Hôm nay,  

Chuyện Phiếm

19/04/201500:00:00(Xem: 14195)
Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4513-16-29913vb8041915

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, và đã nhận giải á hậu, bài “Bên Bờ Freway” với bút hiệu Tân Ngố. Sau khi nhận thêm giải Việt Bút, từ nhiều năm qua, ông đã là thành viên ban tuyển chọn chung kết giải thưởng. Bài mới, tuy chỉ là chuyện phiếm, nhưng báo tin vui. Vị em út của ông, Ông Chín Chung Mốc, từng góp bài Viết Về Nước Mỹ từ Việt Nam, vừa sang Mỹ đoàn tụ với bà con. Chúc mừng. Chúc mừng.

* * *

Chung Mốc là đứa em trai út trong gia đình 8 anh chị em tôi. Nó qua Mỹ muộn màng khi đã "Lục thập nhi nhĩ thuận".

Tới xứ này mà tiếng Mỹ không rành, nghề chuyên môn không có thì đáng lo ngại thật.

Chả thế mà khi con gái bảo lãnh đi định cư nó cứ chần chừ mãi. Tôi phải giục giã:

-Tụi tao ngày trước đi vượt biên tánh mạng phó cho trời đất, một sống hai chết, tương lai mờ mịt mà vẫn dám đi, còn mầy sợ cái gì mà không dám đi chớ? Ở xứ Mỹ chỉ có lười nhớt thây mới có thể chết đói, chớ thiếu gì người ở bên đó là đại gia, qua đây làm nghề bưng bê, tuy không giàu có gì nhưng cũng đủ xây xài, mà còn có thể quà cáp cho gia đình còn ở VN nữa, huống hồ gì hoàn cảnh mày, có thiếu gì anh em, rồi bạn bè Kinh 5 của mày đầy nhóc ở các tiểu bang Huê Kỳ. Họ làm nghề trí thức cũng có, buôn bán cũng có, nghề chân tay cũng nhiều, hông lẽ qua đây mày không học được một nghề?

Nó nói có gặp mấy người từng ở bên Mỹ, về VN than quá, họ nói qua tuổi 60 rồi khó xin việc lắm, rồi thời giờ bó buộc, không còn cái cảnh sáng sáng xách xe đi quán cà phê, trưa ăn cơm xong đánh một giấc, chiều "điện cho chiến hữu" gọi đi nhậu. Mà ở xứ Mỹ kỳ lắm, họ uống một vài chai rồi thôi, chớ không có vụ mấy thùng, mấy két, nhậu sáng đêm, vui thấy ông bà ông vải như bên mình.

Anh Ba tôi nói, mày cứ đi đi, làm đầu cầu để bảo lãnh cho con cái qua xứ người, chớ tụi nó ở đây tao coi vèo ngóc đầu không nổi. Mà nói cho cùng, qua bển chịu không nổi thì về, có ai cấm cản gì đâu.

Tôi còn tố thêm: Vô phỏng vấn xin Visa, phải lựa lời, chớ hông thôi cái kiểu nói tửng tửng họ từ chối là tui bay lo đi học tiếng Tàu đi là vừa, chứ tao coi bộ tương lai nước mình, dân tộc mình, u ám với mấy cái tàu "nước lạ" lắm đó.

Thế rồi hai đứa nó cũng phải lên đường, để lại quê nhà mẹ già và 6 đứa con cùng với một đàn cháu. May là Má tôi cũng còn 3 đứa con và một bầy cháu nội ngoại kề cận sớm hôm chớ không thôi thì vấn vương lắm lắm.

Qua tới Mỹ bữa trước thì hôm sau nó đi Garden City thăm anh Sáu, anh có công ty Plumbing đang làm ăn khấm khá nơi đây, nhưng nhằm ngay bữa có tuyết rơi trắng trời nên vợ chồng nó lạnh run lập cập, gọi phôn mét tôi: Lạnh teo hết anh ơi, mà đây là miệt nuôi bò nên mùi phân bò bay ngào ngạt trong không gian.

Tôi nói chắc mày mới qua, chưa từng nghe dân địa phương gọi đó là "mùi tiền" hả?

Đang ở xứ nhiệt đới, tới ngay xứ tuyết nên tụi nó chảy máu mũi tùm lum.

Vài ngày sau thì ông Bán Phở mua vé máy bay cho vợ chồng chú Mốc đi từ Wichita xuống Orlando ăn cưới con gái rượu của chủ tiệm, với lời khuyên trước là đi ăn cưới, sau thăm thú coi có làm ăn gì được ở vùng nắng ấm này không.

Nhìn thấy cơ ngơi, cảnh thổ ở vùng này thì "đại gia" mới từ VN qua ngộp quá, ngộp nhất là cảnh hồ ao với đế sậy, sen súng cùng cò diệc, chim muông đầy dẫy đằng sau nhà, có khác gì vùng U Minh- Kiên Giang ngày xưa?

Bây giờ thì ở VN tìm đâu cho ra cảnh mấy con cò thấy người đến gần vẫn trơ mắt đứng nhìn, như ở Orlando.

Nhóm bạn thân của "Ông Bán Phở" từ Kansas, Seattle, Texas và California đến tham dự đám cưới khá đông. Riêng nhóm đi từng cặp thì được chủ đám dành riêng cho một căn nhà mới chưa bóc tem, cũng có hồ nước minh mông phía sau nhà.

Xin cho nổ một chút: Cách đây 5 năm, ông Bán Phở có kêu gọi anh em quen biết hãy mua nhà ở Orlando, để ông quản lý cho thuê, có lý lắm vì giá nhà đang từ hơn 200 ngàn tụt xuống còn có 40. Tôi là người tin tưởng ông tuyệt đối nên vội gửi tiền qua nhờ ông mua cho gần một chục căn.

Tính ra mỗi căn cho mướn được 900/tháng thì đã có lời trước mắt, nhưng bữa qua bển dự đám cưới tôi mới biết giá nhà nơi đây đã hồi phục, giá trung bình bây giờ lên khoảng 100 ngàn. Đã thế kinh tế và việc làm cũng tăng, người dân Mỹ chuyển về Orlando ngày càng đông, thì giá nhà rồi sẽ lên 250 ngàn chẳng mấy hồi. Thiệt là một sự "tương lai... quá khứ".

Đám xong, tôi đưa vợ chồng nó về Cali vì công ty cò con của tôi đang làm mấy căn nhà dở dang, mà cũng muốn giúp tụi nó có tí tiền khi mới chân ướt chân ráo đến xứ này.

Cho đi thăm họ hàng 2 ngày là tôi chở đi xin thẻ An Sinh Xã Hội- SS ngay. Hỏi giấy I 94 đâu, nó nói tới phi trường Wichita có cho giấy má gì đâu, họ đóng có mỗi con dấu nhỏ híu như móng tay vào passport mà thôi.

Tôi lấy làm lạ lùng nhưng cũng xếp hàng ở Social Service Office xin vào "mần việc".

Thì ra thời buổi điện toán- vi tính có khác, họ cầm passport rẹt qua máy là hồ sơ hiện lên rành rành, sau 5 phút là xong xuôi, hẹn 2 tuần sau có giấy, mà mới 4 ngày giấy đã gởi về tận nhà, không tốn 1 xu teng.

Ở VN người quen biết gọi nó là đại gia, có người còn tâng lên là "Chung Đô La" cứ y như là cùng lứa với Cường Đô La của công ty Hoàng Anh- Gia Lai vậy, thế mà tôi bắt tụi nó đi làm Osin, lau sàn nhà, cửa kiếng, lau cả cầu tiêu... khiến chúng ứa nước mắt.

Tôi nói anh Sáu Toàn kêu tụi bay ở lại Kansas làm cho ảnh, ảnh trả lương bây trăm rưỡi một ngày phải không? Tao sẽ trả cho mỗi đứa hai trăm. Tuần làm 6 ngày là hai ngàn tư. Một tháng là chín ngàn sáu. Ăn ở tao bao, dù bây có ăn xài gì đó thì mỗi tháng cũng có thể ra Phúc Lộc Thọ mua 5 cây vàng, một năm chắc chắn có 60 cây. Bây ở đây với tao 10 năm thì đến năm 70 tuổi có thể vác về VN 500 cây mà dưỡng già. Nghe vậy tụi nó liền ngưng khóc, mặt có vẻ tươi vui hún hớn, lau cầu tiêu hăng hái, kịch liệt hẳn lên.

Nhớ trong bữa ăn đám cưới bên Orlando, nó kể chuyện hụt ăn tôm hùm: Số là nó có người bạn thân lắm, từ Mỹ về và bao anh em đi Nha Trang chơi. Lúc vô nhà hàng anh ta kêu người phục vụ đến và hỏi giá tôm hùm. Cả bàn trợn mắt tròn xoe, lòng hớn hở vì đã từng nghe và thấy tôm hùm trên TV, sách báo đã lâu, nhưng chưa bao giờ được ăn, may quá hôm nay sẽ được VK đãi.

Ai dè khi biết giá 120 đô/kí, anh bạn chép miệng rồi nói: "Mắc gấp gần 10 lần bên Mỹ, thôi ta kêu tôm càng và tôm thẻ ăn cho nó sướng".

Cả bọn cụt hứng.

Chuyện kể vừa xong thì nhà hàng bưng ra một dĩa tôm hùm đầy tú hụ, ai cũng khuyên vợ chồng Chung Mốc ăn cho biết vị bằng cách trảm hết cả dĩa, chớ anh em ở đây coi bộ ngán lắm rồi, đám cưới có món tôm hùm cho sang, kỳ thực không còn mấy người ăn.

Thế là vợ chồng nó ráng ăn, đứng dậy muốn không nổi nên đi đứng lặc lè luôn, chắc cả hai ba tháng sau cũng không dám rớ tới món này nữa.

Nhằm bữa cuối tuần, tôi chở tụi nó đi Las Vegas cho biết. Thằng Ốc nhà tôi có nhà cửa ở đó, lại có thằng Tư Châu, đứa cháu đang công tác cho công ty ở LV nên cả đoàn họp nhau ăn tiêu tung trời, đánh bài tá lả có lúc thắng lên mấy ngàn, nhưng cứ tưởng mình số đỏ, bị sòng bài lột lại hết và sau cùng thua hết 10 đô. Đi tới Hoover Dam cho tụi nó biết cách đây cả trăm năm mà "Tư bản Mỹ giãy chết" đã xây được đập thuỷ điện cỡ này; nhìn phong cảnh Grand Cayon hùng vĩ ra sao...

Xin kể lại cái vụ đi coi show Le Vere (The Dream).

Trời ơi đã lâu không đi bộ, mà mấy bả lại đi giày cao gót mới đúng điệu "chân dài" dù rằng những người đẹp này thân hình chỉ có một khúc.. Thằng Tư dẫn đi từ nơi này đến nơi kia coi đủ thứ, đến lúc tới nơi coi show ở Wynn thì chân đã mỏi mà ngón chân bỏng rộp. Khi hỏi vé nhiêu thì được trả lời 150 đô. Bữa đó đi 7 người tính ra cả ngàn bạc, thế là "Công dân Mỹ tương lai" dội ngược, vì nếu tính giá "lúa ướt" thì bao nhiêu là tấn lúa, nên buông thõng một câu: "Thôi về coi Youtube cũng được". Cả bọn bèn khập khễnh quay về bãi đậu xe... Thiệt là đường xa diệu vợi!

Về đến Orange County mà vài ngày sau hai con mắt tụi nó còn lé xẹ, khen tư bản Mỹ đang giãy chết mà sao giãy đẹp làm vậy. Cả hai đứa cứ nhắc hoài khi ăn buffet cái món cẳng cua lớn hơn ngón tay cái, xẻ dọc từ trên xuống dưới. bóc thịt ra dễ dàng mà ăn bao nhiêu cũng được. Lúc vô Caesars Palace Las Vegas đi vòng vòng ngắm cảnh, tôi mua 3 ly kem, lúc tính tiền hết 33 đô, tụi nó nói cha chả hết gần 10 giạ lúa.

Tuy việc làm ngon thế mà sau mấy đêm, không biết suy nghĩ sao đó mà tụi nó đi San Jose bằng xe đò, rồi sau đó mua vé máy bay lên Seattle.

Răng loạ rứa hè?

Cũng bởi lòng thương mến mà ra.

Số là người Kinh 5 hiện nay định cư tại Mỹ lên tới 300 gia đình. Tới đâu tụi nó cũng được bà con nhét tiền vào túi. Chắc chắn thằng Chung Mốc ngượng lắm, nhưng vì da mốc thếch nên có ngượng đỏ mặt cũng không ai thấy.

Có người dúi cho vài trăm; có người cho cả ngàn bạc. Tính trung bình là 400 đi, thì cứ vậy mà nhân lên, vị chi là 120 ngàn. Số tiền này quá lớn, đi làm Osin làm chi cho nhọc xác?

Chuyện kể này chỉ có 1/3 là sự thực còn 2 phần kia là...nổ, vậy bà con còn ở nhà, nhứt là những người Kinh 5 có con đang tiến hành thủ tục bảo lãnh đi định cư tại Mỹ, đừng có toáy lên, thúc dục con cái làm giấy tờ cho mau, kẻo vợ chồng Chung Mốc nó hốt ổ hết thì hoài của giời.

Chúc mọi người vài ba phút thư giãn.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến