Hôm nay,  

Đôi Điều Về Trận Chung Kết Mỹ&Nhật

08/07/201500:00:00(Xem: 10039)

Tác giả: Nguyễn Thị Thêm
Bài số 3565-16-30115vb4070815

Với bài “Tản Mạn Trận Bán Kết Túc Cầu Nữ Mỹ Đức” hôm Thứ Ba 30-6-2015, Nguyễn Thị Thêm là nữ tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên bàn về giải túc cầu nữ World Cup năm nay. Với 9 bài viết trong năm 2015, bà là một trong 10 tác giả được bình chọn vào danh sách giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16. Mời đọc thêm bài mới về trận chung kết.

blank
Các cô đội tuyển Mỹ và cúp vàng.

* * *

Chiều nay tôi đã chuẩn bị cho mình một buổi xem bóng đá thú vị

Tôi thầm nghĩ với tinh thần quyết tâm và lối đá của Mỹ thế nào cũng thắng đội Nhật, nhưng chắc cũng phải gian nan lắm.

Thế nhưng thật là bất ngờ. Bất ngờ cho riêng tôi và chắc cho toàn thể mọi người trên thế giới là ngay phút thứ 3 của trận đấu trung vệ Carli LLoyd của Mỹ đá tung lưới đội Nhật mở đầu tỉ số 1-0 về cho đội nhà.

Cả cầu trường reo lên, ngợp trời cờ Mỹ tung bay. Trai banh tung lưới mở đầu của LLoyd đã đem lại khí thế cho đội Mỹ, đã làm cho các cô gái Nhật bàng hoàng và phải nói đó là món quà thắng lợi mà LLoyd đã tặng không cho toàn thể người dân Mỹ trong mùa Lễ July 4.

Thế rồi chỉ hai phút sau, khi đội Nhật chưa lấy lại tinh thần vì đường banh thần tốc của LLoyd thì một lần nữa LLoyd lại phá tung lưới đội Nhật với một đường bóng thật đẹp, mở tỉ số 2-0.

Khí thế của các cô gái xứ Cờ Hoa lại lên cao khi phút thứ 14 Holiday lại làm bàn đem lại tỉ số 3-0 cho đội nhà. Trên khán đài cờ Mỹ phất phới và tiếng reo hò muốn vở tung không gian.

Chưa dừng lại ở đó, phút thứ 16, lại số 10 trung vệ Carli LLoyd từ thật xa đá một cú quá đẹp. Banh xoáy không khí và lọt vào khung thành rất ngọt. Máy quây phim lướt qua, tôi thấy thủ môn của Nhật đứng ngẩn ngơ, không tin sự thật, Cô ta nhìn và dường như bất động, môi mở ra mấp máy bàng hoàng. Bởi không ai có thể tin nỗi ở một trân chung kết vô địch World Cup mà chỉ mới vào trận 16 phút mở đầu đội Nhật đã bị tung lưới đến 4 lần.

Thế nhưng không phải vì vậy mà những cô gái của Thái Dương Thần Nữ chịu khuất phục, họ không mổ bụng tự sát mà rút kiếm ra quyết tử.. Họ lấy lại bình tĩnh và cương quyết mở những đường banh thật sắc bén tấn công. Cho nên ở phút thứ 27 Ogimi đã tung lưới đội Mỹ mở tỉ số 4-1, đem lại niềm hy vọng cho người hâm mộ.

Vào phút thứ 52 trong một pha hỗn loạn nơi khung thành, khi Solo chụp hụt trái banh, Johnston của đội Mỹ đã tặng không cho đội Nhật một trái làm quà. Mở tỉ số 4-2.

Khí thế đội Nhật vừa lập lại thì vào phút thứ 53 Heath lại phá tung phòng tuyến Mỹ mở tỉ số 5-2 cho đội nhà. Khán giả reo lên thắng lợi và người nữ huấn luyện viên tài ba đứng phắt dậy, giơ quả đấm lên cao quyết thắng với nụ cười thật tươi.

Và như vậy suốt từ phút thứ 54 cho hết trận đấu, Nhật đã không gở được một bàn nào dù liên tiếp tấn công. Các cô gái Nhật nhỏ bé nhưng kiên cường đã không phản bội lại những fan hâm mộ liên tiếp thọc sâu vào thành trì đội Mỹ mong gở tỉ số nhưng vô hiệu. Hàng phòng ngự của Mỹ luôn đánh bật banh ra ngoài. Nhất là người đẹp Hope Solo đôi mắt hớp hồn, đôi tay và lối chụp banh điêu luyện đã cho Nhật thấy rõ thế nào là sức mạnh của USA.

Những trái banh thật ngọt của đội Mỹ luôn đe dọa khung thành đối phương, liên tiếp mở những pha tấn công thần tốc khiến thủ môn và hàng phòng ngự đội Nhật phải khiếp sợ.

Xem suốt trận đấu tôi có chút nhận xét rất nhà quê của mình.

Đội Nhật chơi với một kỹ thuật dương đông kích tây. Nghĩa là khi được banh họ không đưa xuống liền. Các cô gái chuyền banh qua lại ở phần sân mình khiến cho đối thủ khó lòng cướp banh. Và khi các cầu thủ Nhật đã lót đường gần khung thành đối phương là họ thật nhanh đưa banh xuống tấn công. Nhanh và giữ banh rất chắc. Tuy nhiên đội Mỹ không phải dễ dàng để bị tung lưới. Họ đánh bật ra một cách thần tốc và tuyệt đẹp.

Lối chơi của đội Mỹ tôi rất thích vì họ chơi rất trong sáng không có mưu mô hay lừa lọc. Khi có banh trong chân là họ đưa xuống tấn công. Họ chơi một cách hăng say, nhiệt tình và thẳng thắn. Lối chơi thật đẹp và chân thật, trong say mê và thích thú. Các cô gái cứ chơi banh hết mình, đưa mạnh banh xuống khung thành đối phương, có mất banh cũng không sao. Giành lại, chơi tiếp. Khi họ đã nắm phần thắng họ vẫn chơi vui vẻ như vậy, không giao banh qua lại để câu giờ. Không tỏ vẻ khinh địch, không nóng nảy,bực dọc. Họ chơi để thể hiện hết tình yêu bóng đá và niềm say mê trên sân cỏ.

Các cô gái của đội Mỹ quá đẹp và tự nhiên. Họ hết lòng với môn bóng đá. Giàn giao hưởng thật nghệ thuật và đi vào lòng người. Tôi thích như vậy, thể thao là phải như vậy. Nhiệt tình và trong sáng không mưu mô hay dùng xảo thuật.

Hôm nay đội Mỹ đã chiến thắng vinh quang. Mang lại kỷ lục cho đội tuyển Mỹ 3 lần dành được ngôi vô địch. Nghe đâu trên hàng ghế khán giả có phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Bidden và thủ tướng Canada Harper tham dự. Trên khán đài có trên 53 ngàn khán giả ngồi kín hội trường. Họ phần đông là ủng hộ viên của đội Mỹ. Cờ Mỹ hiện diện trên mặt, trên tay, trên nón, trên những tờ giấy và cờ Mỹ phất phới trên khán đài. Đẹp quá, hùng hồn quá cho tinh thần dân tộc của những người công dân Mỹ.

Khi ban quân lễ đem những huy chương và chiếc cúp lên khán đài, tôi đã thấy những cầu thủ Nhật đã khóc. Nhất là thủ môn. Cô ta đã không đủ sức bảo vệ khung thành. Cô ta đã làm hết sức mình, Nhưng lực bất tòng tâm. Đành chịu thua: tâm phục khẩu phục.

Carli Lloyd nhận cúp Silver Boot và cup Golden Ball

Hope Solo nhận cup Golden Glove

Số 8 của Nhật nhận cup Bronze Ball.

Đội Mỹ đã giành chiếc cup vàng World Cup. Đây là lần đầu tiên trong 16 năm qua đội nữ túc cầu Mỹ mới chạm được vào chiếc cup vô địch thế giới.

Khi đội trưởng giơ cao chiếc cup lên mọi cầu thủ đều đưa tay sờ vào nó. Những gương mặt rạng ngời, những niềm vui làm tươi thêm nét xinh đẹp của các cô gái đôi mươi. Đẹp quá và vinh dự quá.

Hôm nay là ngày 5 tháng 7. Dư âm của ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ vẫn còn trong ngày weekend. Các cô gái xinh đẹp của đất nước cờ hoa đã hiến dâng cho tổ quốc và đồng bào mình một món quà giá trị. Món quà tinh thần bằng tất cả niềm tin quyết thắng của một dân tộc kiên cường. Món quà là những vinh quang trên sân cỏ, là những huy chương vàng họ được đeo trên cổ. Là chiếc cup vô địch bóng đá nữ thế giới mà 16 năm qua nước Mỹ không thể với tới.

Chúc mừng đội tuyển USA, cám ơn những đường banh tuyệt vời của các em, các cháu. Lịch sử bóng đá sẽ mãi ghi thành tích hôm nay -"16 phút mở đầu trận đấu, đội tuyển nữ Hoa Kỳ đã tung lưới đối thủ 4 lần, mở tỉ số 4-0"-

Và tôi tin chắc cô gái Carli LLoyd sẽ là thần tượng của cả tỉ người yêu bóng đá. Thủ môn Hope Solo, Holiday, Alex Morgan...sẽ sống mãi trong tâm hồn mọi người với lối đá, cách chụp banh...Nhất là gương mặt và nụ cười thật tươi của họ.

Họ sẽ là những người mở màn cho sự ham thích bóng đá của những học sinh nữ của Mỹ, làm sống lại tinh thần yêu bóng đá nữ của người Mỹ vốn không thích môn thể thao này. Cám ơn các cô gái xinh đẹp, tài ba.

Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoa Kỳ.

Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.

Chúc mừng tất cả những người yêu trái banh lăn và yêu bóng đá.

Nguyễn Thị Thêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến