Hôm nay,  

Người Chiến Sĩ Muôn Đời

01/08/201200:00:00(Xem: 219247)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố, đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Bài mới, là chuyện nàng dâu Huế Xưa kể về ông bố chồng, với ghi chú như sau “Viết theo cảm nghĩ của NHC, đứa cháu đang ngậm ngùi nhìn thấy sự chịu đựng đau đớn của ông nội. Riêng tặng ba, người đã cho con một tình thương êm ái từ bao năm qua. Một lần nữa cho ba, đại tá NHĐ, người “Chiến Sĩ”.

Ông nội kéo chiếc chiếu ny lông trải trước lò sưởi, xong ông thong thả mặc chiếc áo tràng xám rồi từ từ ngồi xuống. Trước mặt ông nội là một cuốn kinh cầu siêu, một chuỗi hạt tràng nâu, và một chuông khánh nhỏ. Ông nhìn lên bục gỗ trên lò sưởi, nơi đó là bàn thờ bà nội. Bàn thờ bà nội bao giờ cũng có bình hoa huệ trắng vì đó là tên cúng cơm của bà. Bên cạnh bình hoa là tấm hình chụp khi đang lâm bệnh,tuy khuôn mặt già nua đau đớn, nhưng đôi mắt vẫn đang ráng mỉm cười, như ông nội hiện giờ đang mỉm cười với bà nội trước bàn thờ.

Đó là ông bà nội của tôi với nụ cười của tình yêu bất diệt.

Chị em tôi sanh trưởng ở Mỹ nhưng nhờ sự chăm lo dạy giỗ của Mẹ, chúng tôi luôn cảm nhận được giá trị tình yêu thương gia đình. Có lần tôi hỏi mẹ sao ngày xưa mẹ bằng lòng lấy ba, thì mẹ đã không ngần ngừ trả lời vì mẹ qúa “yêu” ông nội.

Mẹ kể lại là thuở mới quen ba, mỗi lần đến nhà nhìn thấy sự âu yếm của ông nội dành cho bà nội thì mặc dù ba lúc đó chưa có nghề nghiệp gì mẹ vẫn nghĩ mình là “chuột sa hủ gạo.” Ông bà nội hồi ấy còn ở vào tuổi năm mươi, mỗi lần đi đâu, ông nội lúc nào cũng ân cần cầm tay bà nội, dịu dàng chuyện trò. Mẹ đã nghĩ “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, lấy được ba là sẽ tận hưởng cái hạnh phúc mà mẹ đang chứng kiến trước mắt,nhưng sự thật thì rất phũ phàng vì ba là con nhà tông nhưng tự mọc lông cánh một mình nên đời của mẹ nước mắt nhiều hơn nụ cười.

Đúng như mẹ nói, từ thuở nhỏ, ông nội đã là thần tượng của hai chị em tôi. Ông nội là “cứu tinh” cho mọi dụng cụ hoặc đồ chơi của chị em tôi, khi chúng bị hư gẫy. Khi mới lớn, chị tôi mua được một cái ví bằng da đen nên rất qúi, chẳng may dây kéo của cái ví bị hư. Mẹ tôi bảo thôi bỏ đi mẹ mua cho cái khác nhưng chị đã trả lời là chắc chắn ông nội sẽ “cứu” được nó. Qủa nhiên, không những ông nội đã sửa được sợi dây kéo mà còn đánh bóng màu da lại như cái ví mới. Chị tôi trân trọng xài cho đến lúc nó rách tả tơi mới đành lòng bỏ.

Ba tôi là con cả, chú tôi lúc đó còn qúa nhỏ và lại ham chơi không chịu lập gia đình sớm, nên khi chị tôi chào đời, ông bà nội nâng niu chị như viên ngọc quí giá. Khi tôi sanh ra thì chị tôi chưa tới bốn tuổi, tuổi thơ của cả hai chị em bao quanh bằng những giây phút được chìu chuộng tuyệt vời từ ông nội. Tôi nhớ những trưa nằm ngủ gục trên bụng ông nội, khi thức giấc nhìn thấy nụ cười hiền hòa của ông. Nụ cười của ông nội đã in sâu vào tâm hồn thơ ấu của tôi, như một kỷ niệm ấm áp mà tôi hằng nghĩ đến mỗi khi tôi có những phiền muộn lo âu trong đời sống.

Khi lớn hơn một chút, tôi ham chơi với những món đồ chơi không chịu ngủ, ông nội khôi hài bảo tôi “Ông nội ngủ không được, con cầm tay cho ông ngủ đi.” Tôi vâng lời, đưa một tay nắm chặt bàn tay gân guốc của ông nội, như thế thì tôi chỉ còn lại có một bàn tay nên không chơi đồ chơi được và tôi thiếp ngủ đi lúc nào không hay.

Bà nội gọi ông nội là “lão ngoan đồng.” Tôi nhớ thời nhỏ mỗi lần chị em tôi ăn hết được một chén cơm là chúng tôi được ông nội cho đi chợ chín mươi chín xu (Everything 99 Cents). Tại chợ, ông nội vui vẻ góp ý cho chúng tôi mua nhiều món đồ chơi mang về nhà, bày ra đầy bàn. Tôi nhớ ông nội và tôi lúc đó thích nhất là mấy thằng Ninja Tutles bằng nhựa.

Ông nội tôi thương yêu gia đình và luôn luôn cố gắng mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người. Khi lớn lên nhìn thấy sóng gió trong cuộc đời của mẹ, hai chị em tôi hỏi mẹ tôi là tại sao mẹ lại chịu đựng được sự đau khổ đó, mẹ đã không do dự trả lời vì mẹ qúa thương ông nội. Ông ngoại tôi mất sớm nên khi mẹ về nhà chồng, ông nội là hình ảnh thân thương của người cha thứ hai trong đời của mẹ. Bao nhiêu năm về làm dâu, mẹ là “dâu ngọt” nên lúc nào ông nội cũng giới thiệu với bạn bè mẹ là con gái của ông bà nội.

Sau khi bà nội mất, dù có sự rạn nứt giữa ba mẹ, ông nội hình như càng thương mẹ hơn. Mẹ thì luôn dạy chị em tôi theo gương ông nội và thường thuật lại về cuộc đời hứng thú của ông cho chúng tôi nghe.

Ông nội xuất thân từ một gia đình khá giả ở Long Xuyên. Ngày xưa ông cố của tôi là một tỉ phú với ruộng đồng cò bay thẳng cánh, với nhà ở xây bằng bê tông, thép sắt. Ông nội là người con thứ sáu, trong những anh em ông nội là người nghịch ngợm phá phách, và có lẽ cũng thông minh nhất. Ông nộị học xong trung học chương trình pháp, có ý định xin đi tây học nhưng không biết vì một lý do gì lúc đó mà ông cố không bằng lòng. Thế là ông thi vào đại học về nghành điện sau đó bị động viên đi khóa dự bị Đà Lạt.

Đời binh chủng của ông nội gặp nhiều trắc trở vì tính tình thẳng thắn, trung trực và thương người của ông nội. Có một lúc khi không đồng quan điểm với nhóm sĩ quan cao cấp tham nhũng, ông nội bị đổi ra tận đảo Phú Quốc để lại bà nội và ba tôi lúc đó còn là đứa bé thơ. Mẹ tôi vẫn thường đùa: “Giá ngày xưa ông nội chịu tham nhũng một tí thôi thì bây giờ ông bà nội đâu phải đi làm cực khổ như thế này.”

Thật vậy, ông nội một thời là chỉ huy trưởng chỉ huy cục mãi dịch, tiếp vận, cờ trong tay nhưng ông nội đã không phất một cách bất chánh. Ông nội không ăn hối lộ mà cũng không chịu hối lộ những tay trên nên nên thường bị dèm pha đủ mọi cách. Mẹ nói nhờ ông nội hiền lành, không hà hiếp, ăn trên ngồi trước của dân nên Trời Phật mới độ ông nội đó. Mẹ còn kể có lần ông nội lên giúp xây ngôi chánh điện trên chùa, ông té từ nóc nhà xuống mà người không hề hấn gì.

Theo mẹ chúng tôi kể, ông nội là một trong những sĩ quan VNCH văn võ song toàn. Ngày còn trong quân đội, khi được đồi về Sài Gòn, ông nội cố gắng trở lại trường học xong bằng luật và tập Judo lên tới đai đen.

Sau khi rời khỏi đất nước, định cư tại Mỹ với đôi bàn tay trắng, ông nội đã cần cù, nhẫn nại vừa đi làm thợ ban ngày, vừa đi học cho xong mảnh bằng computer vào buổi tối để nuôi vợ con. Bà nội, mệnh phụ một thời, bấy giờ cũng lãnh đồ về may vá.

Sau vài năm ở Cali, Ông nội quyết định dọn qua Texas và sau một thời gian giành dụm chắt chiu từng đồng, ông bà nội mua được một căn nhà nhỏ nhưng có vườn thật lớn. Dây chính là nơi chị em tôi có được thời thơ ấu tuyệt diệu. Ôi, ngôi vườn với bóng mát của những tàng cây ăn trái, với đủ loại sắc mầu của kỳ hoa dị thảo.

Tôi nhớ bài ca mẹ thường hát có câu “một mai thức dậy chuyện trò với lá cây. ” Đúng là chị em tôi đã có những sớm mai như thế, chúng tôi chạy nhảy tung tăng và thực sự chuyện trò với lá cây.

Ông nội tôi có “Green Thumb”, khéo tay cho nên khu vườn rực rỡ quanh năm, những bụi rau trồng từng khóm quanh hàng rào lúc nào cũng xanh tốt. Hai chị em tôi thường đi theo ông nội ra vườn, hỏi ngớ ngẩn về đủ loại cây cỏ và ông nội lúc nào cũng nhẫn nại giải thích cặn kẽ.

Mùa hè có những trái hồng dòn nặng chĩu cây, ông bà nội để giành những trái thấp nhất cho hai chị em tôi hái, rồi có những qủa lê to mà mỗi lần đi dưới tàng cây chúng tôi sợ bị rớt…bể đầu.

Bà nội thích trồng hoa nhưng ông nội mới chính là “lính làm vườn”, chổ nào bà nội chỉ là chổ đó ông nội làm vòng gạch tròn xinh xắn, rồi phân bón cho hoa lên sắc.

Nhà ông nội có hoa hồng đủ màu, hoa to rất đẹp cho nên ông nội thình thoảng cắt vào đặt trên bàn thờ cúng phật hoặc cho mẹ tôi đem về nhà chưng. Mẹ tôi thích nhất là cây hoa Ngọc Lan trồng trong chậu, cây hoa mà bà nội mến yêu nên ông nội đã lặn lội lên tới Houston, cách chổ chúng tôi ở ba tiếng đồng hồ mua đem về trồng cho bà nội thưởng thức. Khu vườn cũ của ông nội còn có một hồ nuôi cá, cái hồ mà chính ông nội xây từng viên gạch, chính ông nội tạo ra thác nước róc rách để những năm tháng khi bà nội yếu sức, nguồn vui mỗi ngày là ra ngồi trên cái ghế dài cho cá ăn và nhìn từng đàn cá Koi nhởn nhơ bơi lội trong hồ.

Chị em tôi biết ăn những món ăn Việt Nam nhờ tài nấu ăn khéo léo của bà nội. Dạo bà nội còn khỏe bà hay làm món bánh xèo vì trong vườn ông nội có trồng một đám rau chua. Rau chua ăn như lá me, ăn lẫn với bánh xèo dòn chan nước mắm thì thật là thú vị. Bà nội còn một món ăn đặc biệt của gia đình bên ngoại là món lạt xá. Cái món ăn rất béo nấu với nước dừa, tôm khô, gà, cua và ăn vói bún. Bà nội sợ mất đi những món ăn gia truyền nên khi chị tôi học trung học bà nội vội vàng dạy cho chị tôi làm những món ăn thuần túy đó. Chị chưa nấu được món nào thì sức khoẻ của bà nội càng ngày càng tệ hẳn, từ đó ông nội kiêm luôn chức đầu bếp.

Bà nội bị bệnh tiểu đường năm bốn mươi lăm tuổi và ông nội là người chăm sóc cho bà nội từ mũi kim chích cho tới những lần phài thử máu đường.Mỗi lẩn ăn xong là ông nội chăm chú rút thuốc insulin vào ống chích và nhẹ nhàng chích cho bà nội hàng ngày, sau này phải chích tới hai ba lần trong ngày. Có lẽ, từ lúc nhỏ chị tôi bị ảnh hưởng nhiều về bệnh tình của bà nội nên chị đã từng ghép những mảnh legos để làm thành hình của một cây kim chích, sau này chị quyết định học y khoa.Ông bà nội hãnh diện về chị lắm, nhất là ông nội, cháu gái của ông lúc nào cũng thông minh và xinh đẹp hơn người.Bà nội bệnh hoạn suốt cả cuộc đời, bà nội thường đùa là ai có bệnh gì bà nội cũng phài có bệnh đó vì sợ…thua người ta đi. Năm năm mươi tám tuổi bà nội bị chứng trợ tim, ông nội lúc đó đã sáu mươi ba.

Vài năm sau, ông bà nội về hưu để sớm chiều hủ hỉ với nhau và bắt đầu đổ công vào khu vườn vì ông còn rất khoẻ mạnh. Vườn của ông bà nội có thêm những cây khó trồng như cây mãng cầu, đu đủ. Như tôi đã nói, ông nội tôi rất khéo tay, cây nào trồng cũng rất xum xuê, hoa trái nặng chĩu cành. Ngay cửa đi ra vườn ông nội trồng được ba cây đu đủ, lá đu đủ mướt xanh thật là đẹp. Có một lúc, nghe nói lá đu đủ có thể chống lại ung thư, nên khi một người bạn trong quân ngũ dạo trước, tướng NGT đang bị ung thư phổi, ông nội cắt tửng bao lá đu đủ gửi lên cho bạn. Ông nội thường nói dược thảo có hiệu nghiệm là từ cái tâm yên tỉnh của mình thôi. Hiện tại thì ông nội cũng đang cần lá đu đủ vì hai tuần trước khi bà nội mất ông nội bộc phá ra chứng ung thư. Nhưng lá đu đủ đâu mà uống cho xuể, tôi thấy mẹ deo hạt đu đủ trồng nhưng chỉ lên được mấy cây non èo uột, nên mẹ lên internet đặt mua trà lá đu đủ cho ông nội uống thêm ngoài việc chữa trị bằng thuốc tây.

Ông nội bệnh hoạn nhưng không bao giờ than phiền với ai cả, ông chỉ âm thầm chịu đựng một mình. Có lẽ sự can đảm, chịu đựng đó bắt đầu từ những cơn đau của bà nội mà ông nội biết mình phải sống vui, sống mạnh để chăm sóc cho người mình thương. Sau khi ông bà nội về hưu, ngoài việc làm vườn, trồng trọt, đón cháu đi học về, ông bà nội còn đến chùa làm công qủa. Ông bà nội đã quy y lúc còn ở Việt Nam, ông bà đến chùa với tất cả tấm lòng thành khẩn và suốt cuộc đời ông bà nội làm việc thiện. Sau khi bà nội mất, ông nội ăn chay trường, mỗi bửa cơm cũng không tẻ lạnh vì bênh cạnh lúc nào ông cũng đặt thêm chén cơm, đôi đũa cho bà nội.

Ngoài tài nấu ăn ngon, bà nội còn công dung may vá, ngày tôi còn bé bà đã cùng ông nội may cho tôi một bộ đồ Batman để tôi đi xin kẹo trong dịp lễ Halloween, bộ đồ mà mẹ giữ gìn cẩn thận cho tôi làm kỷ niệm. Căn bệnh tiểu đường rất quái ác, nó tàn phá dần mòn từng bộ phận trong người. Một thời gian sau khi bị trợ tim, mắt bà nội bắt đầu kém, không còn thấy đường kim, mũi chỉ cho nên ông nội phải học cách lên lai từng cái quần, đơm từng cái nút áo cho bà nội. Có những khi nhìn ông nội ngồi cắt móng chân và “làm đẹp” cho bà nội bằng cách sơn màu lên từng ngón, kiên nhẫn đọc những cuốn tiểu thuyết cho bà nội nghe, không dưng tôi thấy thán phục ông nội qúa. Ngày trước ông nội là sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ông nội đã từng xông pha chiến trường, hiên ngang chống giặc và đã được phong huy chương Anh Dũng Bội Tinh Với Nhành Dương Liễu (Purple Heart), một bội tinh vinh dự nhất trong những bội tinh, nhưng với tôi hình ảnh trước mắt mới chính là hình ảnh trung thực của một anh hùng sau khi hết lòng phục vụ cho tổ quốc bây giờ đem hết sức mình phục vụ cho gia đình. Tình yêu ông nội dành cho bà nội và sự hy sinh của ông thật là vô biên.

Vì trái thận đã qúa yếu nên bà nội phải đi lọc máu mỗi tuần ba lần. Sáng sớm ông nội thức giậy từ năm giờ, lo sửa soạn đưa bà nội đi, có bữa thấy bà nội buồn lo ông lại ngồi ngủ gục bênh cạnh mấy tiếng đồng để bà nội được an tâm. Ngoài việc chăm sóc bà nội, ông nội tìm quên nỗi buồn bằng cách tiếp tục làm vườn, nhưng khi cây vườn bắt đầu xác xơ vì ông nội dành thêm thì giờ lo cho bà nội là lúc cả hai ông bà quyết định dọn ra căn condominium. Khi bán căn nhà cũ, tôi nhìn thấy sự đau đớn trong đôi mắt buồn của ông nội.

Sức khỏe bà nội càng ngày càng suy sụp, có những khi bà nội thở không nổi, bà nội trải qua thêm một đau đớn nữa là việc giải phẫu tim, về nhà một thời gian ngắn thì bị té gãy chân. Bấy giờ việc di chuyển bà nội đi lọc máu khó khăn muôn vàn. Tuy đã ngoài tám mươi nhưng ông nội đâu có “đầu hàng” hoàn cảnh. Ông cặm cụi đóng từng bục gỗ cho vừa với từng tầng cấp đi lên nhà (portable ramp). Mẹ tôi ứa nước mắt nhìn bóng dáng già nua của ông nội ra sức đẩy chiếc xe lăn đưa bà nội xuống từng bực cấp vào sáng sớm và gồng mình đẩy bà nội lên khi về. Có những buổi sáng sương mù lạnh lẽo chị tôi hoặc tôi qua tiếp ông nội, hình ảnh ông nội vẫn với nụ cười hiền hoà, âu yếm sau chiếc xe lăn làm chúng tôi thấy xót xa và thương ông nội vô cùng.

Cây ngọc lan mà bà nội yêu quí mang theo khi dọn nhà, vẫn tỏa thơm căn condominium nhỏ của ông bà nội. Có lần tôi qua thăm, nhìn thấy ông nội âu yếm hái nụ hoa nhỏ cài lên mái tóc đã điểm sương của bà nội.

Bây giờ bà nội đã mất, cây Ngọc Lan vẫn còn như phảng phất sự lãng mạn nồng nàn của ông nội dành cho người vợ thương yêu của mình.

Ông nội tôi đang ngồi đó, đôi mắt nhắm lại, miệng thì thầm đọc những câu kinh an lạc, thỉnh thoảng ông nội gõ vào cái chuông nhỏ, điệu chuông ngân nga thanh thoát như tâm hồn rất bình thản của ông nội. Tôi biết ông nội đang chịu đựng sự đau đớn dày vò từ chứng ung thư nhưng ông bình thản. Gần đây, có lần ông nói với mẹ tôi, “Xứ Mỹ này đã có hai ông đại tá vào chùa tu thì có lẽ sắp sửa có ông thứ ba rồi đó con.”

Có phải ông nội đang thực sự muốn tìm sự an tường trong cuộc đời còn lại với câu kinh, tiếng mõ?

Ngày còn bé có lần mẹ tôi hỏi nếu mai sau ông nội có đi xa, con có gì quí giá tặng cho ông nội không. Lúc đó tôi chừng tám tuổi và đang học Taek Wondo vừa mới lên được đai vàng nên tôi rất hãnh diện, nhưng tôi đã không ngần ngại trả lời là tôi sẽ tặng ông nội cái đai vàng qúi giá đó. Qua bao ngày tháng trong tủ tôi đã có đủ màu đai, có cả đai đen vì tôi đã lên tới đệ tam đẳng, và ông nội tôi đã từng nâng niu những giải đai đó.

Ngày tôi ra trường đại học, ông nội không đi dự được vì căn bệnh đã tới hồi trầm trọng. Mẹ và chị em tôi đang lo âu về một mất mát lớn cho cả gia đình. Là một chiến sĩ, dù hoàn cảnh nào, ông nội vẫn không ngừng phấn đấu. Khi hiểu được điều này, tôi đã nghĩ, mai đây khi ông nội ra đi, tôi đến một cái mề đay lớn lao vinh dự hơn cả cái mề đay Purple Heart, và trên cái mề đay đó, tôi có thể kêu gọi tất cả những người chồng, người cha, người ông trên thế giới ký tên để vinh thăng ông nội, Người Chiến Sĩ Muôn Đời trong lòng tôi.

Nguyễn Thị Huế Xưa

Ý kiến bạn đọc
02/08/201215:31:01
Khách
Hay và cảm động quá. Mật ong trộn chung bột nghệ giúp ngăn ngừa ung thư. Gạo lức muối mè cùng tác dụng. Mong "người chiến sĩ" anh hùng sớm lành bệnh. Research để kiểm nghiệm tác dụng một cách khoa học. Cám ơn tác giả.
03/08/201202:10:18
Khách
Có ông tướng, ông tá nào qua đến xứ này bị đổi đời như thế mà vẫn anh hùng chiến đấu để lo chu toàn cho người vợ yếu đau đến tận cuộc đời? Tôi xin chọn bài này và xin vinh danh người "chiến sĩ" này. Bài biết quá cảm động, dường như tôi nghe được tiếng khóc của nàng dâu và của đứa cháu trong từng câu văn giản dị nhưng chan chứa ân tình. Xin cám ơn tác giả Huế Xưa!
03/08/201202:04:17
Khách
Bài viết thật giản dị, nhẹ nhàng nhưng đọc xong thấy xúc động vì tình cảm rất ân cần, thân yêu của người "dâu ngọt"dành cho bố chồng. Ở xứ này làm sao kiếm được dâu quí như thế này?
02/08/201218:45:11
Khách
Một bài viết thật cảm động làm tôi nhớ ông nội tôi quá - cám ơn bạn!
01/08/201210:17:19
Khách
Bài viết hay và cảm động lắm!

Hiếm có những gia đình sống đề huề hạnh phúc thế này khi hội nhập vào đời sống mới!

Âu cũng là một may mắn cho những đứa cháu người Mỹ gốc Việt này.

Cảm nghĩ ngây thơ của đứa cháu:thấy ông nội của mình là Người Chiến Sĩ muôn Đời thật là một loại huy chương đặc biệt chỉ ông nội như thế mới được danh dự như thế.

Êm đềm,nhẹ nhàng nhưng sao đọc xong thấy bồi hồi quá.
03/08/201215:00:53
Khách
Bài viết qua cảm động. Một gia đình êm đềm, một tình yêu mận nồng vộ chồng, và một tình thuong bao la giũa nàng "dâu ngọt", đúa cháu nội và nguòi bố chồng đáng khâm phục.
03/08/201212:51:37
Khách
Tôi đã khóc khi đọc bài này. Tác giả viết vối thật nhiều cảm xúc. It có ai o xu My này có thễ có nhũng tình cảm dạt dào nhu vậy. Cám on tác giả nhiều!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến