Hôm nay,  

Hải Sản

23/06/201400:00:00(Xem: 15085)

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4256-14-29656vb2062314

Chuyện tôm cá thôi. Từ con cá ác mó Huế xưa tới cá lù đù Mỹ. Nhưng tác giả kể vui mà cũng ớn: Khỏi nói chuyện tôm cá Tàu hay Việt, ngay bọn cá lù đù ở Mỹ cũng đầy ký sinh trùng. Ông Tân là một tác giả Viết Về Nước Mỹ từ 15 năm trước, hiện là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.

* * *

blank
Cá ác mó.

Ở Huế có con cá ác mó.

Thời chiến tranh tôi ở vùng địa đầu này cũng khá lâu tới hơn 4 năm, nhưng thường ăn cơm nhà binh hoặc cơm hàng cháo chợ nên chưa bao giờ nghe hoặc nhìn thấy con cá đó hình dạng thế nào, cho đến khi lấy vợ rồi, mới nghe O Điểm nói:

- Bà cô chồng nhà đó, cái mặt khó đăm đăm, y như con cá ác mó.

Tôi hỏi con cá đó ra sao thì O nói chỉ thấy ở xứ Huế chứ trong nam này không có bán. O cũng không đủ tài để tả con cá đó cho tôi nghe.

Về cá thì trong gia đình tôi, má tôi đặt cho con Hương (cháu ngoại) là con cá nhàn; anh ba tôi thì tả nhan sắc của một người đàn bà cao và ốm là con cá hố (bây giờ người ta lại cho đó là người đẹp chân dài, người mẫu trên sàn catwalk). Tôi cũng chả thấy hai con cá đó ra làm sao.

Mãi về sau này tôi mới biết người bắc kêu con cá dẹp lép, có phấn trắng trên da và dài thoòng là con cá rựa, thay vì là cá hố.

Nhưng thực ra cá hố và rựa tuy cùng một loài tương cận nhưng dầy mỏng khác nhau. Cá rựa dùng muỗng nạo thịt ra (vì nó có nhiều xương hom lắm) bỏ vô cối quết nhuyễn làm chả cá ngon lắm; còn cá hố cắt khúc ra cỡ 2 đốt ngón tay, ướp muối bỏ vô thẩu. Miền Trung mỗi năm không biết trải qua bao nhiêu cơn bão lụt, những ngày mưa gió dầm dề ấy, lấy cá hố ướp muối đó ra chiên dòn thì ăn rất hao cơm.

Riêng con cá nhàn thì cho tới bây giờ tôi cũng chưa thấy.

Nếu má tôi nói con Hương giống con cá nhàn thì chắc nó cũng có nhan sắc cỡ chị Doãn trong văn chương ông Vũ Trọng Phụng là cùng.

Có một lần đi siêu thị Mỹ Thuận ở đường Westminster, trong lúc đợi nhân viên làm cá cho mình, chúng tôi lẩn thẩn đi xem các loại cá đông lạnh có xuất xứ từ VN. Ối thôi nhiều lắm: Từ con cá cơm nhỏ chút híu, cá bống cát, cá chạch, thác lác, cá nục gai, ba thú, bạc má cho đến cá lớn hơn như cá lóc, cá basa. Thấy vỉ cá kèo chừng nửa ký mà bán mắc quá, tôi nhớ tới bản nhạc ngày còn nhỏ hay hát:

- Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo cá kèo kho với muối.

Ngày xưa nhà nghèo mới phải ăn cá kèo, còn bây giờ vô nhà hàng ở SG, họ kêu lẫu cá kèo là đặc sản, mắc tản thần luôn.

Bỗng O Điểm nói:

- Ơ hơ, ở đây có bán cá ác mó nè.

Hai con nằm trong một vỉ bọc giấy kiếng, lớn hơn 3 ngón tay, cỡ gấp rưỡi con cá rô đồng, bán 6 đô.

Nó có nhiều màu đẹp đẽ. Có con màu xanh két, có con nâu nâu hồng hồng, nhưng đặc biệt cái mặt nó xấu lắm, đầu thì u lên khoằm khoằm giống chiếc máy bay trinh thám không người lái của Mỹ.

Nghe tên nó hoài bây giờ mới gặp nên tuy giá hơi mắc tôi cũng mua về ăn thử cho biết.

Sau khi làm sạch sẽ, chúng tôi ướp cá với tiêu hành tỏi ớt bột ngọt đủ cả trong vòng 20 phút.

O Điểm lấy 1/4 trái khóm xắt thành miếng nhỏ, vắt lấy ít nước ướp luôn vô cá cho thấm tháp.

Nồi canh thì nấu rất đơn giản là khi nước đã sôi, thả cá vô nguyên con, bỏ luôn mấy miếng khóm lúc nãy đã vắt bớt nước, thêm vô ít miếng cà chua, rắc thêm tiêu, nêm nếm cho vừa ăn. Khi múc vào tô thì rắc trên đó là hành ngò và trái ớt đỏ chẻ xòe ra như một đoá hoa.

Nhìn tô canh khói bốc lãng đãng, màu sắc hài hoà. Cá trắng, khóm vàng, cà chua màu cam, ớt đỏ tươi, hành ngò xanh ngắt....ôi thôi cứ như bức tranh lập thể của Picasso vậy.

Vẽ một đũa cá đưa lên miệng, thịt nó trắng dai mà trơn chứ không khô như cá rô hay lóc, lại không có xương hom.

Chưa kịp "ngậm mà nghe" thì đúng như lời anh Cu Lặc nhà quê trong truyện của Tô Hoài, khi lần đầu tiên được ăn miến gà là:

....Mới luốt khỏi cổ, ló đã trôi tuột xuống tận củ tỉ!

*

Ở chợ Rạch Giá-Kiên Giang, em tôi- thằng Chung Mốc có quen một nơi chuyên bán cua son, mà khi nào không có là họ nói không có, chớ không khi nào bán cua óp cho khách.

Lần ra Vũng Tàu chơi, về dọc đường có chỗ đề bán cua son, chúng tôi tấp vào mua. Có tiệm cột càng cua bằng dây ni lông, còn nhiều tiệm cột bằng dây dừa. Dây thì vừa to vừa đẫm nước, nhìn là thấy ma giáo rồi nên không muốn mua. Một ký cua thì chắc phải trừ đi 300 gam dây.

Bữa đó tôi mua chừng chục con, về nhà luộc lên thịt chắc nụi, và trong mu cua nhiều gạch đỏ lắm.

Cũng dịp về thăm quê đó, chúng tôi ra Huế thăm họ ngoại. Cả nhà ăn ở một nhà hàng khá lớn, có đứa cháu vợ làm ở đó.

Cua chỉ lớn hơn con cua đồng chút đỉnh, nhưng nặng chịch. Chúng tôi kêu món cua luộc với 7 Up.

Các bạn khi luộc tôm, cua, ghẹ thử luộc bằng 7 Up hay nước dừa Coco coi, ngon lắm.

Lúc mở cái mu ra, trời ơi gạch đỏ như son mà đầy trong mu cua, ăn bùi bùi, đậm đà, rất thơm.

Về nhà tôi còn khen mãi cho đến khi đứa cháu khều tôi ra ngoài nói nhỏ:

- Dượng không biết đó thôi, đó là tròng đỏ trứng vịt. Họ pha ra một tô, quậy đều với bột nêm, rút vô xi lanh rồi tiêm vào mu con cua trước khi đem luộc, chứ gạch đâu mà nhiều dữ thế.

*

blank
Bắt được tôm tùm.

Ngày 20 tháng 3 hàng năm là ngày cuối của mùa bắt tôm hùm.

Đứa cháu rủ tôi đi kéo ngoài biển Long Beach. Đặt lọp có mồi rồi lần lượt kéo mỏi cả tay. Tối đa mỗi người mang về 3 con tôm mà thôi.

Nhưng đau một nỗi là BS khuyên không nên ăn, vì đang bị cao mỡ cao máu gì đó. Hơn nữa họ còn nói tôm cua là bọn thu dọn đáy biển, trong mình nó đầy chất độc và thủy ngân. Khi ta ăn thì không nên thấy có nhiều gạch bùi bùi mà ham. Thực ra mỗi lần ăn cái đầu tôm hoặc mu cua thấy choáng váng thì cho là say gạch, nhưng nó chính là trúng độc đó. Nghe cũng khớp.

Cái lồng (lợp) coi vậy mà nặng ghê, trong lại có mồi là những đầu cá bự. Đầu cá này nếu là dân nhậu thì cũng mấy nồi canh chua chứ không phải ít.

Tôm cua chui vào rọ khá nhiều, nhưng khi kéo lên mình phải đo coi có lớn hơn kích cỡ không, nhỏ phải thảy xuống liền, chứ tụi Fishing and Game nó chạy tàu tới kiểm soát license rồi ngó tôm hoài. Nó mà phạt một cái thì thê thảm, lúc đó cũng không dám khóc bằng tiếng Việt.

Kéo lên thả xuống mấy tiếng đồng hồ thấy hơi oải, nhưng về ngủ một giấc rồi mới thấy ếp phê, nó mỏi nhừ hai cánh tay luôn, ngón tay cứng đờ, rờ vú cũng không muốn nổi.

Tuần qua đứa cháu tôi đi câu ngoài biển Long Beach được nhiều cá lù đù to hơn 3 ngón tay. Vì nhiều quá nên xẻ ra làm khô. Ai dè khi ngâm vào nước, từng đàn giun lãi lớn hơn cây kim bò ra coi kinh khủng quá. Thế là đã làm cá sạch sẽ rồi mà phải ra đào lỗ ngoài vườn chôn hết.

Thời buổi bây giờ hết mơ tới món ăn, vì ăn món gì cũng e ngại. Thực phẩm nhập từ TQ hay VN đều bị nghi ngờ có hoá chất, còn cá mú tôm cua ngay tại Mỹ cũng nhiễm độc thuỷ ngân và ký sinh trùng.

Ăn cũng chết mà không ăn lại càng chết chắc.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
13/01/202416:03:31
Khách
Disequilibrium is a state of nonvertiginous altered static eg, standing or dynamic eg, walking postural balance <a href=https://propec.lol>celebrities on propecia</a>
25/03/202300:04:16
Khách
NEFI Surrogacy Egg Donation Blog <a href=http://cialis.mom>cheap cialis generic online</a>
12/12/202223:06:35
Khách
<a href="http://www.candipharm.com/#
">http://www.candipharm.com/#</a>
28/12/202106:44:37
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis 20 mg
28/11/202113:16:26
Khách
cialis online https://cialiswithdapoxetine.com/
21/11/202113:43:08
Khách
cialis generic https://cialiswithdapoxetine.com/
17/11/202118:46:25
Khách
buy cialis usa <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">fastest delivery of cialis</a>
14/11/202115:03:23
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ cialis price
10/11/202121:42:15
Khách
cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis black is it safe</a>
04/11/202106:17:42
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis without a doctor prescription</a> cialis pills
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,553,695
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.