Hôm nay,  

Khi Người Lính Chết Già

02/05/201400:00:00(Xem: 12970)
Tác giả: Nguyễn Văn
Bài số 4200-14-29610vb6050214

Với cách viết nghiêm túc, tác giả đã nhận giải vinh danh 2012. Bài viết cuối tháng Tư của Nguyễn Văn kèm theo lời đề tặng trân trọng: Thân tặng các thế hệ ly hương. Và xin vinh danh những người đã nằm xuống âm thầm, khi trong tim vẫn luôn mang theo một tình yêu nước Việt chân thành.

* * *

1.
Ngôi nhà nơi ông Nguyễn ở trong suốt phần đời còn lại của mình nằm trên con đường một chiều, thuộc khu ngoại ô khá vắng vẻ của Chicago. Nhà có hai phòng ngủ, vách bằng gỗ, trông nhỏ bé tựa như cái mobile home. Hàng xóm bảo ông dọn đến ở đó từ lâu lắm, nhưng chính xác vào năm nào thì không ai nhớ rõ. Không ai biết ông làm nghề gì. Họ bảo trước đây có người đàn bà sống chung với ông, nhưng khoảng vài năm sau bà ta lại bỏ đi. Cũng không thấy hai người có con cái gì. Cứ mỗi mùa hè, họ lại thấy ông bận rộn trong khu vườn sau nhà. Trên khoảng đất rộng chừng chục mét vuông ấy mọc lên đủ các loại rau xanh, nhiều loại chẳng biết tên gọi là gì, có cả giàn bầu trái màu trắng xám, dài bằng chiều cao của đứa con nít. Nhiều người nghĩ ông là dân phillippines vì nước da nâu sậm đặc trưng của thổ dân vùng hải đảo nhiệt đới. Trong mắt họ, đó là một ông già châu Á rất thạo nghề làm vườn nhưng có cuộc sống khép kín và cô độc đến lập dị.

2.
Suốt mùa đông năm ấy, hầu như chiều nào cũng vậy, người ta lại thấy ông Nguyễn ngồi lặng lẽ bên khung cửa sổ ở phòng khách, nhìn tuyết rơi. Trong phòng chẳng thấy bày biện đồ đạc gì nhiều. Vách phòng sơn màu trắng ngà, đôi chỗ nước sơn đã bắt đầu tróc lở. Thảm trải sàn mòn vẹt, trông cũ kỹ đến thảm hại. Một chiếc bàn gỗ nhỏ nằm gần bên cửa sổ, mặt làm bằng kính với vô số vết trầy xướt, trên đặt bộ ấm trà bằng sứ. Trong phòng chỉ độc nhất một chiếc ghế bằng mây đan, loại có tay cầm. Có vẻ đã lâu, chủ nhân căn nhà chưa hề tiếp một người khách nào. Trên mặt bàn, chén trà uống dở đã nguội lạnh từ lâu. Phòng không có tivi. Trên phía vách đối diện với khung cửa sổ treo đơn độc một chiếc nón sắt, loại mũ những người quân nhân hay dùng ở chiến trường. Chiếc mũ đã sờn cũ và phủ đầy bụi, chừng như nó được treo ở đó từ lâu lắm rồi.

Dụi điếu thuốc trong chiếc gạt tàn, ông Nguyễn đứng lên, dáng xiêu quẹo bước về phía góc phòng, đưa tay nhặt những thanh củi đã chuẩn bị sẵn, bỏ vào chiếc lò sưởi. Mấy tháng nay, ông thấy người yếu hẳn đi. Các khớp xương như muốn tách rời ra và không ngừng đau nhức mỗi khi trời trở lạnh. Chỉ đi chừng vài bước chân nhưng ông cảm thấy khó nhọc như thể phải vượt qua một quãng đường dài. Cả thân hình, lúc nào cũng muốn khụy hẳn xuống, đổ nhào về phía trước. Lần nào tới phòng mạch, sau khi khám xong, bác sĩ cũng đưa cho ông mảnh giấy ghi hàng lố tên thuốc. Ra vẻ như đang chú ý lắm, nhưng khi về đến nhà ông lại bỏ ngoài tai tất cả lời dặn dò của tay thầy thuốc. Không ai hiểu được bệnh của ông bằng chính bản thân ông. Điều phải làm trong cuộc đời, ông đã làm. Ông cũng từng có một thời oanh liệt. Dù người ta có nói khác đi thế nào chăng nữa thì bản thân ông vẫn luôn thấy tự hào về một thời tuổi trẻ đó. Cái ông cần trong kiếp người là thấy mình đã sống đủ, chứ không phải sống lâu.

Ông Nguyễn ngồi bệt xuống tấm thảm sàn, thở dốc. Ánh lửa tưởng như sắp tắt trong chiếc lò sưởi lại có dịp bùng lên, nhảy nhót. Ông cố giữ cho chiếc lưng được thẳng bằng ý chí kiên cường của kẻ đã được tôi luyện trong chiến tranh. Mắt nhìn thẳng về phía trước. Một vòm sáng hắt lên khuôn mặt đã chai sạn và đầy nếp nhăn của ông. Ở đó không có chỗ cho những cảm xúc yếu đuối và sự mệt mỏi. Ông tự nhủ là phải mạnh mẽ cho đến phút cuối. Hàm râu bạc trắng màu cước lâu ngày không được ông chăm sóc, chìa ra ương ngạnh như chiếc bờm sư tử. Ông không nhớ lần cạo râu cuối cùng cách nay đã bao nhiêu ngày tháng. Khi con người ta đang bận đấu tranh với thần chết, có ai lại đi quan tâm đến chuyện râu tóc bao giờ.

3.
Một đêm, hàng xóm bỗng bị đánh thức bỡi tiếng còi hụ và ánh đèn của xe cứu thương. Chiếc xe dừng hẳn lại phía trước nhà ông Nguyễn. Chỉ ít phút sau, người ta thấy ông được đưa ra khỏi nhà trên chiếc cán có bánh xe đẩy, đi kèm theo là hai nhân viên người da đen khá lực lưỡng trong sắc phục màu trắng của bệnh viện. Loáng mắt, chiếc xe cứu thương hú còi rời đi, bỏ lại phía sau vô số lời đồn đoán từ những kẻ láng giềng về sức khỏe của người đàn ông châu Á cô độc. Tuyết vẫn rơi không ngừng. Trên khoảng đường trước nhà ông Nguyễn, mặt đất lại phẳng lì một màu tuyết trắng như cũ, không ai biết được nơi ấy ít phút trước đã từng có dấu bánh xe đi qua. Khu phố trở lại vẻ yên tĩnh vốn có của nó. Đêm vẫn vô tình trôi.

4.
Trong căn phòng của một bệnh viện nọ, vị linh mục già người da trắng đứng hướng khuôn mặt buồn rầu về phía chiếc giường có xác người đàn ông châu Á đang nằm bất động, đọc những lời kinh nguyện với mong muốn linh hồn kẻ chết được cứu rỗi về nước Chúa. Bên cạnh vị linh mục còn có một bác sĩ và hai nữ y tá, những người đã chứng kiến giây phút sau cùng của kẻ xấu số. Không có ai là thân nhân của người đàn ông đang nằm kia. Với ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, người đàn ông nọ muốn xác mình phải được hỏa thiêu. Ông đồng ý hiến tặng tất cả tài sản của mình cho một trung tâm chuyên giúp kẻ cơ nhỡ và những người vô gia cư trong khu phố nơi ông đã sống, tất nhiên là sau khi đã trừ đi các khoảng chi phí cho bệnh viện và việc tống táng. Trong suốt cuộc đời mình, kẻ xấu số nọ không bao giờ tin vào thần thánh, và không ít lần ông đã cười cợt vào niềm tin tôn giáo của kẻ khác. Nhưng khi đối diện với giây phút phải lìa xa cái cõi đời đầy dẫy những phụ bạc này, ông đã đồng ý trở thành một tín đồ và chịu làm lễ rửa tội, không phải vì tin vào thiên đường và phép màu của sự cứu rỗi, mà vì vị linh mục kia đã làm ông thật sự hoảng sợ địa ngục.

Gần một tuần sau, xác ông Nguyễn được đưa đến nơi hỏa thiêu. Người ta lại thấy có rất đông người đồng hương của ông, như một sự trớ trêu đến bất ngờ cho kẻ đang nhắm mắt. Trong số đó, có vài vị tự nhận là người đại diện cho các hội đoàn. Thậm chí, có người còn nhận mình đã từng là bạn bè ông trong những năm tháng chiến tranh. Họ đến cùng với các vòng hoa phúng điếu, và cả những giọt nước mắt. Trước quan tài của kẻ chết, một bài điếu văn với đầy những lời lẽ thương tiếc được đọc lên. Người ta vinh danh những chiến công của ông trong quá khứ. Và hơn hết thảy, ông được xưng tụng như một anh hùng.

5.
Trên bậc thềm, phía trước nhà ông Nguyễn, ai đó đã đặt một vòng hoa cùng cây đèn cầy đang cháy dở. Bọn trẻ không dám héo lánh đến vì sợ hồn ma của kẻ chết. Những người hàng xóm bắt đầu kể lể về những tính tốt của ông trong các câu chuyện vãn. Cho đến giây phút sau cùng, những kẻ láng giềng này vẫn không tài nào đánh vần đúng được họ của kẻ đã chết. Một thời gian sau, ngôi nhà được bán cho người khác. Kể từ đó, không còn nghe ai nhắc đến ông nữa. Người ta lãng quên ông, như đã từng lãng quên bao kẻ vô danh khi lìa bỏ cuộc đời phiền muộn này.

Chicago, 2014.

Nguyễn Văn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,057,194
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến