Hôm nay,  

Sống Lại Một Mùa Đời

15/01/201400:00:00(Xem: 16228)
Tác giả: Sáu Steve Brown
Bài số 4114-14-29514vb4011414


Chú Sáu Steve Brown là bút hiện của Steve Brown, một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết về nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Với bài viết thứ ba, “Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ”, ông nhận Giải Bà Trùng Quang dành cho tác giả tác phẩm nào thể hiện được sức mạnh của tiếng Việt, trong Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây là bài viết mới của ông dành cho báo xuân Việt Báo Tết Ất Dậu 2014, hiện đang được phát hành khắp nơi.

* * *

Một ngày trong mùa hè năm ngoái bỗng dưng tôi quyết định đi coi một cuộc triển lãm xe mô-tô. Từ lâu nay triển lãm này tổ chức rất gần nhà tôi, mỗi năm một lần. Tuy vây, trước kia tôi chưa bao giờ có ý muốn đi coi. Khi đến đó tôi nhận xét đại đa số xe ở đó của công ty Harley Davidson. Có đủ loại xe mà phần đông là xe lớn.

Khá lâu về trước, khi tôi đi đến các nước Việt Nam, Campuchia, Nam Dương hay Thái Lan thì tôi đi bằng xe mô-tô thường xuyên. Thế mà tôi không nghĩ tới việc mua xe mô-tô bên Mỹ. Có lẽ vì tôi biết những xe nhỏ như Honda Wave (100 phân khối) không tiện dùng trên con đường ở nước Mỹ vì nó vừa nhỏ vừa yếu.

Vài ngày sau triển lãm đó tôi đi đến chỗ bán xe mô-tô. Sau khi coi khá nhiều xe tôi thấy một chiếc xe Yamaha (250 phân khối). Cả kiểu và màu đều đẹp. Tôi lấy tài liệu của xe đó đem về đọc cho kỹ.
hd-sportster-883-007-resized
Chú Sáu và xe mô tô Harley Davidson.

Vài ngày sau tôi nói với Tuyết (vợ tôi):

- Có lẽ anh sẽ mua một chiếc xe mô-tô. Em nghĩ thế nào?

Tuyết phản đối:

- Xe mô-tô nguy hiểm lắm anh. Anh không còn trẻ chớ bộ!

Suy nghĩ một hồi rồi Tuyết lại nói:

- Nhưng nếu anh muốn mua thì cứ mua đi.

Vậy là hôm sau tôi lên đường đi mua xe. Khi tới nơi rồi tôi đi thẳng đến chỗ có chiếc xe Yamaha mà tôi thích. Trong lúc tôi đang ngắm chiếc xe đó thì tôi thấy bên kia cửa sổ có một chiếc xe Honda Shadow 600 phân khối. Tôi thấy xe đó cũng đẹp mà lại lớn hơn. Tôi bước ra ngoài để coi cho kỹ. Khi người chủ của cửa hàng đó tới tôi yêu cầu anh ấy mở máy. Tôi nghe tiếng máy tốt lắm. Chiếc này thì đã 5 năm cũ nhưng mới có 5,000 dặm thôi. Còn chiếc Yamaha thì mới tinh. Gía thì gần ngang nhau. Cuối cùng tôi quyết định mua chiếc xe Honda. Khi mọi thủ tục xong hết tôi ngồi trên xe làm cho tôi nhớ lại lần cuối cùng tôi lái xe mô-tô bên Mỹ là khi tôi còn đang học trung học.

Đối với đại đa số người Việt Nam việc lái xe mô-tô là rất thông dụng, nhưng việc lái xe mô-tô bên Mỹ khác hơn bên Việt Nam nhiều lắm. Trung bình xe mô-tô bên Mỳ nặng hơn và nhanh hơn xe mô-tô bên Việt Nam nhiều. Xe mà tôi mới mua trong mùa hè năm 2012 nặng khoảng gấp đôi chiếc xe cũ mà tôi đã bán xe vào mùa xuân năm 1969. Vậy mà đã 43 năm trôi qua!

Rồi tôi lên đường đi về nhà cách đó chừng 15 dặm. Tôi quyết định ra khỏi thành phố Dayton mà đi theo các đường ít xe ở ngoại ô. Vì không quen, khi đi 50 dặm một giờ tôi thấy gío thổi vô mặt rất mạnh. Cuối cùng tôi cũng về nhà bình an.
xe-honda-10-11-13-006-resized
Ông bà Brown trên xe mô-tô.

Khoảng một tháng sau tôi ghi tên học lớp dạy học lái xe mô-tô. Khóa học dài bốn ngày, mỗi ngày học bốn tiếng đồng hồ. Lớp học vừa hay vừa có ích dù tôi đã có kinh nghiệm lái xe mô-tô rồi. Trong lớp họ cũng dạy học một số điều tôi chưa từng nghe đến. Chẳng hạn như cách quẹo xe gọi là counter-steering (bẻ tay lái ngược chiều). Nghĩa là khi muốn quẹo phải thật nhanh thì mình đẩy cái tay cầm bên phải một chút, xe sẽ quẹo nhanh hơn bình thường. Để xử dụng cách quẹo này xe phải có tốc độ ít nhất là 20 dặm một giờ. Cách quẹo của phương pháp này có căn cứ trong vật lý học. Điều này có thể trái với những gì người ta hay nghĩ nhưng tôi đã thấy rõ ràng kết qủa như thế nào.


Mấy tháng sau khi tôi mua xe đó tôi nhận ra sở thích hồi xưa đã sống lại. Càng lái tôi càng thích nhiều hơn. Khoảng chừng một tháng sau khi tôi mua xe thì Tuyết phải vô nhà thương giải phẫu đầu gối. Vì thế lúc đó tôi không chở Tuyết bằng xe mô-tô được. Mùa đông tại tiểu bang Ohio có ít ngày có thể đi xe mô-tô vì thời tiết lạnh hay có tuyết trên đường. Thế mà mỗi tháng cũng có hai, ba ngày lái được mô-tô, dù không đi xa được. Khi mùa xuân đến thì khu này cũng có khá nhiều xe mô-tô xuất hiện lại trên đường.

Mùa xuân Tuyết về Việt Nam năm tuần. Lúc đó đầu gối nàng đã hoàn toàn bình phục. Khi Tuyết trở về tôi mời Tuyết đi cùng với tôi. Chúng tôi đi khoảng một tiếng đồng hồ trên các con đường nhà quê, chỉ một lát sau Tuyết yêu cầu đi một lần nữa. Sau đó chúng tôi hay đi chung thường xuyên.

Đến cuối tháng 7, Hiếu, con gái chúng tôi ở gần đó, cho tôi biết một người hàng xóm đang bán xe mô-tô hiệu Harley Davidson. Hôm đó tôi đi coi xem. Xe đó là kiểu Sportser (883 phân khối) màu trắng với đủ thứ loại bộ phận đặt biệt. Khi mở máy tôi nghe như có thể cần phải sửa một số cho tốt. Xe này có hai cái giảm âm đặc biệt nên nghe tiếng máy lớn hơn loại bình thường. Dù xe năm 2000 nhưng mới có 14,000 dặm mà thôi. Tuyệt vời. Ngày sau tôi trở lại đồng ý mua xe đó với giá rẻ hơn giá trong blue book nhiều. Nghĩa là tôi mua được chiếc xe với số tiền ít hơn gía trị của nó.

Bỗng dưng Hiếu cũng chú ý đến việc lái xe mô-tô nên cũng theo học chương trình dạy lái xe và lấy bằng lái xe mô-tô luôn. Mới đây Hiếu nói là thích lái xe nhiều hơn là viết câu truyện về chủ đề đó. Hèn chi mà cô ta để ý và biết nhiều về xe mô-tô.
viet-ve-nuoc-my-resized
Đại tiểu thư của Chú Thím Sáu, Hiếu và Honda mô tô.

Khi mua xong chiếc xe, trên đường lái về tôi thấy máy có vẻ bị trục trặc gì đó. Nhưng lúc gần tới nhà tôi thấy máy chạy tốt hơn. Vậy là tôi quyết định đi thăm viếng một người bạn. Tôi chỉ đi khoảng 3 dặm mà máy chết luôn, không nổ nữa. Tôi phải đậu xe bên đường mà đi bộ về. Sau đó một người bạn giúp tôi để xe mô-tô lên xe "pick-up" mà mang về nhà.

Việc sửa máy xe không dễ dàng, mà rất có thể là rất mắc nhưng tôi may mắn có một người bạn có nhiều kinh nghiệm với xe hiệu Harley Davidson. Anh ấy dạy cho tôi biết nên làm thế nào để sửa máy xe. Từ từ tôi làm hết những gì anh ấy chỉ dẫn. Sau ba ngày thì xong xuôi, sau đó máy chạy rất tốt. Tất cả tôi phải tốn 150 Mỹ kim. Rẻ rề!

Tôi thích lái xe này nhiều hơn là xe hiệu Honda nhiều. Xe này rất dễ lái và mạnh hơn xe kia. Hiện nay mỗi khi có ngày trời đẹp tôi lái xe đi cho vui.

Sau khi tôi bắt đầu lái lại xe mô-tô bên Mỹ năm ngoái tôi nhận ra một điều mà tôi không thấy hồi còn trẻ. Đó là khi hai chiếc mô-tô gặp nhau trên con đường thì hai người lái hay đưa tay lên chào nhau. Cũng có lắm lúc người đứng bên đường đưa tay lên chào xe mô-tô đi qua. Như thế làm cho mình cảm thấy thích đi bằng xe mô-tô nhiều hơn.

Buổi chiều ngày 16 tháng 11 vợ chồng tôi lên xe mô-tô đi đến nhà anh bạn tôi, anh ấy cũng là cựu chiến binh Việt Nam. Ba người chúng tôi đi vào khu nhà quê trên các con đường ít xe cho vui. Chúng tôi ghé vô nhà một người bạn khác nói chuyện một hồi rồi đi. Trời tuy lạnh nhưng vì mặc đủ quần áo ấm nên tôi thấy rất thoải mái.

Như vậy sau hơn 40 năm, trong một mùa khác của cuộc đời, sở thích cũ của tôi đã được sống lại. Thiệt là vui lắm.

Sáu Steve Brown

Ý kiến bạn đọc
23/07/201822:35:40
Khách
Chào Chú Sáu , tôi đọc tới câu Chú viết : Rẻ rề ! thì giật cả mình vì bất ngờ khi 1 người Mỹ diễn tả tình huống trong trường hợp này . Cám ơn và chúc mọi điều tốt lành ,
09/04/201402:41:27
Khách
Chào The Anh,
Cảm ơn The Anh đọc bài viết tôi. Chúc bạn vui vẻ nhé.

Sáu
29/03/201404:15:12
Khách
Thích đọc truyện của Chú Sáu quá
21/01/201408:00:00
Khách
Chào cháu "EmKay",
Cảm ơn cháu đọc bài viết chú mà ghé vô góp ý. :)

Chúc cháu và gia đình mọi sự thật tốt đẹp.

Chú Sáu
15/01/201408:00:00
Khách
Chào anh Sáu,

Bài mới viết hay quá, chúc mừng anh có lại xe mô tô như ý muốn, nhân dịp tết Giáp ngọ sắp đến, chúc anh và gia đình luôn mạnh khoẻ và may mắn trong năm mới. Mão
17/01/201408:00:00
Khách
Chú Sáu,
bây giờ thấy chủ "bảnh" hơn lúc trước đó nha, cám ơn Chú về bài viết.
và xin chúc cô chú khoẻ mạnh.
16/01/201408:00:00
Khách
Chào chị Mão,
Cảm ơn chị đọc bài viết tôi và có lời khen.

Chúc chị và gia đình một mùa Tết mọi sự như ý và nhiều hạnh phúc.

Sáu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,966,661
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.