Hôm nay,  

Cô Dâu Ở Tuổi 46

13/06/201100:00:00(Xem: 221916)

Cô Dâu Ở Tuổi 46

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 3201-12-28501vb2061311

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Chị bạn hỏi tôi, "Ê Trâm, 46 rồi còn làm cô dâu được không Trâm"". Tôi thấy thú vị, nhìn lên hỏi chị "50 còn được chứ ở đó mà 46 không được, chị thấy ai mặc áo cưới tuổi này à"" Chị ỡm ờ ”thì ...thì người bạn trai Mỹ hỏi cưới mà chị chỉ muốn làm giấy tờ rồi sống chung thôi”. Đàn bà rõ khổ, tôi thấy khổ thật chứ không phải chơi.
Này nhé, yêu một người, muốn sống chung, thật ra đám cưới là sự chia xẻ hạnh phúc của đôi vợ chồng dù có tuổi hay không, mặc áo cưới hay không không thành vấn đề, có sự công bố trước gia đình, họ hàng, tôi thấy đã là đủ. Vì sợ lời ra tiếng vào mà phải suy nghĩ , trời, lấy chồng chứ có đi buôn gì không đúng đâu à.
Tôi được thể nói tiếp: ”Chị muốn mặc chị cứ mặc, thậm chí trong tiệc chị thay đổi ba bốn cái áo trắng đen gì tuỳ thích em cũng ủng hộ chị chứ đừng nói một cái, còn chị không muốn làm vì nghĩ chị với anh ta hiểu nhau đủ rồi, em ủng hộ luôn”. Chị cười mau mắn ”Hỏi ai cũng trả lời như Trâm thì chị đã xong lâu rồi, người này nói này, người kia nói khác, không dễ tính đâu”. Tôi kết luận với chị ”trời, đời chị chứ đời người ta đâu, người ta không chịu trách nhiệm đến đau khổ hay hạnh phúc chị có đâu, chị làm gì chị vui cho cuộc sống của chị em đều ủng hộ. Có tin vui thì báo em nhé”.
Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi hiểu vợ chồng là duyên số chứ không phải cứ muốn là đươc. Khi còn trẻ lúc yêu, người ta có thể thề sống chết với tình yêu mà còn bỏ nhau hà rầm, khi lớn tuổi kẻ thì lao vào, người thì tránh như tránh tên thợ săn do thất bại của hôn nhân trước. Cái câu hỏi mà họ phải tự hỏi là họ có hiểu và có nghiệm ra được làm thế nào nhận dạng được tình yêu chân thật hay không vì cũng như bao hiện tượng khác những gì có thể nhầm lẫn với tình yêu nhiều vô cùng.
Trong đời sống, ngoài sách vở ra, tôi thật sự muốn cha mẹ là một nguồn chính thức khác dạy cho con cái mình biết yêu và làm thế nào để nhận dạng tình yêu thật sự. Nhiều cha mẹ cho con cái mình cái ý niệm xem như không tiền, không bằng cấp thì chớ có rớ vào con cái mình nếu con của họ là con gái. Điều đó cũng đúng, chàng trai nào mà không lo nổi cho bản thân thì đúng là còn lo được tới ai. Nhưng liệu bằng cấp và tiền bạc có mua nổi một gia đình hạnh phúc hay không. Người Việt Nam hay nói cái câu có lớn mà không có khôn. Một chàng trai có thể học giỏi, nhiều bằng cấp nhưng về việc quan tâm và quán xuyến gia đình thì không tới đâu vì có thể điều đó nằm ngoài sự quan tâm của anh ta hay trong chừng mực nào đó cũng không ngoa khi nói anh ta đã không được dạy bài học tự mình phải làm cha làm mẹ như thế nào hay phải cải tiến cách làm cha làm mẹ của cha mẹ mình như thế nào, bổ sung những điều gì mà cha mẹ mình đã không làm được cho mình.
Như tôi chẳng hạn, nhìn mẹ tôi hầu bố tôi từng bữa cơm, ngụm nước đến cả cây tăm xỉa răng sau khi ăn cơm, tôi thề mai mốt có chồng cũng làm vậy cho anh hiểu sự tận tụy của tôi với anh. Hiểu đâu à, khi tôi làm vậy anh trừng mắt ”em làm như anh con nít không bằng, để anh tự lấy nước anh uống”. Ủa, vậy là khen hay chê, làm hay không làm. Hành động đó với cha mẹ tôi là yêu thương, còn với chồng tôi đó lại là xem thường.
Tôi đã từng không làm nữa, mà thật tôi cũng không biết phải làm gì để thể hiện yêu thương ngoài việc chung giường, chung mâm với người phối ngẫu của mình. Nếu hỏi tôi tiếc gì khi còn ở chung với cha mẹ, tôi chỉ tiếc mỗi một điều là cha mẹ không dạy được tôi bài học đơn thuần là yêu thương chân thành được thể hiện ra sao. Nếu bản thân tôi được chứng kiến những yêu thương giữa cha lẫn mẹ và cả những ẩu đả cúa cha mẹ, thì liệu tôi có đủ khôn ngoan trong đời để dàn ra cho chính bản thân một đáp án đầy đủ của sự yêu thương thật sự không.

Tôi còn nhớ cứ ra đường, trong trường, anh chàng nào thích mình, thấy hợp nhãn, nói chuyện có duyên hay hay là theo và đi cùng. Chẳng thì giờ đâu mà xem xét, yêu thích hay có thì giờ cho chuyện riêng tư để tự tìm xem trong đời sống chung có thể hợp nhau không. Cỡ tôi hồi đó còn chưa biết và tự vẽ ra đời sống riêng sẽ ra sao, bao nhiêu con, ở đâu, làm gì khi lập gia đình. Viễn cảnh đó khi tôi yêu thương ai hầu như hoàn toàn không đặt ra cho tôi câu hỏi nào, yêu là yêu, lấy là lấy, không yêu thì có cho vàng cũng không lấy. Do vậy mà tôi không thích cái câu người xưa vẫn nói cứ lấy đi là hợp à. Câu đó có thể đúng với người xưa khi cả hai bị gả ép không hề biết mặt nhau mà vẫn ăn đời ở kiếp cho đến lúc cái chết chia lìa họ.
Xã hội ngày nay đã tiến hóa và văn minh hơn rất nhiều. Trong đời sống chung, nhiều mâu thuẫn, đụng chạm, không được thử thách đầy đủ để đủ sức chịu đựng trải qua những sóng gió trong đời sống chung cùng nhau, hôn nhân đổ gãy liền. Tôi cũng ghét cái câu nói, về già đời sống vợ chồng chỉ còn là tình nghĩa. Sai luôn. Tôi đã từng nhìn thấy hai ông bà cụ dắt tay nhau đi bộ mỗi chiều, đi ăn sáng cùng nhau, vẫn chăm sóc và nhìn nhau thân ái. Nhiều khi tôi còn cảm nhận cái nhìn có khi còn tha thiết hơn nhiều vì họ biết ơn trong đời sống hiện tại họ vẫn còn bên nhau và còn có nhau đến tuổi này.
Cái ông hàng xóm gần nhà tôi đến lạ. Lúc rảnh rỗi, tôi mang hai đứa trẻ nhà tôi sang chơi với ông theo lời ông yêu cầu. Mai sáng gặp ông ông lại than tôi làm vậy khiến ông buồn hơn. Trời ơi trời, tôi biết làm sao. Ông bảo lẽ ra ông phải có đời sống như vậy, con cái, vợ chồng bên nhau vậy mà không hoàn không, đời ông chỉ như một cái bóng. Cứ đứng núi này trông núi nọ cho chết. Tìm niềm vui từ niềm vui của người khác cũng là một cách. Không ai, không một ai có thể thay đổi quá khứ thì ông buồn làm gì. Nếu đời sống không cho tôi một đứa con trai và một đứa con gái như hiện tại, có lẽ tôi đã xách bị đi thiện nguyện cho một tổ chức phi lợi nhuận nào đó, không nhà không cửa như hôm nay. Thêm vào đó tôi muốn đề cập tới cái chuyện người Mỹ hay nói ”fall in ”anh” fall out” of love. Khi con cái đã lớn cũng gần nửa số cặp vợ chồng kết thúc bằng tờ giấy ly dị, họ cho răng tình yêu của họ không còn như thuở trước (làm sao được đầy đủ như trước mà so sánh chi). Hồi xuân hay triệu chứng mãn kinh của người phụ nữ đóng góp vào chuyện đó thì chỉ còn nhờ sự hiểu biết và thông cảm của cả vợ lẫn chồng chứ không thể từ một phía nào đơn độc được.
Trở lại cái chuyện cô dâu tuổi 46, chị còn mãi suy nghĩ và cho rằng đâu phải chị lấy chồng lần đầu, vả lại chị lấy người bản xứ người ta thì họ hàng bạn bè người dị nghị nhiều hơn tán đồng. Họ nói chị theo kiểu gì như là vơ bèo, vặt tép. Người bản xứ thì sao chứ, ăn thua là chồng tương lai của chị, ông ta có tốt với chị hay không; chị có tốt với ông ta hay không khi nhỡ chị hay ông có vấn đề gì về sức khoẻ mà hai người vẫn yêu thương và bên nhau. Lời của ông Toà đọc cho hai người nói theo trước khi nói I DO rất dài mà tôi chỉ còn nhớ mỗi chư õ”for sickness and for health” thật đúng vô cùng. Nó nói lên sự đồng cam cộng khổ là điều tiên quyết làm nên một đời sống vợ chồng đúng nghĩa và không ai trong hai người được quên điều đó. 
Nếu là tôi, tôi suy nghĩ về điều đồng cam cộng khổ này nhiều hơn là điều đời sống phải có đôi, có cặp. Nhưng đôi cặp gì thì cũng phải có tình yêu thương chân thành và đủ mạnh để đi suốt với người bạn đời tới cuối con đường. Dù biết rằng không ai nhìn được tương lai nhưng hiểu được lòng mình và tình cảm của mình trước khi nói I DO thì được chứ tại sao lại không được. Tôi thấy mừng cho chị vì qua những đau khổ của đời sống, chị tìm được một chỗ dựa tinh thần cho mình và mong chỗ dựa đó của chị sẽ là vĩnh cửu. Tôi nói với chị: ”Hạnh phúc cho mình chứ cho ai đâu chị, vui buồn gì cũng do mình gieo, trồng và gặt hái, chị có lòng tin cho chị thì em cũng có lòng tin cho đời sống sắp tới của chị”.
Tối qua chị báo tin cho tôi tháng tới chị sẽ là cô dâu 46 tuổi. Lễ cưới của chị sẽ tổ chức đơn giản ở một công viên, chị bạn tôi sẽ mặc áo dài trắng, chú rể người bản xứ mặc vest. Chị hỏi tôi muốn làm phụ dâu cho chị hay không, tôi bảo chị để em chạy dọn dẹp cho chị có ích hơn. Chị nghe và đồng ý.
Cô dâu 46 tuổi của em, bài viết này dành cho chị và với tình thân mong chị sẽ hạnh phúc trọn vẹn với người chị chọn tới cuối con đường đời nhé.
Vành Khuyên

Ý kiến bạn đọc
18/06/201117:53:26
Khách
Một suy nghĩ chín chắn về hôn nhân như tác giả sẽ rất hữu ích cho những người mới biết yêu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,345,933
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.