Hôm nay,  

Cháy Nhà Mới …Gặp Hàng Xóm

22/02/201200:00:00(Xem: 214191)

Cháy Nhà Mới Gặp Hàng Xóm

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 3490-12-289540vb4022212

Tác giả sinh năm 1940, cựu sĩ quan VNCH, khoá 12 SVSQ Thủ Đức, Giảng Viên Anh ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, cựu tù chính trị, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO9, hiện định cư tại Greenville South Carolina. Từ năm 2002, tác giả đã tham gia Viết Về Nước Mỹ với nhiều bài viết giá trị. Sách đã xuất bản: "Hành Trình Về Phương Đông."

***

Đã là người tị nạn sống ở Mỹ ai cũng biết tập tục hàng xóm của người Mỹ là nhà ai nấy ở. Khu tôi ở là khu sub-division gồm đủ các sắc dân gồm Mỹ trắng, Mỹ đen, Mỹ vàng (là gia đình chúng tôi và 4 gia đình khác) và Mỹ Mễ. Đúng là một Hiệp chúng Quốc thu nhỏ. Vì đã là ”hiệp” nên chẳng ai bảo ai tất cả đều sống rất hòa hợp mà chẳng cần ai hòa giải cả vì nếu có chuyện gì xẩy ra thì đã có luật pháp xét xử nên chẳng cần ai lãnh đạo để cho dân phải lãnh đạn như ở Việt Nam ta bây giờ.

Đêm đêm thì ”đèn nhà ai nhà nấy rạng” theo đúng nghĩa đen cũng như nghĩa bóng. Đèn rạng để học, để làm bài, để coi TV, đọc sách, đọc báo để tìm một tương lai tốt đẹp cho mình và cho con cũng như cháu. Chả thế mà mới chỉ có mười mấy năm sau khi đặt chân đến Mỹ theo diện tị nạn thì tại Greenville South Carolina này đã có con cháu là bác sĩ, dược sĩ, y tá, chuyên viên phòng thí nghiệm, khai thuế, cảnh sát v…v…làm cho nhiều khuôn mặt của các bậc làm cha mẹ trở nên rạng rỡ.

Thế nhưng đối với người tị nạn thuộc thế hệ thứ nhất thì cái cảnh nhà nào nhà nấy đóng cửa im ỉm suốt ngày và cửa chỉ mở và đóng thì lại là cửa garage sau đó thì chủ nhà hoặc là biến đi để đi làm hay là biến mất hút vào trong nhà lại là cái dễ gây ra cái cảm tưởng cô đơn trống vắng, dễ sợ. Hàng xóm gì mà không nói với nhau một lời! Họa hoằn lắm khí bất ngờ gặp nhau ngoài sân sau hay sân trước thì lại nói bằng cái tay vẫy vẫy ra cái điều chào nhau vì máy cắt cỏ đang chạy thì làm sao mà he lô hay he lố bây giờ.

Cuộc sống cứ êm đềm trôi và cửa chỉ mở để tiếp người thân khi có dịp sinh nhật hay ba bơ kiu gì đó mà thôi chứ hàng xóm thì vẫn là hàng xóm xuông cho nó theo đúng cái câu phận ai nấy lo.

Có lần ông hàng xóm bỏ quên cái bình xăng sau khi cắt cỏ ở ngoài hàng rào, tôi bèn chạy qua chạy lại để cho ông ta biết tới 3 lần bấm chuông mà chẳng ai thèm mở cửa. Rõ ràng như 2 với 2 là 4 là chủ nhà có nhà vì cả 2 chiếc xe hơi đang đậu trên drive-way mà! Tôi đành bỏ cuộc dù có muốn giúp mà không được, và bình xăng đã bị ông ấy bỏ quên 3 ngày rồi. Lối 15 phút sau tôi đánh xe ra khỏi garage để đi có việc cần thì cũng gặp ngay bà vợ ông hàng xóm cũng ra lấy thư như ; tôi cho bà ta hay thì bà ta cho biết có nghe chuông nhưng vì bận học nên không ra mở cửa và ngỏ lời xin lỗi.

Thì ra phong tục Mỹ không hẹn thì có nghe chuông họ cũng không mở cửa! Ngay cả cha mẹ muốn đến thăm con thì cũng phải có hẹn, cứ y như là làm bi dzi nất ấy! Không hẹn thì ông con, bà con không có nhà thì làm sao bi giờ?

Trong cách quan hệ hàng xóm lặng lẽ như trên, bỗng một đêm khuya, khoảng 1 hay 2 giờ sáng chúng tôi đang ngủ thì nghe tiếng đập cửa thình thình. 

Hoảng hồn nửa cuộc đời của tôi lính quýnh chạy ra và la lớn:

- Anh ơi có ông Mỹ to con đập cửa nhà mình ông ta nói gì em không nghe.

Tôi trả lời:

- Chắc ông ta say rượu, thôi đừng mở, nguy hiểm lắm

Ít giây sau lại nghe tiếng thình thình đập vào cửa garage và tôi vẫn bảo vợ tôi không mở cửa.

Đúng lúc ấy, bỗng có tiếng nổ cái đùng thiệt lớn từ phía sau nhà. Nhìn ra thấy phía sân sau đang rực sáng. Bà xã vốn cẩn thận khuya nào cũng kiểm soát lại đèn đóm trước khi đi ngủ sao lại sáng bừng vậy. Vén rèm cửa lên coi thì ra má ơi cái nhà hàng xóm phía sân sau nhà tôi đang cháy đùng đùng.

Hết hồn tôi lật đật chạy đi lấy xấp hồ sơ (theo lẽ phải làm từ lâu nhưng tôi cứ lần khân và chỉ mới làm xong tuần trước) gồm những giấy tờ quan trọng bỏ vào một cái túi xách tay còn bà xã tôi thì lo gom chút tư trang, ít tiền lẻ bỏ vào một cái túi xách khác và hỏi:

- Mang lên xe và anh đánh xe ra chứ?

- Để coi.

Tôi trả lời rồi bấm 911 gọi cảnh sát:

- There is a fire at my back yard (Xin tạm dịch: Có đám cháy ở sân sau nhà tôi.)

- A shooting? (Bắn nhau à?)

- No, no, a house in my backyard is on fire. (Không, không, cái nhà đằng sân sau nhà của tôi đang cháy)

- Wait a moment. (Chờ chút)

- Where? (Ở đâu?)

- Spring Station in Berea (Khu Spring Station ở Berea)

Nói xong tôi gác máy điện thoại và chạy ra phía trước nhà, tại đây ông hàng xóm tốt bụng của tôi mới thanh minh thanh nga là ông ta đập cửa trước không thấy động tịnh gì thì ông ta bèn đập cửa garage để đánh thức chúng tôi và ông ta cho biết vì máy điện thoại kẹt nên không gọi 911 được. Ông hàn g xóm còn cho hay tiếng nổ mà chúng tôi vừa nghe là do cái mái nhà bị xập xuống.

Thế là nhờ có vụ cháy nhà mà tôi mới có dịp gặp ông hàng xóm tốt bụng; và chúng tôi được dịp hàn huyên với nhau trong khi theo dõi toán cứu hỏa đến chữa cháy.

Toán cứu hỏa phản ứng nhanh nhưng vì căn nhà bỏ trống khi lửa bùng lên lại không có ai trong nhà nên cứ tự do cháy. Vì thế khi toán cứu hỏa tới thì không cứu kịp nữa nhưng đã thành công khi ngăn không cho lửa bắt cháy qua các căn nhà kế cận.

Các cụ ta nói ””Cháy nhà mới ra mặt chuột.” Trong trường hợp chúng tôi, khi nhà hàng xóm cháy, không thấy con chuột nào chạy ra, mà nhờ đó mới thấy ra mặt hàng xóm “

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,185,000
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.