhưng biết tìm ai chịu khó đọc bài mình đây trời! Tôi đánh liều gởi cho mấy người bạn thân, những người biết tôi dốt văn chương. Nếu tôi viết có tệ họ cũng không cười. Mà họ có cười tôi cũng không thấy quê vì họ biết tôi dốt thật. Được vài cái email hồi âm, khen coi được, bài có ý tưởng, nhưng ông nội ơi làm ơn coi lại dùm văn phạm và nhất là hỏi ngã. Tôi coi lại, quả thật có vấn đề, hỏi ngã lung tung, lộn xộn giữa tê xê (t,c), có “rê” hoặc không “rê” (g), “ết sờ”(s) hoặc “ít xờ” (x).
Nhưng dẫu sao, đó cũng là một khích lệ ban đầu. Tôi tiếp tục viết lung tung thêm mấy chuyện, hỏi ngã, tê xê cũng lung tung. Nhưng khi coi lại đề tài toàn là chuyện chim chóc chó mèo. Không lẽ tôi có khiếu văn chương viết cho chó mèo đọc sao? Phải đổi đề tài sang con người, tình yêu, cho nó ướt át. Tôi viết chuyện “Con Thắm” rồi “Cô Thắm người vợ lính HO” giờ nầy vẫn còn ngại chưa dám đem trình làng.
Sau đó tôi cặm cụi viết một hồi ký ngắn kể lại chuyện lúc tôi làm việc tận bên Phi Châu: “Tôi Làm ‘Chuyên Gia” ở Phi Châu”. Một người bạn thâm niên sau khi đọc xong đã khuyên tôi nên phổ biến trên website thân hữu để chia sẻ cùng bạn bè trong giới nông nghiệp những kinh nghiệm hiếm có. Không ngờ bài nầy được khen quá chừng làm tôi nở mũi. Kết quả khích lệ nầy cho tôi tự tin và là động lực giúp tôi tiếp tục viết. Từ đấy viết lách trở thành ghiền, mang đến cho tôi một niềm vui vô tận, cái mà tôi suốt đời đi tìm nhưng bây giờ mới gặp.
Lần đầu tiên tôi ý thức được văn chương có sức truyền cảm tư tưởng mãnh liệt. Nhờ nó mà tôi có được những người bạn mới, tuy chưa bao giờ quen biết nhưng đã là tri kỷ, lái xe hàng giờ để gặp mặt làm quen. Một sự truyền cảm nào đó trong chữ nghĩa đã kết hợp nhiều tâm hồn đồng cảm lại với nhau.
Rồi cũng do cái duyên tôi được biết chương trình dự thi VVNM do Việt Báo tổ chức 18 năm nay. Tôi đánh liều gởi đại bài đầu tiên (năm 2015) rồi hồi hợp đợi chờ kết quả. Sau hai tuần, lúc hy vọng đã biến thành tuyệt vọng thì bài “Tôi Săn Heo Rừng ở Phi Châu” xuất hiện trên Việt báo.
Biết kể sao hết những niềm vui lúc ấy!
“Bài mình được đăng báo”? Khó mà tin nổi chuyện nầy vì tôi nghĩ tên mình có lẽ chỉ được lên báo một lần thôi ở mục “Cáo phó” hoặc “Thành kính phân ưu”!
Nhưng niềm vui nầy có thắm gì so với cái giải Danh Dự mà tôi nhận được năm đầu tiên (2016). Cứ nghĩ là bài mình viết có hàng ngàn người đọc, hàng chục ngàn, rồi hàng trăm ngàn người thì làm sao mà không hãnh diện và hạnh phúc?
Tôi chưa bao giờ trúng số, nhưng cái vui trúng số chắc lớn đến thế là cùng.
Được chút tiền “trúng số” tôi mừng quá đem đãi hết gia đình và bạn bè ăn uống một chầu linh đình để khoe sự thành công “vĩ đại” của mình. Niềm vui nào cũng có cái giá phải trả. Tôi vì vui quá trớn nên phải trả giá cao, phải bù thêm khẩm!
Tuy bị “hố” nhưng vẫn còn lời chán so với phần thưởng tinh thần mà tôi nhận được. Từ đấy viết lách trở nên phần lớn của đời sống. Nó chiếm trọn thời gian rảnh rổi của tôi. Nó lấn qua cả giấc ngủ, nhiều khi đang mơ màng bỗng vụt chồm dậy viết vội vào quyển note một ý tưởng hay hoặc một từ ngữ đang chơi trò cút bắt. Nếu không viết xuống ngày mai tôi quên mất. Nó lấn cả sang thời gian lúc lái xe, đầu óc nghĩ vẩn vơ, bị bà xã cằn nhằn vì chạy lộn tuốt đến chợ Sài Gòn thay vì chợ Thuận Phát. Sáng sớm vừa thức giấc là tôi với tay lấy cái Ipad lên mạng “dò số đề” để xem bài mới được đăng chưa, hoặc nếu có bài đang đăng, để theo dõi sự hưởng ứng của độc giả. Được khen thì vui mừng hí hửng. Bị chê thì buồn xo ôm lấy nổi oan Thị Kính không biết bày tỏ cùng ai! Không ai bình phẩm cũng lo, rồi tự an ủi “no news is good news”.
Năm sau (2017) tôi vô cùng vinh hạnh nhận giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Phẩm. Đây là một vinh dự to lớn, một phần thưởng tinh thần cao quí cho những cố gắng liên tục của tôi. Mừng quá tôi làm cái video buổi lễ trao giải cho lên facebook khoe với bạn bè được khen quá chừng. Sự vồn vã ân cần nầy làm tôi xúc động và gợi nhớ những kỷ niệm xa xưa thuở còn đi học. Mài mòn đũng quần bảy năm ở trường trung học mới lấy được cái bằng tú tài. Mài tiếp thêm sáu năm đại học mới sờ được cái bằng cao học. Dậy sớm, thức khuy, trải qua biết bao gian lao khổ ải mới được kết quả nầy, nhưng khi tốt nghiệp chẳng có một người thân tham dự, không một tiếng chúc mừng hay cái vỗ vai khen thưởng, coi như thi đậu là chuyện đương nhiên của học trò. Thi rớt mới là vấn đề! Ngày xưa bằng cấp cho tôi nồi cơm và chỗ đứng trong xã hội. Bây giờ đã già, bằng cấp không còn xài nữa nên tôi quí mấy cái chứng chỉ VVNM hơn,vì nó cho tôi danh dự và hạnh phúc! Tôi dẹp hết mấy cái bằng cấp treo trên tường thay thế bằng chứng chỉ VVNM.
Tập tững viết lách được hai năm nay với vỏn vẹn 23 truyện ngắn đăng trên Việt báo, một sự đóng góp quá khiêm nhường so với phần thưởng quá hậu hĩ mà tôi đã nhận được: Có thêm nhiều bạn mới, vui vẻ hơn khi gặp bạn bè cũ, con cháu gởi lời thăm hỏi li chi. Lên Google search “Chú Chín Cali” là ra một dọc mấy trang các bài viết được đăng lại trên các blogs hoặc websites khác trong và ngoài nước.
Đó là những niềm vui, nhưng nổi buồn cũng không phải ít, “phản ứng phụ” cũng nhiều. Buồn lắm khi bài đã gởi đi rồi biệt tăm biệt tích, buồn da diết như đi thi bị rớt, hoặc như khi tỏ tình bị người yêu chối từ. Nó đau khổ như ông bố bị gọi vào trường mắng vốn: “Làm ơn mang quí tử về dạy dổ lại đi”!
May thay tôi có đọc lời khuyến cáo của các bậc đàn anh khuyên phải chuẩn bị tư tưởng để đối phó với những tình huống tệ hại nhất của người cầm bút, như bị từ chối, bị chê bai, chỉ trích, thậm chí bị sỉ vả, trù ẻo. Vì vậy mới có từ ngữ “Viết lách”. Nếu không khéo “lách” thì tiêu đời cái nghiệp “viết”.
Văn chương cũng như ngôn ngữ biến đổi vô chừng. Có vào cuộc mới thông cảm nổi khổ tâm của các giám khảo chấm thi. Đọc giả có người chú trọng nhiều về văn phạm và cú pháp (grammar and syntax). Có người coi nặng về văn phong (style/tone). Có người đánh giá cao chủ đề (theme), hoặc những tư tưởng làm cơ sở lập luận (concept/premise), hay thông điệp (message) mà tác giả muốn gởi gấm. Có người chỉ để ý đến nhân vật (characters) hay kết cấu cốt chuyện (structure) có hấp dẩn hay không. Có chuyện đọc xong rồi ngẩn ngơ không hiểu tác giả muốn nói gì nhưng thấy hay hay. Có bài đọc xong thấy mình đang khóc hay không thể nín cười. Dù hay hoặc dở, đa số các bài đọc rồi là quên hết, chỉ có một số rất ít còn để lại ấn tượng lâu dài trong ký ức. Đó là những bài hay. Vì mỗi đọc giả có một gốc nhìn khác nhau cho nên bài được xem là hay nếu nó có những điểm mà người đọc muốn tìm. Những cây bút tài tử như tôi chỉ viết theo cảm hứng của mình, không nhắm vào một nhóm đối tượng nào cả nên rất khó mà tiên đoán phản ứng của độc giả trên một bài viết mới. Có điều chắc chắn là những bài hay không hẳn là những bài có nhiều độc giả và ngược lại những bài nhận được nhiều độc giả và nhiều bình phẩm tốt đẹp nhất chưa hẳn là những bài có giá trị cao!
May mắn thay độc giả của chương trình VVNM rất là đa dạng, dễ tính, vị tha và quảng đại. Đọc được bài vừa ý thì khen nhưng để trong bụng. Gặp bài không thích không nỡ chê bai. Thấy lầm lỗi thì xí xóa bỏ qua hay nhẹ nhàng nhắc nhở. Thỉnh thoảng tác giả mới bị chiếu cố bởi “sao quả tạ”, lấy chuyện gây tổn thương cho người cầm bút làm thú vui.
Một tác phẩm dự thi là một đứa con tinh thần mà tác giả muốn được đem khoe. Nếu nó không được đẹp như ý mình muốn thì xin hỏi độc giả có nên nặng lời sỉ vả cha mẹ chúng không biết sinh con? Tôi nhớ lại chuyện con trai tôi mới sinh, vì nó mập ú xấu xí quá nên bà xã tôi che cái nôi kín mít mỗi khi đi đâu. Thế mà cũng có người hiếu kỳ vén khăn lên xem thử, thấy thằng nhỏ xấu quá không có chổ nào khen nổi bèn ấm ứ… rồi khen vã lã: “ Ờ…ờ.. nó “bự” dử hen”! Họkhông nở làm buồn người khác. Người mê viết lách là kẻ có tấm lòng quảng đại muốn chia sẻ tâm huyết, suy tư và trí tuệ của mình cùng đọc giả, đáng được ca tụng và khuyến khích.
Nhiều khi tôi nghĩ thân phận mình là kẻ lưu vong mà có cơ hội được đọc được tiếng Việt, viết tiếng mẹ đẻ hằng ngày thì thật là may mắn và hạnh phúc lắm rồi. Không phải ai muốn viết cũng viết được đâu.
Viết truyện là cái nghiệp của kẻ còn trầm luân trong vòng tục lụy, còn nặng nợ với đời, còn tào lao chuyện thương vay khóc mướn. Nhưng may mắn thay đây là cái nghiệp lành nên trở thành phúc đức cho người nặng nợ. Nhờ vướng phải cái nghiệp nầy mà tôi không còn có thời gian để la cà các quán cà phê,bia ôm,để nhiều chuyện hay nhậu nhẹt gây sự với bạn bè. Bà xã tôi bảo lúc nầy tôi “ngộ” lắm, đã biến thái thành cục bột, mặc tình cho bà nhồi nắn. Suốt ngày tôi dán mắt vào cái laptop miệng lẩm bẩm lời sám hối, có lúc vui, có lúc buồn, có lúc ngẩn ngơ ngồi cười một mình trông giống như đứa con nít đang được “Mụ Bà” dạy dỗ trong giấc mơ.
Năm mười bảy tuổi tôi hý hửng vì biết yêu. Năm bảy mươi tuổi tôi lại yêu nên hý hửng, tuy bây giờ người yêu của tôi không có mái tóc thề hay vòng tay ấm. Yêu viết lách không những là một thứ đam mê vô tội vạ mà còn là liều thuốc hiệu nghiệm để chửa bịnh già “lẩm cẩm” hay quên, già “lựu đạn” hay càu nhàu nhăn nhó, hay già “mất nết” no cơm rửng mỡ rồi sanh tật lăng nhăng! Nó còn là một ông thầy khó tánh, bắt học trò phải “động não” suy tư, phải học hỏi đủ điều, nhờ vậy chống được bịnh lười và teo não!
Nhờ viết lách tôi được góp một bàn tay trong trách nhiệm bảo tồn tiếng Việt hải ngoại, được tha hồ thả hồn phiêu lãng rong chơi, mặc tình sáng tác cho bằng thích! Một tác hoàn thành là phần thưởng ngọt ngào như người mẹ vừa sinh ra một đứa con xinh xắn. Đó là niềm vui và kiêu hảnh của sự thành đạt. Nói đến thú vui thành đạt không ai bằng người bạn mê câu cá của tôi bên Phi Châu. Thành đạt của anh không phải là chuyện lấp biển vá trời mà là cái cảm giác bắt được con cá khó. Buổi sáng tinh sương khi trời còn giá buốc, ông lái xe ra biển, canh lúc thủy triều thấp nhất để lội ra ghềnh đá câu cá “thon”. Có hôm bất ngờ bể động sóng to, ông bị sóng đánh ập phủ đầu tưởng bị chết đuối, nhưng nhờ ôm cứng tảng đá ngầm chịu trận nên không bị sóng cuốn đi. Chỉ vì mê bắt cho được mấy con cá mà ông suýt bỏ mạng. Nhưng chỉ mấy hôm sau, tờ mờ sáng đã thấy ông lọ mọ mang cá đến cho còn năn nỉ “lấy nhiều nhiều giùm cám ơn.” Tôi thấy vậy mới hỏi:
- Uống nước biển gần chết chưa ớn sao ông còn dám đi câu?
- Ớn chứ, nhưng hôm nay nước tốt, cá vào sát bờ, lại cá to, chịu không nổi anh à!
Ông bạn tôi mê câu có khác gì văn sĩ mê viết, viết xong bỏ tiền ra in rồi mang sách đem cho, còn năn nỉ “lấy nhiều nhiều giùm cám ơn”!
Viết lách giúp tôi sống lại trọn vẹn đời mình, kể cả tuổi thơ, với những cãm xúc chân thật nhất, những kỷ niệm đẹp nhất mà khi xưa tôi không nhận thức được vì là người trong cuộc, chủ quan. Người đi trong mưa vừa ướt lại vừa lạnh thì làm sao thích nổi, nhưng văn sĩ viết về mưa thì nó thú vị vô cùng!
Bây giờ tôi mới hiểu được điều thiếu thốn mà ngày xưa tôi đi tìm. Ngày xưa tôi cảm thấy bực tức vì không thể diễn tả được cảm xúc và tư tưởng của mình, có khác gì con két nhiều chuyện lại bị câm. Nay nhờ viết lách con két câm vừa biết nói. Nó sung sướng quá, suốt ngày“ ba hoa chích chòe” cho mọi người cùng vui.
Tuy nhiên vì cái tật ham nói, thỉnh thoảng nó cũng lỡ lời nên bị ông hàng xóm khó tánh ném đá cho u đầu vì cái tội to mồm lắm chuyện!
Chú Chín Cali
Bài số 5255-19-31098-vb7102817
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
***
Cả đời lo cày sâu cuốc bẩm rồi còng lưng trả bill, tâm hồn tôi nó khô khan, cuộc sống nhàm chán. Có cái gì đó thiếu thốn bên trong. Từ bé tôi đã đi tìm một thú đam mê, một chút văn nghệ gì đó làm niềm vui tinh thần để tô điểm cho đời sống tâm linh thêm ít nhiều hưng phấn.
Má nói lúc còn là thằng nhóc con, tôi có óc “nghệ sĩ” nên ngồi đâu vẽ đó, vách nhà nguệch ngoạc đầy các tác phẩm của thằng cu họa sĩ. Lớn lên tôi đòi đi học trường mỹ thuật Gia Định nhưng bị Má chửi cho một trận, bà bảo “Bộ mầy định vẽ tranh rồi ngồi góc đường bán hả? Nghèo lắm con ơi”!
Khi đến tuổi biết yêu tôi lọ mọ vẽ mái tóc thề của cô bạn gái cùng lớp mà tôi thầm yêu trộm nhớ, rồi thức trắng bao đêm mới nghĩ ra hai câu thơ đính kèm theo tấm ảnh để tỏ bày tâm sự:
Tóc em dài hơn tầm tay anh với
Thì mong gì vuốt tới mái tóc mây!
Nhưng rồi vì chết nhát nên phải nhờ thằng bạn thân đưa giùm. Nó đem hình về nhà xịt dầu thơm thơm phức rồi đem trao tận tay cho người đẹp. Nàng cảm động quá viết thơ hồi âm cho nó, bên trong còn ép đóa hoa “Pensé” và ký tên bằng dấu môi son! Sau đó họ yêu nhau làm tôi khùng lên thơ thẩn một thời gian. Tôi mất người yêu, mất luôn cả bạn.
Lúc lớn lên tôi đi làm tận bên Phi Châu buồn quá nên xách giá đi vẽ tranh sơn dầu rồi treo đầy tường trong phòng khách với hy vọng có người khám phá ra tài năng mới. Có vài người bạn đến chơi đứng ngắm nhưng không ai nói gì. Thà chê bai hoặc chửi cha còn hơn là làm thinh. Tôi buồn quá âm thầm đem dẹp hết.
Lúc nhỏ tôi cũng mê âm nhạc, nhưng vì con nhà nghèo đâu dám xin mua đờn mua trống như bạn bè, tôi để dành tiền mua cái ống tiêu rồi leo lên gác tập thổi tò te. Mấy thằng anh nghe mãi than nhức đầu chửi là “điếc con rái” quá. Tôi buồn vì có mấy thằng anh toàn là “phàm phu tục tử” không biết thưởng thức âm nhạc nên bỏ cuộc luôn.
Tôi cố đi tìm một thú đam mê, nhưng không thứ nào tôi mê được.
Cho đến khi tuổi đã 70, đầu óc bắt đầu lú lẫn quên trước quên sau, nói năng lẩm cẩm, một hôm tôi về quê nghe chú em kể chuyện một nhân vật lạ lùng trong làng tên Tám Trứng. Tôi bổng thấy hứng thú muốn viết thử một truyện ngắn về nhân vật kỳ lạ nầy, tuy cả đời tôi chưa bao giờ viết chuyện.
Và tôi đã làm thiệt, cặm cụi viết cả tuần được có mấy trang. Ý thì có mà chữ nghĩa vốn đã nghèo nàn lại không sử dụng mấy chục năm nay nên nó bỏ đi vượt biên hết trọi. Nhiều từ ngữ nó nhảy ra lộn thành tiếng Mỹ phải tra tự điển dịch sang tiếng Việt. Tình thiệt tôi kể cho bạn bè nghe vụ lộn xộn nầy lại bị chửi cho là “nổ”, “mi già cái đầu mới qua Mỹ mà làm như quên tiếng Việt”! Tôi nghĩ mà phục các văn sĩ chuyên nghiệp, người ta viết cả đời không hết chữ, càng viết tư tưởng càng tuôn trào, chữ nghĩa càng phong phú, còn mình viết được có mấy trang mà trong đầu đã cạn queo như cái giếng mùa hạ!
Viết tới viết lui, sửa qua sửa lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng ra được bài đầu tay: “Chuyện Tám Trứng”. Chuyện tôi viết chắc cũng hay cỡ bài thơ con cóc nhưng vì là bài mình viết như con mình sinh, mặt mày có lem luốc, mũi dãi có lòng thòng nhưng bà mẹ cứ ôm hôn chùn chụt! Dĩ nhiên tôi cho là bài mình hay lắm nhưng biết tìm ai chịu khó đọc bài mình đây trời! Tôi đánh liều gởi cho mấy người bạn thân, những người biết tôi dốt văn chương. Nếu tôi viết có tệ họ cũng không cười. Mà họ có cười tôi cũng không thấy quê vì họ biết tôi dốt thật. Được vài cái email hồi âm, khen coi được, bài có ý tưởng, nhưng ông nội ơi làm ơn coi lại dùm văn phạm và nhất là hỏi ngã. Tôi coi lại, quả thật có vấn đề, hỏi ngã lung tung, lộn xộn giữa tê xê (t,c), có “rê” hoặc không “rê” (g), “ết sờ”(s) hoặc “ít xờ” (x).
Nhưng dẫu sao, đó cũng là một khích lệ ban đầu. Tôi tiếp tục viết lung tung thêm mấy chuyện, hỏi ngã, tê xê cũng lung tung. Nhưng khi coi lại đề tài toàn là chuyện chim chóc chó mèo. Không lẽ tôi có khiếu văn chương viết cho chó mèo đọc sao? Phải đổi đề tài sang con người, tình yêu, cho nó ướt át. Tôi viết chuyện “Con Thắm” rồi “Cô Thắm người vợ lính HO” giờ nầy vẫn còn ngại chưa dám đem trình làng.
Sau đó tôi cặm cụi viết một hồi ký ngắn kể lại chuyện lúc tôi làm việc tận bên Phi Châu: “Tôi Làm ‘Chuyên Gia” ở Phi Châu”. Một người bạn thâm niên sau khi đọc xong đã khuyên tôi nên phổ biến trên website thân hữu để chia sẻ cùng bạn bè trong giới nông nghiệp những kinh nghiệm hiếm có. Không ngờ bài nầy được khen quá chừng làm tôi nở mũi. Kết quả khích lệ nầy cho tôi tự tin và là động lực giúp tôi tiếp tục viết. Từ đấy viết lách trở thành ghiền, mang đến cho tôi một niềm vui vô tận, cái mà tôi suốt đời đi tìm nhưng bây giờ mới gặp.
Lần đầu tiên tôi ý thức được văn chương có sức truyền cảm tư tưởng mãnh liệt. Nhờ nó mà tôi có được những người bạn mới, tuy chưa bao giờ quen biết nhưng đã là tri kỷ, lái xe hàng giờ để gặp mặt làm quen. Một sự truyền cảm nào đó trong chữ nghĩa đã kết hợp nhiều tâm hồn đồng cảm lại với nhau.
Rồi cũng do cái duyên tôi được biết chương trình dự thi VVNM do Việt Báo tổ chức 18 năm nay. Tôi đánh liều gởi đại bài đầu tiên (năm 2015) rồi hồi hợp đợi chờ kết quả. Sau hai tuần, lúc hy vọng đã biến thành tuyệt vọng thì bài “Tôi Săn Heo Rừng ở Phi Châu” xuất hiện trên Việt báo.
Biết kể sao hết những niềm vui lúc ấy!
“Bài mình được đăng báo”? Khó mà tin nổi chuyện nầy vì tôi nghĩ tên mình có lẽ chỉ được lên báo một lần thôi ở mục “Cáo phó” hoặc “Thành kính phân ưu”!
Nhưng niềm vui nầy có thắm gì so với cái giải Danh Dự mà tôi nhận được năm đầu tiên (2016). Cứ nghĩ là bài mình viết có hàng ngàn người đọc, hàng chục ngàn, rồi hàng trăm ngàn người thì làm sao mà không hãnh diện và hạnh phúc?
Tôi chưa bao giờ trúng số, nhưng cái vui trúng số chắc lớn đến thế là cùng.
Được chút tiền “trúng số” tôi mừng quá đem đãi hết gia đình và bạn bè ăn uống một chầu linh đình để khoe sự thành công “vĩ đại” của mình. Niềm vui nào cũng có cái giá phải trả. Tôi vì vui quá trớn nên phải trả giá cao, phải bù thêm khẩm!
Tuy bị “hố” nhưng vẫn còn lời chán so với phần thưởng tinh thần mà tôi nhận được. Từ đấy viết lách trở nên phần lớn của đời sống. Nó chiếm trọn thời gian rảnh rổi của tôi. Nó lấn qua cả giấc ngủ, nhiều khi đang mơ màng bỗng vụt chồm dậy viết vội vào quyển note một ý tưởng hay hoặc một từ ngữ đang chơi trò cút bắt. Nếu không viết xuống ngày mai tôi quên mất. Nó lấn cả sang thời gian lúc lái xe, đầu óc nghĩ vẩn vơ, bị bà xã cằn nhằn vì chạy lộn tuốt đến chợ Sài Gòn thay vì chợ Thuận Phát. Sáng sớm vừa thức giấc là tôi với tay lấy cái Ipad lên mạng “dò số đề” để xem bài mới được đăng chưa, hoặc nếu có bài đang đăng, để theo dõi sự hưởng ứng của độc giả. Được khen thì vui mừng hí hửng. Bị chê thì buồn xo ôm lấy nổi oan Thị Kính không biết bày tỏ cùng ai! Không ai bình phẩm cũng lo, rồi tự an ủi “no news is good news”.
Năm sau (2017) tôi vô cùng vinh hạnh nhận giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Phẩm. Đây là một vinh dự to lớn, một phần thưởng tinh thần cao quí cho những cố gắng liên tục của tôi. Mừng quá tôi làm cái video buổi lễ trao giải cho lên facebook khoe với bạn bè được khen quá chừng. Sự vồn vã ân cần nầy làm tôi xúc động và gợi nhớ những kỷ niệm xa xưa thuở còn đi học. Mài mòn đũng quần bảy năm ở trường trung học mới lấy được cái bằng tú tài. Mài tiếp thêm sáu năm đại học mới sờ được cái bằng cao học. Dậy sớm, thức khuy, trải qua biết bao gian lao khổ ải mới được kết quả nầy, nhưng khi tốt nghiệp chẳng có một người thân tham dự, không một tiếng chúc mừng hay cái vỗ vai khen thưởng, coi như thi đậu là chuyện đương nhiên của học trò. Thi rớt mới là vấn đề! Ngày xưa bằng cấp cho tôi nồi cơm và chỗ đứng trong xã hội. Bây giờ đã già, bằng cấp không còn xài nữa nên tôi quí mấy cái chứng chỉ VVNM hơn,vì nó cho tôi danh dự và hạnh phúc! Tôi dẹp hết mấy cái bằng cấp treo trên tường thay thế bằng chứng chỉ VVNM.
Tập tững viết lách được hai năm nay với vỏn vẹn 23 truyện ngắn đăng trên Việt báo, một sự đóng góp quá khiêm nhường so với phần thưởng quá hậu hĩ mà tôi đã nhận được: Có thêm nhiều bạn mới, vui vẻ hơn khi gặp bạn bè cũ, con cháu gởi lời thăm hỏi li chi. Lên Google search “Chú Chín Cali” là ra một dọc mấy trang các bài viết được đăng lại trên các blogs hoặc websites khác trong và ngoài nước.
Đó là những niềm vui, nhưng nổi buồn cũng không phải ít, “phản ứng phụ” cũng nhiều. Buồn lắm khi bài đã gởi đi rồi biệt tăm biệt tích, buồn da diết như đi thi bị rớt, hoặc như khi tỏ tình bị người yêu chối từ. Nó đau khổ như ông bố bị gọi vào trường mắng vốn: “Làm ơn mang quí tử về dạy dổ lại đi”!
May thay tôi có đọc lời khuyến cáo của các bậc đàn anh khuyên phải chuẩn bị tư tưởng để đối phó với những tình huống tệ hại nhất của người cầm bút, như bị từ chối, bị chê bai, chỉ trích, thậm chí bị sỉ vả, trù ẻo. Vì vậy mới có từ ngữ “Viết lách”. Nếu không khéo “lách” thì tiêu đời cái nghiệp “viết”.
Văn chương cũng như ngôn ngữ biến đổi vô chừng. Có vào cuộc mới thông cảm nổi khổ tâm của các giám khảo chấm thi. Đọc giả có người chú trọng nhiều về văn phạm và cú pháp (grammar and syntax). Có người coi nặng về văn phong (style/tone). Có người đánh giá cao chủ đề (theme), hoặc những tư tưởng làm cơ sở lập luận (concept/premise), hay thông điệp (message) mà tác giả muốn gởi gấm. Có người chỉ để ý đến nhân vật (characters) hay kết cấu cốt chuyện (structure) có hấp dẩn hay không. Có chuyện đọc xong rồi ngẩn ngơ không hiểu tác giả muốn nói gì nhưng thấy hay hay. Có bài đọc xong thấy mình đang khóc hay không thể nín cười. Dù hay hoặc dở, đa số các bài đọc rồi là quên hết, chỉ có một số rất ít còn để lại ấn tượng lâu dài trong ký ức. Đó là những bài hay. Vì mỗi đọc giả có một gốc nhìn khác nhau cho nên bài được xem là hay nếu nó có những điểm mà người đọc muốn tìm. Những cây bút tài tử như tôi chỉ viết theo cảm hứng của mình, không nhắm vào một nhóm đối tượng nào cả nên rất khó mà tiên đoán phản ứng của độc giả trên một bài viết mới. Có điều chắc chắn là những bài hay không hẳn là những bài có nhiều độc giả và ngược lại những bài nhận được nhiều độc giả và nhiều bình phẩm tốt đẹp nhất chưa hẳn là những bài có giá trị cao!
May mắn thay độc giả của chương trình VVNM rất là đa dạng, dễ tính, vị tha và quảng đại. Đọc được bài vừa ý thì khen nhưng để trong bụng. Gặp bài không thích không nỡ chê bai. Thấy lầm lỗi thì xí xóa bỏ qua hay nhẹ nhàng nhắc nhở. Thỉnh thoảng tác giả mới bị chiếu cố bởi “sao quả tạ”, lấy chuyện gây tổn thương cho người cầm bút làm thú vui.
Một tác phẩm dự thi là một đứa con tinh thần mà tác giả muốn được đem khoe. Nếu nó không được đẹp như ý mình muốn thì xin hỏi độc giả có nên nặng lời sỉ vả cha mẹ chúng không biết sinh con? Tôi nhớ lại chuyện con trai tôi mới sinh, vì nó mập ú xấu xí quá nên bà xã tôi che cái nôi kín mít mỗi khi đi đâu. Thế mà cũng có người hiếu kỳ vén khăn lên xem thử, thấy thằng nhỏ xấu quá không có chổ nào khen nổi bèn ấm ứ… rồi khen vã lã: “ Ờ…ờ.. nó “bự” dử hen”! Họkhông nở làm buồn người khác. Người mê viết lách là kẻ có tấm lòng quảng đại muốn chia sẻ tâm huyết, suy tư và trí tuệ của mình cùng đọc giả, đáng được ca tụng và khuyến khích.
Nhiều khi tôi nghĩ thân phận mình là kẻ lưu vong mà có cơ hội được đọc được tiếng Việt, viết tiếng mẹ đẻ hằng ngày thì thật là may mắn và hạnh phúc lắm rồi. Không phải ai muốn viết cũng viết được đâu.
Viết truyện là cái nghiệp của kẻ còn trầm luân trong vòng tục lụy, còn nặng nợ với đời, còn tào lao chuyện thương vay khóc mướn. Nhưng may mắn thay đây là cái nghiệp lành nên trở thành phúc đức cho người nặng nợ. Nhờ vướng phải cái nghiệp nầy mà tôi không còn có thời gian để la cà các quán cà phê,bia ôm,để nhiều chuyện hay nhậu nhẹt gây sự với bạn bè. Bà xã tôi bảo lúc nầy tôi “ngộ” lắm, đã biến thái thành cục bột, mặc tình cho bà nhồi nắn. Suốt ngày tôi dán mắt vào cái laptop miệng lẩm bẩm lời sám hối, có lúc vui, có lúc buồn, có lúc ngẩn ngơ ngồi cười một mình trông giống như đứa con nít đang được “Mụ Bà” dạy dỗ trong giấc mơ.
Năm mười bảy tuổi tôi hý hửng vì biết yêu. Năm bảy mươi tuổi tôi lại yêu nên hý hửng, tuy bây giờ người yêu của tôi không có mái tóc thề hay vòng tay ấm. Yêu viết lách không những là một thứ đam mê vô tội vạ mà còn là liều thuốc hiệu nghiệm để chửa bịnh già “lẩm cẩm” hay quên, già “lựu đạn” hay càu nhàu nhăn nhó, hay già “mất nết” no cơm rửng mỡ rồi sanh tật lăng nhăng! Nó còn là một ông thầy khó tánh, bắt học trò phải “động não” suy tư, phải học hỏi đủ điều, nhờ vậy chống được bịnh lười và teo não!
Nhờ viết lách tôi được góp một bàn tay trong trách nhiệm bảo tồn tiếng Việt hải ngoại, được tha hồ thả hồn phiêu lãng rong chơi, mặc tình sáng tác cho bằng thích! Một tác hoàn thành là phần thưởng ngọt ngào như người mẹ vừa sinh ra một đứa con xinh xắn. Đó là niềm vui và kiêu hảnh của sự thành đạt. Nói đến thú vui thành đạt không ai bằng người bạn mê câu cá của tôi bên Phi Châu. Thành đạt của anh không phải là chuyện lấp biển vá trời mà là cái cảm giác bắt được con cá khó. Buổi sáng tinh sương khi trời còn giá buốc, ông lái xe ra biển, canh lúc thủy triều thấp nhất để lội ra ghềnh đá câu cá “thon”. Có hôm bất ngờ bể động sóng to, ông bị sóng đánh ập phủ đầu tưởng bị chết đuối, nhưng nhờ ôm cứng tảng đá ngầm chịu trận nên không bị sóng cuốn đi. Chỉ vì mê bắt cho được mấy con cá mà ông suýt bỏ mạng. Nhưng chỉ mấy hôm sau, tờ mờ sáng đã thấy ông lọ mọ mang cá đến cho còn năn nỉ “lấy nhiều nhiều giùm cám ơn.” Tôi thấy vậy mới hỏi:
- Uống nước biển gần chết chưa ớn sao ông còn dám đi câu?
- Ớn chứ, nhưng hôm nay nước tốt, cá vào sát bờ, lại cá to, chịu không nổi anh à!
Ông bạn tôi mê câu có khác gì văn sĩ mê viết, viết xong bỏ tiền ra in rồi mang sách đem cho, còn năn nỉ “lấy nhiều nhiều giùm cám ơn”!
Viết lách giúp tôi sống lại trọn vẹn đời mình, kể cả tuổi thơ, với những cãm xúc chân thật nhất, những kỷ niệm đẹp nhất mà khi xưa tôi không nhận thức được vì là người trong cuộc, chủ quan. Người đi trong mưa vừa ướt lại vừa lạnh thì làm sao thích nổi, nhưng văn sĩ viết về mưa thì nó thú vị vô cùng!
Bây giờ tôi mới hiểu được điều thiếu thốn mà ngày xưa tôi đi tìm. Ngày xưa tôi cảm thấy bực tức vì không thể diễn tả được cảm xúc và tư tưởng của mình, có khác gì con két nhiều chuyện lại bị câm. Nay nhờ viết lách con két câm vừa biết nói. Nó sung sướng quá, suốt ngày“ ba hoa chích chòe” cho mọi người cùng vui.
Tuy nhiên vì cái tật ham nói, thỉnh thoảng nó cũng lỡ lời nên bị ông hàng xóm khó tánh ném đá cho u đầu vì cái tội to mồm lắm chuyện!
Chú Chín Cali
Toi cung o Can Tho va da vao hoc nam thu nhat cua dai hoc Nong Nghiep nam 1973, khi ay anh Chin vua moi ra truong. Viet them nua nhe anh Chin !
BÀI VIẾT TUYỆT CÚ MÈO-
NGƯỜI CẦN THƠ
Chín Cali tôi xin thú thật cùng các thân hữu là tuần nay tôi vui còn hơn trúng số vì bài được đọc giả đón nhận thật nồng nàn. Tôi cảm nhận được ở các đọc giả thân thương một tình cảm thật chân thành vì nó đến từ sự đồng cảm của những người có cùng chung một hoàn cảnh, một tâm sự: “ủa...sao giống mình quá vậy cà!”
Vì sự giới hạn của diễn đàn hạn hẹp nẩy tôi tạ lỗi không thể phúc đáp từng đọc giả được nên xin được gởi lời đa tạ và sự biết ơn của tôi nơi đây.
Chú Chín Cali
Bài viết rất hay, mỗi đoạn liên kết tiếp nối thật nhịp nhàng lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối bài. Mỗi khi có bài được chọn đã là niềm vui lớn rồi, chưa kể là ai kia đã có hai lần được nhận lãnh giải thưởng thì còn chi bằng. Phải không??
Xin gởi lời chúc sức khoẻ tác giả và gia đình được mọi sự lành và luôn may mắn.
Kiểu này chắc chắn cháu sẽ tìm đọc hết những bài viết của chú Chín Cali. Tất cả 25 bài phải hông chú🎶💓⁉️
Chú Chín Cali viết đúng tâm trạng của tôi, người đam mê viết lách nhưng không chuyên. Đã viết tài tử mà lại không khéo "lách". Nhưng không sao! Những lời khen chê đều là những bà học quý giá. Chú cứ tiếp tục viết đi để mọi người thưởng thức một tài năng mới khám phá, có tuổi và có tên tuy muộn màng. Bài viết có nhiều ý tưởng hay.
Chúc chú Chín Cali gặp nhiều may mắn và luôn vui vẻ khỏe mạnh.