Hôm nay,  

Trái Banh và Một Ước Mơ Nhỏ Lộc Trần

16/11/201400:00:00(Xem: 10066)
Tác giả: Lộc Trần
Bài số 4387-14-29787vb8111614

Tác giả 54 tuổi, cho biết cuộc sống thu gọn trong gia đình nhỏ bé với ba đứa con. “Chuyện Trái Banh...” là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.

* * *

Tôi sinh ra và lớn lên ở một thành phố thuộc vùng ven Sài Gòn. Quê tôi trải dài theo con sông Đồng Nai êm đềm quanh co uốn lượn với những vườn cây trĩu nặng trái theo mùa.

Những chiều không đi học, tôi thường cùng bạn bè vào vườn cây ăn trái, bắn chim bằng những trạc bật tự chế, rồi bắn bi, mùa dế thì đi săn dế về để đá, rồi tắm suối, tắm sông. Nhưng có một trò chơi lôi cuốn tụi nhỏ chúng tôi hơn hết là đá banh. Có được trái banh là chúng tôi chẳng còn quan tâm đến chuyện gì nữa, đá trong sân nhà đầy dất đá hoặc ngoài đường đi đầy xe cộ qua lại rất là nguy hiểm, dù cho cha mẹ, người lớn vẫn la mắng

Trường tiểu học của tôi khong có sân chơi. Ngôi trường được xây dựng trong một khu đất nhỏ bé. Bao bọc ba phía là các lớp học với tường vôi trắng xóa, còn lại một phía là tường rào giáp với đường đi có một cổng chính để ra vào. Với khoảng sân nhỏ hẹp, ở chính giữa sân là cây cột cờ cao ngất để chào cờ mỗi buổi sang, sân thì rải đầy đá cuội nhỏ, đi lên nghe tiếng lạt sạt vui tai. Mỗi lần ra chơi, học sinh chỉ đủ chỗ để tụm năm tụm ba tán gẫu.

Khi lên lớp sáu thì trường học có phần khang trang hơn một chút, nhưng sân chơi vẫn hạn hẹp. Tuy nhiên niềm đam mê của lũ nhóc chúng tôi vẫn không thay đổi, thậm chí có phần tang them. Sau giờ học, chúng tôi hay hẹn nhau ra sân nghĩa trang (nơi chôn người chết của các giáo xứ đạo), nơi có những khoảng đất trống chưa có người chôn, đầy cỏ dại, miểng chai, rác rến và thậm chí đôi lúc còn có những cây kim tiêm của những tay chơi xì-ke bỏ lại. Thế mà lũ nhóc chúng tôi vẫn chạy bán sống bán chết để giành lấy trái banh với đôi chân trần, vì sợ mang giày sẽ bị hư, bị bẩn và ngày mai sẽ không có giày để đi học, việc đó đồng nghĩa với việc sẽ bị phạt đứng ngoài lớp, hoặc tệ hơn là sẽ lên cột cờ đứng. Ngày đó nhà nghèo, hầu như đứa nào cũng chỉ có một đôi giày duy nhất

Có một lần thằng bạn tôi mải chạy thế nào mà đạp phải một cây kim, có lẽ là cây kim đâm lút thịt luôn. Cả bọn chúng tôi xúm lại nặn máu ra cho nó rồi mà nó cứ gào khóc thảm thiết vì nghĩ mình đã có thể bị nhiễm HIV. Bọn chúng tôi sau vụ đó cũng ít chơi ở nghỉa trang hơn, cả lũ cuốc bộ đi xa hơn một chút đến sân chơi của các anh lớn, và tất nhiên là chúng tôi chỉ được phép chơi khi các anh không có đá độ.

Thấm thoát thời gian trôi đi, chúng tôi dần lớn lên. Khi tôi chuẩn bị thi vào lớp mười thì gia đìng được giấy báo đi xuất cảnh. Trước hôm tôi đi hai ngày, lũ bạn cũ rủ rê nhau đá banh trận cuối với tôi, coi nhu là để chia tay luôn. Sân banh lần này là con đường xóm đã được tráng xi măng để tránh cảnh bị nước mưa xói mòn mỗi năm, hai bên là đường mương nay cũng đã được xây cao hơn tuy nhiên vẫn chưa có gì che lại nên nguy cơ trái banh của chúng tôi bay xuống đó vẫn rất cao.

Trời mùa hè nắng nóng, mồ hôi nhễ nhại, mà chúng tôi chẳng hề thấy mệt. Đứa nào đứa nấy đen trui trũi. Mỗi lần trái banh vô tình chọn hướng cái mương mà lao xuống, đứa nào cũng le lưỡi thấy ghê, nhưng sau khi nhặt lên, lăn lăn qua cát lại hồn nhiên đá tiếp. Cuối bữa hôm ấy là một chầu cóc dầm muối ớt vừa ăn vừa suýt xoa, đùa giỡn. Thế là tôi chia tay với lũ bạn thời thơ ấu.


Rồi cái ngày ấy cũng đến, máy bay đưa cả nhà rời xa Việt Nam. Tạm biệt quê hương, tạm biệt lũ bạn, tạm biệt tuổi thơ. Tôi cứ nhìn mãi, nhìn mãi cho đến khi Việt Nam chỉ còn là những mảng xanh mờ nhạt và vô định.

Ngày đầu tiên trên đất Mỹ, điều gây ấn tượng với tôi nhất là xe hơi, vì như mọi đứa trẻ, tôi cũng rất mê xe hơi. Xe chạy đầy đường, xe phơi đầy trên các sân thượng, xe đậu đầy trong các sân nhà và dọc những con đường bộ. Cảnh tượng thật khác lạ với quê tôi. Chỉ trong vài ngày là tôi đã thuộc lòng tên các loại xe, nước nào sản xuất chúng...

Gia đình tôi ở chung với ông bà ngoại khi chúng tôi đến Mỹ. Sau một đêm ngủ mê man thức dậy, buổi bình minh đầu tiên trên đất Mỹ. Nhìn ra cửa sổ là gì các bạn biết không, là sân cỏ. Sân cỏ nhà ông bà, rồi sân cỏ nhà hàng xóm, và xa một chút xíu là một công viên với sân cỏ trải dài.

Tôi chạy ào ra sân cỏ bằng đôi chân trần dù rằng tháng tám trời cũng bắt đầu se lạnh vào buổi sáng. Những cọng cỏ còn đẫm sương đêm mát lạnh dưới chân tôi. Tôi chạy tới chạy lui một cách khoái trí. Công viên lại còn có những trụ sắt để chơi bóng rổ nữa. Sau này chiều chiều tôi vẫn cùng anh em hay bạn bè ra đây chơi bóng.

Một tuần sau khi đến đất Mỹ, cậu tôi đưa mấy anh em đi đăng kí vô lớp học. Tôi lại một lần nữa bị choáng bởi sân chơi của các trường học bên Mỹ. ầy đủ các môn thể thao với sân cỏ rộng mênh mông, chạy thỏa thích, mệt nghỉ.

Rồi tôi cũng đi học highschool và làm quen với những người bạn mới. Trường tôi học khá đông bạn học Việt, có đứa thì ở Huế với giọng miền Trung đặc sệt, đứa thì ở Phan Thiết, đứa thì Sài Gòn, đứa dân Cà mau. Nhưng một khi chúng tôi nói tiếng anh thì chả còn ai nhận ra ai là người vùng nào cả.

Sau này, tôi cũng tìm cách gia nhập vào đôi banh của trường. Được bận áo đồng phục và mang dôi giày đinh ra sân banh là mơ ước của tôi từ thưở bé. Hôm đầu tiên thử giày và quần áo, tôi đã đi đi lại lại trước gương rất lâu. Tôi đã được thỏa sức chạy trên sân cỏ mà không cần phải lo sợ sẽ đạp trúng bất cứ vật gì có thể gây hại cho đôi chân của tôi.

Có một lần, thầy hướng dẫn của tôi hỏi: ở Mỹ em thích cái gì nhất?

Tôi trả lời mà chẳng cần phải suy nghĩ lâu: sân cỏ. Thầy tròn mắt với câu trả lời của tôi. Thầy đâu biết rằng có được một sân cỏ là nỗi khát khao, là niềm mơ ước của tuổi thơ tôi và các bạn tôi.

Lên đại học, tôi chẳng những đá banh, mà còn tham gia vào môn bóng rổ nữa. Chiều nào tôi cũng cùng nhóm bạn Việt Nam cùng phòng, lên sân của trường chơi đến mệt nhoài mới về phòng ăn uống, học bài và đi ngủ để rồi ngày mai thức dậy cho một buổi học mới.

Bây giờ tôi đã là sinh viên nắm cuối của trường đại học. Rồi tôi cũng sẽ rời xa trường, rời xa cái sân cỏ này để bước vào đời. Đứng giữa sân cỏ mênh mông, tôi nhớ về các bạn Việt Nam ở cái tỉnh lẻ quê nghèo của tôi. Tuổi thơ chúng tôi đã không có được một sân chơi đầy đủ. Tuổi thơ chúng tôi đã trôi qua trong những khó khăn, nhọc nhằn và sự tằn tiện. Bây giờ mà có một điều ước, tôi sẽ ước cho tất cả lũ bạn tôi có mặt ở đây để chúng tôi được đá banh với nhau một bữa cho thỏa thích. Tôi nhớ quá, nhớ về làng quê, về ban bè, nhớ về một thời thơ ấu của tôi. Mãi mãi tôi không bao giờ quên.

Lộc Trần

Ý kiến bạn đọc
26/11/201402:04:00
Khách
chuyen that de thuong. Hay song voi nhung uoc mo don so hien hoa gian di em nhe. Tuoi tre se qua va chang bao gio tro lai. Cam on em da nhac nho lai thoi hoa mong xa xua cua toi. Viet hay lam, mong em hay tiep tuc viet khi ranh roi nhe.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,934,416
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.