Hôm nay,  

Xin Nhận Phúng Điếu Để...

28/05/201200:00:00(Xem: 119569)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả tên thật Ngô Thị Bạch Huệ, định cư ở Mỹ từ 1980, cư dân Orange County, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài "Người Mỹ Di Động". Đây là một tự truyện đầy tính lạc quan: 7 lần dọn nhà, 12 lần đổi job, không ngán. Công việc thứ 12 của cô là thành lập công ty consulting firm của riêng mình, viết sách technical bán trên AMAZON.COM và sách được sắp hạng Best Seller. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

Sáng nay cả hãng của tôi nhận được hung tin. Ông chồng của bà giám đốc người Mỹ bị chết trong một tai nạn xe hơi. Chúng tôi bàn nhau định mua hoa, gửi thiệp chia buồn và tiền phúng điếu đến cho gia đình của bà.

Ngày hôm sau chúng tôi nhận được thư của bà yêu cầu bạn bè thân hữu thay vì mua hoa và gửi tiền phúng điếu đến chia buồn cùng bà, xin hãy gửi check đến nhà thờ mà gia đình của bà thường hay đi lễ mỗi tuần, để nhà thờ có tiền làm các công việc từ thiện mà lúc sinh thời, chồng của bà vẫn thường hay giúp nhà thờ gây quỹ để làm.

Tôi bổng nhận thấy đây là một phong tục rất hay của người Mỹ, khi người thân vừa mới mất, họ đã vận động bạn bè thân nhân giúp gây quỹ lần cuối cùng để làm các công việc phước thiện cho cộng đồng, mong cho linh hồn người mất được an vui, mau siêu thoát hay sớm được lên thiên đàng.

Còn người Việt Nam mình thì sao?

Ở Mỹ, trong các cáo phó, phân ưu thường hay viết “xin miễn phúng điếu” vì người Việt Nam mình thường hay sĩ diện, gia đình giàu có nên không muốn mang nợ ai. Do đó, khi bạn bè người thân đến viếng tang thường hay mua hoa đem đến, những bó hoa tang hay những hoa cườm với lời thành kính phân ưu thường được mua với giá rất mắc, từ $50 đến vài trăm đô la là chuyện thường. Sau khi tang lễ, tất cả hoa tặng đều được đem bỏ đi. Nhiều khi tôi rất lấy làm tiếc khi thấy số tiền mua hoa tổng cộng có khi lên đến vài ngàn đô la. Phải chi số tiền đó mua hoa đó được gia đình người mất nhận phúng điếu và đem tặng cho chùa, nhà thờ hay một tổ chức từ thiện nào làm các công việc phước thiện mà người mất thường hay hổ trợ thì hay biết mấy.

Kinh nghiệm của tôi là khi bà ngoại của tôi mất 20 năm trước đây, má tôi cũng nói “xin miễn phúng điếu”, nhưng tôi không đồng ý. Trong tang lễ tôi làm 1 cái thùng và ghi rõ “tất cả tiền phúng điếu sẽ được gửi về Việt Nam giúp chùa … và cô nhi viện để cầu nguyện cho bà… sớm được siêu thoát. Kết quả tôi có được gần $3000 của bạn bè bà con cho và tôi đã đem về Việt Nam làm từ thiện, hy vọng tạo phước đức cho vong linh của bà ngoại của tôi sớm được về cõi Phật, vì lúc sinh thời, bà ngoại của tôi cũng thường hay cho tiền cho các chùa nghèo ở quê nhà lắm.

Tôi hy vọng người Việt Nam mình thay đổi cách suy nghĩ một chút và bỏ đi cái câu “xin miễn phúng điếu” trong các cáo phó, phân ưu. Thay vào đó là một câu như

”Thay vì hoa, gia đình chúng tôi xin nhận phúng điếu để giúp cho tổ chức từ thiện hay chùa, nhà thờ ….. , địa chỉ ….., để nguyện cầu cho linh hồn của ông/bà … sớm được siêu thoát”.

Như vậy chúng ta đã tạo phước báu lần cuối cho người đã mất. Nếu sự mất đi của người thân chúng ta lại là mở đầu cho một cuộc hồi sinh của những người bất hạnh khác thì thiết nghĩ không có gì quí hơn.

Viết tới đây, tôi nghĩ đến những đồng bào Việt Nam tị nạn còn đang khốn khổ ở các trại tị nạn, hay giúp cho các cô gái Việt Nam đang là nạn nhân của việc buôn người, buôn lao động từ Việt Nam qua các nước Á châu khác và lập tức nhớ tới BPSOS, một hội bất vụ lợi uy tín của người Việt tại Mỹ hiện có cơ sở ở nhiều tiểu bang.

Tôi tin rằng BPSOS sẵn sàng làm người tri ân, viết thư cám ơn đến cho người đi phúng điếu, và BPSOS sẽ dùng tiền đó giúp cho người tị nạn khốn khổ, làm ngân quỹ cho các văn phòng trợ giúp pháp lý làm giấy tờ xin tị nạn chính trị cho đồng bào, hay giúp cho các nạn nhân buôn lao động ở Mã Lai, Đài Loan, Jordan.

Theo sự hiểu biết của tôi, BPSOS -Boat People SOS- đáng được hổ trợ vì là một trong những tổ chức từ thiện trước đây từng vớt người vượt biển, rồi giúp người Việt Nam trong các trại tị nạn được đi định cư ở nước thứ ba và giúp cho các nạn nhân buôn người, buôn lao động từ Việt Nam thoát khỏi cảnh bị bóc lột, đày đọa ở xứ người. Mọi đóng góp xin gửi về:

BPSOS/RCS
(giúp người tị nạn) hay
BPSOS/CAMSA
(giúp nạn nhân buôn người, buôn lao động)
PO Box 8065
Falls Church, VA 22041 - USA

Trong một bài viết về tang lễ của một người mẹ của tác giả Tràm Cà Mau, đoạn cuối cùng viết rất cảm động như sau:

“Cô Út lấy trong xách tay ra một là thư, nhìn mọi người và nói với giọng run run đầy nước mắt:

“Thưa các anh chị, em muốn cho mẹ có được một đám tang bình thường như mọi người. Em để các anh chị quyết định, nhà chúng ta không thiếu tiền, không cần tiết kiệm. Nhưng các anh chị không đồng ý với nhau, có thể sinh ra bất hoà, nên em xin trình lá thư của mẹ gởi cho em từ lâu, để anh chị xem. Đây, em xin đọc lá thư : “...Sau nấy mẹ chết, thì mẹ ước mong các con làm đám tang đơn giản. Không khăn sô, không tụng niệm, không để bà con xem mặt, không phúng điếu, không vòng hoa, và mẹ muốn được thiêu xác. Tro cốt thì đem thả xuống Thái Bình Dương, để mẹ hoà tan vào biển cả, may ra thấm về thấu tận quê nhà bên kia đại dương. Đừng chôn tiền xuống đất. Tiền tiết kiệm được đem cúng cho hội từ thiện ..”

Cả nhà trách cô Út tại sao không đưa lá thư ra từ đầu, để khỏi bàn cãi lôi thôi, cô khóc mà không trả lời.

Sau khi nhờ bà Kim phối hợp, cả nhà hoàn tất và ký khế ước hỏa thiêu. Chi phí tang lễ chôn cất do nhà quàn đề nghị tổng cọng 34,680 đô, chỉ còn tốn 1676 đô bao gồm toàn bộ thủ tục giấy tờ, chuyển xác, hoả thiêu và bình tro tạm.

Toàn anh chị em trong gia đình góp thêm tiền, đem tặng hội từ thiện 35 ngàn đô. Cả nhà đều vui mừng, nhẹ nhõm“
(Ngưng trích.)

Xin các thầy trong chùa, các linh mục trong nhà thờ, các mục sư tiếp tay vận động người Việt Nam cùng làm việc phước thiện giúp người Việt Nam khốn khổ qua các chương trình từ thiện của chùa, nhà thờ hay các tổ chức từ thiện.

Từ trước tới giờ, tôi rất thích 2 câu thơ :

Đến cõi đời vui chơi cho thỏa,
Nếm đắng cay cho hả rồi về.

Sau hơn 30 năm ở Mỹ, từ một người tị nạn tay trắng khi đến Mỹ, chúng ta đã được hưởng quá nhiều ân huệ của cuộc đời. Nếu cuộc đời là vô thường, là cõi tạm, sau khi chúng ta mất đi, nếu gia đình khá giả có thể tự lo, hy vọng con cháu chúng ta sẽ giúp chúng ta làm được một việc từ thiện cuối cùng là dùng tất cả tiền phúng điếu mà bạn bè người thân đã cho gia đình chúng ta để lo cho tang lễ đem giúp cho những đồng bào Việt Nam của chúng ta còn sống nhưng sống quá khổ ở các trại tị nạn.

Bài viết ngắn này đã được chuyển riêng tới một số bạn thân đọc, trước khi gửi tới giải thưởng Viết Về Nước Mỹ.

Một chị bạn người Huế sau khi đọc, viết cho tôi như sau:

- Năm vừa rồi, khi Má tôi qua đời, tất cả tiền phúng điếu đều dành cho công việc từ thiện. Các anh chị em đã đem tro cốt của Má rải xuống sông Hương theo ước nguyện của Má, và đích thân các anh chị em đem tất cả số tiền phúng điếu này đến giúp các nơi nuôi trẻ mồ côi, người già neo đơn, người tàn tật....không phải chỉ ở Saigon mà còn ở những tỉnh xa xôi khác. Mong rằng mọi người sẽ có cùng chung một ý nguyện này.

Một bạn khác thì viết

- Hoàn toàn đồng ý với chị! I will try to have fund raising on my death to give money to the ones who need better life. You are my close friends and that's the last time I would need your support when I'm gone. It can happen any time and so let it be.... Life is worth more with that way!

Cùng trong tinh thần trên, một chị bạn còn góp lời nhắc nhở rằng người nào có ý định làm từ thiện nên viết sẵn ý định của mình để những người thân còn lại làm theo.

Tôi cám ơn các bạn góp ý và mong những ý kiến chung của chúng ta được tiếp sức phổ biến.

Phong Lan

Ý kiến bạn đọc
01/06/201201:05:52
Khách
Tôi xin đề nghị thay vì tiền giúp cho những người nghèo thì giúp cho TPB của VNCH.
Chuyện lo cho các người nghèo là chuyện của bọn Việt Cộng, bọn này giầu có hơn chúng ta rất nhiều.
30/05/201220:03:39
Khách
A very thoughtful and compassionate writer.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,262,923
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.