Hôm nay,  

Mùa Hè Lại Đến

15/08/201300:00:00(Xem: 70571)
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, cư trú và làm việc tại miền Bắc California, nhưng luôn vui vẻ tiếp tay mọi sinh hoạt bạn hữu. Một số bài viết khác của cô được ký tên Huyền Thoại. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Sau đây là bài viết của cô về họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2013.
vb5b_vvnm_08-11_ok_resized
Hình hàng đầu, từ trái: Nguyễn Xuân Nghĩa, Trương Ngọc Bảo Xuân, Phan (Giải Vinh danh tác giả), Huyền Thoại - Thịnh hương, Bồ Tùng Ma, nữ nghệ sĩ Kiều Chinh, Mimosa Phương Vinh (giải Vinh Danh Tác Phẩm), Nhã Ca, Lê Thị - Calvin Trần, Khôi An (Giải Chung Kết Tác giả - Tác phẩm), Hoà Bình Lê, và Iris Đinh.
Đầu tháng Bảy, sau khi Việt Báo phổ biến danh sách các tác giả được tuyển chọn vào những giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm nay, nhóm Việt Bút Bắc Cali bỗng xôn xao hẳn lên. Lý do là có hai thành viên của nhóm được tuyển chọn vào chung kết. Đó là Khôi An và Nguyễn Mai Hồng Thu, bút danh Donna.

Khôi An thì lúc nào cũng lặng yên như ao mùa thu. Trong khi Donna thì hào hứng hơn bao giờ hết, vì cuối cùng, nàng cũng bắt kip mọi người trong nhóm, “giật” được một giải, đề lọt vào danh sách khách mời thường xuyên của Việt Báo trong ngày trao giải thưởng VVNM hằng năm. Mấy năm nay, nàng đi dự với tính cách khách mời của các thành viên khác của nhóm. Năm nay, trở thành người khách chính thức, nàng vui lắm. Tôi nhắc mọi người, “Hê, còn một tên nữa chưa giật giải nào, đó chính là Mão bà bà, quản gia thư viện!” Mấy năm nay, nàng và ông xã người Mỹ, Micheal, vẫn cùng tôi về Quận Cam tham dự lễ phát giải thưởng của Việt Báo. Năm nay, như mọi năm, nàng là khách mời…của tôi, dù ông xã bận công việc, không cùng tham gia được. Mão còn nhờ tôi gọi Việt Báo, đặt thêm hai chỗ, để nàng đem theo em gái và một người bạn gái nữa. Tôi gọi Mai Khôi, dặn đặt cho tôi bốn chỗ.

Sau một loạt email qua lại như pháo tết, nhóm chúng tôi đã quyết định cách đi về Quận Cam như sau: vợ chồng Khôi An sẽ lái xe chở Donna về nhà anh Tân Ngố đêm thứ bảy cho cô nàng “qua đêm” tại đó. Vợ chống Thy/Phương Dung đưa Iris về Quận Cam ngay từ hôm thứ sáu, vì Phương Dung và chồng muốn giúp Hòa Bình trong việc sắp xếp cho buổi lễ trao giải thưởng. Xin mạn phép nhắc các bạn, Phương Dung là người đầu tiên của nhóm đã được Việt Báo trao giải thưởng cao nhất, giải Tác Giả và Tác Phẩm năm 2011, khji nàng còn là cư dân Florida. Năm ngoái là Tân Vương Lê Thị, tức là nhà fashion designer Cavil Trần.

Thái NC đi xe đò Hoàng một mình, vì Thái phu nhân không chịu tháp tùng. Tôi gọi điện thoại cho Mão để động viên tinh thần bà bà: “Nè, làm ơn tiếp tục cầm bút trở lại dùm tôi được không? Không viết thì lấy đâu mà có giải thưởng, có giấy mời? Chồng thì…lớn, con mọn thì không, sao mà làm biếng vô duyên như vậy, hả bà bà?” Mão hồi đáp, “Có ngay, có ngay! Viết liền bay giờ”

Hai hôm sau, bà bà mail cho tôi, xin địa chỉ email của Mr. Không Có Sao để nàng gởi bài! Cha chả, việc cô út Donna được giải thưởng đã có tác động hơn cả động đất ở San Francisco sương mù của chúng tôi. Ít ra phải như vậy! Còn người đẹp Iris kia nữa! “Giật” xong cái master rồi, có công ăn việc làm ổn định rồi, thì lo mà tiếp tục sự nghiệp con gái nhà họ Đinh chứ! Nàng bảo tôi, “Chị ơi, job nó vật em quá cỡ thợ mộc! Nhiều hôm còn phải ôm việc về nhà mà làm đây nè. Hic hic… rảnh đâu mà viết”

Một tuần lễ sau, Mão bà bà email cho tôi, than thở - “Tui gởi bài cho ông Từ cả tuần lễ nay mà không thấy ổng nói năng gì. Bây giờ đọc lại bài viết, thấy sao mình viết khô khan quá, luộm thuộm quá, chắc có lẽ ổng cho vô thùng rác rồi! Cả tuần lễ mà bài không lên báo, thì chắc là tiêu. Tại tôi hứng chí quá, viết một lèo thì xong trong vài giờ đồng hồ!

Đã từng trải qua những cảm nghĩ tương tự, tôi bèn cầm phone gọi cho bà bà. “Trời ơi, ông Từ ổng phải đọc cả chục bài mỗi ngày, xem cả trăm email mỗi hôm, thì thi giờ đâu ỗng liên lạc với mọi tác giả! Ngoài ra, “ ngài” còn phải phổ nhạc trên thơ, thở còn không kịp, hơi đâu mà ôm đồm mail miếc! Làm ơn chờ đi, làm gì mà nóng như bỏng nước sôi vây?”

Tôi nói không sai, hai hôm sau thì bài của nàng – 38 năm nhìn lại - hiện trên online. Bà bà khoái quá cười toe…

Vừa xong chuyện nàng Mão, thì nhận được điện thoại của bạn trẻ Phan, một nhà báo ở Dallas, cây bút thường trực của tuần báo Thời Báo bên Canada, người được Việt Báo đưa vào giải Chung Kết năm nay. Phan và tôi vẩn liên lạc trên email thường xuyên với tính cách chị em văn nghệ từ mấy năm nay. Phan hỏi tôi từ Dallas về Quận Cam thì xuống phi trường nào thuận tiên hơn. Tôi đưa ý kiến là Phan book vé về John Way Airport là tiện nhất, vì ít kẹt xe hơn phi trường LAX. Phan đồng ý, “Ừ, cám ơn chị, dể em nhờ bà xã book vé về John Way. Vậy chị về Quận Cam mấy giờ, có thể đón em được không?” Tôi bảo Phan là tôi đi ké xe của Mão bà bà - Mão sẽ pick up tôi lúc sáu giờ sáng, sau đó lại đón thêm Tường Vân, rồi trực chỉ Ventura đón thêm cô em gái của Mão, sau đó tới ngụ tại nhà một người bạn của Mão, người cũng sẽ tham dự đêm phát giải thưởng VVNM với chúng tôi. Tôi kết luận, “Có lẽ chị không đón Phan được, vì Phan sẽ tới sớm hơn chị. Có gì mình liên lạc sau để coi có mục sinh hoạt nào đêm đó hay không”.

Khoảng một giờ trưa hôm thứ bảy [10 tháng 8], đang trên xa lộ 101 thì tôi nhận được text của Phan, nói tôi gọi cho Phan gấp gấp. Tôi gọi lại, thì Phan nói, “Em đang ở LAX, chị ở đâu?” - “Chị mới đi được nửa đường, còn vài ba giờ nữa mới đến. Tại sao em lại xuống LAX” - Phan thở dài, “Chuyện rắc rối lắm chị ơi! Bà xã em book chuyến đi thì đáp xuóng LAX, chuyến về thì đi từ John Way. Em bận công chuyện, không coi lại vé, sáng tinh mơ ra phi trường còn ngái ngủ, mắt nhắm mắt mở leo lên phi cơ, chỉ nhìn vào số chuyến bay, không nhìn vào …nơi đến! Tới chừng tới LAX mới hay, thì anh Phương đang chờ em ở John Way! Bây giờ chưa biết tính sao”. Ôi trời trời, nhà báo …báo đời! Hi hi…

Vốn bản tính phản ứng lẹ làng trong những trường hợp “mé dzăng xi” như ri, nên Thịnh Hương tôi bèn ra lịnh, “Em ra ngoài kiếm mấy cái Super Shuttle, nói nó chở về toà soạn Việt Báo, đừng đi taxi kẻo mắc lắm”. Tôi gọi lại Việt Báo, xin cô thư ký báo Anh Từ và Chị Nhã là ….Phan đi lạc, xin tạm trú tại tòa soạn cho tới khi tìm được nơi ăn chốn ở chắc chắn. Về sau, tôi được biết là Hoà Bình, CEO Việt Báo, đã cung cấp nơi ăn chốn nghỉ cho kẻ lạc đường (!) rất là chu đáo.

Khoảng 4 giờ chiều, bốn bà miền Bắc chúng tôi đến được miền Nam an toàn. Gọi cho Phan, Phan nói anh Phương đã đến đón Phan đi chơi, tối sễ về chỗ anh Từ sắp xếp cho. Thấy ông nhà báo lạc đường đã được yên nơi yên chỗ, Thịnh Huơng tôi thở một hơi dài khoan khoái, Bèn rủ Mão bà bà đi “làm móng” và chải đầu… Sau đó kéo nhau ra phố Sàigòn nhỏ ăn bún bò Huế và thách chè Hiển Khánh. Ăn xong, trở về nhà…tạm cư, tôi gọi Phan xem y bèo giạt hoa trôi ra sao, thì nghe giọng đàn bà “Hello”. Ui cha, đàn bà nào lại xài phone của y nè trời? Ngập ngừng mấy giây, tôi rụt rè hỏi: “Ai vậy? Số phone này của …ơ ơ mà sao ai xài? Tui đâu có kêu lộn số”. Đầu bên kia, người đàn bà hay con gái cười như pháo nổ,

“Phương Dung đây, cô Thịnh Hương ơi! Phone của con hết…hơi, con xài tạm phone của anh Phan. Ảnh đang ở đay với bọn con. Mời cô lại ăn bún riêu con nấu”. Tôi mừng là Phan đang có bạn, đỡ lạc loài [!], bèn làm bộ giận lẫy, “Thôi, xin cám ơn bụng dạ của cô! Cô chờ tôi ăn uống no nê rồi mới mời. Tử tế dữ he!” - “Cô ơi, con mới nấu xong mà. Hơn nửa, phone của con nó bị ngủm, đang được …hồi sức, có gọi ai được đâu. Cô tới đi, để con text địa chỉ”. Tôi quay lại hỏi Mão, thì người tài xế chủ xe đã quá đừ. Ngủ rồi. Đành phải “chê” bún riêu của cô Cựu Hoa Hậu VVNM!

Trưa hôm sau, Chúa Nhật 11 tháng tám, các thành viên Việt Bút Nam và Bắc Cali họp mặt tại văn phòng bào hiểm của anh Chương Vũ, với ngân quỹ còn lại của nhóm. Theo thường lệ, các cuộc họp mặt trước lễ trao giải thưởng được tổ chức tại nhà bác Tân Ngố, nhưng năm nay, bác Trần Quốc Sĩ offers nhà của bác, vì nghe nói nhà bác Ngố năm nay có việc bận. Sau khi email qua lại, để tránh bận rộn và phiền toái cho các gia chủ, cuộc họp mặt mini này xử dụng văn phòng của anh Chương Vũ, một người bạn của Donna. Anh Chương – dù là mới quen biết - tỏ ra rất sốt sắng và hòa đồng. Anh cho mượn văn phòng, cho mưọn hệ thống computer để mọi người gặp gỡ và hát karaoke với nhau. Đặc biệt năm nay, có sự tham dự của ông Steve Brown, một người Mỹ rể Việt Nam, đến từ bang Ohio, đã có nhiều bài viết cho Viết Về Nước Mỹ của Viẹt Báo. Chẳng những viết văn, làm thơ bằng tiếng Việt, Steve còn biết hát Karaoke tiếng Việt nữa. Thế mới…ngầu! Tại đây, tôi được tái ngộ với các bạn Việt Bút miền Nam, như các anh Nguyễn Hữu Thời, Chương Phạm, vợ chồng anh Bồ Tùng Ma, Vợ chồng Tân Ngố [mà không ngố], vợ chồng nha sĩ/nhạc sĩ Cao Minh Hưng. Có cả Thanh Mai và con trai, cháu Nguyễn Lộc, về tham dụ nhân dịp cháu Lộc trình diễn đàn trong chương trình nhạc NGỌC TRONG TIM được tổ chức đêm hôm thứ bảy tại Sàigon Performing Art Center. Tôi và Mão bà bà đã nhờ Thanh Mai giữ vé cho buổi hòa nhạc này, nhưng cuối cùng phải huỷ bỏ, vì người chủ nhà cho chúng tôi tạm trú có chuyện buồn. Một thân nhân của cô qua đời [ngay buổi tối chúng tôi đến] sau một cơn đau tim. Cô phải vô nhà thương lo thủ tục hậu sự - Chúng tôi hủy bỏ việc đi nghe hòa nhạc vì không muốn vui trong nỗi buồn của chủ nhà.

Tại cuộc vui nhỏ ở văn phòng anh Chương Vũ, nhiều người trong nhóm bàn bạc, đoán xem ai sẽ là người đoạt giải “Hoa Hậu” Viết Về Nước Mỹ năm nay. Phần đông đều nghĩ là giải tuyệt đối đó sẽ về tay Khôi An, vì Khôi An đã một lần được giải danh dự, một lần được giải tác phẩm. Hơn nữa năm nay Khôi An có nhiều bài rất hay, rất xúc tích, rất…Viết Về Nước Mỹ. Nhưng cũng có những người lại mong giải đó sẽ về tay Phan, vì Phan viết rất nhiều, lối viết văn phong phú, khác lạ… Có một lý do nữa, là cách đây mấy năm, Phan được trao giải danh dự, nhưng vắng mặt, vì ở xa quá xa… Năm nay, nhà báo xuất hiện, có lẽ để nhận giải Tân Vương hay chăng?

Khoảng hai giờ chiều, mọi người chia tay, hẹn gặp lại lúc 4:30 chiều nay tại nhà hàng Moonlight trên đường Beach.

*GIẢI THƯỞNG TRÙNG QUANG

Năm nay ban tiếp tân của Việt Báo mặc áo dài mầu xanh lá cây, mầu của sự sinh tồn, của sức sống… Lúc tôi đến chào chị Nhã Ca, chị hỏi sao năm nay em không mặc áo dài. Tôi ngượng ngùng, thưa với chị là năm nay em lại trở thành …bé bự! Nhớ năm kia, chị cho tôi mượn áo dài mầu bạc của chị vì tôi than tôi mập lên, chẳng có áo nào mặc vừa… Tuổi về chiều, sao ta cứ phải đánh nhau với kí lô. Cuộc chiến đấu ni của tôi coi bộ bất phân thắng bại. Chị Trương Ngọc Bảo Xuân ôm tôi vỗ về, “Người yêu thứ hai (!) của tôi ơi! Mình phải cố gắng thôi em à!” Chị và em sao cứ mãi đồng hội đồng thuyền trên bàn cân! Mà ai là người yêu thứ nhất của chị dzậy? Em mong đó là anh Dave, thì em không phải ganh tị. Hi hi…

Ngoài các giải thưởng Bé Viết Văn Việt dành cho thiếu nhi và các giải VVNM hằng năm, năm nay Việt Báo lập ra một giải thưởng mới, Giải Trùng Quang, để tôn vinh Cụ Bà Trùng Quang, người yêu quí thơ văn và gắn bó với nên văn hóa Viêt Nam cho đến hơi thở cuối cùng. Bà đã ra đi năm ngoái, hưởng đại thọ 101 tuổi, với trái tim còn đầy nhiệt huyết và niềm ước muốn thiết tha trong công cuộc bào tồn nền văn hóa tiếng Việt. Sau đó, thân nhân của Bà đã chuyển tới giải thưởng Việt Báo một số tiền là mười ngàn Mỹ Kim để góp phần duy trì giải thưởng VVNM hằng năm.

Để tưởng nhớ vị tác giả trưởng thượng, Giải thưởng Việt Báo từ 2013 đã lập thêm giải thưởng mang tên Bà Trùng Quang. Giải này nhằm tôn vinh và khuyến khích những người của thế hệ thứ hai, thứ ba và các thế hệ kế tiếp trên quê hương mới gìn giữ tiếng nói và văn hoá cội nguồn. Giải đầu tiên năm nay được trao tặng tác giả Sáu Steve Brown, người Mỹ viết văn trực tiếp bằng tiếng Việt. Anh Steve Brown là một tấm gương chói sáng cho người Việt chúng ta. Tại sao một người Mỹ bản xứ có thể vượt được mọi khó khăn, trở ngại để học hỏi và trau dồi ngôn ngữ của chúng ta mà chúng ta lại có thể thờ ơ, quên lãng?

Anh Steve rất xứng đáng với giải thưởng này. Anh lên nhận giải thưởng do Ông Đỗ Doãn Quế, trưởng nam của Cụ Bà Trùng Quang trao tặng, phát biểu cám ơn bằng tiếng Việt và làm thơ lục bát bằng tiếng Việt. Ôi, cảm động làm sao!

*TRÌNH DIỄN THỜI TRANG CỦA CALVIN TRẦN

Xen kẽ giữa các tiết mục trình diễn của các ca sĩ Quỳnh Giao, Kim Tước và Quang Tuấn là các giải thưởng. Đồng thời cũng có một tiết mục mới cho năm nay, và hy vọng sẽ tiếp diễn vào các năm tới. Đó là mục trình diễn thời trang và bán đấu giá của nhà thiết kế thời trang Calvin Trần, tức là tác giả Lê Thị, người lãnh giải Viết Về Nước Mỹ tuyệt đối năm 2012 - Gọi là Tân Vương! Năm nay Lê Thị đem về năm mẫu áo nữ về bán đấu giá, sau đó tặng lại số tiền kiếm được để gây quĩ cho các giải VVNM những năm tới. Đáng quí thay tấm lòng của một người trẻ đang cố gắng duy trì văn hóa tiếng Việt. Làm tôi chợt nhớ đến một cô kia… Mới qua Mỹ theo diện bảo lãnh được mấy năm, cô về Việt Nam…du lịch (!), giả giọng lơ lớ của Người Mỹ nói tiếng Việt, còn xen kẽ yes no um xùm trong lúc đi shopping! Khi phải cám ơn ai, cô chỉ biết ỏn ẻn thanh kìu. Chán mớ đời!

Sau cùng, ba giải lớn đã được công bố! Giải Tác Phẩm vào tay Mimosa Phương Vinh, người đã nhận giải danh dự năm 2012, về từ Tennessee. Giải Tác Giả được trao đến nhà báo Đi Lạc Phan, vềtừ Dallas. Và giải cao nhất – Tác Giả và Tác Phẩm, thường được gọi đùa là hoa hậu - được trao đến Khôi An, thành viên Việt Bút Bắc Cali!

Chi tiết của các tác giả và các tác phẩm nhận giải đã được Việt Báo phổ biến trên báo. Tôi chỉ xin mạo muội viết sơ qua nơi đây như một bản…tường thuật cá nhân.

Xin chúc mừng tất cả các tác giả đã nhận được những giải thưởng trong năm nay. Tôi cũng mong là một ngày nào, khi không còn đa đoan, lúc có nhiều thì giờ, tôi được cùng các bạn góp bài cho VVNM trong khả năng nhỏ nhoi của mình.

*ĐƯỜNG VỀ

Sau phần trao giải thưởng, buổi lễ được kết thúc bằng một bữa ăn buffet. Trong lúc chờ lấy đồ ăn, Kevin chạy lại “la” tôi, hỏi tại sao tôi không tham gia đấu gía ! Tôi trả lới, “Năm sau em phải đem về áo quần cỡ người Mỹ gọi là “plus sizes”, chớ em mang ba cái áo cây đậu đũa thì làm sao cô dám đấu tranh cùng ai! Dù là đồ one-size-fits-all của em, cô cũng không dám rớ! Em phải nhắm thị trường vào các cụ ông cụ bà …đại gia như cô đây thì mới đấu giá chạy hàng, vì bị bạc của các đại gia nặng hơn bị của các thiếu gia. Hiểu chưa? Ha ha…

Sau khi ăn uống no say, tôi cùng ba người bạn đến chào tạm biệt và cám ơn anh chị Từ Nhã cùng chị Kiều Chinh. Chị Kiều Chinh vẫn trẻ mãi chưa già như năm ngoái. Và luôn sang cả trong những chiếc áo dài mầu sắc đơn giản và vòng đeo cổ bằng đá thanh nhã. Tôi chia tay người đi lạc, chúc y trở về Dallas an toàn sáng mai. Tôi nhớ đã hỏi Mr. Không Có Sao một câu hỏi – mà giờ này tôi nghĩ nó rất ngớ ngẩn và vô duyên! Mr. Không Có Sao vừa ăn, vừa nhìn tôi với một ánh mắt giống như …một cái lừ mắt, kiểu nhìn của ông thầy giáo đang nôi điên vì học trò hỏi gì mà hỏi ngố thế! Quýnh quá, tơi càng ngu hơn, hỏi thêm một câu nữa, làm ngài phải phì cười. Một tiếng cười hiếm hoi của Ông Từ Giữ Chùa.

Bốn đứa chúng tôi - Thịnh Hương, Mão bà bà, em của Mão, và Tường Vân - quyết định trở về miền Bắc lúc năm giờ sáng, để tránh nạn kẹt xe trên free way. Vậy mà mới hai giờ rưỡi sáng, Mão đã dựng cổ mọi người dậy. Chắc có lẽ nhớ chồng, nhớ con chó nhỏ. Tôi vẫn còn ngái ngủ, nên cái mặt cứ bí xị. Tự nhiên lôi dậy để ngồi chơi không, chẳng khởi hành sớm được. Lý do là Donna ngủ bên nhà vợ chồng Tân Ngố, đã hẹn tới đón nàng lúc 5 giờ, mà giờ này mới 3 giờ! Thế là ngồi chơi không. Mão bà bà cảm thấy áy náy, cứ luôn miệng xin lỗi Thịnh Hương. Cái mặt Thịnh Hương lúc đó chắc nhìn muốn đánh!

Năm giờ kém, dến nhà Tân Ngố, gọi mãi mới thấy Donna bắt phone. Y thị giải thích là tối qua cho phone “run”, bịt miệng không cho nó kêu, nên sáng nay không nghe gọi. Tới chừng thấy đèn nhấp nháy, mới biết tài xế đang chờ ngoài sân. Mấy phút sau, thấy Tân Ngồ áp tải cô nương ra xe, hai tay khệ nệ mấy túi nylon, đưa cho tôi một nải chuối sứ chín mùi và một bích giây chanh giây, đem về trồng. Sáng hôm qua, tôi có tới nhà Tân trước khi đến chỗ họp mặt ngoài văn phòng anh Chương Vũ, nhưng y và O Điểm đã đi nhà thờ. Iris thay mặt gia chủ, đãi bọn tôi một chầu bún bò O Điểm. Tôi tham lam, còn bao nhiêu gân và thịt dưới đáy nỗi tôi cho hết vào tô của mình. Bởi vậy cho nên (!) lúc họp mặt, tôi ăn uống chiếu lệ, bụng dạ chật chội, hết chỗ chứa. Hỏi sao không thành bé bự! Muốn eo thon. nuốn mình hạc xương mai mà ăn uống kiểu này, coi bộ khó lòng…Ôi chà chà, sao mà nhiễu sự. Chỗ thì không có ăn. Chỗ có ăn thì không dám ăn…

*THÀNH PHỐ SON VÀNG

Trên đường về nhà, nhận được tin Iris vẫn còn đang ăn phở ở Bolsa với vợ chồng Phương Dung, chưa khởi hành. Bọn tôi chợt nảy ra ý định ghé vào City of Solvang, vì nghe nói nới đây là một thành phố do cư dân Danish thành lập từ năm 1911, nhưng mãi đến năm 1985 mới thực sự trở thành một city với một chính quyền và hệ thống cai trị quy củ. Xử dung Googlemaps trên Iphone, tôi làm hoa tiêu, chỉ dẫn cho lái xe Mão vào tận nơi, không hề đi lạc. Donna nói đi đâu thì có tài xế Mão và hoa tiêu Thịnh Hương thì …vững bụng. Ô, down town của Solvang mới êm đềm làm sao! Đường sá sạch sẽ, ngăn nắp, khung cảnh giống như một thành phố nhỏ bên Âu Châu. Cũng những quán ăn có bàn ghế lộ thiên, cũng những nhà máy xay gió như bên Hòa Lan, Thuỵ Sĩ….Sau vài câu chuyện xã giao, tôi thấy người dân ở đây có vẻ hiếu khách và thân thịên. Họ chụp hình cho cả bọn để ai cũng có mặt trong hình. Họ đi ngang và chào hỏi bọn tôi với những nụ cưới và ánh mắt vui tươi. Nếu bạn đến chơi thành phố này, bạn đừng mất công kiếm nhà hàng Tầu, nhà hàng Việt Nam…Ở đây chỉ thấy nhà hàng western…nơ và European…nơ! Sau vài giờ lang thang, bọn chúng tôi ra về, không quên ghé vào một tiệm bánh mua ít quà về cho gia đình uống café, ăn sáng. Tôi tự đặt cho Solvang một cái tên Việt Nam, THÀNH PHỐ SON VÀNG. Mão bà bà nói tháng mười sẽ cúng ông xả Micheal trở lại Son Vàng nghỉ vài ngày trong dịp kỷ niệm hôn phối của hai người. Thật là một ý tưởng tuyệt vời. Một nơi lý tưởng và lãng mạn cho những người yêu nhau. Son Vàng ơi, ta sẽ trở lại. Hãy chờ ta nhé.

Suốt đường về, Donna dự trù ngày nào nơi nào sẽ “bắt” Khôi An đãi cả nhóm ăn khao vương miện Hoa Hậu VVNM của nàng. Chủ nhà chưa mời mà khách đã tới…

Xin cám ơn Việt Báo và anh chị Từ Nhã, những người đã cho chúng tôi niềm vui mỗi mùa hè. Cám ơn thịnh tình của các bạn xa gần. Nhờ có Việt Báo và VVNM mà nhiều người không quen bỗng trở thành thân thuộc. Mong gặp lại anh chị Khoa và Phương Hoa vào năm tới. Anh chị là cư dân Sacramento, không hiểu có ngại đừơng xa để thỉnh thoảng đến gặp gỡ với nhóm Bắc Cali chúng tôi hay không?

Tôi cầu mong Việt Báo tồn tại vững bền và lâu dài để chúng tôi được cơ hội đóng góp vào giải Trùng Quang trong tương lai. Chào các bạn VVNM và mong hạnh phúc luôn luôn mỉm cười với các bạn.

Hè 2013

Huyền Thoại - Thịnh Hương

Ý kiến bạn đọc
19/08/201308:47:48
Khách
Chào chị Thịnh Hương,
Bài viết chị rất thú vị và vui. Tôi rất hân hạnh gặp chị mới đây.

Sáu
15/08/201309:59:16
Khách
Bài tưởng thuật năm nay chị Thịnh Huơng viết rất dí dỏm,gợi hình, linh động, tíu tít lăng xăng như cô gái đôi mươi yêu đời tung tăng giữa đám thiếu nữ xinh tưoi đi trảy hội hè...Sẽ có khối dộc giả hiếu kỳ tập viết gửi bài cho VB để tham gia VVNM và nhóm Việt bút sau khi đọc bài này...Cảm ơn chị thật nhiều...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,969,539
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.