Hôm nay,  

Cái Máy Cắt Cỏ

19/12/201300:00:00(Xem: 21855)
Người viết: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số 4089-14-29489vb5121913


Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, công việc: làm nail. Tham gia viết về nước Mỹ từ 2011, với bút hiệu Hữu Duyên Nguyễn và bài "Cám Ơn Bố", bà đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

* * *

“Hôm nay nhất định phải đòi cho được cái máy cắt cỏ, nếu “Hắn” chối quanh thì phải làm cho một trận rồi bỏ.” Tuân vừa mang giày vừa thầm nghĩ.

Xách chai nước lọc bước ra sân, Tuân ngẩng nhìn bầu trời âm u, mấy đám mây xám xịt báo hiệu thời tiết không đẹp cho ngày mới. Tiết trời se lạnh, Tuân khóat(c ) thêm chiếc áo ấm sát nách. Mỗi ngày Tuân chạy bốn vòng quanh khu phố. Xóm này có khoảng mười hộ gia đình Việt Nam, bên trái nhà Tuân một cặp vợ chồng không có con, đi làm hãng nên ít khi gặp. Đối diện là nhà Hắn, có bà mẹ vợ già tám mươi lăm tuổi (bằng tuổi mẹ Tuân). Mấy dãy bên kia mỗi dãy có hai ba hộ người Việt. Chạy bộ mỗi ngày nên cũng quen mặt từng nhà, Tuân hay dừng lại chào khi gặp chú Ba, chú Bảy hay chị Năm, cô Hồng. Người Việt Nam mình ở đâu cũng muốn hợp quần lại với nhau, muốn trở thành một cộng đồng mạnh mẽ. Vì thế nên ai cũng đổ xô về Nam Cali sinh sống, thật đúng với tên A Little Saigon chẳng những khí hậu bốn mùa đều ấm áp mà mọi nhu cầu khác lại vô cùng thuận tiện. Mẹ Tuân thích sống ở đây vì Bà còn có thể sinh hoạt với cộng đồng cho đở buồn. Nào Hội thơ, nào Văn nghệ, nào hội họp biểu tình, nào xem cải lương, xem ca kịch, muốn gì cũng có.

Báo chí đủ loại: Tuần báo, Nhật báo, báo Tháng, báo Quý không thiếu. Có loại bán, có loại cho Free. Xung quanh giường mẹ nằm chỉ thấy báo là báo, tờ Việt Báo mẹ thích nhất đọc hàng ngày không thể thiếu. Mẹ say sưa vì có mục dự thi truyện ngắn Viết về Nước Mỹ, mẹ như thấy mình trong các nhân vật ấy: nào là vợ quân nhân, rồi đến vợ tù nhân, sau cùng là vợ bệnh nhân. Nào những chuyến buôn đường dài, đường ngắn, buôn tảo bán tần nuôi con ăn học. Mẹ đọc rồi nhập vai nên đi luôn vào giấc ngũ với nhân vật mình yêu thích.

Các sô về kịch, tân nhạc, cải lương xuất hiện mỗi cuối tuần tại các tụ điểm, các nhà hàng, các rạp hát cũng không thiếu mặt mẹ.

Hội chợ Xuân, hội chợ hè, hội chợ sinh viên mẹ không bỏ sót hội nào.

Họp mặt cựu học sinh các trường lớn ở Việt nam: Gia Long, Đồng Khánh, Trưng Vương, Lê văn Duyệt.

Hop mặt cựu học sinh các tỉnh: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tây Ninh, Nha Trang, Biên Hoà v…v…

Họp mặt các binh chủng, binh đoàn cựu quân nhân.

Họp mặt các nhân viên làm sở Mỹ trước ngày mất nước…v…v…. Mẹ thường được bình chọn vào ban tiếp tân vì hầu như mẹ quen mặt đến khoảng tám mươi phần trăm khách mời.

Hôm họp mặt liên trường tinh Tây Ninh, Tuân cũng đến dự lần đầu, mong tìm gặp lại những khuôn mặt thân quen của các Thầy, Cô, bạn bè. Nhưng…vô phương. Các Thầy Cô trong tìm thức Tuân không còn nữa mà bây giờ là những ông, bà già nếu không được xướng tên Tuân không tài nào nhìn ra được. Bước vào nhà vệ sinh Tuân nhìn lại mình trong gương và thở dài vì thời gian sao nghiệt ngã cướp mất tuổi trẻ một cách không thương tiếc ( nương tay) (?). Mới ngày nào mình là một cậu học trò trẻ mà bây giờ đã ở tuổi tứ tuần, những dấu chân chim hằng trên đuôi mắt huống chi Thầy, Cô.

Nhà hàng Việt Nam ở miền Nam Cali cũng không thể kể hết một lúc. Tuân về đây sống đã gần bốn năm nhưng còn nhiều nhà hàng chưa đặt chân đến dù chỉ một lần. “Nhà hàng mọc lên như nấm,” người bạn giới thiệu. Sợ không có bụng để mà ăn, không đủ thời gian để mà đi cho cùng khắp.

Tháng trước, vợ chồng đứa cháu từ OHIO qua chơi, con bé được chồng rước qua ba năm ở miền Đông không có nhà hàng Việt Nam nhiều, lèo tèo vài ba tiệm, ăn dở ơi là dở (lời cô cháu). Chồng nó lấy một tuần phép qua Nam Cali chơi, Tuân và em gái thay phiên nhau dẫn đi ăn một tuần chưa ăn đủ các món nó đã ghi sẵn một trang giấy. Nào bánh xèo, bánh bèo, bánh cuốn, bánh bột lọc, bánh tét, bánh ú, bánh giò, bánh chưng. Nào lẫu mắm, lẫu Thái, lẫu Miên, lẫu thập cẩm. Nào cơm gà Hải nam, nào cơm tấm Thuận Kiều vừa rẽ vừa ngon…….Nào chè xôi đủ loại, ghé vào Hiển Khánh nó mừng còn hơn “đói lòng gặp cơm nguội với cục đường tán”, nhảy lưng tưng, mua tùm lum về, ăn không hết chất đầy tủ lạnh. Nào trái cây đủ thứ chua, ngọt, cong thẳng khuyết tròn: chôm chôm, sầu riêng, táo tào, măng cục, hồng, lựu, mận, ổi, vãi, xòai… Nào chè Cali mua hai tặng một, nào Lee sanwich với cà phê sửa đặc biệt chỉ cần một ngụm mát đến tận ruột tỉnh ngũ lập tức. Đến ngày về rồi mà xem lại list còn thiếu món chư a được thưởng thức như :“ốc len xào dừa, ốc hương xào càri ăn với rau răm, Phở bò Kobê, Lục Đĩnh Ký tập một, tập hai v…v… thế là nó không nỡ rời xa.

Chồng cũng chìu vợ, đổi vé ở lại thêm một tuần ăn chơi cho đủ món. Trước khi hai đứa vẫy tay chào Cali yêu thích, leo lên cân thử ai cũng tăng năm, sáu pound. Cô cháu nhăn răng cười hì hì khoái chí lắm.

- Không lo, về bển con thiếu ăn tự nhiên xuống cân thôi.

Nam Cali hấp dẫn như vậy đó.

Chợ Việt Nam thì tha hồ lựa chọn, chợ lớn, chợ nhỏ, chợ mở cửa đến nửa đêm cũng có. Đi làm về ghé vào mua thực phẩm tươi ngon mà rẽ, đủ thứ, đủ loại phục vụ cho các bà nội trợ muốn nấu thức ăn ba miền Bắc, Trung, Nam đầy đủ gia vị, không thiếu thứ gì.

Nam Cali còn một điều quan trọng nhất mà ai cũng thích đó là: nhà băng, bác sĩ, văn phòng luật sư, văn phòng thuế, văn phòng bảo hiểm, cơ quan giúp người nghèo, thất nghiệp, dịch vụ chuyên lo bão lãnh thân nhân, lo cho du học sinh… và một số những nhu cầu về các dịch vụ trong đời sống đều có người Việt Nam đảm trách, phục vụ. Do đó người Việt nam mới qua Mỹ vẫn sinh hoạt bình thường dễ dàng, không như sống ở các tỉnh miền Đông. Ở miền Đông mà không biết tiếng Anh thì xem như câm và điếc.

Rõ ràng “đất lành chim đậu.” Nam Cali là vùng đất lành cho bầy chim phương Nam đậu.

Không biết từ bao giờ cộng đồng Việt Nam ở Nam Cali có câu: “Ca Li đi dễ khó về…”

Đại diện cộng đồng Việt Nam cũng có người làm việc trong chính phủ như Thị trưởng thành phố Wesminter là người Việt, ông Tạ Đức Trí, Mike Võ thị trưởng ở Foutain Valley, Janet Nguyễn Giám sát viên ở quận Cam và một số những người Việt khác là nghị viên trong guồng máy của chính phủ. Điều này nói lên sức mạnh của cộng đồng Việt nam, quyền lợi của người Việt ở Nam Cali được bảo vệ và giải quyết thỏa đáng thậm chí có những khoản được ưu đãi đặc biệt hơn ở các tỉnh miền Đông.

Bởi những yếu tố đó mà cha mẹ Tuân nhất định “chung thuỷ” với Cali, không có ý định xa rời. Chị hai Tuân mua nhà lớn ở miền Đông, năn nỉ cha mẹ qua ở để trả hiếu. Hai ông bà khăn gói đi được một tháng nằn nặc đòi về, lý do: “giống bị giam lỏng quá”. Tuân ghẹo: “ Cha mẹ trọn lòng với Cali dữ dội ha”.

Hàng xóm khu nhà Tuân ai cũng dễ thương, hiền lành, gặp nhau chào hỏi vui vẻ, có lẽ chỉ duy mỗi mình Hắn là khó ưa thôi.

Tuân đưa mắt sang nhà đối diện: “Sao Hắn không ra sân như mọi ngày nhỉ?” Hắn thất nghiệp ở nhà chăm sóc hai đứa con nhỏ và bà nhạc gia. Đã suốt đêm qua Tuân suy nghĩ nhiều về “Hắn” và cái máy cắt cỏ của Tuân.

Năm ngoái, gia đình Tuân dọn về xóm này, Hắn là người đầu tiên qua làm quen, rôì sau đó khi độ thâm tình vừa chín mùi, Hắn mượn Mẹ Tuân cái máy tiả cỏ. Một thời gian sau, khi Tuân muốn xén, tiả cỏ tìm mãi không thấy cái máy. Hỏi Mẹ, Mẹ chợt nhớ nên chạy qua hỏi Hắn, được trả lời đã trả rồi. Mẹ về lục hết trong kho cũng không thấy.

“Hay là mình quên không lấy theo khi dọn nhà?”- Tuân nghi ngờ nhìn Mẹ.

“Không. Chính tay Mẹ đưa cho hắn mượn, hắn chưa trả, nếu trả Mẹ đã cất vô kho rồi”- Mẹ chắc chắn.

“Bây giờ làm sao khi người ta bảo trả rồi?” – Tuân nhún vai.

“Mẹ cũng không biết!”- Mẹ suy nghĩ.

Hôm sau Tuân mua cái máy mới. Xem như một lần rút kinh nghiệm, dặn mẹ có cho Hắn mượn gì thì phải bắt trả lại trong ngày, để lâu sẽ quên.

Hai tuần trước, Hắn lại sang mượn cái máy cắt cỏ. Mẹ già cả lú lẫn nên đâu có nhớ, đưa cho Hắn mượn, người quên trả (?), kẻ quên đòi.

Đến lúc Tuân cần cắt cỏ, tìm hết trong kho cũng không thấy, cái máy không cánh mà bay. Hỏi Mẹ, Mẹ ngồi thừ một lúc rồi chạy qua nhà hắn, sau đó tiu ngỉu trở về:

“Mẹ nhớ hắn mượn của mình mà bây giờ hỏi hắn bảo trả rồi. Thế mới tức chứ!”

“Con đã dặn mẹ rồi, mẹ hay quên, không cho ai mượn gì hết. Nó là đứa không tốt, không giao du với nó nữa”- Tuân hậm hực vừa nói vừa nhìn sang nhà Hắn.

Đã chạy xong một vòng, điểm dừng để nghĩ một chút là cây cổ thụ to trước nhà Hắn. Tuân mong gặp Hắn để đòi cái máy cắt cỏ, nhưng sao không thấy Hắn. Thường thường buổi sáng Hắn hay ra sân, tiả sâu, dọn cỏ cho mấy luống rau, mấy giây bầu, giây bí và hoa của sân nhà. Đã một tuần rồi, Tuân đấu tranh tư tưởng rất nhiều nên vẫn chưa gặp Hắn. Mỗi lần định qua gõ cửa nhà Hắn thì lương tâm nhắc nhở: “Hàng xóm láng giềng với nhau, thôi bỏ qua cho nó đi. Còn làm ra được tiền thì còn mua được cái khác, đừng cho mượn nữa là xong. Gây sự cũng chẳng ích gì, mất tình chòm xóm, mặc kệ ai gian tham thì ông Trời sẽ lấy lại thôi”

Tuân ấm ức khi dừng chân trước nhà hắn vẫn không thấy Hắn. Tuân nghĩ: “May cho mầy, hôm nay sao không ra đây gặp tao? Hứ”

Chạy tiếp vòng hai. Đêm qua Tuân định sáng nay gặp Hắn sẽ đòi cái máy cắt cỏ, nếu Hắn cự thì sẽ xài xể một trận rồi không liên hệ nữa. Hắn có đang cầm cuốc, cầm xẻn hay dao búa gì cũng mặc kệ. Tuân không ưa thứ tham lam, mặt chai mày đá như Hắn. Bầu trời càng thêm âm u như tán đồng với Tuân quyết định phải giải quyết với Hắn.

Mẹ bảo: “Trời sinh con người ai cũng có máu tham, có người tham ít có người tham nhiều. Vậy chứ hắn cũng được lắm, có trái bầu, trái bí cũng mang qua cho nhà mình…” mẹ bênh vực Hắn.

Chạy hết vòng ba, Tuân đứng thở dưới cây cổ thụ, đang suy nghĩ miên man, chợt giật mình.

“Hélô anh, anh chạy được mấy vòng rồi? Hì hì.”

Hắn đứng lên từ giữa đám rau cỏ xanh um, mặc chiếc áo thun xanh, do đó Tuân không nhìn thấy. Hắn chành miệng cười.

Như “kể cắp gặp bà già” Tuân buộc nhếch môi “gượng gạo” :

“À há, còn vòng cuối nữa. Thank you.” – Không biết nói gì thêm Tuân chào rồi chạy tiếp.

Sao mình “gà chết” quá vậy, sao không đòi cái máy cắt cỏ? Mà khó mở miệng thật.

Hắn cười tươi rói chào hỏi mình như vậy thì nỡ nào đòi. Thôi, chạy vòng này về mà còn gặp thì hẳn tính, nhất định nhen Tuân. Tự dặn mình như vậy, Tuân thấy lòng phơi phới vì “Chờ xem mầy trả lời sao đây?”

Gần hết vòng bốn, từ xa thấy bóng Hắn chạy vội qua sân nhà mình. Tuân nhíu mày “Mày định qua nhà tao làm gì nữa đây? Được, mày tự dẫn xác qua đấy nhé…”

Đến gần hơn thấy Hắn đang đỡ ai nằm dưới đất, gần thêm “Mẹ”. Tuân hốt hoảng chạy mau về, Hắn thấy Tuân hối:

“Anh gọi 911 ngay. Bác bị té hồi nào không biết em thấy vội chạy qua nhưng Bác bất tỉnh rồi..,”

Tuân vừa bấm phone vừa đở đầu Mẹ từ tay Hắn.

“Anh để em, anh vô lấy chăn ra đắp cho Bác, mình không nên dời Bác đi. Nên cho Bác nằm tại đây chờ xe cấp cứu.” - Hắn đẩy Tuân ra.

Tuân bối rối không biết làm gì nên nghe lời Hắn râm rấp.

Vào bệnh viện, được biết mẹ bị đứt một mạch máu nhỏ nơi não bộ. Không ảnh hưởng nặng lắm vì gia đình kịp thời phát hiện.

Ngồi nhìn Mẹ nằm trên giường bệnh Tuân nhớ đến Hắn. Nếu không có Hắn kịp đỡ mẹ lên sớm không biết Mẹ sẽ ra sao? Tuân nhớ câu tục ngữ: “Bà con xa chẳng qua láng giềng gần”, cũng nhờ Hắn hay “dòm ngó” qua nhà nên mới thấy Mẹ té. Thôi kệ, Hắn chắc cũng không phải người xấu tính, lỡ mang tật tham cũng không sao. Mình cẩn thận với Hắn chứ không nên để mất lòng.

Mẹ thường nhắc: “Thà mất của chứ đừng để mất lòng con à!”. Thôi bỏ qua cho xong, có thể Hắn khó khăn nên mới tham như vậy. Mình còn đi làm ra tiền được thì mình mua cái khác. Chòm xóm với nhau có mấy người, chắc Hắn thất nghiệp nên cùng túng. Xem như quà tặng Giáng sinh cho Hắn gọi là tình láng giềng.

“Chiều nay về nhà phải qua cám ơn Hắn, thứ bảy đi mua cái máy cắt cỏ mới để dùng” Tuân thầm tính bỏ qua hết mọi chuyện vì Kinh Thánh dạy : “Con người ta sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi…”

Từ bệnh viện về Tuân hối hả ăn vội chén cơm. Chuông reo, Tuân mở cửa, Hắn đứng đó với cái máy cắt cỏ.

“Hi anh, Bác đở chưa? Em sorry vì cái máy này lúc trước em mượn bên anh cứ tưởng vợ em trả cho anh rồi nhưng nay mới phát hiện ra. Anh cho em gửi lại.”

Rồi Hắn cho biết là bà gia đem cái máy cất vô trong góc nhà kho. Em gái hắn mang đồ đạc tới gửi để đi xuyên bang, nên bao nhiêu thùng to, nhỏ chất đầy che kín cái máy do đó Hắn không thấy. Nay hắn dọn dẹp kho để chuẩn bị tiệc Giáng sinh lòi ra cái máy.

Hắn có vẽ ngượng ngùng xin lỗi hoài. Tuân vỗ vai:

- “Không sao! Hàng xóm với nhau cả mà. Anh cũng định ăn cơm xong qua cám ơn em đã giúp mẹ anh khi sáng.”- Tuân bỗng nhiên dịu giọng.

- “Có gì mà cám ơn anh ơi. Mẹ anh cũng như mẹ em thôi, bác bị sao vậy anh?”

Hắn quan tâm.

“Bị đứt một mạch máu nhỏ ở não. Bác sĩ bảo nếu phát hiện trễ thì nguy rồi, một lần nữa cám ơn em.”

“Bây giờ bác tỉnh chưa anh?”

“Tỉnh rồi anh mới về, lát nữa phải trở vô bệnh viện.”

“Anh cho em kính lời thăm bác nghe. Thôi anh nghĩ mệt chút rồi vô lo cho bác, em về đây.”

Hắn về, Tuân xách cái máy cắt cỏ vào nhà. Nhưng còn cái máy tỉa cỏ năm ngoái thì sao? Chắc là bà gia đã cất đâu đó mà Hắn vô tình không hay biết? Cũng có thể lắm, già cả, lẩm cẩm hết rồi. Chính mẹ Tuân cũng thế, đồ đạc cứ mang cất đến khi cần chẳng biết ở đâu tìm. Quà cáp của đứa con này cho lại bảo là của đứa kia, đồ dùng trong nhà bếp lại mang vô nhà tắm. Mới sáng hôm kia, Tuân vô phòng tắm thấy có cái thìa ăn canh giắt vô chỗ bàn chải đánh răng. Suy nghĩ cạn cùng Tuân tự trách mình sao hồ đồ quá, chưa chi đã xét đoán người ta tham lam, xấu xa.

Chính mình mới là người xấu, Tuân hạ quyết tâm từ nay phải cẩn thận trước khi quyết đoán chuyện gì. Cũng may là sáng nay Tuân chưa “đòi” cái máy cắt cỏ nên vẫn còn nhìn mặt nhau được.

Nhớ lời Chúa dạy trong Kinh thánh: “Hãy yêu kẻ lân cận như chính mình.”

Tuân tự thẹn với lòng.

Nguyễn Thị Hữu Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,368,259
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến