Hôm nay,  

Quận Chúa

20/04/201300:00:00(Xem: 90212)
Tác giả là cư dân San Dimas, CA. Trước tháng Tư 1975, tại Sài gòn, cô từng cộng tác với tuần báo Tuổi Ngọc và là một trong những cây bút học trò được bạn đọc yêu mến. Sau “Chuyện Cổ Tích Không Phải Cho Bé Thơ” đã phổ biến, đây là bài viết thứ hai của Tôn-Nữ Thu-Dung. Mong cô tiếp tục viết.


****

Cứ gọi cô là Quận Chúa, cái nickname mà thầy giáo lớp 10 đã gọi khi cô đậu thủ khoa vào ngôi trường có một lịch sử lẫy lừng trong thành phố và nằm trên một con đường đẹp nhất của thành phố – Trường Lý Tự Trọng – Đó là tên thời cô, nhưng thời ba mẹ thì vẫn còn mãi mãi trong lòng họ là trường Võ Tánh nằm trên con đường Bá Đa Lộc, con đường tình sử với hai hàng cây cao bóng cả chụm đầu trôi dần ra biển…

Cô học giỏi, điều đó khỏi bàn… Cô có khuôn mặt rất diễn viên Hàn quốc: Mắt mí rưỡi long lanh, mũi dọc dừa thon nhọn, miệng trái tim xinh xinh với một chiếc răng khểnh vô cùng nổi loạn, không chịu sắp hàng theo trật tự. Ba cô nói cô là một bản sao của mẹ nhưng đẹp hơn mẹ nhiều! Cô thắc mắc hỏi thì ba cười khoái chí: “Đơn giản là hai cái bánh đổ cùng một khuôn, nhưng một cái bị khét lẹt, rút kinh nghiệm cái sau vừa chín tới ngon lành, thơm phức…” Mẹ không thèm trả lời, mẹ có một cái tài là bỏ ngoài tai, ngoài mắt những điều gì không muốn nghe, không muốn thấy những khi cần thiết.

Quận Chúa còn có một cô chị – Đại Tiểu Thư này cũng rất là lắm chuyện sẽ có dịp kể sau – Còn đây chỉ là câu chuyện của Quận Chúa mà thôi.

1
Quận Chúa đẩy valise đi giữa hai hàng phi hành đoàn chaò đón, những chàng phi công đẹp trai, những cô tiếp viên duyên dáng của hãng hàng không Eva. Quận Chúa cảm thấy bàng hoàng… Việt Nam sau lưng rồi… Quận Chúa quay lại nhìn lần cuối phi trường chang chang nắng… Đây đâu phải lần đầu đi nước ngoài. Quận Chúa đã từng tháp tùng Tổng Giám Đốc đi dự Liên Hoan Điện Ảnh Cannes năm ngoái. Quận Chúa đã từng dẫn các chàng cầu thủ nhí đi Anh Quốc trong chương trình Hoàng Tử Bóng Đá liên kết với CLB Liverpool nổi đình nổi đám một thời… Cuốn sổ thông hành của Quận Chúa chi chít dấu của nhiều nơi đến vừa công tác vừa đi chơi… Nhưng đó chỉ là những cuộc “Ra đi rồi lại trở về “ (thơ Phạm Khánh Vũ.) Còn lần này, lần này… Nước mắt Quận Chúa bắt đầu rơi… rơi… rơi. Một Gentleman đúng nghĩa từ nét mặt đến phong cách đưa Quận Chúa hộp Kiss Me: “Can I help you?” Quận Chúa lắc đầu, lắc đầu nghẹn ngào không nói “Shes my daughter, shes follow me!” Mẹ đi trước chợt quay lại ôm vai Quận Chúa. Quận Chúa ngạc nhiên, mẹ đúng là mẹ, giữa bao người xa lạ, mẹ dõng dạc “Dont worry about it. she s cry because she miss her country.” Đang khóc, Quận Chúa không nghe rõ văn nói của mẹ có good như văn viết không… nhưng chắc cũng vừa đủ hiểu nên nhiều tiếng vỗ tay vang lên, mẹ cười dễ thương khi mẹ muốn… Mấy mẹ con đi qua… Bỏ lại sau lưng phi trường, bỏ lại sau lưng Việt Nam, bỏ lại sau lưng ba… Đâu đó trên sân thượng của phi trường Tân Sơn Nhất ba có nhìn thấy chiếc phi cơ đã mang chị em Quận Chúa và mẹ trôi theo dòng đời?


Trôi theo dòng đời… Nói nghe thì bi đát… Lỗi lớn nhất của gia đình Quận Chúa là dân đi máy bay! Không phải Người di tản buồn, không phải thuyền nhân… nhiều thứ không phải khác… May mà Quận Chúa còn có một đại gia đình định cư ở thế giới tự do này từ rất lâu, có đủ mọi thành phần vinh dự, từ dân du học trước 1975, từ người di tản buồn 1975, từ boat people 1980 đến H.O 1990 nên có chỗ mà dựa không sợ ai ăn hiếp… Thấy gia đình Quận Chúa tạm thời mẹ góa con côi mấy cậu, dì thương lắm; khi đặt chân vào nhà mới nhìn quanh quất trong nhà không thiếu một cây tăm! Mấy cậu tuyên bố: “Nhà này đã trả tiền trước 6 tháng rồi, sau này tính tiếp.”

Sau đó 3 tháng Quận Chúa và chị có bằng lái xe.

Sau đó 6 tháng Quận Chúa và chị có bằng nail. (Quận Chúa sẽ không kể những buổi sáng còn đón xe Bus đi học lạnh đến nổi chảy máu mũi. Quận Chúa cũng không kể những chua xót khi cầm vài đồng tip mà muốn ném xuống đất vì cái cách cho… Sợ mẹ lại bỉu môi: chuyện nhỏ… Rồi mẹ lại tự dằn vặt từng đêm, từng đêm…)

Hay không bằng hên, hai chị em có bằng đúng vào mùa hè, mùa nail, cùng làm chung một tiệm cách nhà 5? lái xe… Mấy cậu khỏi phải trả tiền nhà nữa, khoái chí khoe khoang với người quen ỏm tỏi: Cháu tao thế này, cháu tao thế kia… làm rất nhiều người cứ muốn gặp… cháu tao!!!

Vậy là Quận Chúa đi làm nail! Tưởng qua Mỹ làm vương làm tướng, đứa bạn thân nhất ở Viêt Nam email như vậy… Buồn!!!

Ngày đầu tiên đi làm ngơ ngác, gặp một ông Mỹ to gấp 3 lần Quận Chúa đến làm móng sạch sẽ để cưới vợ… No problem! Nói chuyện một hồi, bảo đảm không hề to quơ, ổng nói: “mày giỏi vậy sao không đi học tiếp?” “Tao chờ ở đúng 1 năm để có Financial Aid mới khỏi đóng tiền.” “O.K, khi tao đi Honey Moon về tao sẽ tìm cách giúp mày.” Dĩ nhiên Quận Chúa không hy vọng gì về lời hứa của một người sắp đi hưởng tuần trăng mật. Nhưng Quận Chúa vẫn le lói một niềm tin cuộc đời sẽ khác.

Wait and See!

Trong khi chờ đợi, Quận Chúa đành phải yêu nghề, thế thôi… Không hiểu sao Quận Chúa cứ thích vẽ lên móng cho khách những môi cười, những bông hoa, những thiên thần… những mẫu vẽ lạ lùng không hề có trong sách vở… Tiệm Quận Chúa làm vốn đã sang ơi là sang và bây giờ bắt đầu đông ơi là đông. Tuần nào Quận Chúa cũng mang về cho mẹ cái check nhiều gấp rưỡi cái check của Đại Tiểu Thư… Dần dà, Quận Chúa đã là siêu sao của tiệm, có quyền yêu sách: Em muốn thế này, em muốn thế kia… mà không sợ chủ đuổi thì ông Mỹ kia đi Honey Moon về đến tiệm book Quận Chúa một gói cao tiền nhất… Dĩ nhiên Quận Chúa nhường cho Đại Tiểu Thư làm cho bà vợ…

Sau đó, bà vợ tip cho hai chị em $100… Kỷ lục trong giới làm mọi người choáng váng…

Sau đó bà vợ gọi Quận Chúa qua điện thoại với lời chiêu dụ: “Công ty tao cần một nhân viên giao tế. Mày có thể?”

Và sau đó, sau đó… Bạn có tin là phép lạ đã xảy ra? Chuyện của Quận Chúa chưa hết, nhưng chúng ta tạm nghỉ đã, như ngàn lẻ một đêm vậy mà…

Tôn-Nữ Thu-Dung

Ý kiến bạn đọc
24/04/201315:14:19
Khách
Cute!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,302,509
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.