Hôm nay,  

Cái Thẻ Xanh…Rờn

05/09/201800:00:00(Xem: 12529)
Tác giả: Đoàn Thị

Bài số 5487-20-31294-vb4090518

 
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.

 
***
 

Vợ chồng Oanh và hai con cùng gia đình chồng đi tây năm 78 theo chương trình hồi hương công dân của chính phủ Pháp, họ đặt chân tại Bordeaux và chọn nơi này làm quê quán thứ hai.

Hơn mười năm sau họ ly dị, chồng Oanh để lại căn nhà cho ba mẹ con ở, anh ra ngoài đi theo cuộc tình mới chắc phải vui hơn mười mấy năm gá nghĩa vợ chồng với nàng.

Oanh cứ ngỡ một bước theo chồng “trong nhờ đục chịu”, bến nước của nàng dù đục ngầu nhìn không thấy đáy nàng vẫn ráng chịu, ngày chồng dứt áo ra đi nàng đành chấp nhận tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi, níu kéo làm chi mối duyên hờ.

Mấy bà đầm đồng nghiệp của Oanh trêu chọc :

- Toa (toi, you) được tự do rồi đấy tha hồ bay nhảy.

Nàng cười buồn:

- Một đời chồng, moa (moi, me) tởn tới già, tây đầm tụi toa yêu dễ bỏ cũng nhanh, moa chịu thua.

Mặc cho bạn tây gã bán mai mối Oanh lắc đầu không siêu lòng, chả phải vì còn yêu anh chồng cũ mà nàng thất kinh hồn vía không dám bạ đâu yêu đó như thuở mới quen chàng.

Nghe chuyện ly dị của Oanh, chị Ba rủ nàng đi Mỹ chơi một chuyến cho vơi sầu và thăm anh chị vì từ ngày Oanh đi Tây đến nay họ chưa gặp gỡ nhau.

Gia đình anh Hai chị Kiều, chị Ba và anh Khoa đi Mỹ thập niên 90, anh Hai ở Texas, gia đình chị Ba chọn thủ phủ tỵ nạn làm quê mới.

Lần đầu đến quận Cam Oanh thích lắm đi đâu cũng gặp đồng hương, không hổ danh Sàigòn Nhỏ thủ phủ của người Việt tỵ nạn cộng sản.

Thương xá Phước Lộc Thọ, một phiên bản của chợ Bến Thành trước năm 75, không thiếu hàng quán quà vặt ngay tầng trệt, gần đó tiệm Phở, Bún Bò Huế, Mì, cháo…. Không thiếu thứ gì cả.

Hôm đó Oanh và chị Ba tâm sự thâu đêm, nàng may mắn được chồng để lại căn nhà đã dứt nợ cho ba mẹ con ở, Oanh làm việc cho một hãng bào chế dược phẩm lương khá cao nên nàng tích cốp được một số tiền đáng kể.

Hai đứa con đã vào đại học, lệ phí mỗi niên khóa trên một ngàn euros áp dụng cho tất cả các ĐH như Y, Dược, Kỹ Sư, Báo Chí, Thương Mại…, bảo hiểm y tế của sinh viên đóng tượng trưng vài trăm euros một năm nhờ chính phủ “bao so” chi phí y tế.

Chị Ba than anh chị thu nhập kém, tiền nợ nhà, học phí đại học của các con anh chị xoay sở không nổi phải vay ngân hàng.

Đỏ tình đen bạc dù anh chị không vào sòng bài, Oanh có tiền rủng rỉnh nhưng đường tình lận đận, nghèo mà hạnh phúc như anh chị nàng có đổi cả gia tài cũng không có được.

Lên Texas thăm anh Hai, gia đình anh khá hơn chị Ba, cô con gái duy nhất tốt nghiệp BS mở phòng mạch gần nhà bố mẹ, con bé đặt phần cơm tháng mẹ Kiều nấu không chê vào đâu được.

Oanh mừng cho gia đình anh Hai thành công trên đất lành, nàng hy vọng mai này các con chị Ba tốt nghiệp đi làm phụ trả nợ ngân hàng để anh chị thảnh thơi tuổi già.

Mấy tháng sau chị Ba gọi điện thoại qua Bordeaux đề nghị chị sẽ làm giấy bảo lãnh cho Oanh định cư bên Mỹ có chị có em hủ hỉ tuổi già khi các con của nàng lập gia đình ra riêng.

Chị làm Oanh cảm động muốn khóc, cha mẹ đã mất anh em ba người thì anh chị đều bên nớ, cuối đời ba anh em sống gần nhau còn gì vui hơn.

Từ ngày chị Ba nộp đơn bảo lãnh Oanh đi Mỹ, nàng hay đi hè bên Mỹ, ăn ở nhà chị Ba rồi qua Texas thăm gia đình anh chị Hai, về bên ni nàng nhớ chợ nhỏ Sàigòn, nhớ những buổi cơm gia đình với anh chị, những lần hội ngộ bạn cũ.

Sàigòn Nhỏ gợi nhớ Sàigòn quê mẹ đã bị đổi tên, nơi đồng hương đã dựng một góc quê nhà trên dất khách khiến ai đến đây cũng quyến luyến nhớ nhung lúc chia tay, Oanh cũng không ngoại lệ.

Rồi thành thói quen, mùa hè Oanh lên Paris lấy chuyến “Air Tahiti Nui” bay trực tiếp không quá cảnh Paris – Lax – Paris giống y lộ trình của hãng Air France, nhưng Tahiti rẻ hơn mấy trăm euros.

Được mấy mùa nắng ấm tình nồng Cali, Texas, năm đó chị Ba mở lời mượn Oanh vài ngàn đô đóng học phí đại học cho các con.

Lần đầu mượn tiền Oanh chị Ba giải thích như ri:

- Ban đầu chị định làm giấy bảo lãnh cho mi anh Khoa đâu có chịu, ảnh sợ khi mi qua đây ở dù có thẻ xanh anh chị phải gánh chi phí y tế nếu lỡ mi phải vào bệnh viện, rồi liên đới chịu trách nhiệm tới lúc mi an cư lạc nghiệp nghĩa là đến lúc mi có quốc tịch, mấy năm ròng chứ đâu ít ỏi gì.

Chị phải nài nỉ và bảo đảm với ảnh là mi có dư tiền phòng thân tự lo liệu được, ảnh mới đồng ý.

Mi yên tâm cho chị mượn tiền mai mốt qua đây định cư có gì anh chị trả lại mấy hồi.

Đến nước này Oanh đành nhập tịch Maroc, “móc ra” chung đủ dù thời hạn chờ đi Mỹ kéo dài trên mười năm, hiện giờ tờ giấy bảo lãnh mới qua nửa đoạn đường đến “thiên đàng hạ giới”.


Đếm đủ số tiền Oanh trao, chị bồi thêm cú chót:

- Chị nói thật không đâu bằng xứ Mỹ, mi thấy có người Mỹ gốc Việt nào ở đây chạy qua Pháp, Anh, Úc, Canada…xin định cư chưa ?

“Dạt kiều” Mỹ (chữ “việt kiều” của vixi được ví von đổi thành “dạt kiều” để chỉ đồng hương Mỹ, Canada, Pháp, Úc gốc Việt) ngon lành nhất, đi đâu cũng được nể nang.

Mi hên lắm có chị bảo lãnh chứ đâu phải ai muốn qua đây cũng được, khi nào mi có giấy tờ hẳn hoi sẽ hiểu, làm công dân Mỹ oai ra phết.

Qua đây chơi nhiều lần Oanh cảm nhận được “thứ hạng” chị Ba vừa nói, công dân Hoa Kỳ gốc việt tự hào mình may mắn sống ở quốc gia văn minh, dân chủ và bảnh nhất, số lượng thiên tài, triệu phú nhiều đếm không xuể trong đó có cả người VN.

Cái “đít cua” của chị Ba không sai, có nhiều đồng hương có quốc tịch ngoại quốc vẫn tìm cách qua đây sinh sống và lấy quốc tịch Mỹ dù họ đã sống khá lâu bên trời Âu, Úc…

Điều làm Oanh ngậm ngùi là ngay như chị Ba cũng kỳ thị đứa em “dạt kiều Tây” của chị, nói chi người ngoài, bạn bè cũ mới.

Không phải tự nhiên Oanh mặc cảm một mình ên như rứa, các bạn khắp nơi đi Mỹ chơi cũng cảm nhận cái thứ hạng đồng hương ở đây sắp xếp cho họ.

May thay đó chỉ là thành kiến của thiểu số, kiều bào ở đây không phải ai cũng đánh giá thấp đồng hương sinh sống ở một quốc gia khác xứ Mỹ vì ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèot, tài năng do tự mình trau dồi học hỏi chứ không tự nhiên mà có.

Năm sau chị Ba mượn vài ngàn đô sửa nhà, năm nào gia đình chị cũng gặp khó khăn không biết vay mượn ở đâu, nợ nhà chưa trả dứt, nên chị trông vào Oanh như vị cứu tinh.

Ngày Oanh chính thức đi Mỹ, nàng ở nhà chị Ba để làm thẻ xanh, thẻ an sinh xã hội, đổi bằng lái xe, mở trương mục ngân hàng…

Chị Ba lại đề nghị sẽ xây căn nhà nhỏ có phòng khách nhà bếp một phòng ngủ đầy đủ tiện nghi trong vườn phía sau nhà để Oanh ở sau này khỏi đi thuê bên ngoài tốn kém, chi phí trên dưới mươi ngàn đô thôi.

Giời ạ, chừng đó tiền mà chị nói nhẹ tênh như vài chục đô, Oanh chết lặng vài phút rồi hứa sau khi có giấy tờ tùy thân, nàng sẽ quay về Bordeaux bán nhà chia tài sản cho các con và tính tiếp với chị.

Câu trả lời nửa vời của Oanh làm chị Ba mất vui nhưng chị không nản chí vì chị biết nàng còn lệ thuộc vào anh chị những ngày đầu sống ở đây.

Hai tháng sau Oanh có đủ giấy tờ cần thiết, bay về Bordeaux đăng báo bán nhà nhưng không may nhà đất bị tuột giá thê thảm, các con bảo nàng chờ thời đừng bán vội.

Chị Ba lại gọi điện thoại qua hối thúc chuyện xây nhà, tính đến nay Oanh đã chung chi cho chị Ba vài chục ngàn, cái giá phải trả cho hảo danh hay tước hiệu người Mỹ gốc Việt trong tương lai, nếu ngày nào đó Oanh lấy được quốc tịch Mỹ.

Trong năm năm chờ ngày Oanh trở thành công dân Mỹ, nàng tiếp tục mang quốc tịch Maroc móc ra chung đủ khi chị Ba có nhu cầu. Đoạn trường bi ai trước mặt làm nàng buồn như vừa đánh mất báu vật, tình ruột thịt máu mủ đang bị quy đổi thành tiền đô thật rồi.

Vừa rồi đi Bordeaux nghỉ hè, tôi ghé nhà Oanh hỏi thăm chuyện giấy tờ đi Mỹ tới đâu rồi.

Nàng kể hết sự tình, cười buồn:

- Lúc trước mình chơi chữ tự nhận mình mang quốc tịch Maroc cho bớt chua cay, ai ngờ bây giờ mình muốn sang xứ Maroc sống khoảng đời còn lại, nhớ nhà chạy về Bordeaux cũng gần.

Tôi trố mắt ngạc nhiên:

- Vậy chuyện đi Mỹ bồ tính sao?

Oanh lắc đầu:

- Mình ngao ngán quá không muốn qua đó nữa, người ta bảo chợ Sàigòn Nhỏ bây giờ bát nháo vì đám cán cuốc vixi bán nước cho tàu cộng ôm khối tiền khổng lồ qua bên nớ lũng đoạn thị trường nhà đất, buôn bán phá giá cạnh tranh không lành mạnh khiến người tại chỗ nản lòng dữ lắm.

Tôi thắc mắc:

- Chuyện đó ăn nhầm gì đến Oanh ?

Oanh buồn hiu, nước mắt chực trào:

- Hình như chị Ba bị lây nhiễm đám cán cuốc đang tràn ngập quận Cam, mình chợt thấy bơ vơ dù anh chị còn đủ, bà chị của mình sao lại thế này hở bạn. Mấy chục ngàn đô đưa cho chị coi như mình mua cái thẻ xanh dằn bóp chả biết để làm gì, cùng lắm là làm le với đồng hương, bạn bè bên nớ rằng thì là, cuối cùng mình cũng sắp thành “dạt kiều” trôi vào đất Mỹ.

Sau cùng, Oanh nói thêm:

- Đùa thế thôi, mình vẫn là mình không thay đổi, dù mang quốc tịch nước nào mình cũng là người Việt Nam nguyên vẹn, “Chiếc áo có làm nên thầy tu” bao giờ đâu bạn hiền.

Tôi ra về suy tư miên man về cái thẻ xanh của Oanh, răng mà chị Ba bán mắc rứa, mấy chục ngàn đô chứ ít ỏi gì.

Đừng nói tại vixi, đại gia đỏ đang đổ vào xứ Mỹ một núi đô la đổi lấy thẻ xanh, tờ giấy định cư  EB5 chi đó khiến chị Ba động lòng tà tà nâng giá tới mức ngất ngưởng làm Oanh ngất ngư nghẹn ngào.

Thương bạn tôi quá, lỡ mê Cali, choáng ngộp trước hào quang trở thành công dân Huê Kỳ nên chiếc thẻ xanh mới đổi màu xanh rờn rợn như rứa.

Sept. 2018

Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
11/09/201817:22:44
Khách
“Ta trẻ dại đùa cợt cùng chữ nghĩa
Nên lụa tình dệt mãi chẳng thành thơ.”
(HNT)

Tui nghĩ Lê Lai là dân cựu trên đây. Thấy kiểu Lê Lai “đùa cợt cùng chữ nghĩa”... quá dữ🤓👍❗️
Nếu mà được đọc bài của Lê Lai chắc... “sướng rên mé đìu hiu!” (DA)🤓🤓
Ý tại ngôn ngoại.
11/09/201800:12:25
Khách
Minh không muốn giúp ai thì đừng muốn ai giúp mình.
Mình không muốn ai giúp thì đừng muốn mình giúp ai.
Em nghĩ vậy đúng không Từ Huy ?
10/09/201822:56:18
Khách
Lê Lai...quá dữ🤓❗️
“Ngậm đắng nuốt cay”... nghe nặng quá. Anh chị em như thể tay chân.
Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.
10/09/201821:00:03
Khách
Nghe qua ngậm đắng nuốt cay thế nào ! (Nguyễn Du)
Kiến nghĩa bất vi vô dõng giã .
09/09/201808:30:13
Khách
Tui nghĩ vậy nè, chị Ba thấy em mình có dư tiền không dùng vào việc gì nên mới hỏi mượn. Đâu có đoạn nào chị Oanh nói mình bị ép uổng đâu.
Tui nghĩ chị Oanh chưa bao giờ nói cho chị Ba ngọn ngành những suy nghĩ, cảm xúc của mình về việc cho chị Ba mượn tiền.
Hạt giống tâm hồn trồng ở Việt Nam “thời đồ đểu” hiện tại thì tui không biết nó sẽ sinh ra cái gì(?!). Nhưng nếu trồng ở vùng đất địa đàng bên đây, tui tin rằng rồi nó sẽ sinh ra hoa và trái ngọt ngào yêu thương.
Chị Ba tin rằng chị Oanh em mình luôn mong ước được ở Mỹ đúng không. Muốn xây dựng hay sửa sang một chỗ ở, mười ngàn đô đâu phải là con số lớn.

Lê Lai nè, tui không biết Lê Lai có phải là tên thật hay không nhưng tui biết tích “Lê Lai cứu chúa” ngày xưa. Lê Lợi không phải là anh ruột mà Lê Lai còn xả thân cứu. Vậy Lê Lai đời nay nghĩ sao?!
Tui tin một điều. Ở đời sống này, mình đong cho đời cái gì thì đời sẽ đong lại cho mình... hơn vậy!
08/09/201821:31:49
Khách
Ha ha. "Trả lại tiền nợ là người ngu hơn". Nghe quá đã chứ không kỳ đâu Lê Lai ơi.
08/09/201816:38:00
Khách
Em thường nghe người ta nói : Cho mượn tiền là người ngu ; Trả lại tiền nợ là người ngu hơn. Nghe kỳ quá ! Có ích kỷ không ? Phiền quý anh chi có ý kiến .
08/09/201814:54:07
Khách
Rất đồng ý với Jennifer. Lúc sinh thời, cậu tôi thường dặn các con ba điều: anh em không được hùn hạp làm ăn, chỉ cho chứ không được cho mượn tiền và của ở đâu đầu lâu ở đó.
08/09/201802:04:48
Khách
Nếu là chuyện thật thì chán lắm, lỗi 100% là ở cô Oanh, có của mà hớ hênh, khi tôi bị móc bóp tôi thường đổ lỗi mình sao để kẻ cắp thấy bóp, cô Oanh không khoe, sao bà chị biết mình giàu, khi cho mượn tiền cô dư biết tính bà chị ruột mình, trông vào khả năng nào mà chị trả nợ,
Đứng trước hai con đường chọn một
1) Cho mượn là mất tiền và mất chị em
2) Không cho mượn, mất chị em, nhưng còn tiền.
Các bạn ạ, phải biết nói không, chị mượn tiền vì túng đói, nằm nhà thương đó là ngặt, người ta nói giúp ngặt không ai giúp nghèo, một khi cho mượn tiền rồi, trong tương lai sẽ không được trả mà còn bị mượn dài dài đến khi chịu hết nổi, nói không là mất tình chị em, mọi người coi đây là bài học, đừng để mình vướng vào
06/09/201809:05:01
Khách
Xin thưa với Từ Huy đây là chuyện thật, tôi không dám hư cấu để gây chia rẻ trong cộng đồng, cảm ơn mấy câu "kiều" của bạn thấm tận tâm can.
Cũng xin cảm ơn Người Hà Nội và Thai Minh Thong đã chia sẻ cảm tưởng chân thành và thân thiện.

Quý mến.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,074,997
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.