Hôm nay,  

Khoai Lang

01/12/201300:00:00(Xem: 36559)
Người viết: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài số 4074-14-29474vb8120113


Nguyễn Trần Diệu Hương là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ kỳ cựu, được bạn đọc quí mến. Tham dự từ năm đầu, với nhiều bài viết đặc biệt, cô đã nhận giải Danh Dự năm 2001, và sau đó là giải vinh danh tác giả năm 2005 với bài viết "Còn Đó Ngậm Ngùi."

* * *

Mùa Thanksgiving về với người dân Mỹ từ đầu tháng 11 với những thức ăn truyền thống ở các ngôi chợ. Trong đó có những bao khoai lang đỏ tươi tốt mời gọi người mua luôn mang tâm tưởng chúng tôi về rất gần với cả hai quê hương.

Quê hương thứ hai có tiệc Thanksgiving đoàn tụ gia đình có nhiều món ăn truyền thống để nhớ lịch sử, từ năm 1621, khi những thuyền nhân đầu tiên đến Mỹ làm đại tiệc tạ ơn trời đất, cảm ơn thổ dân, (đặc biệt là anh chàng Squanto đầu đội một dãi khăn có gắn một chiếc lông gà Tây đã nhiệt tình chỉ dẫn người Pilgrim trồng trọt, canh tác trên vùng đất mới.) Khởi đầu từ đó, những lễ tạ ơn sau này vẫn thường có các món ăn từ bí ngô, từ khoai tây, khoai lang cạnh món gà tây.

Tuy nhiên người ta chú trọng đến món ăn truyển thống của ngày lễ tạ ơn bí đỏ, khoai lang,và khoai tây, các loại lương thực bội thu vào mỗi mủa thu ở Mỹ, hơn là thịt gà Tây vì ngay từ ban đầu lễ tạ ơn phát xuất từ ngành trồng trọt chứ không từ ngành chăn nuôi.

Lần đầu tiên ngồi vào tiệc Thanksgiving, là người tỵ nạn còn còn phảng phất nắng gió của đại dương và của trại tỵ nạn, trước một bàn tiệc ê hề thức ăn, chúng tôi chỉ thích ăn sweet potatoes pie vì khoai lang gắn liền với một hoài niệm tuổi thơ buồn nhiều hơn vui, sau năm 1975 ở quê nhà. Lúc đó chúng tôi chưa quen với "thức ăn bơ sữa" béo ngậy, thừa mứa chất dinh dưỡng, nên cứ nhẩn nha "khều dao nĩa" vào các món chính, đợi món bánh pie làm bằng khoai lang mài ra trộn với sữa, rồi nướng lên. Món ăn khác xa với khoai nướng, khoai luộc ở Việt Nam nhưng mùi vị thì vẫn là mùi khoai lang quen thuộc mà thế hệ chúng tôi đã phải ăn thay cơm cả một ấu thời và thiếu thời ở quê nhà.

Cái bánh pie màu vàng nâu làm từ những củ khoai lang màu vàng cam to ươm mật -ngọt khác xa với những củ khoai lang đỏ, khoai lang trắng thon dài đôi khi bị sùng ở quê nhà- nhưng cũng mang về cả một thời gian gian khó sau chiến tranh, rõ mồn một trong đầu chúng tôi như chuyện mới xảy ra hôm qua.


Đó là thời cơm thường phải độn khoai lang khô hay bắp hột, nấu bằng than củi, nếu không biết cời lửa đúng lúc, cơm sẽ "trên sống dưới khê tứ bề nhão nhẹt", gần giống cháo heo. Do vậy thay vì dùng câu ngạn ngữ "chán như cơm nếp nát", thế hệ chúng tôi đổi thành "chán như cơm độn khoai".

Thời đó, hạnh phúc tuổi thơ ở Việt Nam không phải là Xbox, là Tablet... như các em nhỏ ở Mỹ bây giờ mà hạnh phúc của chúng tôi chỉ đơn giản là có được một củ khoai lang, hay tuyệt vời hơn là khoai tím dương ngọc, ngọt bùi, không bị sùng, không bị đắng, ăn sáng thay vì phải vác cái bụng rỗng đi học, mà đầu óc cứ tơ tưởng đến mấy củ khoai lang luộc ngọt bùi.

Hồi ức tuổi thơ đó hằn sâu trong tâm tưởng nên mãi đến bây giờ, tuần nào đi chợ, chúng tôi cũng mua vài củ khoai lang, khi thì khoai đỏ, khi thì khoai trắng về để lâu lâu bỏ vô microwave một củ, tìm lại hạnh phúc tuổi thơ, dù muộn màng nhưng mang về được cả một thời mới lớn vô tư đẹp nhất đời người ở quê nhà.

Khoai tím thì chỉ tìm được ở những chợ lộ thiên mỗi thứ bảy nông dân mang lên thành phố bán những rau, trái, củ, quả họ mới hái từ nông trại ngày hôm trước. Khoai lang tím ngọt hơn, chắc hơn, gắn với một cái tên mỹ miều là "khoai dương ngọc", và buồn thay cũng gắn với đôi mắt to tròn ngơ ngác của cô bạn học ngày xưa, sáng đi học chiều đi bán khoai lang cuối thập niên 70s. Rỗ hàng của bạn cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp như bạn, chỉ có mỗi một mặt hàng khoai lang, nhưng đủ màu: vàng, đỏ, trắng, tím. Cả lớp khi nào có được vài đồng tiền lẽ hiếm hoi, quý báu đều dồn hết mua khoai trước là ủng hộ bạn, sau là để trám vào cái bao tử lúc nào cũng lưng lửng của mình.

Ký ức buồn bã có củ khoai lang, có hình bóng quê nhà nên chúng tôi ăn khoai lang hàng tuần chứ không phải chỉ ăn như một món tráng miệng truyền thống trong tiệc Thanksgiving vào cuối tháng 11 hàng năm.

Dù là bánh khoai lang nướng dịp lễ tạ ơn mùa thu ở Mỹ hay những củ khoai lang luộc bốc khói mang ra từ microwave vẫn mang chúng tôi về với quê nhà xa ngàn dặm nhưng luôn luôn gần gũi, thân thương trong tâm tưởng.

Thanksgiving 2013

Nguyễn Trần Diệu Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến