Hôm nay,  

Halloween 2012: Trái Bí

26/10/201200:00:00(Xem: 208836)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới của cô là một truyện đặc biệt cho mùa Halloween đang tới.

Scott xoay người qua một bên,chậm chạp duỗi dài đôi chân và cố gắng chống hai tay lên thành giường tính đứng dậy. Bất chợt tiếng chuông từ thành giường reo lên inh ỏi làm anh giật mình. Cô y tá Kat vội vàng chạy vào, khi thấy anh vẫn còn nằm tòn teng nữa trong nữa ngoài trên giường, cô ta đưa tay lên ngực làm một dấu hiệu “ hết hồn” rồi cô đến gần, nâng đôi chân của anh để lại trên giường và nhỏ nhẹ nói:

- Ông Scott, tôi nhắc ông hoài là ông phải gọi chúng tôi đến giúp mỗi khi ông muốn ra khỏi giường.

Scott nhìn Kat gượng gạo:

- Xin lỗi Kat, tôi quên. May mà có cô vào không thì…

Kat cười thông cảm:

- Tôi hiểu, không thì có thể ông đã té rồi. Ông cần vào nhà tắm phải không?

Scott lắc đầu:

- Tôi chỉ muốn qua ghế ngồi thôi, nằm lâu mỏi lưng quá

Kat nhẹ nhàng đỡ Scott ngồi dậy, cô kéo ống oxygen và dời ống chuyền

nước biển từ cái máy qua một bên, sau đó mới dìu Scott đến ngồi trên chiếc ghế gần cửa sổ. Chỉ đi có mấy bước mà Scott đã cảm thấy mình rất yếu, đôi chân dường như không đủ sức đỡ được thân thể rất còm cõi của anh. Hơi thở của anh thì cũng dồn dập mặc dù ống oxygen vẫn tiếp tục chạy qua hai lỗ mũi. Kat đặt một cái gối sau lưng ghế, đỡ Scott ngồi xong đưa cho anh cái “call light” và không quên dặn dò lần nữa:

- Ông nhớ gọi tôi khi cần nhé

Scott gật đầu cám ơn và đưa mắt nhìn qua song cửa sổ nơi anh bắt gặp những con chim bồ câu đang vội vã gọi nhau về đậu trên nóc nhà cao. Từ hơn hai tuần nay, cái phòng nhỏ hẹp trong nhà thương và khung cửa sổ này là nơi Scott đã bắt đầu thấy quen thuộc. Quen thuộc từ giờ giấc bác sĩ, y tá vào săn sóc, từ tiếng báo động của cái “alarm” trên thành giường nhắc nhở cho anh biết sự yếu đuối,kiệt sức của mình, và quen thuộc luôn với những cơn đau dai dẳng mà anh đang chịu đựng. Cơn đau và những ống Morphine liên tục khiến đầu óc anh mơ màng, tâm trí anh lẫn lộn, và cơ thể thì qúa mệt mỏi buông xuôi. Đôi lúc Scott nghĩ thượng đế không công bằng với anh. Một đời anh sống trong lành, anh là người ngoan đạo và luôn làm những công việc thiện nguyện. Điều anh đau đớn nhất là anh mới hai mươi chín tuổi, cái tuổi đầy nhựa sống nhưng tại sao anh lại có một bất hạnh là bị dày vò bởi những cơn đau rã rời như thế này?

Cách đây hơn một năm, Scott bị hành hạ bởi những cơn nhức đầu khủng khiếp, lần cuối cùng anh bị ngất xỉu, khi đưa vào nhà thương thì cái tin “ung thư bướu đầu” như một tiếng sét đánh ngang tai. Mấy tuần sau thì anh giải phẩu màng óc và từ đó đời sống của anh gắn liền với những đau đớn của thể xác từ sự điều trị tiếp tục của chemotherapy. Những chuyến vào bệnh viện đều đặn đã qúa thông thường đối với anh, thêm vào đó cơn đau tinh thần làm cho tâm hồn anh thêm suy nhược. Anh biết hơi thở mình càng ngày càng đứt đọan dù bác sĩ có nói với anh là còn nước còn tát, hãy có một niềm tin mạnh mẽ. Anh muốn tin nhưng nổi đau miên viễn từ những ngày tháng qua khiến anh qúa bi quan.

Qua song cửa sổ, buổi chiều tháng mười với những tia nắng nhạt nhòa trên bãi cỏ đã bắt đầu hơi úa vàng và những áng mây xám đang vương vấn trên bầu trời màu xanh đục. Scott nhìn qua phía bên kia đường, bệnh viện này mới xây và ở xa thành phố nên bên kia đường còn trống trãi với một nông trại nằm giữa cánh đồng nhỏ. Trên cánh đồng có những con bò đang đi uể oải thong thả dưới ánh chiều tà, những bó rạ khô bó lại tròn trịa rải rác khắp nơi. Đặc biệt hôm nay Scott thấy có một đống trái bí vàng rộ nằm ngổn ngang trước cửa nông trại, bên cạnh đó là hình của một người bù nhìn đứng chơ vơ giữa cánh đồng. Anh thầm nhủ sắp Halloween rồi, tháng mười và những trái bí au vàng gợi lại cho anh những kỷ niệm đau thương và sự băn khoăn sợ hãi của tuổi thơ ấu.

Kat đi vào với mâm cơm, trên khay thức ăn chiều nay có một miếng giấy lót trang trí với hình những qủa bí. Kat tươi cười nói:

- Chỉ còn một tuần nữa là tới Halloween, năm nay tôi được nghĩ làm nên sẽ có dịp đưa hai đứa con tôi đi xin kẹo trong xóm.

Scott nhớ đến những bộ đồ mà mẹ anh đã may cho khi anh còn bé. Cứ mỗi mùa Halloween là anh có một trang phục khác nhau theo những nhân vật trong phim hoạt họa. Tình thương của mẹ anh biểu lộ qua những bộ đồ chính tay bà may lấy cho anh. Dạo đó anh thấy mình rất đặc biệt vì những trang phục của anh không giống như những bộ đồ bày bán khắp nơi vào ngày lễ này. Anh còn nhớ đến nổi náo nức khi chờ ba anh đi làm về để cả ba lẫn mẹ dẫn anh đi từng nhà xin những chiếc kẹo đủ màu hấp dẫn. Trời cuối tháng mười nên khí hậu đã bắt đầu nhuốm lạnh,mẹ anh cầm tay anh theo đám đông con nít đi lòng vòng trong xóm. Khi đi qua những căn nhà trang trí với những hình nộm ma quái rất dễ sợ mẹ thường ôm chặt anh vào lòng trấn an. Có khi đi lâu mệt qúa ba anh phải cõng anh trên lưng đi cho hết từng căn nhà trong đêm tối cho đến khi anh ngủ gục vì nếu về sớm anh lại khóc. Hạnh phúc gia đình rất ngắn ngủi khi mẹ anh bỏ rơi hai cha con anh đi lập một gia đình khác, lúc đó anh chỉ mới tròn sáu tuổi.

Scott hỏi:

- Thế con của Kat sẽ làm nhân vật nào?

- Ô, con bé lớn thì lúc nào cũng muốn làm công chúa, còn thằng út năm tuổi thì nhất định phải làm Super Man. Tôi mua costume cho chúng nó rồi.

Kat tiếp tục nói:

- Con tôi sẽ rất mừng vì năm ngoái không ai đưa tụi nó đi khi tôi phải đi làm.

Nhìn ánh mắt hơi dọ hỏi của Scott, Kat nói luôn:

- Tôi ly dị mấy năm rồi, không bà con thân thuộc, chỉ có ba mẹ con thôi.

Scott nhẹ thở dài trong khi Kat vẫn vui vẻ chuyện trò:

- Lâu rồi đời mình cũng quen ông à!

Scott nhìn khuôn mặt dễ thương và đôi mắt màu nâu hạt dẻ của Kat và tự hỏi có thật là lâu rồi đời mình cũng quen không? Sao cuộc đời của mọi người ai cũng có những rạn nứt, đổ vỡ bất thường như thế. Không bao giờ anh quên được cảm giác bơ vơ lạc lõng khi mẹ bỏ anh ra đi. Sau đó mỗi lần Halloween đến lòng anh đã bớt vui. Nỗi vui mừng nhất từ ngày đó không phải là đống kẹo to xin được mà là những ngày trước khi lễ ba anh mua trái bí thật lớn về và bắt đầu khắc họa cho anh khuôn mặt của những nhân vật trong phim hoạt họa mà anh yêu thích. Ba anh khéo tay và rất tỉ mỉ cho nên năm nào anh cũng hãnh diện khoe với bạn bè về trái bí rất khác lạ của anh.

Nhân vật mà anh yêu thích nhất là nhân vật Super Man. Lúc anh chưa ra đời phim này đã được chiếu và sau này anh chỉ được biết câu chuyện về Super Man qua những sách comics và những trang phục vào những ngày Halloween thôi. Theo ý nghĩ non nớt của anh lúc đó, Super Man là một người tốt, ông thường hay giúp đỡ những người yếu đuối và ông có nhiều quyền lực, mỗi khi có ai hoạn nạn ông sẽ lập tức bay đến để cứu họ. Scott đã nghĩ là ông có thể bay đến nơi chốn mẹ của anh ở và đem mẹ về với ba và với anh. Có phải đứa bé con của Kat cũng có một mơ ước như anh về người cha của nó chăng?

Thuở nhỏ Scott mê nhất là bộ đồ có cái cape, cái khăn quàng rất rộng khổ choàng ngang vai và hình ảnh đôi cánh tay dang thẳng ra phía trước biểu hiệu cho một sức mạnh vô thường khi Super Man bay đi làm việc nghĩa. Khi lớn lên anh nghe nói về cái chết của Christopher Reeve người tài tử trong phim Super Man. Anh đọc tiểu sử của tài tử này và đã khâm phục sự can đảm của ông khi phải trải qua những năm tháng đau đớn, gian nan sau khi bị bại liệt qua lần té ngựa. Trong trái tim của anh, đây là một người can đảm phi thường, ba anh cũng là một “siêu phàm” vì ông cũng đã trải qua một chịu đựng khôn lường khi ông mắc phải chứng bệnh đau tim.

Năm anh mười một tuổi, ba anh mới có ba mươi tám tuổi và đã phải đi thông tim nhiều lần vì những mạch máu trong tim bị nghẹt. Lúc còn nhỏ, Scott cũng đã qúa quen với khung cảnh của nhà thương, sau những giờ tan học, người hàng xóm tốt bụng đến đón anh ở trạm xe bus và đưa anh thẳng vào bệnh viện ở với ba anh cho tới tối thì rước về. Mặc dù có những khi hơi thở khó khăn ba anh cũng ráng chỉ dẫn bài vở cho anh với nụ cười ẩn náu dưới ống oxygen như anh đang đeo bây giờ.

Tháng mười năm đó, khi vừa xuất viện, ba anh vội vã đi chọn một trái bí để khắc hình Super Man cho anh cho đúng vào dịp lễ. Ba anh đã vẽ hình của Super Man với khuôn mặt đẹp trai và rất hiền từ phảng phất khuôn mặt của tài tử Christopher Reeve trên trái bí. Anh nhớ mình đã rất hồi hộp và hứng thú chờ đợi sự thành hình của trái bí đó. Mỗi ngày ba anh đã cố gắng khắc một phần, ông nói với anh cái khó nhất là khuôn mặt và đôi mắt vì phải chạm trổ làm sao cho đôi mắt phải có hồn thì mới diễn tả được sự dũng cảm của Super Man. Khi ba anh chạm trổ đến hình chử “S” trên cái áo khoác thì anh biết ba anh cũng đã là một “Super Man”,và ông thật sự thương anh đến hơi thở cuối cùng khi một bữa anh vội vã chạy từ trạm xe bus về nhà nhìn thấy ba anh ngã gục trên bàn và bàn tay còn tựa lên hình trái bí đang khắc dở dang. Từ đó, tháng mười, trái bí, hình ảnh của Super Man người chưa mang được người mẹ về với anh đã làm một kỷ niệm đau buồn hòa lẫn với thương yêu và một đợi chờ mông lung xa vời.

Scott nhìn Kat đang sửa soạn thuốc uống cho anh trước khi ra về, bất chợt anh yêu cầu:

- Ngày mai Kat có thể đem cho tôi một trái bí không?

Kat ngạc nhiên:

- Ông muốn tôi mua cho ông hình trái bí để trang trí trong phòng hả?

Scott lắc đầu:

- Không đâu, tôi muốn trái bí để khắc hình Super Man cho con trai của Kat đó mà.

Kat cảm động:

- Ông còn yếu qúa, liệu ông làm nổi không?

Tuy nói vậy nhưng hôm sau khi vào Kat cũng đem theo một trái bí thật lớn màu đỏ vàng, cô còn đem theo một decal hình của Super Man. Cô giúp Scott ngồi trên ghế và để cho anh dán cái decal trên trái bí. Biết là anh rất yếu nên Kat đã khéo léo giàn xếp với một ông huấn luyện trị liệu (Occupational Therapist) đến để giúp Scott bắt đầu chạm trổ hình trên trái bí trong khi tập lại sức khỏe cho đôi tay đang yếu. Khi đưa con dao chạm trổ nhỏ cho Scott, Kat không quên dặn đi dặn lại:

- Ông phải cẩn thận đừng làm đứt tay vì máu ông đã loãng, mỗi vết cắt là một mối lo lớn.

Scott cười hớn hở như một đứa trẻ thơ:

- Kat đừng lo qúa, tôi biết sức của mình mà.

Scott khởi đầu chạm trổ từ cái áo choàng thay vì khuôn mặt. Từ thuở nhỏ anh đã nghĩ sở dĩ Super Man bay được là nhờ sự hổ trợ từ cái áo khoác này. Mỗi vết khắc trên trái bí làm một nỗi nhớ in hằn trong tim anh. Anh nhớ tới bàn tay khéo léo của ba anh, nhớ đến ánh mắt đau thương của ông khi nhìn hình ảnh mẹ anh đã xa khuất trong đời sống của cả hai cha con. Anh nhớ tới hơi thở đứt đoạn của ba anh như hơi thở khắc khoải từng hồi của anh hiện tại. Anh nhớ đến buổi chiều tháng Mười có chút mưa phùn lất phất, trong cái lạnh hơi se sắt sang mùa đó, anh đã thấy những chiếc lá vàng bay theo chiếc quan tài của ba anh đang từ từ đi xuống lòng đất, anh đã ước ao phải chi anh gửi được trái bí đang chạm trổ dang dở đó đi theo người cha anh hùng đã thương yêu và hy sinh cho anh cho đến cuối cuộc đời thì anh đã rất mãn nguyện.

Với sự giúp đỡ của người huấn luyện trị liệu, mỗi ngày Scott đã có thể chạm trổ được một phần nhỏ trên trái bí và phải ngưng lại khi cơn đau dằn vặt bất chừng, và mỗi khi hơi thở trở nên qúa nặng nể, dồn dập.

Hôm nay, sau khi ăn trưa xong, Scott cảm thấy đầu óc mình sáng suốt và cơ thể như hồi sinh, anh thấy như mình đang có một nguồn sinh lực rất dồi dào, bất thường. Scott bấm chuông gọi, hôm nay Kat nghỉ nên ông y tá Jason vào săn sóc cho Scott, khi vào đến phòng Jason với khuôn mặt lấm tấm tàn nhang và nụ cười cởi mở:

- Ông cần thêm thuốc đau hả?

Scott cũng cười rất tươi:

- Tôi khỏe như Super Man,tôi muốn chạm khắc cho xong trái bí, ngày mai là Halloween rồi. Ông đem nó để lên bàn cho tôi được không?

Jason đỡ trái bí từ thành cửa sổ để lên bàn, lấy con dao nhỏ đưa cho Scott và trầm trồ:

- Ông chạm trổ hình qúa mỹ thuật, khi nào xong thì cho tôi chụp hình nhé.

Scott đã chạm khắc xong cái áo choàng và anh rất hài lòng vì chữ S” ngay chính giữa chiếc áo nổi bật trên trái bí, bây giờ thì Super Man có thể bay tới tận chân trời nào cũng được. Anh bắt đầu chạm tới đôi mắt, nơi đây anh dừng lại vài phút, mường tượng tới đôi mắt vị tha của ba anh, rồi tới khuôn mặt với những nét chịu đựng của ông những ngày trước khi ông lìa trần, ba anh là thần tượng sống mãi trong lòng anh.

Bây giờ thì trái bí tròn trịa đã hoàn thành, Scott mở một nụ cười mãn nguyện. Anh thong thả đứng dậy, trở lại giường nằm ngắm “tuyệt tác phẩm” của mình. Bất chợt anh cảm nhận được một an lành trong tâm hồn, anh đưa tay tắt cái máy đang chuyền Morphine vào đường gân trên cánh tay gầy guộc, rồi anh từ từ gở ống Oxygen ở mũi ra và hít hà mùi thơm ngọt ngào từ trái bí, anh đang tận hưởng mùi thơm của hương vị tháng mười. Anh nhắm mắt lại và nghe chừng như nỗi đau quằn quại đã rất xa lạ, anh mơ hồ thấy mình đang được nằm trong cánh tay mạnh mẽ của Super Man để được bay trở về nơi căn nhà cũ nơi thiên đường hạnh phúc có ba anh đang đứng đợi, nhưng sao bóng dáng của mẹ anh thì mãi khuất xa ngàn trùng.

Nguyễn thị Huế Xưa

Ý kiến bạn đọc
02/11/201214:32:39
Khách
Tôi rất thìch đọc bài của tác giả NTHX vì cô viết mẫu chuyện rất thực tế, dạt dào tình cảm và làm cho tôi suy nghĩ đến những đạo đức của con ngừoi. Văn cô viết nhẹ nhàng quyến rũ làm ngừoi đọc cảm mến ngay vói nhân vật trong truyện. Mong còn đựoc đọc thêm nhiều bài nữa.
26/10/201205:43:49
Khách
Truyện quá hay và cảm dộng muốn khóc quá,cô Huế xưa ơi....Thuơng cho anh chàng Scott có quá nhiều bất hạnh thời thơ ấu,lại thêm bệnh tật lúc nửa chừng xuân, sắp phải giã từ cuộc đời mà còn nhớ dến ngừoi cha thân yêu tận tuỵ vì mình trước khi chết...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến