Hôm nay,  

Giấc Mơ Thiên Đường

30/05/201200:00:00(Xem: 181422)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả cho biết ông họ Vũ, là cư dân California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là truyện ngắn về một thảm cảnh gia đình Việt tị nạn. Mong Tuyết Phong sẽ tiếp tục viết thêm.

***

Vào một buổi chiều mùa Đông ở San Jose California. Một người đàn ông Việt lang thang đi bộ trên con đường Capital express way gần đọạn đường Senter. Ông ta cứ bước đi thẫn thờ, như người mất trí, đôi mắt nhìn xa xăm lạc thần.

Tôi đang đổ xăng ở trạm xăng góc đường, chợt thấy người đàn ông Việt Nam này. Sự khác thường của ông khíến tôi chú ý. Bơm gas xong, lên xe đúng lúc ông ta vừa đi qua, tôi nói với người bạn đang đợi ở trong xe.

- Ông thấy người đàn ông kia không? Tôi thấy ông ta trông quen quen.

Anh bạn tôi đang mải chú ý đến chiếc xe Harley Davison bên cạnh, giựt mình:

- Ai đâu?

Tôi chỉ tay về hướng người đàn ông vừa đi qua một quãng, hắn nói nhìn giống thằng Quân con bà cụ Phấn, rồi hắn ta giục tôi chạy xe theo. Từ trên xe, nhìn lui, anh bạn khẳng định:

“Đúng Quân đấy. Anh ta đã có thời giầu có lắm. Năm 1980, tôi từng đi vượt biển cùng với gia đình hắn. Chuyến tầu đi lần ấy gặp đủ chuyện thê thảm. Sau này hắn xoay xở đi theo diện con Lai đến Mỹ năm 1991, cùng vợ và năm đứa con...

Sau đây là câu chuyện về gia đình Quân do anh bạn kể lại.

Thời còn ở Việt Nam, Quân là chủ một trại cưa ở Hố Nai. Anh ta là một người tháo vát, rất nhanh nhậy trong kinh doanh, móc ngoặc. Sau ngày miền Nam đổi chủ, hắn ta nhanh chóng quen biết nhiều cán bộ tại Biên Hoà, cũng như giám đốc công an Tỉnh, bởi vậy trại cưa của hắn có người chống lưng, nên việc khai thác gỗ ở các khu rừng Cát tiên. La Ngà, Mã Đà, rồi sau này hắn còn đến khai thác ở các khu rừng ở miền Trung, Lâm Đồng, Quy Nhơn.

Quân là người từng tổ chức đưa người vượt biên vào cuối thập niên bẩy mươi, diện người Hoa Kiều bị trục xuất khỏi Việt Nam, thời Mười Vân làm giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Quân đáng lý đi vào đợt đó nhưng bị một số người Hoa phản. Họ cho rằng hắn tham lam ăn chặn nên tố hắn là người Việt giả dạng Hoa kiều Chợ Lớn, được tụi cán bộ hắn mua chuộc cho biết. Quân né qua đường khác, nhưng lúc đó một phần sợ tụi ba Tàu trên đường đi cho người trả thù, nên đem vợ con về không đi diện đó nữa.

Sau đó Quân âm thầm móc nối với những người có ghe tổ chức vượt biên. Hắn đã đi hai lần, lần thứ nhất ra bãi, nhưng dân căn me (tức người đi không trả tiền) quá đông, bị lộ hắn chạy thoát, còn ghe tăng bo đưa người ra thuyền lớn vì qúa đông người, trong lúc hỗn loạn, nên ghe bị lật, làm mười mấy người chết đuối, trong đó có một gia đình bà con của hắn, bị chết tới năm người tuồi từ tám đến hai mươi làm cả vùng Hố Nai xôn xao.

Lần thứ hai vào năm 1980, Quân liên kết với chủ ghe tổ chức vượt biên, chuyến này hắn lo lót chu đáo việc “mua bến” nên cả gia đình hắn đều lên “ghe lớn” an toàn ra khơi.

Chiếc ghe, trên trăm người lênh đênh trên đại dương, như chiếc lá dật dờ trên sóng nước chung quanh toàn một màu xanh thẫm, đầu tiên còn lạ mắt nhiều người vừa sợ vừa lo âu, xen lẫn với thích thú, Quân là người hứng khởi nhất vì hắn tự tin. Thỉnh thoảng gặp một đụn sóng cao như trái núi đưa đẩy chiếc ghe làm cho mọi người khiếp vía, phía mạn thuyền nhiều loài cá đẹp phóng lên khỏi mặt nước như muốn đua với chiếc ghe của người vượt biên, nhiều ngưới đã say sóng nằm la liệt.

Con tàu lênh đênh trên biển gần ba tuần lễ, không có tàu nước ngoài nào vớt. Ghe gặp một chiếc tầu lạ to hơn ghe của Quân, lúc đầu mọi người không biết còn vẫy tay, làm những ký hiệu để xin họ giúp đỡ, nào ngờ đó là hải tặc.

Chiếc ghe lạ tiến sát mạn thuyền, chúng dùng loa phóng thanh để ra lệnh cho những người trên ghe, rồi xuất hiện tám người đàn ông mặt mũi bặm trợn tay lăm lăm cầm súng AK 47 chiã thẳng vào từng người, bắt mọi người trên ghe phải theo lệnh chúng. Bọn hải tặc rất tàn ác chúng dùng súng, dao mác, mặt lầm lì chúng lục soát khắp nơi, lùa đàn ông ra một góc, khám xét từng người một, rồi để ba thằng có súng đứng canh chừng chúng lùa đàn bà con gái ra một bên. Một tên cướp biển chui từ ghe của Quân đi lên, kéo theo một chị phụ nữ, mặt nhem nhuốc, đầu tóc rũ rượi, quần áo xốc xếch, khóc kêu tha. Bất chợt nó xé toạc áo của chị. Từ đám đàn ông bị dồn ở một phía ghe, một người lao ra định can thiệp, thì một loạn đạn nổ dòn dã khiến anh gục xuống. Chị phụ nữ gục xuống ôm thi thể người vừa lao ra nhưng lập tức bị tên hải tặc lôi đi. Tất cả mọi người đều bàng hoàng, khiếp sợ, cả ghe im phăng phắc, mặc tình bọn hải tặc vơ vét, rồi chọn những đàn bà con gaí nào vừa mắt, đưa sang thuyền của chúng. Trong số phụ nữ nạn nhân này có cả Diễm, vợ của Quân.

Người chết là anh Cường chồng của chị Nam là chị phụ nữ khi nẫy.

Khoảng hơn tiếng đồng hồ sau đó, chợt thấy bọn cướp biển có vẻ vội vã đẩy trả đám đàn bà con gái trở laị thuyền của người Việt, sau khi đã hãm hiếp xong. Chúng vội vàng bỏ đi. Rồi từ phía biển xa, xuất hiện một chiếc tàu khác. Anh tài công vội cho ghe nổ máy rồi chạy tiếp. được một lúc thì gặp chiếc tàu lạ chaỵ gần đến vờn vờn chung quanh chiếc ghe. Mọi người yên lặng đợi chờ… Chiếc tàu lạ ra hiệu cho ghe, dừng lại, họ cặp sát ghe, khi họ nhìn thấy xác của anh Cường nằm ngay ngắn, máu loang thẫm cả sàn ghe. Họ ra hiêu cho ghe của Quân chạy tiếp…

Sau đó, chuyến ghe còn thêm mấy lần gặp hải tặc diễn cảnh trấn lột nhưng không còn ai bị giết nữa. Mấy đứa con của Quân vì còn nhỏ nên không bị gì! Cũng may cho Quân chiếc nhẫn hột xoàn trị giá khoảng ba chục cây vàng mà mẹ vợ đưa cho hắn mang đi phòng thân, hắn đã nhanh trí ấn nó vào trong lọ dầu cù là đưa cho thằng con ba tuổi cầm nghịch nên không bị Hải tặc để ý, nên vẫn còn. Khuôn mặt hắn buồn buồn, vi chuyện xảy ra cho vợ hắn.

Mấy ngày sau đó, chiếc ghe trôi dạt đến Malaisia, vào được tới bờ. Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi được dân đia phương cho thực phẩm, nước uống, rồi dồn tất cả moị người vào một khu vực chung quanh quây kẽm gai…

Mọi người đang nấu cơm cho bữa ăn chiều. Cảnh sát của Malaisia, xuống làm bộ hỏi coi, mọi người thích đi nước nào? Rồi họ lại lùa tất cả mọi người xuống nước, trên vai họ là những hành lý đơn sơ, chung quanh những họng súng lăm lăm huớng về phiá họ. Hoàng hôn ửng đỏ cả một chân trời, đang từ từ tắt dần, như chiếc đèn khổng lồ cạn dầu leo lét, khiến cho chiều tàn ảm đạm thê lương. Đám thuiyền nhân Việt, từng người trèo lên một chiếc ghe cũ kỹ mà lính Malaisiạ mang tới, rồi kéo ngược ra biển, họ nói đưa ra đảo để chờ làm thủ tục đi nước thứ ba. ..

Mọi người trên ghe như linh cảm được điều không may! Họ khóc lóc van xin thế nào cũng không được. Một người đàn ông trên ghe nhẩy xuống biển tính bơi lại vào bờ bị cảnh sát Mã Lai trên tàu bắn xuống biển xối xả rồi mọi người không còn thấy anh ta đâu nữa. Tàu cảnh sát Mã lai kéo ghe ra lại Hải phận Quốc tế rồi chặt dây, chĩa súng lên trời bắn thị uy và xua không cho trở lại Mã lai nữa. Tất cả những người trên ghe đều chán nản và thất vọng, đa số phụ nữ đã trải qua những ngày kinh hoàng, con nít đói khát nheo nhóc, cho nên trên ghe đa số người muốn về lại Việt Nam. Chỉ riêng vợ chồng Quân là muốn tiếp tục cuộc hành trình. Ông tài công khuyên hắn không nên đi nữa vì không đủ nhiên liệu, máy tàu không ổn định, ghe thì ọp ẹp lắm rồi nếu gặp cơn bão nhỏ thôi cũng đủ vỡ tan tành với lại mọi người trên ghe đều qúa mệt mỏi, không còn sức lực gì đi tiếp nữa..

Chiếc ghe phải đành quay trở về, ghe gần hết dầu không có la bàn định hướng, cứ đi trong vô định, May mắn gặp được tàu đánh cá của Đài Loan cho mì gói, dầu và thức ăn chỉ hướng về phía Việt Nam cho họ nhắm hướng mà đi.

Vào tới đất liền hắn dặn vợ con nếu có bị bắt thì chấp nhận, còn hắn đã phóng xuống biển bơi vào bờ trốn thoát. Tất cả người trên ghe đều bị bắt…

Riêng Quân về lại Hố Nai, khiến mọi người trong làng phải ngạc nhiên vì nghĩ hắn đã vượt thoát rồi, Hắn về nhà mẹ vợ tá túc. Một năm sau, khi các con và vợ được thả về, Quân bắt đầu trổ tài móc ngoặc để đi theo kiểu khác. Lần này, gia đình Quân làm hồ sơ nuôi con lai để đi Mỹ.

Để hợp thức hóa việc nuôi dưỡng, Quân phài ra tận Phan Rang để kiếm con Lai, Hắn gặp một gia đình, có hai mẹ con, nhà nghèo không có tiền để lo đi Mỹ theo diện con Lai, nên đồng ý cho Quân nhận đứa trẻ lai làm con nuôi, Hắn biếu lại người Mẹ của bé lai mấy cây vàng.

Quân phải lo toàn bộ hồ sơ từ nhập khẩu ở địa phương, làm giấy tờ khai sinh, chứng minh nhân dân giả để qua mặt phái đoàn Mỹ, lên Công an Thành phố Biên Hòa lo các thủ tục, rồi chạy lo Công an Tỉnh xin xuất cảnh, rồi ra Bộ nội vụ lo Hộ chiếu. Biến một đứa trẻ lạ hoắc chẳng dính dáng sự liên hệ hay công lao nuôi dưỡng gì, trở lên một người có công nuôi dưỡng giọt máu rơi của người Mỹ từ bé cho đến lớn. Tổng cộng Quân phải bỏ ra hơn chục cây vàng làm AC 42, để xin đi xuất cảnh Hoa kỳ theo diện con lai.

Đứa con lai tên là Nghiã, đẹp trai cao ráo người lai Mỹ trắng. Khi qua đến Phillippine học sáu tháng, đem lòng yêu Thuý con của Quân, lúc đầu còn lén lút sau công khai, Quân cố tình ngăn cản nhưng không được, vì tình yêu đến từ cái Thuý con của Quân, đã mấy lần hắn đe dọa nếu không để yên cho chúng thương nhau hắn sẽ quậy cho ở lại Phillippine. Vợ chồng Quân đành chịu nín nhịn cho qua.

Quân có hai đứa em ruột họ đến Mỹ trước Quân mười năm. Một đứa ở Texas, một đứa ở San Jose. Ngay khi vào đất Mỹ, gia đình Quân được thằng em kế ở San Jose bảo lãnh về nhà nó ở. nhưng chẳng bao lâu hai anh em gây gỗ, Quân thuê nhà và dọn đi nơi khác.

Qua đến Mỹ lúc đầu ăn chơi, chưa có việc, Quân tiêu vào tiền dành giụm của hắn khi còn ở Việt Nam cũng cả vài chục ngàn dollars, sau này tiếc qúa hắn mới chịu đi làm. Quân phải làm nhiều nghề, Đầu tiên hắn làm ở Super Market. Chủ là nguời Irac làm được một thời gian không chiụ được sự cực nhọc cuả công việc, hắn bỏ ngang. Quân đi làm cỏ được ít tuần cũng chán không hợp, đi giao pizza được hai tháng thì bị tụi Mễ dần cho một trận tưởng mất mạng. Không biết ghét tiệm Pizza hay ghét hắn. Chúng order Pizza rồi khi chờ Quân mang đến, bất ngờ chúng đánh hắn một trận nhừ tử.

Quân chuyển qua phụ làm xây dựng nhà cửa, sau đó hắn thầu nhận làm sưả chữa nhà cửa. Công việc phát đạt vì phải bận tối ngày, Quân lại có khiếu vế thẩm mỹ, cộng với kinh nghiệm ở Việt Nam đã từng làm mộc cho nên quân phất lên thấy rõ.


Nhưng từ lúc phất lên, kiếm ra tiền thì chuyện vợ con từng bước làm Quân thành hoá dại.

Ngày làm mười hai đến mười ba tiếng, công việc lãnh tối về đãi thợ nhậu ở các quán bia. Về đến nhà thường thường là mười giờ khuya trong tình trạng đầy men rượu, vì công việc cho nên cứ bê tha chè chén, vợ khuyên sao cũng không được, nhiều khi xỉn về nhà lôi chuyện vợ vượt biên bị hiếp ra cắn cấu. Vợ Quân tên là Diễm lúc đầu Diễm chẳng chấp, sau này sinh tật cứ nhậu về là nhắc. Diễm cay đắng bỏ vào phòng khóc nức nở.

Vợ Quân là người đàn bà có nhan sắc lúc trẻ cũng một thời là hoa khôi của vùng Hố Nai, con nhà giàu được nuông chiều từ bé chẳng phải làm việc gì. Lấy Quân ai cũng bảo đẹp đôi. Quân chiều vơ, sắm sửa cho Diễm đủ thứ, Diễm được mọi người trong vùng ngưỡng mộ, nhiều cô gái khao khát được như Diễm.

Sau chuyến vượt biên bị quay trở về, người trong làng đã xì xầm to nhỏ, cũng may chuyện xảy ra nhưng không có hậu qủa, rộ lên một thời, rồi cũng vào quên lãng.

Nhưng khi chính Quân đã khơi lại chuyện tưởng chừng như đi vào quên lãng, làm cho Diễm đau khổ vô cùng, Nàng bắt đầu sống khép kín. Ít khi nào nói chuyện với chồng, bổn phận làm vợ cũng nhạt nhẽo dần không còn đằm thắm như xưa nữa.

Càng ngày Quân càng trở lên khó tính bản gắt, đã hai lần đánh Diễm trong lúc say xỉn, Diễm tức lắm định gọi 911 nhưng nàng lại thôi.

Mới đến Mỹ được vài năm, Diễm tưởng rằng mình sẽ chôn được qúa khứ ở vùng đất xa lạ này, nào ngờ gặp ông chồng mất nết, biết rõ đó là một tai nạn, không thông cảm chia sẻ, lại còn trách móc trì chiết. Do ôm bao nỗi niềm cay đắng, khiến Diễm trở lên lãnh cảm với chồng. Nàng căm ghét Quân, không còn một chút kiêng ne, Diễm cự lại cũng nhiều lần, lần đầu còn thấy ngượng, nhưng riết rồi thành quen. Sau này, nàng đốp chát cũng ra trò, bao nhiêu từ xấu xa tồi tệ cứ theo miệng hai vợ chồng tuôn ra. Các con chứng kiến cảnh bố mẹ rủa xả nhau ngơ ngác không biết bênh ai, đứa lớn thì bỏ đi, đứa bé thì rút vào phòng riêng chịu trận.

Từ cảnh vợ chồng rủa xả nhau bất chấp con cái, chuyện hoá dại của gia đình Quân bắt đầu từ cặp vợ chồng Thuý-Nghĩa, cô gái đầu và chàng rể lai Mỹ trắng.

Của đáng tội, Nghiã rất chịu khó. Tưởng rằng chiếm được Thuý khi đến Mỹ Nghĩa đi làm ở chợ, công việc suốt ngày cực nhọc. Trong khi ấy thì Thúy lại dở chứng đi bán quán cafe. Lúc đầu vì ham vui, sau thấy kiếm tiền dễ, lại được hết người này đến người khác săn đón chiều chuộng, nên Thúy cũng đã quên người anh nuôi mà sống làm chồng. Nghĩa nổi máu ghen dữ lắm, có lần tát Thuý vì ghen tương, chẳng ngờ Thuý gọi police, cảnh sát đến còng tay Nghĩa đưa đi trước sự chứng kiến của hàng xóm.

Có lần nghe mấy thằng bạn mách Thúy đang chơi bài ở Garden City, Nghĩa vội bỏ làm, chạy lên coi xem sao? Hắn kinh ngạc vì Thúy đánh những cây bài lên đến bốn năm ngàn dollars một ván, trong khi lương của hắn chỉ có bẩy dollars năm chục cents một giờ. Hắn tức muốn học máu, nhưng nhìn ánh mắt sắc lạnh của Thúy, hắn tức điên lên, nhưng rồi nhớ lần bị phú lít còng, cũng đành lẳng lặng bỏ về trước con mắt ngạc nhiên của mấy thằng bạn.

Quân có năm đứa con, ba trai hai gái. Hai thằng con đầu là thành viên băng đẳng “Rồng đen.”

Thằng anh tên Tuân mười chín tuổi, thằng em tên Phúc mười bẩy tuổi. Chúng chuyên tổ chức trộm tư gia của các người Việt Nam. Khi muốn đi trộm một nhà nào, chúng điều nghiên kỹ lưỡng, cho đàn em thám thính quanh vùng, giả làm người đi cắt cỏ, xe truck lỉnh kỉnh những đồ đi cắt cỏ mà chúng mua ở chợ trời. Tới địa điểm chúng muốn cướp, đám tiền trạm, nhảy xuống bất cứ một nhà nào ở vùng đó đứng cắt cỏ tỉnh bơ… Khi biết chắc nhà không người, hoăc nhà có con nít chúng rời đi. Một lúc sau băng của chúng đến đi vào cưả hông tỉnh bơ đập bể kiếng, hay nậy cửa chui vào dọn sạch nhà. Nếu bất ngờ gặp chủ nhà ở nhà, chúng không chế bằng súng, băng của hắn khoảng ba đến bốn tên trong một phi vụ, trộm rất táo bạo.

Một lần, băng của Tuân lên kế hoạch ăn trộm ở một nhà người Việt Nam, ở khu vực Evergreen, khổ chủ là gia đình buôn bán ở chợ trời, thường giữ tiền mặt. Lịch trình của họ cứ từ ba giờ chiều thứ sáu họ phải ra chợ trời để dựng bạt xắp xếp hàng hóa để bán cho hai ngày cuối tuần, nhà chỉ còn lại một bà già, cô con gái chạc mười bẩy tuổi và cậu con trai khoảng mười tuổi. Vụ ăn hàng gọn nhẹ, cả ba bà cháu bị trói tay ngược ra phía sau, miệng dán băng keo, đặt nằm xấp xuống sàn nhà.

Chúng để một thằng cầm súng đứng trông chừng ba người bị trói. Sau khi lục lạo, hai tên mang xuống một bao nhỏ đựng các đồ nữ trang, và nhiều vật qúy. Một tên nói nhỏ với tên đứng canh cái gì đó, rồi hắn bước tới phía bà già, mở băng keo miệng ra, bắt bà phải khai chỗ dấu tiền mặt. Bà vẫn gữ im lặng không nói gì vì còn qúa sợ…

Một tên đến chỗ cô gái đang qùy ngồi, chúng xàm sỡ sờ xoạng tới cô gái, như ý muốn bà già phải chú ý! Bất chợt bà hét lên một tiếng rất lớn, khiến thằng đang cầm súng giật mình làm nẩy cò súng. Viên đạn lạc trúng ngay đùi tên đồng bọn. Cả bọn sợ bị động, vội thu cái túi đựng nữ trang, bỏ chạy ra phía cửa trước, mở cửa dẫn đồng bọn chạy thoát thân.

Cảnh sát sau đó theo dấu máu, phăng dần ra bọn cướp, Hai anh em Tuấn và Phúc trốn đi nơi khác, được một thời gian thì bị bắt. 

Con bị đi tù, Quân phải tốn nhiều tiền để lo luật sư. Quân tiều tụy đi thấy rõ, nhưng ý chí hắn vẫn kiên cường lắm, tất cả công việc, hắn vẫn lo toan. Gia đình vợ chồng tuy có xung đột, nhưng Quân vẫn rất tự mãn, chẳng thèm để ý đến sự thay đổi của vợ, Hắn cứ nghĩ một ngày nào đó Diễm phải quỳ lạy xin tha thứ, mà người như Diễm gìa rồi, đã năm đứa con. Thằng đàn ông nào ngu mà đi rước vào, hơn nữa hôn nhân của người Công Giáo làm sao mà bỏ được?

Đám bạn thường ăn nhậu với Quân, nói hắn bị bất lực, ở tuổi trung niên, bởi lý do đó khiến hắn thay đổi tâm tính, cư xử với vợ con lãnh đạm cau có, khiến vợ con khó đến gần. Hắn bị mặc cảm cho nên bơi những chuyện cũ ra hạch hỏi, để lấp liếm đi những yếu kém của mình.

Diễm chẳng thiết tha gì đến Quân nữa. Dần dà lui tới nhiều nơi ăn diện, rồi cặp bồ với một ông Mỹ trắng cỡ ngũ tuần, làm trong Marketing department, của một công ty.Diễm bắt đầu đi học nhảy đầm, cuối tuần ghé các phòng trà Việt Nam, có khi vào các club của Mỹ cùng Tony. Tony cũng xộp và điệu nghệ. Diễm nhìn đẹp qúy phái sang trọng. Tới đâu Diễm cũng đựơc hắn chiều chuộng nâng niu. Đứa con gái đầu của Quân là Thúy, biết mẹ có ông bồ Mỹ nhưng cũng chẳng tỏ ý phản đối.

Từ ngày có bồ Mỹ, Diễm coi Quân như dân lao động tầm thường thô lỗ, nhìn Quân không một chút nào cảm tình, chỉ muốn chọc tức cho Quân điên lên để ly dị cho sớm. 

Nhà của Quân chỉ có con gái thứ tư tên Yến là ngoan, còn một đứa nhỏ kia thì chưa biết! Yến đang học lớp mười hai, học rất giỏi, dù chẳng có ai kèm cặp chi hết, nó tự động học, cặm cụi học cho tới tối khuya,làm đủ mọi việc nhà, giúp mẹ nấu ăn cho các em, Nó là đứa quan tâm đến gia đình nhiều nhất,thấy bố mẹ bất hòa là nó tìm cách an ủi cả bố lẫn mẹ, van xin bo mẹ đừng ly dị.

Càng ngày, Diễm càng vắng nhà nhiều hơn, con cái, nhà cửa, cứ dừa cho con Yến chăm sóc, cơm bữa nấu bữa không, toàn phải order pizza hay Macdonal, có khi mua thức ăn theo món của Việt Nam. Căn nhà họ ở trên đường Senter, trông ảm đạm và tiêu điều nhà chẳng bao giờ có khách khứa, hoặc gia đình hội họp gì. Mang tiếng là dân construction đi sửa nhà thiên hạ cho đẹp còn nhà mình xụng xịu.

Một hôm, khác với ngày thường, Quân về nhà sớm hơn mọi khi. Vừa bước vào nhà định cởi đôi giầy ra thì gặp Diễm ăn mặc sang trọng, đứng ở phòng khách như đang chờ ai… Quân lại ngứa miệng cười khẩy, “Lại đợi thằng nào đấy? Thứ đĩ ngựa…”

Đang đợi người quen tới chở đi vũ trường, bực mình vì bị Quân nói móc họng, Diễm tức thì trả đũa, “Ông bất lực thì tôi phải đi hẹn trai chứ!”

Vậy là giọt nước làm tràn ly, Quân xông vô đấm cho Diễm một cái ngay mặt,Diễm ngã chúi nhủi vào góc nhà, cạnh chiếc bàn nhỏ, để cái đèn, Quân đè lên người Diễm cố lấy hết sức dùng đôi tay bóp co. Từ trong phòng, con Yến lao ra ngăn bố. Quân buông tay khỏi cổ Diễm, rồi lững thững đứng dậy. Yến tức thì phóng ra cửa, tóc tai rũ rượi, quần áo xốc xếch kêu cứu! Khuôn mặt sưng vù vì những cú đấm chí mạng của Quân. Bà hàng xóm nhìn Diễm thảm thương liền gọi 911 cho Diễm, chỉ một lúc sau là ba bốn xe Police và ambulance đến. Không biết Diễm nói gì với Police trong khi cái Yến cứ dùng tiếng Việt ngăn mẹ đừng có khai bị bố đánh.

Họ xông vào nhà tìm Quân thấy Quân ung dung đang ngồi ở ghế sofa, một ông Police to cao hỏi Quân một vài câu nhưng Quân lầm lì không nói, Police mời Quân đứng dậy một ông khác lấy còng khóa hai tay Quân lại dẫn ra xe. Trước khi bị đẩy vào xe, nỗng Quân phá lên cười lớn tiếng khiến mấy người hàng xóm nhìn sang cũng ngạc nhiên…

Em của Quân nhận được điện thoại của Thuý con lớn của Quân,nhờ chú đứng ra lo cho Quân được tại ngoại.Hắn vội vàng chạy lên chỗ nhà tù của Quận hạt để thăm và coi tình trang của Quân thế nào?Chú em và đứa cháu hết sức kinh ngạc khi nhìn thấy Quân như người mất hồn,chẳng nhận ra ai,nói năng rất lạ.Chú em cố gắng khơi lại vài chuyện coi có nhớ gì không nhưng vô ích vì Quân đã hầu như mất trí.

Nhân viên nhà tù cho biết là Quân bị chấn động tâm lý rất nặng, và sau đó cho người em làm thủ tục bảo lãnh đưa Quân về nhà, trong khi chờ ra hầu tòa, nhân viên cơ quan chống bạo hành gia đình thường xuyên đến tận nhà theo dõi.

“Đó là câu chuyện về Quân mà tôi biết,” anh bạn tôi nói. “Cách đây vài năm khi Quân còn bình thường. Tôi và Quân gặp nhau ở quán nhậu. Tôi có nói với Quân, “Để được sống ở cái Thiên Đường này, chúng mình phải trả một cái giá không rẻ. Vào cái tuổi như anh em mình, học nữa thì không vô, bao nhiêu ước vọng trông vào các con, nay các con cũng chẳng trông hòng gì. Thôi thì mình thua trắng!”

Anh bạn kể thêm, cũng có lúc Quân khóc nói với tôi “Hạt lúa chết đi thì sinh nhiều bông trái, mình tưởng hy sinh lao vào kiếm tiền để con cái có một đời sống sung túc, nào ngờ...”

Tôi cũng có lần bảo Quân, rằng giá trị của cuộc sống không phải là tiền, mà là sự quan tâm của mình đến cho người khác bằng hết cả trái tim. Tiếc là Quân khi còn tỉnh không nhận ra điều này. Bây giờ, dù có tỉnh lại, nhận ra được như vậy thì cũng chẳng còn gì nữa…

Tuyết Phong

Ý kiến bạn đọc
30/05/201216:42:50
Khách
câu chuyện xót xa cay đắng của một gia đình tan nát thật thương tâm. Không cứ kiếm thât nhiều tiền là thành công, có khi hiệu ứng ngược. Kiếm thật nhiều tiền cho gia đình, hay giành thì giờ nhiều cho vợ cho con đây? thật khó nghĩ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,336,978
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.