Hôm nay,  

Tô Bánh Canh Do Bà Bác Sĩ Nấu

20/11/201300:00:00(Xem: 32792)
Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số 4065-14-29465vb4112013


Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O. vào năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008 và đã góp nhiều bài kể lại những sinh hoạt sống động. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Tôi rất hãnh diện được gọi cho học cấp 4, đâu phải ai cũng được học đâu, thấy cũng mát bao tử! Học cấp 4 trường sinh học nhân thể điện.

Cấp 4 không có tài liệu gì cả nên học viên phải ghi. Thầy nói môn sinh càng học lên cao thì cái tâm phải rộng mở không được sống ích kỷ, phải sống cho mọi người.

Thầy giảng trường sinh học là gì? Là học hoài học mãi học suốt đời không hết, tôi lại đâm ra phì cười vì cái từ học hoài, học mãi. Nhớ lại trước đây mấy chục năm ở trong tù cộng sản cũng có cái khẩu hiệu của ông Lê nin hay của ông Hồ gì đó viết trên những bức tường trong trại tù: "Học, học nữa, học mãi" và bắt chúng tôi lên lớp học tập nào là Đế quốc Mỹ là sen đầm quốc tế gây bao nhiêu tội ác với nhân dân ta, các anh là tội đồ của dân tộc, gây bao nhiêu tội ác với nhân dân v.v…

Học hoài học dài dài có nghĩa là ở tù mút mùa, khẩu hiệu viết trên tường bảo bọn tù vậy. Thời gian đó tôi được chọn đi lấy xe trâu nên trong trại gọi tôi là "Dục xe trâu" vì ở trong trại có hai người tên Dục, một Dục là anh ruột của ca sĩ Duy Khánh. Anh này tài lắm, ăn nói lưu loát "nói con kiến trong lỗ cũng phải chui ra" nên được cán bộ sắp xếp cho làm "trại trưởng". Tù nhân cả trại đều dưới quyền điều động của anh ta nên được gọi là "Dục ông trùm"

Hai Dục này trước năm 75 đã biết nhau rồi cả hai người đều là sĩ quan an ninh, tôi sĩ quan an ninh của ngành an ninh quân đội, còn Dục kia là sĩ quan an ninh không quân ở phi trường Đà Nẵng.

Có một lần có đoàn trực thăng chở đồ tiếp tế từ tỉnh Quảng Tín lên quận Tiên Phước ở miền núi. Vì giao thông đường bộ bị cắt nên phải tiếp tế bằng trực thăng, khi trực thăng trở về thì có một người dân bám càng trực thăng để về tỉnh lỵ. Phi công không biết nên lên độ cao bị gió người ấy rớt xuống và mất tích, sau đó không quân cho Đại úy Dục vào phối hợp với an ninh địa phương điều tra nội vụ. Thế là hai thằng Dục gặp nhau, tụi tui quen nhau từ ngày đó. Vào tù hai người đều ở chung một trại từ trong Nam ra ngoài Bắc nên thân nhau lắm. Việc tôi được chọn đi lái xe trâu cũng do "Dục ông trùm" giới thiệu tôi với Trại trưởng. Một hôm Dục lại nói với tôi, ê mày, hôm nào Trại trưởng hỏi mày có biết lái xe ngựa không thì mày nói là hồi ở Saigon có lái xe ngựa. Chi vậy? Ông cho biết là mai mốt trại sẽ mua một xe trâu về tiếp phẩm và bảo tao tìm một người khỏe mạnh biết tháo lắp vỏ xe để đi lái xe trâu cho trại, tao nghĩ đến mày, nên nói là có anh cũng tên Dục ở láng 4 biết lái xe ngựa. Vậy khi Trại trưởng hỏi mày có biết lái xe ngựa không thì mày nói biết. Mày giết tao rồi Dục ơi! Tao sợ trâu lắm! Mày ngu lắm, được lái xe trâu đi với cán bộ được ăn cơm còn mai mốt ăn toàn bo bo lúc đó mày sẽ biết. Mày biết tao gãy chân do đạn pháo kích mày đã sắp xếp cho tao làm việc nhẹ nhàng trong trại được rồi, còn đẩy tao việc làm tao không thích. Rồi mày sẽ thích. Rồi hắn bỏ đi.

Một hôm vào buổi sáng sớm, ông Trại trưởng bảo một trại viên đang đánh răng ở suối vào láng 4 gọi anh Dục ra đây cho tôi gặp, tôi không biết chuyện gì lo lắng gia đình mình ở trong Nam xãy ra chuyện gì nên cán bộ gọi sớm vậy. Khi gặp cán bộ ông cho biết là chuẩn bị đồ đạc đi lái xe trâu. Trời mùa đông tại miền Bắc lạnh cắt da mà tôi nghe ông nói tôi toát mồ hôi, tôi nói tôi đâu biết lái xe trâu, chân tôi gãy tôi yếu lắm cán bộ tìm ai lái đi. Ông nói, anh biết lái xe ngựa thì lái xe trâu cũng như vậy. Tôi cứ nói duỗi ra không chịu đi thì ông ghé vào tai tôi nói nhỏ, chịu khó đi đi, đi với cán bộ hậu cần được ăn no, mai mốt trại đói lắm, không có gạo mà ăn đâu. Nhưng mà tôi chỉ đi ngày hôm nay thôi mai cán bộ kiếm người khác. Ừ anh cứ đi rồi cán bộ sẽ chỉ anh cách lái xe trâu. Sau đó tôi biết điều khiển xe trâu nào vắt vắt, họ họ. Vắt là đi vào đi ra, cầm cái roi đánh vào hông nó, đi ra đánh vào hông phải, đi vào đánh vào hông trái, còn nói họ thì con trâu ngừng lại. Thế là tôi trở thành anh lái xe trâu, chết cái tên "Dục xe trâu", sau bạn thân trong trại gọi tôi là anh Tư Hoàng Gia vì đem về khoai mì cho chúng ăn ngập miệng, lúc đó đói lắm được cả khoai mì bồi dưỡng thì còn gì bằng. Những lần chở khoai mì về trại cán bộ nói với tôi anh lấy mấy củ về đói ăn, lúc đó tôi no đâu có thèm ăn khoai mì nhưng tôi nghĩ tới bạn bè đói trong trại tôi nói cán bộ cho tôi lấy một ít đem về cho bạn bè, ừ anh đem vào cẩn thận không có chết cả nút đấy. Cán bộ yên tâm, tôi lấy và giấu ngoài rừng rồi chỉ chổ cho bạn ra lấy. Thế là tối tối nhóm bạn chúng tôi tụ tập ăn khoai ăn sắn, mà ăn âm thầm chứ ăng-ten nó biết thì cũng chết.

Tôi thuộc lực lượng lao động tự giác nên không có ai đi kèm, khi tôi kiếm được cục phấn, tôi rình không có ai để ý tôi sửa chữ mãi thành chữ máu. Câu của người ta là: Học, học nữa, học mãi. Bây giờ thành câu: Học, học nữa, học máu. Tụi cán bộ nó tức điên lên chửi là quân phản động bắt các đội họp mấy tối liền kiểm điểm để tìm ra thủ phạm. Chỉ tội anh em ban ngày đi lao động cực nhọc. Ban đêm phải "ngồi đồng" kiểm điểm, tôi thấy cũng áy náy trong lòng.

Đấy là quá khứ đau buồn của chúng tôi trong thời gian còn ở tù cộng sản.

Bây giờ trở lại lớp học cấp 4 của tôi ở Mỹ này, nó liên can tới tô bánh canh mà tôi đã đề tựa. Lớp học kéo dài bốn ngày mỗi ngày bốn giờ. Thầy giảng liên tù tì hai giờ rồi cho giải lao 15 phút, trong thời gian này trường cho học viên ăn. Ngày đầu chúng tôi được ăn xôi lạp xưởng, một khúc bánh mì thịt, một ly nước trái cây hộp. Xôi lạp xưởng họ order sớm nên khô ăn chán mớ đời. Ngày thứ hai họ đem ra cho mỗi người một tô bánh canh và một ly chuối chưng. Tôi ăn tô bánh canh tôi thấy khoái bao tử quá, nước nó ngọt thanh tức họ hầm bằng xương chứ không phải nấu bằng bột ngọt, tô bánh canh chỉ có giò sống và bì heo, bì giò heo chứ không phải bì thường nên ăn miếng bì nó dòn dòn ăn thấy ngon quá. Con gái tôi nó thường nấu bánh canh cho cả nhà ăn, nó nấu đủ thứ hết, nào giò sống, chân giò, thịt đùi, tôm, cua làm gì mà không ngon. Tôi còn nhớ mẹ tôi thường nói vụng chằng vụng chịt lắm thịt cũng ngon. Đằng này họ nấu đơn sơ mà sao ngon quá. Tôi phải hỏi xem coi ai nấu để khen họ một phát.

- Cô Phương ai nấu bánh canh đó?

- Bà bác sĩ, bác sĩ Nancy Vũ, bà cũng là môn sinh ở Thiền Đường này. Đó bà mặc áo đỏ ngồi đằng kia kìa.

Tôi lại cám ơn, chị nấu bánh canh ngon lắm.

- Chú ăn được không chú?

- Ngon, lại có cả chuối chưng nữa, ngon như ngoài tiệm nấu.

- Cháu phải mua chuối sứ đó, mọi người ăn ngon là cháu mừng.

Một bà bác sĩ công việc bận rộn mà đích thân đứng ra nấu cho khoảng 50 người ăn kể cũng có khác, chẳng qua họ có cái tâm rộng mở, yêu thương mọi người. Họ có thể bỏ ra vài trăm gọi nhà hàng đem các món ăn lại tha hồ mà ăn, nhưng họ đã không làm vậy, chính họ muốn tự tay họ làm vì cái tâm họ tốt nên đã bỏ hết tâm huyết vào nấu món ăn, tư nhiên món ăn trở nên ngon ngọt.

Tôi không biết bà bác sĩ học đến cấp mấy ở Thiền Đường này, nhưng bà cũng ngồi hết giờ chúng tôi ra về bà mới về. Bà khệ nệ bưng bốn năm cái xoong to đùng ra ngoài cửa, chứng tỏ bà làm một mình chứ không có nhân viên của bà giúp bà một tay. Sau đó tôi thấy có người trong Thiền Đường ra giúp bà bưng nồi niêu xoong chảo lên xe.

Ở đời đâu cần làm những việc lớn, chỉ cần một vài cử chỉ nhỏ nhặt của mình người ta cũng biết được cái tâm của mình.

Tôi nhớ mãi tô bánh canh do bà bác sĩ nấu.

Nguyễn Kim Dục

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,302,200
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.