Hôm nay,  

Một Vòng Kỷ Niệm

25/05/201500:00:00(Xem: 9856)

Tác giả: Sáu Steve Brown
Bài số 3525-16-29925vb2052515

Sáu Steve Brown là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông là người Mỹ viết trực tiếp bằng tiếng Việt và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2013. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Ất Mùi 2015.

* * *

blank
Tác giả cưa củi. (Hình do Tuyết chụp)

Tại tiểu bang Vermont ở miền đông bắc nước Mỹ mùa Đông rất lạnh và kéo dài rất lâu. Thường là từ đầu tháng 11 cho đến cuối tháng 3. Mỗi năm nhiệt độ xuống tới -30 F, có lúc tới -40 F.

Ngay cả trong nhà gia đình tôi cũng lạnh nữa. Dù tôi không còn nhớ rõ nhiệt độ trong nhà là bao nhiêu, nhưng qua những điều khác thì cũng có thể biết là rất lạnh. Thí dụ như trên giường có ít nhất ba cái chăn. Mỗi sáng khi má tôi đánh thức tôi đễ chuẩn bị đi học tôi không muốn chui ra vì biết là sẽ lạnh lắm.

Cũng thưở ấy nhà chúng tôi có cái lò đốt củi dưới lầu. Mỗi đêm khoảng chừng 2 giờ ba tôi phải xuống lầu bỏ thêm củi vô và kéo một cái xà beng để làm cho tro rơi xuống. Khi ông làm những việc đó thì cả nhà ai cũng nghe thấy những tiếng lịch kịch, dần dần trở thành quen thuộc trong những đêm mùa Đông. Bao nhiêu năm mà tôi vẫn chưa quên...

Thưở ấy phía sau nhà có phòng riêng để chất củi. Ba tôi cũng phải ra đó chẻ củi thường xuyên. Sau đó ba tôi sửa đổi cái lò để đốt than đá. Trước khi đi ngủ ba bỏ than đá vô thêm, vậy là đủ cho đến sáng. Thế là ba tôi không còn cần phải thức dậy nửa đêm như bao nhiêu năm trước. Tiện hơn nhiều! Một thời gian sau ba tôi lại sửa đổi cái lò để đốt dầu. Như thế vừa dễ dàng vừa rẻ. Có cái máy điều nhiệt trong phòng ngủ để điều khiển cái lò tự động.

Thời gian càng qua, những tiến bộ trong đời sống càng nhiều...

Khoảng chừng 35 năm sau thời chúng tôi xài lò đốt bằng củi, vợ chồng tôi mua nhà ở tại tiểu bang Ohio. Dù thời tiết ở đây không khắc nghiệt như bên Vermont nhưng trong nhà vẫn khá lạnh.

Nhà này có cái lò đốt dầu như nhà ở Vermont hồi xưa. Lúc đầu gía dầu vẫn rẻ nên chi phí mua dầu không bao nhiêu. Suốt 10 năm đầu tiên gía dầu trung bình là 80 xu một gallon.  Sau đó dần dần gía tiếp tục lên nhưng trung bình vẫn dưới 2 mỹ kim một gallon. Đến năm 2008 gía bỗng dưng lên đến $4.71 một gallon.  Lắm lúc trong mùa đông phải mua dầu thêm mỗi một tháng.  Cái thùng chứa dầu đựng được 280 gallons. Như thế phải xài nhiều hơn 1,000 đô-la một tháng. Quá mắc! Đến tháng Ba, 2009 gía xuống còn 1.71 đô-la một gallon. Nhưng tới tháng Năm, 2011 gía lại lên cao hơn 4 đô-la một gallon một lần nữa rồi sau đó không thay đổi bao nhiêu.

Thấy tình hình coi bộ không khá nên đến mùa xuân năm 2012 tôi quyết định mua một cái lò đốt củi. Tôi có theo dõi gía của nhiều loại cái lò. Cuối cùng tháng Chín tôi mua một cái tại cửa hàng Lowes với gía 180 đô-la (hiện nay gía của cái lò đó đã lên ðến 466 đô-la). Trước hết tôi phải mua đủ ống khói mới để đặt trong nhà cho an toàn. Rồi tôi đặt cái lò vào phòng khách. Theo cách kiến trúc nhà tôi thì một lò là đủ cho cả các phòng cả tầng dưới và trên. Công việc này tương đối dễ dàng. Tôi chỉ cần làm việc một ngày là xong xuôi hết.


blank
Bếp sưởi. (Hình do Tuyết chụp)

Tháng Tư năm đó một người bạn cho tôi biết trên đất của anh ấy có nhiều cây mà tôi có thể cưa ra mang về miễn phí. Loại gỗ này gọi là black locust, rất tốt để đốt trong lò. Nhà anh ấy cách nhà tôi 13 dặm.

Cuối tháng Tư tôi bắt đầu làm việc trong rừng phía sau nhà anh ấy. Tôi có xe pick-up Nissan. Ở đó không có đường đem xe vào rừng nên mỗi khúc củi cắt xong tôi phải khiêng ra xe. Mỗi buổi cưa củi, mang ra xe, chất củi trên xe thì trung bình khoảng 3 tiếng đồng hồ. Làm việc như thế mệt lắm.

Mùa Đông đầu tiên dùng cái lò đốt củi đó còn có bạn bè khác cho củi nếu tôi đến nhà họ cưa ra mang về. Như thế tôi có đủ củi cho hết mùa đông. Trong rừng phía sau nhà trên đất vợ chồng tôi cũng có đủ loại cây. Dần dần tôi cưa cây trong đất nhà. Qua kinh nghiệm tôi tìm hiểu một số điều làm cho công việc này dễ dàng hơn.

Thứ nhất là đừng chọn củi có mắt cây nhiều. Cây có mắt lắm lúc rất khó chẻ ra, có thể mất gấp năm lần thì giờ so với cây không có mắt. Thứ nhì là phải dùng đúng loại dụng cụ đúng cho công việc kiếm củi. Chẳng hạn lúc đầu tôi dùng cái búa chặt cây, cái nêm, và cái búa lớn để chẻ củi. Nhưng sau đó tôi tìm ra có một loại cái búa đặc biệt, vừa chặt cây vừa dùng để chẻ củi. Tôi mua một cái và thấy chiếc búa này giúp cho công việc dễ dàng hơn nhiều. Thứ ba là khi có thể thì chỉ lấy loại cây đốt cháy tốt nhất. Nếu không thì cũng phải bỏ cùng công sức nhưng không có kết qủa nhiều vì phải dùng số lượng củi nhiều hơn gấp mấy lần.

Vì cần củi đốt nên suốt năm tôi có việc để làm, không có một giai đoạn nào không bận. Vậy thì tốt lắm. Công việc kiếm củi vừa tiết kiệm tài chánh vừa có lợi liên quan cho sức khỏe nữa. Sau khoảng hai năm rưỡi làm tiều phu tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn lúc trước nhiều. Tuy nhiên, lúc đầu vì chưa quen làm việc thì có khi hai tay và hai vai bị nhức. Có khi tôi thức dậy giữa đêm mà hai bàn tay không có cảm giác gì cả. Sau đó tôi tìm ra nguyên nhân của vấn đề đó là do dây thần kinh trong cổ bị chèn ép. Sau vài tháng có người chỉ cho tôi cách tập thể dục để giải quyết vấn đề. Sau đó tôi không còn bị như thế gì nữa.

Mới đây một người bạn cũng gắn cái lò đốt củi trong nhà và anh ấy thích lắm. Có lúc chúng tôi chung sức chặt củi để giúp đỡ nhau cho việc dễ dàng hơn.

Hiện nay, cũng như ba tôi năm mươi lăm năm về trước, trong mùa đông, mỗi ngày tôi phải thức dậy lúc khoảng 2 giờ, xuống lầu bỏ thêm củi vào lò. Nhưng đối với tôi đó không là vấn đề vì thật ra tôi rất vui khi có cơ hội làm công việc này. Những lúc đó tôi thường nhớ tới ba tôi, nhớ thưở đó cuộc sống trong gia đình thật giản dị, bình yên. Tôi cũng vui vì ðược tiết kiệm mà lại làm tăng thêm sức khỏe.

Đôi khi tôi lại nghĩ: biết đâu còn có những kỷ niệm khác của hồi xưa sẽ quay trở lại. Tương lai sẽ trả lời.

Sáu Steve Brown

Ý kiến bạn đọc
24/07/201818:32:20
Khách
Trời ơi , tác giả kể lại những kỷ niệm của gia đình thật êm đềm làm sao , chân thành giản dị , và tình cảm quá . Xin cám ơn nhiều lắm về bài viết
06/06/201509:52:14
Khách
Chào cháu Alis,
Cảm ơn cháu đọc bài viết chú và nhắc nhớ đến eye and ear protection.
Chúc cháu bình an và vui vẻ.
05/06/201510:21:31
Khách
Chào anh Chương,
Nghe anh nói vậy thì chắc tôi nên tìm cách nào dọn đi đến đó nhưng e rằng không có đủ nước uống. :).
05/06/201510:13:11
Khách
Chào cháu Khôi An,
Cảm ơn cháu đọc bài viết chú và có lời bình luận. Đúng rồi, "như một cảnh đời xưa". :) Còn bài mới thì chưa xong.
03/06/201508:29:43
Khách
Chú Sáu ơi, cưa củi nhớ mang eye and ear protection nghe. Sửơi bằng củi ấm mà rẻ và romantic hơn điện. Nhà cháu có lò sưởi củi nên cháu biết lắm ... (nhất là phải khiêng củi chất vô shed, ui chao, mỏi lưng 😛, may là ngừơi ta cưa sẳn dùm mình ... Nhưng nhìn lửa hồng thích lắm). Tụi cháu chúc chú thím vui vẻ.
02/06/201515:39:51
Khách
Anh Sáu dọn qua Cali ở đi, đêm khuya khỏi phải lò dò dậy lấy củi bỏ thêm vô lò, mất ngủ. Đọc bài anh Sáu mới biết dân Cali mùa Đông sướng thiệt, đêm nằm đắp mền ngủ thẳng ro 1 mạch tới sáng. Chỉ cần mua một lò sưởi điện nhỏ để bên giường, hay nệm hồng ngoại tuyến lót dưới lưng là ấm áp cả đêm...
01/06/201520:58:36
Khách
Chào chú Sáu
Bài viết của chú luôn luôn đặc biệt vì có những chuyện mà người Việt di dân ít biết tới. Hình cái lò sưởi với cây gỗ và cái rìu trông như một cảnh của thời xưa, thật là romatic.
Mong đọc bài mới của chú
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,987,309
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến