Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, 2000, nhận giải bán kết năm 2001, thêm giải Việt Bút 2010, và đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất.
Có lần một chị bạn văn đến nhà tôi xin chuối về trồng, mà chị ấy nhất định xin cây chuối lớn, nghĩa là cây có buồng chứ không chịu cây chuối con. Tôi nói cây có buồng lớn như vậy làm sao chị chở về được, với lại buồng chuối còn non mà.
Chị nói sẽ chờ chừng nào tôi chặt buồng rồi mới xin cây đó. Tôi ngạc nhiên hỏi lại rằng bộ nhà chị nuôi heo hay sao mà cần thái chuối để nấu cám.
Chị lắc đầu rồi hỏi một câu khiến tôi chới dzới:
- Sau khi đốn buồng, bao lâu thì cây chuối sẽ ra buồng khác?
- Dạ thưa bà chị thân mến của tôi ơi, nếu bỏ phân và tưới nước đều đặn thì chừng vài ba tháng sau cây chuối mẹ đó sẽ... chết ngắc. Mỗi cây chuối chỉ trổ buồng một lần. Muốn trồng chuối thì mình phải bứng cây con về mà trồng, chứ chuối không trồng bằng trái, hay hột được.
Tôi lớn lên ở ruộng vườn, quen thuộc từng gốc chuối bờ tre như quen nhìn những ngón tay mình. Nếu bây giờ có ai nói rằng có cách trồng chuối khác với cách cha ông mình để lại, là bứng chuối con đi trồng thì tôi cho là họ nói dóc, hoặc chẳng biết gì về cây chuối hết.
Ấy vậy mà tôi đã lầm.
Cứ nghĩ thử xem, với một đồn điền trồng chuối vài ngàn héc ta, rộng lớn đến nỗi khi xịt thuốc phải dùng máy bay, thì chuối được trồng phải cùng lứa, để lần lượt chuối chín từng đợt mà đem bán hay xuất cảng. Cây chuối con ở đâu ra để đáp ứng được nhu cầu lớn lao đó. Xin thưa là họ chiết tế bào gốc ra trồng, để có cây con lúc nảy mầm chỉ lớn như cây bắp mới nhú ra từ hột. Những mầm này được ương trong những vỉ, rồi nhổ ra trồng trong chậu 5 galon. Chẳng bao lâu cây con đã cao cả thước sẵn sàng mang đi trồng. Trong vườn ươm của đồn điền có cả mấy trăm ngàn cây được chiết ra như vậy.
Thường thì một thân chuối chỉ ra được một buồng, nhưng đôi khi cũng có cây ra hai ba buồng một lần.
Hồi gần đây trên Net có nhiều bài nói về nên ăn chuối để trị bịnh ung thư, tôi cũng chả tin, bằng chứng là tôi có một người quen ăn nhiều chuối lắm, vì chuối ở đây sale có 1 đồng/3 pounds, thế mà anh ta ăn từ ngày này qua tháng nọ, vậy mà mới chết đứ đự hôm qua đây.
Ở VN bây giờ chuối rẻ như bèo, người ta ăn thay cơm cho đỡ tốn, thế mà vào Bịnh viện Ung Bướu SG mà xem, bịnh nhân tràn đầy, nằm cả dưới gầm giường, như thế chứng tỏ chuối chẳng có si nhê gì tới căn bệnh chết người này.
Hồi còn nhỏ, tôi thấy mấy đứa bé bị đau bụng đi ngoài, các bà mẹ cấm tiệt ăn chuối, thế nhưng qua Mỹ thì cứ bị Tào Tháo rượt, Bác sĩ lại bảo là phải ăn chuối và uống nhiều nước. Chuối làm phân đặc sệt lại, và nước uống vào bù cho số nước vừa mất, nếu không làm như thế, bệnh nhân sẽ chết vì mất nước.
Chỉ có điều này có thể thử nghiệm, mắt thấy rõ ràng: Đó là có người nói lấy vỏ chuối đã chín kỹ, chà xát mặt trong của nó lên trên mụn cóc, chỉ vài lần là khỏi.
Hồi trước kia tôi có một mụn nhỏ, phải đi đốt điện mới hết (đau rát bỏ bà) nhưng nay chẳng có mụn nào mà thử, vậy ai có cái thứ mụn trông mất thẩm mỹ này, hãy thử xem, nếu có kết quả thì thông báo cho mọi người biết.
Những quốc gia sản xuất nhiều chuối nhất trên thế gới là ở miền gần xích đạo thí dụ như Ecuador, Costa Rica, Philippines,Thailand và Colombia., nhưng hầu hết công nhân ở đồn điền chuối sống đời nghèo khổ bệnh tật vì muỗi gây sốt rét, vì thuốc trị sâu rầy và nấm có hại cho cây chuối.
Những công ty chúng ta thường thấy dán nhãn hiệu lên trái chuối như Dole, Chiquita, Del Monte, Bonita là những công ty đa quốc gia.
Họ là những chủ nhân trả lương rẻ mạt để có thể bán cho chúng ta những trái chuối vàng ươm, không tì vết với giá tại siêu thị trên dưới 35cent/pound.
Tại những luống chuối thẳng tắp, công nhân cõng chuối ra móc lên ròng rọc để nó tự động chạy về nơi sơ chế. Chuối được móc vào dây cáp do ròng rọc chuyển dọc theo vườn chuối.
Nhưng chúng ta ít người tự hỏi là với phương cách nào mà họ giữ cho trái chuối không một vết sẹo, một vệt đen khi chuyển vận như thế?
Nhìn tận nơi chúng ta mới thấy cách thu hoạch chuối hoàn toàn khác ở VN. Người ta lấy những miếng đệm cao su như cái vành nón mà chêm giữa những nải chuối. Khi cắt xuống nó được quấn bọc ny lon cẩn thận. Lúc cắt nải ngâm vô nước có người đứng phân loại, trái nào có vết sẹo là lấy riêng ra dùng để sấy khô làm mứt; trái nào coi đẹp mới đóng thùng.
Họ hàng nhà chuối có cả mấy trăm loại: có thứ một buồng chỉ có vài nải, trái to như cổ chân người lớn, xuôi xuống chứ không cong lên; lại có thứ cả trăm nải trái nhỏ như hạt mít ăn lạt nhách không ra cái tướng báo gì, nhưng chuối được ưa chuộng nhất trên thế giới là chuối tiêu (chuối già cui) mà ta thường thấy bán trong siêu thị Mỹ, trái dài màu vàng. Mỗi năm mấy nước kể trên xuất cảng đi toàn thế giới hàng trăm triệu tấn.
Chuối tiêu bên VN thì khi chín vẫn còn màu xanh, chín rục nó mới biến ra hơi vàng và có chấm đen gọi là chín trứng quốc.
Những loại đặc biệt trái dài như quả mướp; loại da chuối màu tím xậm lúc còn non; loại có hột dùng để thái lát mỏng ăn ghém (chuối hột hay chuối chát) khi chín thì đem ngâm rượu đế...uống say chết bỏ.
Vườn chuối nhà tôi cho trái thì ít, nhưng cho cây thì nhiều. Người xin về chẳng phải để trồng mà là để ăn.
Cây chuối non thái mỏng ngâm trong nước có bỏ chút muối và giấm, vắt cho khô để trộn với thịt vịt, rau răm và đậu phọng thành món gỏi rất ngon.
Còn củ chuối thái nhỏ như cây tăm rồi đem luộc vừa chín tới. Ra chợ mua về một đùi dê còn cả da, đem thui trên bếp cho thiệt vàng, chặt miếng ướp với củ riềng, bột me (thay cho mẻ) và ít muỗng mắm tôm, chờ chừng vài tiếng cho thấm rồi mới xào.
Khi thịt vừa chín thì đổ củ chuối vô xào thêm vài phút là được.
Cái món này đối với Bắc kỳ 54 họ còn ra vườn hái thêm là mơ nữa mới là đúng bộ.
Đám chuối sau nhà như một mảnh quê hương, lúc nào rảnh rỗi tôi thường ra đứng dưới bóng lá mà nhớ về những ngày còn thơ ấu, có thằng nhỏ lót lưng bằng mấy tấm lá chuối, nhìn trời mà mơ uớc được đi xa như những đám mây trắng trôi lững lờ tuốt trên cao.
Nguyễn Viết Tân
Vườn chuối sau nha, và vị khách thăm.
Ở xứ Mỹ này, nhất là ở miền nam Cali, có lẽ nhà tôi trồng nhiều chuối nhất, gọi là "xạ chuối" thì đúng hơn, vì chuối la liệt khắp vườn, khiến quanh năm rợp mát âm u.Có lần một chị bạn văn đến nhà tôi xin chuối về trồng, mà chị ấy nhất định xin cây chuối lớn, nghĩa là cây có buồng chứ không chịu cây chuối con. Tôi nói cây có buồng lớn như vậy làm sao chị chở về được, với lại buồng chuối còn non mà.
Chị nói sẽ chờ chừng nào tôi chặt buồng rồi mới xin cây đó. Tôi ngạc nhiên hỏi lại rằng bộ nhà chị nuôi heo hay sao mà cần thái chuối để nấu cám.
Chị lắc đầu rồi hỏi một câu khiến tôi chới dzới:
- Sau khi đốn buồng, bao lâu thì cây chuối sẽ ra buồng khác?
- Dạ thưa bà chị thân mến của tôi ơi, nếu bỏ phân và tưới nước đều đặn thì chừng vài ba tháng sau cây chuối mẹ đó sẽ... chết ngắc. Mỗi cây chuối chỉ trổ buồng một lần. Muốn trồng chuối thì mình phải bứng cây con về mà trồng, chứ chuối không trồng bằng trái, hay hột được.
Tôi lớn lên ở ruộng vườn, quen thuộc từng gốc chuối bờ tre như quen nhìn những ngón tay mình. Nếu bây giờ có ai nói rằng có cách trồng chuối khác với cách cha ông mình để lại, là bứng chuối con đi trồng thì tôi cho là họ nói dóc, hoặc chẳng biết gì về cây chuối hết.
Ấy vậy mà tôi đã lầm.
Cứ nghĩ thử xem, với một đồn điền trồng chuối vài ngàn héc ta, rộng lớn đến nỗi khi xịt thuốc phải dùng máy bay, thì chuối được trồng phải cùng lứa, để lần lượt chuối chín từng đợt mà đem bán hay xuất cảng. Cây chuối con ở đâu ra để đáp ứng được nhu cầu lớn lao đó. Xin thưa là họ chiết tế bào gốc ra trồng, để có cây con lúc nảy mầm chỉ lớn như cây bắp mới nhú ra từ hột. Những mầm này được ương trong những vỉ, rồi nhổ ra trồng trong chậu 5 galon. Chẳng bao lâu cây con đã cao cả thước sẵn sàng mang đi trồng. Trong vườn ươm của đồn điền có cả mấy trăm ngàn cây được chiết ra như vậy.
Thường thì một thân chuối chỉ ra được một buồng, nhưng đôi khi cũng có cây ra hai ba buồng một lần.
Hồi gần đây trên Net có nhiều bài nói về nên ăn chuối để trị bịnh ung thư, tôi cũng chả tin, bằng chứng là tôi có một người quen ăn nhiều chuối lắm, vì chuối ở đây sale có 1 đồng/3 pounds, thế mà anh ta ăn từ ngày này qua tháng nọ, vậy mà mới chết đứ đự hôm qua đây.
Ở VN bây giờ chuối rẻ như bèo, người ta ăn thay cơm cho đỡ tốn, thế mà vào Bịnh viện Ung Bướu SG mà xem, bịnh nhân tràn đầy, nằm cả dưới gầm giường, như thế chứng tỏ chuối chẳng có si nhê gì tới căn bệnh chết người này.
Hồi còn nhỏ, tôi thấy mấy đứa bé bị đau bụng đi ngoài, các bà mẹ cấm tiệt ăn chuối, thế nhưng qua Mỹ thì cứ bị Tào Tháo rượt, Bác sĩ lại bảo là phải ăn chuối và uống nhiều nước. Chuối làm phân đặc sệt lại, và nước uống vào bù cho số nước vừa mất, nếu không làm như thế, bệnh nhân sẽ chết vì mất nước.
Chỉ có điều này có thể thử nghiệm, mắt thấy rõ ràng: Đó là có người nói lấy vỏ chuối đã chín kỹ, chà xát mặt trong của nó lên trên mụn cóc, chỉ vài lần là khỏi.
Hồi trước kia tôi có một mụn nhỏ, phải đi đốt điện mới hết (đau rát bỏ bà) nhưng nay chẳng có mụn nào mà thử, vậy ai có cái thứ mụn trông mất thẩm mỹ này, hãy thử xem, nếu có kết quả thì thông báo cho mọi người biết.
Những quốc gia sản xuất nhiều chuối nhất trên thế gới là ở miền gần xích đạo thí dụ như Ecuador, Costa Rica, Philippines,Thailand và Colombia., nhưng hầu hết công nhân ở đồn điền chuối sống đời nghèo khổ bệnh tật vì muỗi gây sốt rét, vì thuốc trị sâu rầy và nấm có hại cho cây chuối.
Những công ty chúng ta thường thấy dán nhãn hiệu lên trái chuối như Dole, Chiquita, Del Monte, Bonita là những công ty đa quốc gia.
Họ là những chủ nhân trả lương rẻ mạt để có thể bán cho chúng ta những trái chuối vàng ươm, không tì vết với giá tại siêu thị trên dưới 35cent/pound.
Tại những luống chuối thẳng tắp, công nhân cõng chuối ra móc lên ròng rọc để nó tự động chạy về nơi sơ chế. Chuối được móc vào dây cáp do ròng rọc chuyển dọc theo vườn chuối.
Nhưng chúng ta ít người tự hỏi là với phương cách nào mà họ giữ cho trái chuối không một vết sẹo, một vệt đen khi chuyển vận như thế?
Nhìn tận nơi chúng ta mới thấy cách thu hoạch chuối hoàn toàn khác ở VN. Người ta lấy những miếng đệm cao su như cái vành nón mà chêm giữa những nải chuối. Khi cắt xuống nó được quấn bọc ny lon cẩn thận. Lúc cắt nải ngâm vô nước có người đứng phân loại, trái nào có vết sẹo là lấy riêng ra dùng để sấy khô làm mứt; trái nào coi đẹp mới đóng thùng.
Họ hàng nhà chuối có cả mấy trăm loại: có thứ một buồng chỉ có vài nải, trái to như cổ chân người lớn, xuôi xuống chứ không cong lên; lại có thứ cả trăm nải trái nhỏ như hạt mít ăn lạt nhách không ra cái tướng báo gì, nhưng chuối được ưa chuộng nhất trên thế giới là chuối tiêu (chuối già cui) mà ta thường thấy bán trong siêu thị Mỹ, trái dài màu vàng. Mỗi năm mấy nước kể trên xuất cảng đi toàn thế giới hàng trăm triệu tấn.
Chuối tiêu bên VN thì khi chín vẫn còn màu xanh, chín rục nó mới biến ra hơi vàng và có chấm đen gọi là chín trứng quốc.
Những loại đặc biệt trái dài như quả mướp; loại da chuối màu tím xậm lúc còn non; loại có hột dùng để thái lát mỏng ăn ghém (chuối hột hay chuối chát) khi chín thì đem ngâm rượu đế...uống say chết bỏ.
Vườn chuối nhà tôi cho trái thì ít, nhưng cho cây thì nhiều. Người xin về chẳng phải để trồng mà là để ăn.
Cây chuối non thái mỏng ngâm trong nước có bỏ chút muối và giấm, vắt cho khô để trộn với thịt vịt, rau răm và đậu phọng thành món gỏi rất ngon.
Còn củ chuối thái nhỏ như cây tăm rồi đem luộc vừa chín tới. Ra chợ mua về một đùi dê còn cả da, đem thui trên bếp cho thiệt vàng, chặt miếng ướp với củ riềng, bột me (thay cho mẻ) và ít muỗng mắm tôm, chờ chừng vài tiếng cho thấm rồi mới xào.
Khi thịt vừa chín thì đổ củ chuối vô xào thêm vài phút là được.
Cái món này đối với Bắc kỳ 54 họ còn ra vườn hái thêm là mơ nữa mới là đúng bộ.
Đám chuối sau nhà như một mảnh quê hương, lúc nào rảnh rỗi tôi thường ra đứng dưới bóng lá mà nhớ về những ngày còn thơ ấu, có thằng nhỏ lót lưng bằng mấy tấm lá chuối, nhìn trời mà mơ uớc được đi xa như những đám mây trắng trôi lững lờ tuốt trên cao.
Nguyễn Viết Tân
Mấy nải chuối anh cho chị em Na quí hơn vàng :) , chị Hai để dành 5 trái làm dấm, đã ăn được mấy chai dấm rất ngon rồi , con dấm trong trong rất đẹp .
Thu
Quê tôi ở Rạch Giá Kiên Giang nên trồng chuối nhiều lắm.
Có nhiều địa danh như Vườn Soài, đường Trương Minh Giảng và cổng xe lửa số 6 ngày xưa đó, chẳng thấy cây soài nào, chắc là vì người ta đốn hết rồi. Còn bây giờ hỏi Phước Tuy ở đâu, chắc 10 người VN may ra còn một vài người biết mà thôi.
"thu" trồng chuối chưa ra trái không có gì ngạc nhiên, nhưng hơi lạ là trồng hồi "chúng tôi dọn đến đây tháng 9/2012, đầu tháng 10/2012 tôi mua 6 cây chuối về trồng" đến nay mới đầu năm 2013 thì làm sao có trái kịp?
Chắc là năm 2011 phải không?
Chuối có nhiều loại ngắn hay dài ngày. Hồi xưa ở Long Khánh có loại chuối bơm, trái vàng rất đẹp, ăn hơi chua, trồng có vài ba tháng, lên năm sáu lá là có buồng, hơn 30 ngày sau là chín, nhưng phần nhiều loại chuối phải có chừng 20 lá (kể cả những lá già lụi đi rồi) mới có buồng.
Ở VN trời nóng ẩm, tháng tư mới mưa xuống mình chiết chuối con ra trồng, đến gần tết đã có chuối gói bánh tét rồi.
Ở Mỹ chậm hơn nhiều, thậm chí cây chuối sứ (cao gấp 3 lần cây lùn) thì vài ba năm mới có trái là thường. Nhiều người chán quá phải đốn bỏ.
Tôi nghĩ Kenya là xứ nóng, nếu tưới nước đều đặn, thì chuối sẽ có trái sớm thôi. Nó ra trễ như vậy chắc là tại giống chuối.
Thân mến.
Tân
Ca dao có "Gió đưa bụi chuối sau hè..."mà ông "chơi" cái tựa "Cây chuối sau vườn" thiệt ngộ nghĩnh ở chỗ vừa không phải sau hè mà càng không phải nguyên bụi chuối nữa;ấy thế mà mở trang truyện ra mới thấy tác giả còn cắc cớ tới đâu ....Mèn ơi! Hổng phải cây cũng hổng phải bụi mà là cả vườn lận!Thiệt tình!Làm tôi nhớ chợ Vườn Chuối...(nói dóc nghe cho vui chứ chợ Vườn chuối bán chuối chứ không có cây chuối nào hết trọi!)
Bài của ông lúc nào cũng mang đậm màu sắc Nguyễn Viết Tân : vừa cung cấp kiến thức vừa giải trí nhẹ nhàng với giọng văn mộc mạc;đáng yêu vô cùng!
Hoan nghênh .