Hôm nay,  

Nhớ Bóng Mai Xưa

12/02/201200:00:00(Xem: 112177)

Nhớ Bóng Mai Xưa

Tác giả: Diệp Hoàng Mai
Bài số 3481-12-28951vb8021312

Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Diệp Hoàng Mai được chuyển đến Việt Báo và giới thiệu bởi tác giả Nguyễn Trần Diệu Hương: “Chị Mai là cựu học sinh ban Toán niên khóa 1974-1975, trường trung học Ngô Quyền tại Biên Hoà. Hiện chị là một luật sư đang ở Việt Nam. Mong tác giả Diệp Hoàng Mai sẽ tiếp tục góp thêm bài mới.

***
1. 
Má tôi yêu nhất loài hoa mai. Yêu đến đổi, má biến mảnh sân nhà thành vườn mai giữa phố. Má nói, Mai được xếp bậc thứ nhất trong “ tứ hữu” Mai – Lan – Cúc – Trúc.” Bậc Thánh thơ ca Cao Bá Quát, người anh hùng chống chế độ phong kiến bạo tàn, bình sinh tâm đắc hai câu đối:
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm,
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa…
(Mười năm bàn đạo giao du khó như tìm gươm cổ,
Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai)
Má tôi bảo, ông này là người có lý tưởng sâu sắc, nhân cách sống cao thượng và chí khí quật cường. Cả cuộc đời, ông chỉ chịu cúi đầu khuất phục hoa mai. Chưa hết, má còn thi vị hoa mai bằng câu ca dao…

Bông mai vàng,
thuở nàng còn trẻ.
trên lối đi về,
Lắm kẻ đợi mong.
Bây giờ,
Tình đã sang sông.
Anh trèo cây khế,
Ngó mong đất trời.
Bớ em ơi!
Sao chẳng nói một lời…

Hiếm hoi lắm, má mới có chút thì giờ an nhiên như vậy. Công việc hàng ngày gần như nuốt chửng má tôi. Bốn giờ khuya, má lẳng lặng ra đi khi các con chưa thức giấc. Nửa đêm má trở về nhà, các con say ngủ mất rồi. Sống chung nhà, mà ít khi tôi… gặp má. Vì vậy hôm nào má bệnh nằm nhà, tôi lẩn quẩn bên má hỏi han đủ chuyện. Nhưng vừa gượng dậy, má lại kéo tôi ra vườn chăm bẳm mấy gốc hoa mai:
- Chỉ cần một chậu mai ngày Tết, người ta đã có cả mùa xuân rồi. Nhà mình có cả vườn mai, con thích hôn?
Má càng “say” hoa mai, tôi càng tức tối nên hay phản đối:
- Con thấy bông thọ đẹp hơn!...
Má xoa đầu tôi, cười xòa:
- Bông tên thọ, nhưng bông không sống được lâu…
Tôi tự ái trẻ con, không bày tỏ với má rằng tôi cần má. Tôi thích má quan tâm chỉ mỗi mình tôi. Tôi thèm kể kể má nghe, chuyện cô khen tôi làm luận văn giỏi. Hay chuyện thằng Tí xóm Chùa đạp xe lọc cọc đòi chở tôi về. Chà chà, bao nhiêu là chuyện con gái muốn kể má nghe. Vậy mà, má không quan tâm đến nỗi lòng con gái… Dần dà tôi đâm ra ghét hoa mai, ghét thậm tệ... Lòng ghen tị khiến xui tôi hành động điên rồ. Rình rình cả nhà đi vắng, tôi lần lượt tạt… nước sôi luộc mấy gốc mai. “Thiên bất dung gian”, thiệt hổng sai. Anh của tôi bất chợt về nhà, bắt quả tang tôi đang nghịch dại. Khỏi phải nói, tôi bị trận đòn đau quắn đít, nhưng bụng dạ tôi rất hả hê. Mùa xuân năm đó, mấy gốc mai bị tưới nước sôi… nụ đơm đầy đặc. Để sáng mùng một Tết, hoa nở vàng tươi rừng rực khắp sân nhà… Thiệt là, ông Trời hỏng chịu chiều lòng tôi tí tẹo nào.
Ông ngoại tôi nhìn tướng đoán người không sai. Ba tôi quá đỗi hào hoa, nên ngay khi má sinh con đầu lòng, ba tôi có duyên tình mới. Ba vẫn về thăm nhà, vẫn đều đặn “gửi” má thêm mầm sống. Thế nhưng mười lần như một, từ lúc cưu mang đến khi sinh nở, má tôi chỉ có một mình. Con cái cả bầy, ba tôi chỉ nhớ tên đứa đầu tiên. Số đông còn lại, nhìn khuôn mặt giống đứa con đầu, ba tôi sẽ biết đứa đó con mình.
Chiều 30 tháng Chạp hàng năm, cả nhà tôi đợi ba về cùng đón giao thừa. Sáng mùng một Tết, anh chị em tôi dậy sớm, quần áo tinh tươm… Đây là ngày duy nhất trong năm, gia đình tôi có đủ đầy quân số. Chúng tôi bắt chước ba má, nghiêm trang đốt nhang cúng bái tổ tiên. Lễ xong cả đám chen chúc xếp hàng, chờ ba phát phong bì lì xì màu đỏ, mà tối hôm qua má tôi xếp sẵn. Bữa cơm đoàn tụ năm mới qua nhanh, chúng tôi ì xèo gầy tụ đánh bài, không bị má la rầy chi hết. Má còn mang thức ăn, nước uống tiếp tế “cho mấy cha con có sức… ngồi sòng”. Má tất ba tất bật, nhưng khuôn mặt má rạng ngời khi nhìn cảnh cả nhà sum họp đông vui. Sang mùng hai Tết, khi chúng tôi còn say ngủ, thì ba tôi đã bỏ đi rồi.


Trong hoàn cảnh đó, má xoay trở đủ nghề nuôi con ăn học. Lúc con còn nhỏ, má đóng xe bán bánh mì gà ngay trước cổng. Khi chị của tôi có thể trông giữ các em, má tôi quyết định chuyển nghề buôn bán cây rừng. Lên rừng đủ thứ hiểm nguy, bệnh sốt rét rừng ai trải qua đều khiếp sợ. Kế đến, phải nộp thuế “hai đầu”: vô rừng mua cây phải “lo lót” cho VC, về thành bán cây thì “mãi lộ” kiểm lâm. Vẫn chưa hết, một phụ nữ nhan sắc như má tôi, rất vất vả đối phó với đám đàn ông xa vợ dài ngày. Má đã từng đành lòng bỏ những chuyến cây rừng quí hiếm, để giữ tròn đức hạnh của một phụ nữ Á đông. Trong giới làm ăn thuở đó, má tôi nổi tiếng khéo léo giỏi giang. Làm cái nghề mà ngay đến đàn ông còn kiêng dè, nhưng một tiểu thư “vóc hạc xương mai” như má tôi lại vô cùng thành đạt. Hồi đó tôi chưa biết ăn diện, nên vẫn là con ngoan của má. Chứ anh chị em tôi, bị má rầy hoài về tội tiêu hoang. Hàng tháng, má còn chu cấp tiền cho ba nuôi con của … vợ bé. Anh chị tôi bực tức cằn nhằn, má nhẹ nhàng giải thích:
- Người dưng má còn giúp được, huống chi tụi nó là con của… ba bây!

2. 
Mười tám tuổi, tôi đến nước Mỹ. Những tưởng, tôi chỉ tạm đi lánh nạn vài tuần. Nào ngờ thời cuộc đổi thay, tôi như cánh chim lạc mất đường về. Tự dưng sống không có má, tôi chơi vơi hụt hẫng tột cùng. Ở bên nhà, tôi đi học về có cơm canh dọn sẵn. Áo quần tôi mặc, có người giúp việc giặt ủi tinh tươm. Má hay cho tiền, và tôi mua sắm thoải mái những gì tôi thích.
Sang bên Mỹ, tôi đơn độc. Nhu cầu đời sống, tôi chỉ trông cậy vào đồng lương tháng ít oi. Ngôn ngữ Mỹ chưa thông, tôi đã lao đi tìm “job”. Quanh năm suốt tháng, tôi xoay tròn trong cái vòng lẩn quẩn “jobs và bills”. Ở nước Mỹ, tìm “job” và mất “job” đều… dễ ẹc. Và ai cũng nơm nớp nỗi lo thất nghiệp, vì thất nghiệp ở Mỹ thì sống cũng như… “chết mà biết thở” vậy thôi! Tôi trở thành nô lệ của chính mình trên đất khách. Tôi không có quyền ban phát thời gian cho tôi theo ý muốn chính mình. Ở xứ này, phải “ăn tốc hành, nói tốc độ, đi tốc … váy”, khó có chỗ cho “hồn thơ lai láng” chen chân.
Họa hoằn lắm, tôi mới gửi thư về quê thăm má. Biết má không vui và cũng chẳng cần, nhưng tôi chỉ biết gửi cho má những đồng dollars như phần nào chuộc lỗi. Má tôi là là một phụ nữ rất giỏi xoay sở, có bao giờ má cam chịu lâm cảnh túng thiếu đâu mà tôi lại gửi tiền? Tôi thương má, nhớ má nhiều lắm! Nhưng thời gian ngủ nghỉ lấy sức “đi cày” tôi còn chưa đủ, làm sao tôi có thể kể lể má nghe những chuyện tôi chắc má rất đau lòng? Mà thôi, má đừng biết chi nhiều về cuộc sống tha hương của con nghe má! Má không biết đâu, nhiều lúc con thèm có một buổi sáng thong dong trong vườn mai của má.
Ở bên này, không có giống mai vàng mộc mạc má yêu thương. Những khi nhớ má, thì thật ngược đời, tôi lại khát khao được nâng niu một cánh mai vàng. Lúc ấy mà được ở bên nhà, tôi nhất định sẽ cùng má bón phân, tưới nước cho mai. Tôi sẽ lắng nghe má ngợi ca, về loài hoa từng làm đắm say tâm hồn của má. Rồi một ngày tôi nhận hung tin, má tôi qua đời sau cơn bạo bệnh. Tôi nghe chừng mặt đất sụp đổ ngay dưới chân mình. Thời gian đó, người Việt tha hương chưa được phép về lại quê hương. Tôi bật khóc tức tưởi, hệt đứa trẻ thơ uất ức đòi sữa mẹ…
Ngày cuối tuần, tôi đến chùa cầu siêu cho má. Tôi không thể tìm được một nhánh mai vàng. Quỳ bên chân Phật, tôi bồi hồi chiêm nghiệm về má, về hoa. Giờ đây tôi mới hiểu, tại sao má yêu thương loài hoa ấy. Là một phụ nữ nhân hậu, tâm hồn má đong đầy khát vọng yêu thương. Má vỗ về trái tim nhạy cảm của mình, bằng cách trải lòng nhân với mọi người. Nương tựa hồn mai, bởi tâm hồn má cô đơn quá! Một bầy con nhỏ, một gánh âu lo, một thân cò vạc… Má tôi kiên cường vượt qua số phận, không một lời trách phận than thân.
Phải đến mùa xuân thứ 28 ở Mỹ, tôi mới có được cành mai ngày Tết. Lần đầu đến xứ lạ, cánh mai gầy guộc mong manh. Bắt chước má, tôi chiết nhánh mai trồng ở sân nhà. Suốt mùa đông, mai âm thầm chịu đựng rét mướt. Để bước sang xuân, mai bất ngờ hóa thân mạnh mẽ, rực rỡ vàng tươi một cách diệu kỳ… Tôi giải thích với các con tôi: “Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài hoa thanh tao cao quí nhất đời…”
Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin…

DIỆP HOÀNG MAI

Ý kiến bạn đọc
14/02/201223:57:18
Khách
Tâm sự của bạn, khiến tôi nhớ đến mẹ của tôi. Mẹ tôi cũng là một phụ nữ chịu thương chịu khó, đầy đức hy sinh cao cả cho chồng và các con của mình. cả đời mẹ tôi vất vả lo toan, khi chúng tôi trưởng thành và có thể lo toan cho mẹ, thì mẹ tôi đã vội lìa đời không kịp hưởng an nhàn các con báo hiếu... Cảm ơn bạn, vì đã trãi lòng.
13/02/201222:05:53
Khách
Xúc động quá!..
17/02/201208:59:48
Khách
Bạn ơi,
Bạn viết về một người phụ nữ, nhưng tôi thấy thấp thoáng hình ảnh của nhiều phụ nữ Việt Nam trong bài viết của bạn. Bạn có phải là một trong những phụ nữ Việt Nam đó không?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,448,163
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.