Hôm nay,  

Món Quà Tặng Vô Giá

01/12/201300:00:00(Xem: 32023)
Người viết: Trương Tấn Thành
Bài số 4075-14-29475vb8120113


Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

“Good friends are like stars, you dont always see them, but you know theyre always there.” - To Richard.

Mấy tháng trước đây vào muà hè, lúc còn đang bị thất nghiệp, mỗi sáng tôi thường ra sân vận động gần nhà để đi bộ cho thoải mái và hít thở không khí trong lành. Vòng sân rất rộng đi giáp vòng sân cũng phải hơn nửa tiếng. Ngày thường trong tuần rất ít ai đi chỉ vài khuôn mặt quen thuộc, thừơng là người có tuổi. Đi bộ một mình trong sân vắng cũng buồn. Mỗi lần chạm mặt nhau chỉ có cái gật đầu hay tiếng chào là xong, đường ai nấy đi tiếp!

Bỗng có một ngày, tôi để ý thấy một người đàn ông có tuổi, dáng gầy nhưng còn rất khoẻ, da rạm nắng, thường hay mang mắt kính râm, đội nón có vành và hay mặc quần sọt cắt ngắn, đằng tuí quần sau luôn luôn có chai nước Tôi để ý thấy ông rất vui tính, mỗi lần gặp người đi tới ông đều mĩm cười chào hỏi vui vẻ. Sau đó nhiều lần tôi đánh bạo hỏi xem có đi chung đưọc với ông cho vui không thì ông vui vẻ nhận lời. Thế là từ đó sáng nào cũng vào khoản mười giờ tôi lại đi chung giáp vòng sân với ông.

Ông tên là Richard và cho biết mình ở tiểu bang Arizona lên trên tiều bang Washington này mỗi năm vào mùa hè ở nhà con để tránh cái nóng thiêu người của vùng sa mạc ở dưới đó. Ông tự lái xe, vừa chạy vừa nghỉ lại đêm, từ chỗ mình ở lên tới Lacey này mất khoản sáu tiếng với chiếc xe Toyota Corolla đời chín mươi của mình. Bấy nhiêu đó đủ làm tôi phải nể phục ông. Ông đã về hưu đã trên xa bảy mười và hiện đang sống với vợ mình ở thành phố Yuma, gần biên giới Mexico. Qua câu chyện hằng ngày tôi nhận thấy ông rất cởi mở và thân mật với với mọi người. Ông thích nói đùa qua những mẩu chuyện nhỏ đầy tính cách xây dựng và lạc quan. Có lần tôi nói đùa với ông là tôi sẽ giới thiệu một bà cho ông thì ông cuời vui nói:

- Được! Nhớ nhe.

Hay có lần trong lúc qúa cao hứng tôi trêu ông:

- Tôi sẽ chở ông tới khu đi bộ khỏa thân, ông chịu hôn?

Ông cười to trả lời:

- OK! When is that? (Được! Chừng nào đó?)

Con người của ông vui vẻ và trẻ trung như thế đó.

Tôi mời ông lại nhà chơi và đải ông món chả giò do vợ tôi chiên. Ông ăn và khen ngon quá nên trước khi ông về tôi gói tặng ông thêm vài cuốn. Lần sau ông đến chơi và có vợ tôi ở nhà. Ông xem vợ tôi như con và điều đó làm cho nàng rất mến ông. Qua những lần chuyện vản, ông cho tôi biết khi còn ở nhà,phần lớn thời gian bà thêu các mẫu chữ và mẫu vẽ trên máy. Bà có cả bộ máy thêu tân tiến trong nhà. Còn ông thì chuyên làm mền đệm bông vá từng miếng lại với nhau, tiếng Mỹ gọi là “quilt”. Tôi nghỉ cũng lạ là việc này cần sự tỉ mỉ và kiên nhẩn vậy mà sao ông lại làm đươc cũng lạ. Ông cho biết là ông làm để tặng người thân và quen đã nhiều năm nay rồi. Tôi noí đùa, nửa chơi nửa thiệt, với ông:

- Lần tới ông lên nhớ cho tôi một cái quilt nhe…

Vaì tuần sau ông trở về Arizona. Tôi vẫn thường xuyên liên lạc với ông bằng điện thoại.

Mùa hè năm sau.

- A! Ông lên đâyhồi nào vậy!? Tôi điện thoại hỏi.

- Hê! Tom! (ông gọi tôi bằng tên Tom) Khoẻ không? Tôi lên hồi tuần rồi và đang ở nhà đứa con trai ở Lacey này đây. Tôi có đem tấm quilt tặng vợ chồng bạn đây.

- Thiệt vậy hả!? Cảm ơn ông quá. Chừng nào ông lại nhà tôi?

- Trưa nay khoản mười một giờ được không?

- Yes, ok brother! ( Tôi thân mật gọi ông là “brother”.)

Khoản mười một giờ tôi nghe tiếng gõ cữa. Ông tơí. Tôi chạy ra mở cữa thì thấy ông đứng trước cữa, tay cầm một bị nylon, lớn và nặng:

- Come in brother. Good to see you again!

Bước vaò nhà ông nói liền:

- Đây là tấm quilt tôi làm mấy tháng qua để tặng hai bạn đó.

Ông mở cái bị ra. Trước mắt tôi là một tấm quilt phải nói là “đồ sộ” với những mảnh quần jeans được chấp vá lại nhau một các rất mỹ thuật và rất công phu. Những mẫu vải thật đẹp cắt từ những cái quần jeans, đường may thật khéo, ăn khít vào nhau không đùn chỉ hay bị lỗi. Phải nhận đây là một đại công trình nghệ thuật mà ông đã bỏ ra nhiều tháng trời để hoàn thành. Có một ô trên tấm quilt có thêu hàng chữ sắc sảo “ Tặng Thành và Trang Lacey, WA – Richard” do chính bà Richard thêu vào.

Tôi cảm động trưóc bất ngờ mà ông đã đem đến ngày hôm đó. Phải nói là xúc động mới đúng.

- Tôi đã bỏ ra mấy tháng để làm và nhờ bà xã thêu mấy chữ để tặng hai bạn đó. You like it?

- I love it! And my wife she must love it too! Thank you so much brother. Tôi cảm động trả lời.

Tấm quilt trải rộng cả cho giường đôi cỡ queen size. Từng mảnh jeans đã được chọn kỹ, sạch sẻ và có mảnh có nhiều kiểu thật đẹp, chỉ toàn là vải tử quần jeans. Tấm quilt được độn hai lớp thật dầy, đắp lên thật ấm. Biết bao nhiêu là công bỏ ra từ lúc chọn cắt các mảnh jeans cho đến khi khâu ráp lại từng miếng. Thiệt là công phu đến chừng nào! Ngoài cái tay nghề điêu luyện là sự kiên nhẩn vô cùng của người làm. Vợ tôi trước kia cũng trong nghề may nhưng phải phục tài khéo léo của ông.

Trong một buổi họp mặt người thân, tôi đem ra trình tấm quilt để mọi người thưởng lãm. Ai nấy cũng phải trầm trồ và ngạc nhiên trước công trình độc đáo của Richard. Bà dì Ba trong buổi tiệc phải lên tiếng nhận là:

- Có tiền cũng không bao giờ mua đuợc một cái như vầy đó nhe con!!

Tôi rất vui và hảnh diện vì có được món quà thật qúi của một người bạn Mỹ vong niên. Tôi cất kỷ tấm quilt không dám lấy ra đắp. Tôi coi nó như một trong những báu vật của đời mình của một người bạn mới quen ở xứ này Bao nhiêu tình cảm đối với tôi và công phu của một người bạn Mỹ vong niên ở phương xa thể hiện qua món quà đặc biệt có một không hai này. Tôi nghỉ đúng như dì Ba đã nói. “Có tiền cũng không bao giờ mua được.” Mà mua sao được một tấm lòng quí mến chân tình của hai người bạn đã đến với nhau vượt qua cả màu da, tuổi tác và không gian gói trọn trong tấm quilt này. Một món quà “vượt cả thời gian” để mãi mãi tồn tại cho đến dài lâu.

“Thank you brother, for your priceless present!” (Xin cảm ơn món quà vô giá của ông anh.)

Xin được kết thúc bằng một câu nói trị giá ngàn vàng về tình bằng hữu vô biên mà tôi đã ghi ra nguyên văn bằng tiếng Anh ở đầu bài: “Bạn tốt cũng giống như những ngôi sao, không phải lúc nào ta cũng thấy nhưng ta biết là họ vẫn luôn luôn hiện hữu bên ta.” //

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
06/01/201408:00:00
Khách
Bài viết thật ý nghiã về tình bạn không phân biệt chủng tộc hay màu da và tuổi tác.Cám ơn tác giả./.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,098,499
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến