Hôm nay,  

Một Tiếng Đồng Hồ

25/03/201600:00:00(Xem: 12981)

Tác giả: Phan
Bài số 3783-17-30283vb6032516

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả có sức viết mạnh mẽ và số lượng người đọc đông đảo. Năm 2013, ông nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

blank
Ba loại động cơ khác nhau của chiếc hypersonic jet của Airbus.

Trong vòng một giờ đồng hồ, người ta có thể làm được gì? Người thợ nail có thể làm xong một bộ móng cho khách. Người mẹ có thể nấu được món spaghetti cho mấy đứa con ăn trưa; người cha có thể cắt xong sân cỏ trước nhà… hay ai đó ngồi xem mấy cái bill cuối tháng và ký check trả bill. Người không biết làm gì cũng vẫn còn ngồi nhìn trời mây non nước - đã một tiếng đồng hồ trôi qua!

Thời gian - của mỗi người mỗi việc. Nhưng được tính bằng ngày tháng, giờ, phút. Và con người từ lâu đã gắn liền sinh hoạt đời sống với khái niệm giờ giấc; thời lượng là lâu hay mau, nhanh hay chậm. Nhưng với đời sống hiện đại, cái gì cũng nhanh hơn xưa. Và dĩ nhiên có mặt tốt, mặt xấu. Một người xưa ngồi viết lá thơ tay cả đêm dài; sáng ra bưu điện gởi đi thăm hỏi bạn. Người bạn phải mất mấy ngày mới nhận được thơ. Tình bạn chậm chạp như mưa lâu thấm đất. Bây giờ chỉ gõ lóc cóc trên bàn phiếm năm phút; nhấp chuộc gởi đi - chỉ cần một phút là bạn ở xa cách mấy cũng nhận được ngay. Nhưng tình bạn bây giờ như nắng quái mưa mây…

Dù muốn hay không, con người thời đại vô hình trung đã bị ép buộc thay đổi mọi sinh hoạt để thích ứng; trên căn bản là nhanh hơn xưa. Đơn giản chứng minh là người Việt đi bộ rất chậm, thường là tản bộ trên phố, công viên… Nhưng từ khi hội nhập vô nước Mỹ; thoạt tiên người Việt thắc mắc là người Mỹ - cả đàn ông lẫn đàn bà đều đi bộ rất nhanh trong những khu thương mại, trên hè phố. Người Việt ngỡ ngàng sau thời gian hội nhập không phải thắc mắc cũ mà là chính mình bây giờ cũng sải những bước rất dài khi đi bộ để rút ngắn thời gian…

Nhịp sống bây giờ nhanh qua từng người hối hả, tất bật hơn, trong mọi sinh hoạt. Một tuần buôn bán của người làm thương mại trôi qua rất nhanh; thương vụ chưa kịp chỉnh sửa cách thức kinh doanh cho phù hợp thì đã đến ngày phải ký check trả tiền thuê building; Người làm hãng xưởng ngán ngẩm với sáng thứ hai đầu tuần, thì sếp hối việc tối mặt tới cuối tuần hồi nào không hay. Hai ngày nghỉ cuối tuần với đầy ắp dự tính những công việc nhà phải làm, nhưng những việc không tên khác lại chiếm hết thời gian của hai ngày nghỉ. Nói là nghỉ nhưng thường hai ngày cuối tuần lại bận rộn, vất vả, và mệt mỏi hơn cả những ngày đi làm. Điều chán mình nhất cho tôi là chiều ngồi ăn cơm, nhìn ra sau nhà thấy mấy cây bông trang tù lu như cây dại; cứ nhắc mình cuối tuần phải ra tỉa bớt cành lá cho ra dáng cây trồng. Nhưng cuối tuần, cắt cỏ xong đã hụt hơi với thời tiết nóng bỏng. Thế là những cây bông trang trong sân nhà, thuộc loại cây trồng nhưng cứ như cây hoang dại ngoài rừng…

Nhìn lại đời sống, người trưởng thành chạy theo công việc hụt hơi vì nhịp sống thời đại đòi hỏi nhanh đã đành; Nhìn đến trẻ em vừa tạm biệt gió xuân, tuyết muộn để nghỉ hè thì nay đã rộn ràng mua sắm school supplies ở những chợ, khu shopping để trở lại trường, bắt đầu một năm học mới. Dường như tuổi thần tiên của đời người là tuổi học trò cũng bị rút ngắn lại để mau chóng trưởng thành; để bổ xung vào lực lượng lao động. Trẻ em nghỉ hè bây giờ dường như chỉ vùi đầu vào máy game; ăn khi đói; ngủ khi mệt, mờ mắt. Thoáng cái đã hết hè. Mùa hè bây giờ không còn lê thê như những mùa hè xưa cũ của đám trẻ miệt mài bắt dế, tắm sông, và đá banh ngày xưa…

Nhìn lại đời sống, buộc phải nghĩ đến hệ quả tất yếu của khoa học kỹ thuật, những ứng dụng khoa học kỹ thuật được liên tục đưa vào đời sống con người. Làm cho trái đất bị hâm nóng bởi hiệu ứng nhà kiếng thì con người bị hâm nóng bởi những sản phẩm kỹ thuật ra đời liên tục, thay đổi liên tục. Gần như chỉ mới vừa xài quen một sản phẩm đã phải thay thế; thậm chí người kỹ tính, vừa tự nghiên cứu, tham khảo bạn bè về một sản phẩm hightech - còn lưỡng lự trong quyết định mua thì sản phẩm ấy đã lỗi thời…

Chưa bao giờ con người bị rơi vào tình trạng như hiện tại, cả loài người khát chung một ly nước trắng nhưng ai cũng cứ phải uống nước muối.

Những ngày cuối hè, nhìn lại tháng 07 năm 2015 nhanh chóng qua đi để bước vào tháng tám. Nhưng cuối tháng bảy năm nay đáng nhớ với một phát minh khoa học tiêu biểu cho thời đại sống nhanh, sống vội. Đó là việc Văn phòng US Patent and Trademark Office đã chính thức chấp thuận đơn đăng ký phát minh của Công ty Airbus về một sản phẩm vận chuyển đường hàng không - an ultra-rapid air vehicle and related method of aerial locomotion, do hai nhà sáng chế Marco Prampolini và Yohann Coraboeuf thiết kế. Nói theo cách nói của người Việt là Công ty Airbus vừa mới đăng ký bản quyền cho một chiếc máy bay siêu siêu thanh. A hypersonic jet. Vận tốc cực đại của chiếc máy bay này có thể lên tới Mach 4.5 - tức nhanh 4.5 lần hơn vận tốc âm thanh (1800 km/giờ. Nghĩa là chiếc máy bay dùng hydro lỏng này có thể đạt vận tốc tối đa là 1800 km x 4.5 = 7900km/giờ).

Theo nhận định của PatentYogi's Deepak Gupta, chiếc phản lực (jet) do Airbus trình làng vào tháng 7 năm 2015 có thể bay từ London đến New York chỉ mất có 1 giờ. Người ta chọn đường bay đó để nói lên sự nhanh lẹ của chiếc máy bay mới - hypersonic jet, này; vì trước đó chiếc phản lực dân sự lừng danh Mach 2 Concorde phải mất 3.5 giờ để bay từ London qua New York. Chiếc Concorde là thành quả hợp tác giữa hàng không hai quốc gia Anh-Pháp: Aerospatiale của Pháp và Aerospace của Anh. Vào những năm thập niên 1970, chiếc Concorde như đỉnh cao về thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại. Nhưng bạo phát bạo tàn vì gây ra âm thanh quá lớn do sử dụng bốn động cơ turbojet Rolls-Royce Olympus. Cuối cùng là bị cấm bay trên đất liền, dẫn đến thất bại của Concorde. Chỉ có 14 chiếc Concorde được chế tạo, bay trong khoảng thời gian 27 năm - đưa khách VIP và giới thượng lưu giàu có qua lại biển Đại tây dương.

Cuộc đời quá ngắn, nhưng dù sao Concorde cũng làm rạng rỡ bộ mặt nhân loại về tốc độ một thời, vì những chiếc phản lực bình thường như Airbus A330 mất khoảng 7 đến 8 giờ để bay ngang qua Đại Tây Dương. Người thường phải bay liên lục địa sẽ mong chờ trong vui mừng vớii tin về chiếc máy bay siêu siêu thanh mới này, chỉ với một giờ thôi.

Nhưng nhìn ở góc cạnh khác thì máy bay siêu siêu thanh là bằng chứng hùng hồn cho đời sống vội của con người hiện đại trong thời đại chúng ta; và nghĩ tới cái giá phải trả của con người cho một tai nạn máy bay bình thường đã khủng khiếp; người ta dám trả vì đi máy bay nhanh hơn đi xe hơi, xe lửa, tàu thủy… Nhưng tai nạn máy bay của hypersonic jet thì không ai dám hình dung! Nếu có ráng thì những người hình dung ngoan cố sẽ gặp nhau ở ý tưởng là không cần đội cứu nạn nào hết vì tất cả đã… ra tro.

Nhưng giá trị rút ngắn thời gian của nó quả có hấp lực với con người vì nó bay từ Paris đến San Francisco chỉ mất 3 giờ; bằng đường bay Tokyo bay qua Los Angeles cũng chỉ mất ba giờ bay. Những ai bay về Việt Nam từ Los Angeles - quá cảnh Nhật chắc còn nhớ chuyến bay mười mấy tiếng, ăn hai bữa chính và một bữa phụ mà máy bay còn chưa đáp xuống Tokyo…

Đọc tin khoa học như trẻ nhỏ đọc truyện hai ngàn dặm dưới đáy biển - đầy chuyện không hiểu nên ham mê; như một đặc tính của phái nam. Nên tôi cũng theo tới cùng để biết chiếc hypersonic jet này có nội công gì mà run on air - khinh không ghê gớm vậy?

Trong phần mô tả, chiếc máy bay mới này có cánh hình tam giác và một hệ thống động cơ gồm ba loại động cơ khác nhau, và mỗi loại vận hành vào một giai đoạn khác nhau: Bay lên thẳng, lái vào độ cao, sau đó là bay với vận tốc cực đại khoảng hơn 3.000 dặm/giờ.

Hai động cơ turbojet có nhiệm vụ giúp máy bay lên thẳng và động cơ rocket giúp máy bay lao nhanh về phía trước. Khi cất cánh khỏi phi đạo, chiếc máy bay này sẽ bay thẳng như tàu con thoi (space shuttle). Khi máy bay đạt vận tốc âm thanh, hai động cơ turbojet này thu lại vào bụng máy bay. Lúc này chỉ còn động cơ rocket hoạt động đưa máy bay vào độ cao khoảng 100.000 feet. Khi máy bay đạt vận tốc bay cruising, động cơ rocket sẽ tắt, sau đó hai động cơ ramjets gắn ở hai đầu cánh máy bay được khởi động, giúp máy bay đạt vận tốc Mach 4.5.

Chiếc máy bay mới của Airbus sử dụng nguyên liệu hydro lỏng được chứa trong các khoang chứa nhiên liệu của máy bay. Tập đoàn Airbus cho biết chiếc máy bay này được chế tạo với kỹ thuật mới nhằm giảm âm thanh - khi đạt đến vận tốc siêu âm thanh supersonic speed. (Họ không muốn lập lại thất bại của Concordes).

Tham vọng của Airbus khi chế tạo ra chiếc hypersonic jet sẽ được ứng dụng cho cả dân sự và quân sự. Trong hàng không dân sự, máy bay hypersonic jet có thể chở khoảng chừng 20 hành khách. Còn sử dụng trong quân đội, kiểu mẫu gần nhất của chiếc hypersonic jet là chiếc SR71 Blackbird, chuyên môn chở các tướng lãnh quan trọng.

Ngoài ra,với vận tốc bay rất nhanh, chiếc máy bay này sẽ được quân đội đặt hàng rồi trang bị các vũ khí điện tử; điện từ để tấn công chính xác các mục tiêu quan trọng.

Hiện nay chưa có tuyên bố chính thức bao giờ đưa ra chiếc máy bay cực nhanh này để phục vụ cho nhu cầu dân sự cũng như quân sự. Ngoài ra chưa có con số chính thức (dù chỉ là những con số tiên liệu) về chi phí giá thành của chiếc máy bay hypersonic jet.

Nhưng ý tưởng đưa ra đã cho thấy con người có thể làm được chiếc máy bay nhanh như thế. Tuy vẫn có người cho rằng bằng sáng chế này chỉ có giá trị trang trí cho bộ sưu tập những thiết kế được đăng ký bản quyền trí tuệ của tập đoàn Airbus mà thôi.

Nếu như có một chiếc máy bay hypersonic jet như thế, liệu giá vé bay chỉ mất 1 giờ bay từ London đến New York sẽ là bao nhiêu? Ai sẽ là khách bay? Giá nhiên liệu bằng hydro lỏng có khác với giá xăng bình thường mà các chuyến máy bay thương mại vẫn sử dụng? Và hãng bay nào dám đặt những chiếc hypersonic jet để đưa vào đội ngũ những chiếc phi cơ dân dụng của họ.

Rồi có thể, như nhiều sáng kiến khác, bằng sáng chế có thể chỉ để đó chứ đưa vào thực tế sẽ gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên người ta vẫn hy vọng những ý tưởng về chiếc hypersonic jet sẽ được áp dụng vào những sản phẩm mới khác của Airbus để ngành hàng không luôn có những sản phẩm mới tinh vi và thăng tiến hơn. Ít nhất nếu những chuyến bay với vận tốc nhanh hơn, tức thời gian ngồi trên máy bay ngắn hơn, điều ấy hoàn toàn phù hợp với đời sống vội bây giờ. Chỉ những ai hoài cổ, thương cái xe đạp hơn chiếc BMW mới thấy mình sinh ra lầm thời đại…

Phan

Ý kiến bạn đọc
31/03/201600:08:42
Khách
Thân gửi bạn Hùng - Bạn viết đúng là cụ Tản Đà không có ý đó. Mình chỉ mượn lời của cụ để nói lên ý kiến không hài lòng của mình thôi. Chúc bạn được một tối đầy hạnh phúc và vui vẻ. Love
30/03/201621:15:06
Khách
Bạn Nate quý mến, theo mình thì người viết nêu ra thông tin và sự việc, người đọc tự rút ra kết luận. Thiết tưởng cụ Tản Ðà ngày xưa không có ý khinh thường dẫn tay người đọc.
28/03/201622:09:33
Khách
Cách vô đề như vầy gọi là lung khởi đó.
28/03/201609:01:10
Khách
Hoàn toàn đồng ý ví Jane MNT. Đợi đại công ty Airbus làm được chiếc máy bay này vào năm 2..., có lẽ người đọc sẽ mua biếu Jane một vé khứ hồi hạng nhất từ NY tới London để tạ lỗi.
26/03/201601:53:58
Khách
Có nhiều cách mở bài của một bài luận hay một chuyện đọc .....
Tôi tin rằng tác giả mở đề bằng cách dẫn dụ ( có cách mở đề bằng nghịch đảo, phản đề, ......) tác giả đưa ra nhiều ví dụ về hối hả của cuộc sống để dẫn vào sự ra đời của airbus , đó là chủ đề mà tac giả muốn viet trong bài , nên tác già không có nhiệm vụ phải giải quyết , tổ chức công việc ra sao cho phù hợp
Xin Nate đọc lại các ví dụ trong đoạn đầu của phần thân bài sẽ hiểu được dẫn dụ 1 tiếng đồng hồ để đưa đến phần airbus đi mot tiếng từ london đến mỹ .
Cảm ơn tác giả về airbus kiến thức .
25/03/201612:47:21
Khách
Đọc hết bài viết này, người đọc cảm thấy hụt hẫng vì không hiểu tác giả muốn nói gì, trình bầy về vấn đề gì ? Lấy thí dụ, nên tổ chức công việc ra sao để tiết kiệm thì giờ quý báu, nên làm gì nếu biết chỉ còn sống được một tiếng đồng hồ, etc.

Đằng này, chỉ trong "Một Tiếng Đồng Hồ" tác giả bắt người đọc phải trả bills, nấu ăn, cắt cỏ làm vườn, duy trì tình bạn, đi học, nghỉ hè chơi games, trau dồi kiến thức để hiểu biết thêm phát minh mới về Kỹ Thuật Hàng Không, đi du lịch, và cuối cùng là có tinh thần Hoài Cổ, i.e., thương cái xe đạp hơn chiếc BMW, sinh lầm Thế Kỷ.

Cụ Tản Đà đã từng than rằng: "Văn Chương Hạ Giới Rẻ Như Bèo" làm người đọc cảm thấy xót xa vô cùng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến