Hôm nay,  

Thời Gian Còn Lại

18/02/201200:00:00(Xem: 116261)

Thời Gian Còn Lại

Tác giả: Phương Lan

Bài số 3487-12-289537vb7021812

Tác giả là một nhà văn có nhiều tác phẩm đã xuất bản, đồng thời cũng là một nhạc sĩ dương cầm đã thực hiện nhiều CD. Bà là một dược sĩ, cư dân Chino Hills, Nam California, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Dọn bàn xong xuôi, ông Phong mới đẩy cái xe lăn của vợ đến bên bàn ăn, dịu dàng:

- Ăn đi em! ráng ăn một chút cho khoẻ.

Bà Phong chớp mắt, nét mặt thoáng vẻ bối rối, đã lâu lắm, từ ngày các con khôn lớn, cái tiếng “ em '' thân mật đó ít khi được dùng tới, chỉ trừ những lúc riêng tư có hai vợ chồng. Mỗi khi được ông gọi bằng em, bà đều cảm động, nhớ đến cái thuở mới yêu nhau, thời gian đi nhanh thật, vậy mà thoáng chốc đã gần năm mươi năm... Bà ngước cặp mắt ướt rượt lên nhìn chồng, môi thoáng một nụ cười cảm động trên khuôn mặt già nua đầy những nếp nhăn:

- Hôm nay mình cho tôi ăn món gì vậy?

- Miến gà, tôi mới học được trong sách nấu ăn. Ông nói và ân cần cầm đôi đũa đặt vào tay bà, bàn tay còn cử động được, bà ăn thử xem có ngon không? Nhưng mà…tôi quên không mua rau răm.

- Hề gì, không có rau răm thì đã làm sao? Bà gắp một đũa, đưa lên miệng, suýt xoa kêu nóng, ông nấu thì phải ngon rồi, ngon tình, ngon nghĩa…

Bà ngưng lại, hỉ mũi, nghẹn lời không thể nói tiếp, mấy sợi miến mắc trong cổ làm bà ho lên mấy tiếng, ông hốt hoảng:

- Có sao không?

Thấy tay bà run rẩy, ông thương cảm:

- Để tôi xúc cho bà ăn nhé?

- Thôi khỏi! tôi ăn lấy được mà.

Bà lắc đầu, không muốn làm phiền chồng thêm, ông đã cực khổ vì bà nhiều quá rồi. Mấy hôm nay bà không được khoẻ, ăn gì cũng thấy đắng miệng, nhai những sợi miến, bà có cảm tưởng như đang nhai những cọng rơm, nhưng bà vẫn cố nuốt, bà phải ăn cho ông vừa lòng, ông đã bỏ bao nhiêu tình thương vào đó.

Tội cho ông, xưa kia đường đường là một vị đại tá tiểu đoàn trưởng, có trong tay cả ngàn binh lính dưới quyền, sẵn sàng nghe ông ra lệnh, ông hô lên một tiếng là mọi người đều răm rắp tuân lời. Ông lo toàn những việc quốc gia đại sự, đâu thèm để ý đến những việc nhỏ nhặt chỉ dành cho đàn bà, như nồi cơm, trách cá? Tội cho ông, khi xưa vẫy vùng bốn bể, nào ngờ khi về già, thế giới của ông chỉ thu hẹp trong bốn bức tường của một căn nhà nhỏ. Còn đâu cái oai phong của một vị chỉ huy trong quân đội? ông bây giờ nhẫn nhục làm những công việc đi chợ, nấu ăn, quét nhà, rửa chén…Ông làm việc đó đã gần tám năm rồi, từ khi bà bị tai biến mạch máu não, liệt nửa người, phải ngồi xe lăn. Ông thương vợ, không muốn cho bà phải sống những ngày tàn ở trong viện dưỡng lão, nên ngoài nhiệm vụ nấu ăn, ông còn kiêm luôn nhiệm vụ y tá, ngày đêm hầu hạ, phục dịch bà từ việc ăn uống, thuốc men, đến vấn đề vệ sinh, tắm rửa…

Bà lão bệnh tật nên khó tính, mướn người làm không vừa ý, bà luôn miệng gắt gỏng, càu nhàu, nên chẳng ai muốn ở lâu. Người của Sở xã hội đưa tới để giúp bà tắm rửa, vệ sinh hàng ngày, bà chê không khéo léo, lại hay mạnh tay làm bà đau…Bà chỉ vừa lòng có một người mà bà cho rằng có đủ lương tâm, lòng kiên nhẫn, lại khéo léo, dịu dàng bà trông cậy được: đó là ông Phong tội nghiệp, chồng của bà. 

Ông Phong lãnh trách nhiệm, chấp nhận sự hy sinh, không phải vì không còn con đường nào khác, mà vì lòng yêu thương vợ chân thành. Vợ chồng chia ngọt xẻ bùi, đi bên nhau đã gần năm mươi năm, lẽ nào ông bỏ bà độc hành trên chặng đường cuối cùng? Ôi! ông Trời cay nghiệt đã lấy đi hết mọi thứ đã ban phát cho vợ chồng ông. Ôi! thời gian tàn nhẫn đã để lại dấu vết khi đi qua…

Nhìn thân hình dúm dó, tàn tạ của bà bây giờ, thật khó mà tuởng tượng có một thời bà đã từng là hoa khôi của một trường nữ trung học danh tiếng. Cô nữ sinh yêu kiều, tóc thề bỏ xoã ngang vai, thẹn thùng dấu mặt sau vành nón bài thơ, đã làm ông mê mẩn, đắm đuối dạo nào…

Cái thời hoa mộng ấy đã qua rồi, nhưng vẫn lưu lại trong ký ức ông những kỷ niệm khó quên, những dấu vết không bao giờ phai mờ. Mỗi khi nhớ lại quá khứ, cả một thời dĩ vãng xa xưa lại hiện về làm ông cảm động…

*

Em, tiểu thơ khuê các, còn tôi, chàng trai phong sương, rày đây, mai đó, thế mà hai cuộc đời lại gắn bó với nhau, có phải là do duyên số trời đã định sẵn cho đôi ta? Làm vợ tôi, em chịu biết bao nhiêu thiệt thòi, tôi bất tài, không lo cho em được cuộc sống xa hoa, em chẳng so bì hơn thiệt, bằng lòng với hạnh phúc nhỏ nhoi. Em, cô vợ bé bỏng, độc tài, và ghen khiếp! Em cấm tôi không được uống rượu, hút thuốc, em sầm mặt mỗi khi tôi vô tình nhìn hơi lâu một cô gái đẹp. Mỗi khi đi xa về, tôi lại bị em gạn hỏi, lục lọi, ngửi áo, tìm dấu vết của những bông hoa dại bên đường…

Em ghen khiếp, nhưng tất cả chỉ vì em yêu tôi, em mang trong bụng mầm sống của tôi, em chịu những cơn đau xé ruột để sanh cho tôi những đứa con xinh đẹp, giốngbố…Em vất vả nhọc nhằn chăm sóc con cái, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, cho chồng con những bữa ăn ngon, những phút giây thoải mái mỗi khi trở về…Còn tôi, tôi đã cho em được gì? Ngoài những năm tháng dài vắng nhà triền miên, để em phải sống mỏi mòn trong cô đơn? Mong em hiểu cho, chỉ vì nặng nợ núi sông, tôi đã đặt nợ nước lên trên tình nhà.

Tội nghiệp em, người thiếu phụ Việt Nam thời loạn ly, có mấy khi được ở gần chồng? Thời xuân sắc, bao nhiêu người vây quanh em, nhưng sao em lại chọn tôi, để suốt năm suốt tháng phải sống trong lo sợ, phập phồng? Những cái Tết tôi đi hành quân không về, em đón xuân một mình, những buổi chiều cuối tuần, nhìn vợ chồng người ta dìu nhau đi dạo phố, em có buồn không? Em, con chiên ngoan đạo, chẳng tối nào quên đọc kinh, chẳng chủ nhật nào em không đến giáo đường. Em cầu nguyện cho tôi tránh được hòn tên mũi đạn, có bao giờ em cầu nguyện cho chính thân em? Chúa nghe lời cầu xin của em, nên tôi đã trở về bình yên.

Nhưng hết chiến tranh rồi, những năm tháng dài đăng đẳng tôi đi cải tạo, em lại làm chinh phụ cô đơn…Tội nghiệp em, chẳng quản rừng thiêng nước độc, đường xá xa xôi, thân cò lặn lội đi thăm chồng. Em eo sèo bán buôn chợ trời, một mình vừa làm mẹ, vừa làm cha, nuôi con nên người, em chặt dạ bền lòng, đợi chồng về. Tóc em thôi hết mượt mà, da em đen xạm vì gió sương…Nhưng em ơi! chính vì thế mà đôi ta lại nặng thêm nghĩa ân tình.

Chỉ sau khi qua cơn hoạn nạn, khi đầu đã hai thứ tóc, vợ chồng mình mới được sống bên nhau, mới hoàn toàn là của nhau... 

Nhưng chúng ta hạnh phúc chẳng được bao lâu, trời lại giáng hoạ, em bây giờ tàn phế, ngồi trên xe lăn, mọi việc đều trông cậy vào tôi, tôi cho gì, em được hưởng nấy, chẳng bao giờ kêu ca. 

Ngày xưa, em đã đảm đương công việc nội trợ một cách tài tình, cho chồng con những bữa cơm ngon lành, nhà cửa luôn luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Em vén khéo, coi sóc mọi việc trong, ngoài chu đáo, tôi chẳng phải bận tâm và chẳng bao giờ nghĩ đến công khó của em. Chỉ tới bây giờ, khi hứng trách nhiệm, tôi mới thấy mình vụng về, lúng túng làm sao. 

Tài nấu bếp của tôi dở nhất thế giới, mà chẳng bao giờ nghe em chê, em quả là một người vợ đại lượng nhất. Dạo này em hơi gầy đi, tại em bệnh tật hay tại tôi vụng nuôi? Bác sĩ nói em phải siêng tập đi mới có thể phục hồi. Trớ trêu làm sao, khi về già, người ta trở lại cái thuở sơ sinh, đầu tóc lơ thơ, răng không có đủ, nên chỉ uống sữa và ăn được đồ mềm, có người còn phải đeo tã…Người già có khác chi trẻ thơ, đâu có thể tự lo cho mình được. 

Nhìn em tập đi lần từng bước một trong cái walker, tôi đau lòng, em bây giờ thê thảm quá rồi, tôi cũng chẳng hơn gì, cũng già yếu hom hem, nhăn nheo xấu xí…Chúng ta cũng giống như những cây đũa mục thôi, cũng may còn đủ cả đôi. Em bây giờ sự sống chỉ trông cậy vào tôi, em chỉ còn mình tôi, tôi nguyện đem hết sức già ra để nâng đỡ, che chở cho em. Em hãy dựa vào tôi mà bước đi cho vững, em nhé! Chúng ta hãy dìu nhau đi nốt quãng đường còn lại…

*

Nhìn thân hình siêu vẹo của ông lão, cố gồng mình nâng đỡ mỗi khi mình té, bà Phong thở dài:

- Thật tội cho ông, vất vả vì tôi nhiều quá, chắc ông nợ tôi từ kiếp trước.

Ông cười hiền lành:

- Chúng ta cùng nợ nhau, cái nợ ân tình…Mình nhớ chứ, ngày đám cưới, chúng ta đã thề nguyện trước bàn thờ Chúa là sẽ đi bên nhau trọn đời, thương yêu nhau, săn sóc cho nhau những lúc khoẻ mạnh, cũng như những khi hoạn nạn, ốm đau. Những lời thề đó, tôi vẫn giữ mãi, mình biết vì sao không? 

Ông cười hề hề, cúi xuống đặt một cái hôn lên trán bà, giọng khôi hài, là vì tôi yêu cái cục nợ đời của tôi…

Bà cố gượng cười, nhưng cặp mắt lại rất buồn:

- Lúc đó, chẳng bao giờ tôi ngờ là sẽ có ngày hôm nay. Mình à, tôi nói thật đấy, về già bệnh tật khổ quá, nhiều lúc tôi chỉ muốn chết sớm để cho mình khỏi cực.

Ông giật mình, cau mày trách:

- Mình nói bậy bạ cái gì đấy? Lấy nhau ngần ấy năm, chẳng lẽ mình lại không biết rằng mình đã chiếm một địa vị quan trọng thế nào trong cuộc đời của tôi ư? Mình là một nửa của tôi, mình bỏ đi, làm sao tôi sống?

Bà chớp mắt, cố ngăn dòng lệ vừa mới ứa ra, bàn tay còn cử động được, tìm tay ông nắm chặt. Hai vợ chồng nhìn nhau lặng lẽ, ánh mắt thay cho lời, nói lên muôn vàn sự thương yêu. Ông vỗ nhẹ vai bà, dịu dàng:

- Đừng khóc nữa, ai lại khóc trong một ngày rất đẹp như hôm nay. Mình xem kìa! mặt trời đang lên, đẹp và ấm áp lắm, tôi đưa mình ra sân sau sưởi nắng, mình nhé?

Ông nói và mở cửa, đẩy xe của bà ra vườn, đến gần cái băng đá, ông dừng lại, chậm chạp ngồi xuống, đưa mắt nhìn lên bầu trời trắng đục. 

Bây giờ hãy còn sớm, không khí còn mang cái mát mẻ, tinh khôi của buổi sớm mai. Nơi chân trời phía đông, một vầng hồng vừa nhô lên, chiếu những tia sáng làm hồng những đám mây, mặt trời xuất hiện như một quầng lửa đỏ, bình minh thật đẹp, thật rực rỡ. Trên bãi cỏ xanh mịn, còn đọng lại những giọt sương đêm lóng lánh, có hai con bướm vàng đang bay lượn nhởn nhơ. Một làn gió nhẹ thổi tới làm lá rơi lả tả, lá rơi nhiều quá, rụng ngập cả lối đi…Trời đã cuối thu rồi, mùa đông sắp tới, những chiếc lá cuối cùng còn bám ở trên cây cũng đã khô héo, những mầm non đã sẵn sàng để nhú ra, và những lá già sẽ được thay thế bằng lá non khi mùa xuân tới…Bốn mùa sẽ tuần tự đến rồi đi như một quy luật của tạo hoá. 

Nhìn mái tóc bạc phơ của bà như sáng lên trong nắng ánh cuối thu, ông cảm động, nói với bà mà như nói với chính mình:

- Chúng ta cũng như những chiếc lá mùa thu kia thôi, khô đi để nhường nhựa sống cho các mầm non vươn lên, con cháu của chúng ta sẽ tiếp nối sự sống của chúng ta đời đời... Mình nên sung sướng tự hào vì con cái của chúng ta đã thành đạt cả rồi, đó chẳng phải là mục tiêu của chúng ta khi qua Mỹ hay sao? Đừng tiếc quá khứ, hãy vui với tuổi già, tận hưởng quãng thời gian còn lại. Mình xem kìa! mùa thu sắp tàn, nhưng vẫn đẹp lắm, nếu biết nhìn, ta sẽ thấy mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng của nó. Và này…mình ơi! trên chặng đường cuối cùng, chúng ta vẫn còn đủ cả đôi, đó chẳng phải là một điều may mắn hay sao? 

PHƯƠNG - LAN

(Trích 'Lấy Chồng Xa' )

Ý kiến bạn đọc
23/02/201214:30:19
Khách
Tác giả có nhầm lẩn không khi cấp bậc đại tá mà chỉ huy một tiểu đoàn? Cuộc sống nghĩa tình phải là như vậy. Rất cảm ơn tác giả.
19/02/201215:24:21
Khách
Cám ơn Tác Giả . Ước gì chận cuối của cuộc đời Vợ Chồng Già nào cũng được như vậy . Chúc Tác Giả khoẽ mạnh hạnh phúc mặc dù biết rất mong manh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến