Hôm nay,  

Người Đàn Bà Phi Thường

08/05/201100:00:00(Xem: 171944)

Người Đàn Bà Phi Thường

Tác giả: Vĩnh Hầu
Bài số 3189-28489 vb8080511

Hôm nay, Chủ Nhật 8 tháng 5, 2011 là Mother’s Day. Mừng ngày Lễ Mẹ, xin mời cùng đọc bài mới nhất của Vĩnh Hầu, kể về người đàn bà phi thường của ông. Tác giả đã tham dự viết về nước Mỹ từ 2001. "Tôi qua Mỹ năm 90, ở San Diego 2 năm và move qua quận Cam ở cho đến giờ," ông kể. Sau 8 năm lặng lẽ, Vĩnh Hầu góp thêm nhiều bài mới cho viết về nước Mỹ năm thứ mười và nhận giải danh dự. Mới đây, tác giả lại move từ miền Tây sang miền đông.

***

Thưa quý vị, nguời đàn bà phi thường đó chính là mẹ tôi. Một người con khen mẹ mình là phi thường thì củng chỉ là một chuyện bình thường thôi có gì quá đáng đâu, phải không, thưa quý vị"
Nếu đi vào từng gia đình một, thì ai cũng có những kỷ niệm yêu thương, kính trọng, tôn vinh hay hãnh diện về người mẹ. Tuy nhiên đa số người Á Đông chúng ta, bản tính vốn kín đáo, không phải ai cũng muốn bày tỏ tình cảm riêng tư cho mọi người khác hay, bằng lời nói về người thân của mình. Ngày lễ “Mother’s day”, là cơ hội thuận tiện để tôi có thể bộc lộ lòng biết ơn sâu sắc bằng tiếng nói từ con tim về một người mẹ mà riêng đối với tôi, là một Người Đàn Bà Phi Thường.
Với tuổi đời trên 92, mẹ tôi là người con duy nhất trong một gia đình có sáu anh chị em, còn hưởng thọ đến bây giờ. Tôi phải nói rằng cơ thể của mẹ tôi là một cấu tạo tuyệt vời của ĐấngTạo Hóa, gồm đủ hai yếu tố mà không phải ai cũng có được: Đó là một hệ thống miễn nhiễm hoàn hảo và một bộ não trẻ mãi không già!
Thật vây, một điều khá lạ lùng và kỳ diệu, khiến chính tôi cũng thắc mắc và ngạc nhiên không ít. Suốt một đời, từ khi mới sanh ra đến giờ, mẹ tôi chưa bao giờ nhuốm bệnh, ngay cả những bệnh nắng mưa của Đất Trời, như cảm cúm, nhức đầu sổ mũi, đau bụng, hay những bệnh lăt vặt khác. Rõ ràng Trời đã phú cho mẹ tôi một hệ thống miễn nhiễm hoàn hảo, một sức đề kháng bất khả xâm phạm, mà tôi cho rằng, đây là một điều phi thường về mặt ‘cơ thể hoc!’ Thật sự, Mẹ được sinh ra để săn sóc những người bệnh khác, chứ không để ai săn sóc mình.
Cách đây khoảng 5 năm, anh tôi có chở mẹ tôi vào bệnh viện để “check” lại xương hông, vì bà bị té trong buồng tắm vào ban đêm, chỉ cảm thấy đau ở xương chậu, hóa ra đây là lần đầu tiên, bà phải vào bệnh viện giải phẩu vì do bị trợt té, xương chậu đã bị nứt. Trong dịp này, Bác Sĩ bệnh viện cho “brain scan”, tức là soi não để xem có bị ảnh hưởng đến vùng não bộ không. Khi hoàn thành việc soi não, câu đầu tiên, Bác Sĩ chuyên khoa đã tuyên bố với anh tôi như thế này: “ Mẹ của ông có bộ não ở lứa tuổi 40! Qua nhiều năm trong nghề, tôi chưa từng thấy một ai có bộ não sáng suốt, trẻ trung như vầy ở tuổi của Bà cụ!”. Đây là một điều phi thường thứ hai của mẹ tôi, về phương diện cơ thể. 
Thật vậy, hiện tại, mỗi ngày mẹ tôi đọc ít nhất là hai tờ báo Việt ngữ, theo dõi tin tức, thời sự, để có thể tham gia, bàn luận với bạn bè, khách khứa, hoặc với những người thân trong gia đình với từng chi tiết của câu chuyện. Hết đọc báo, mẹ tôi lại nhảy qua đọc sách Phật hoặc tụng kinh, đọc chú bằng tiếng Phạn âm Việt khá dài, rất khó đọc và khó nhớ. Đối với tôi, thì đây là những bài học không bao giờ thuộc! Mẹ tôi có một tủ đựng băng thuyết giảng, gồm hơn 200 cuốn của các vị sư chân tu, để hằng đêm, trước khi ngủ, mẹ thường lắng nghe, không biết bao nhiêu lần, tiếng nói của Đạo Pháp qua những lời giảng của các Thầy. Có lẽ, suốt mấy chục năm sống cạnh Ba tôi, Mẹ đã chịu ảnh hưởng khá nhiều về con đường tu học của Ba mà tôi sẽ bàn đến ở phần sau, cũng như việc thường xuyên đi chùa, nghe thuyết pháp, họp mặt Đạo Tràng đã khiến Mẹ càng ngày càng thông cảm và tương đắc với Ba hơn.
Đặc biệt, bình thường Mẹ có giọng nói rất điềm đạm, từ tốn, nhưng khi cần quyết định một việc gì hệ trọng thì bà rất nghiêm nghị, cứng rắn, khiến người nghe phải công nhận tính chất đầy thuyết phục trong giọng nói ấy. Mẹ cũng giao thiệp rộng rãi và biết nắm bắt thời cơ. Khoảng thập niên 70, mẹ tôi vì con cái phải vào Đại học xa, mẹ đã nhanh tay xoay xở để có được một cổ phần trong Hãng làm nước đá, lợi tức cổ phần tăng, nhờ vậy, mấy anh em chúng tôi đã có được một cuộc sống khá đầy đủ của một gia đình trung lưu.
Vào năm tôi lên sáu, một sự kiện xãy ra đối với ba tôi, khiến ai cũng ngạc nhiên và xem đây như là một sự khai ngộ bất ngờ kỳ lạ, mà bên Công Giáo thường gọi là ơn “kêu gọi”. Đó là ngày ba tôi đột nhiên xuống tóc, quy y Phật, ăn chay trường ở độ tuổi 34, khi đứa con út, chỉ vài ba tuổi. Ba muốn trở thành một “tu sĩ tại gia”, với cuộc sống hoàn toàn thay đổi! Nếu xét về mặt Đạo, thì đây là một việc làm cao quý, tốt đẹp, phải có nghị lưc và ý chí mạnh mẽ mới thực hiện được, nhưng xét về mặt Đời, thì: “Xem qua thì thật là hay, xem lại có vẻ ‘đâm hơi’ thế nào!” Vì ba đi tu trong lúc mẹ tôi còn son trẻ, mặc dầu Mẹ đã có 4 con, từ 12 đến đến 2 tuổi.
Sau này, đôi khi nghĩ lại, tôi mới thấy thương Mẹ vô cùng, vì lúc tuổi Mẹ lúc đó mới 31 xuân xanh (thua ba tôi 3 tuổi), thì đã phải sống với một người chồng là một ông thầy tu! Nghĩ cũng tội cho Ba, vì còn nặng nợ gia đình, nên chỉ có thể ‘tìm nẽo Giác’ và ‘vọng cửa Thiền’ tại gia thôi, và vẫn phải đi làm cho đến ngày về hưu. Tuy nhiên, từ đó, mọi công việc quan trọng, Mẹ đều bao thầu, quán xuyến hết để Ba rảnh tay theo đuổi Đạo Pháp.
Vì chúng tôi lúc bấy giờ còn nhỏ tuổi, tâm hồn ngây thơ chưa cảm thấy nỗi đau khổ âm thầm của Mẹ. Tôi không muốn khoe khoang về dung mạo của mẹ mình, nhưng thật sự nhan sắc của bà đã từng làm nhiều chàng trai âm thầm ái mộ, làm sao có thể sống hạnh phúc với một người chồng mà mọi thú vui trần thế đều bị gác qua một bên. Ba tôi đã trở thành một tu sĩ chân chính, triệt để thi hành những điều giới răn của một Phật tử, kể cả chuyện chăn gối thường tình của cuộc sống vợ chồng! Thế nhưng mẹ tôi đã không hề bộc lộ ra bên ngoài một cử chỉ hay hành động nào chứng tỏ Mẹ đang ở tình trạng cô đơn, thiếu vắng một điều gì đó khó giải thích bên cạnh người chồng “tu sỉ”, mà có lúc ông đã quên đi mình vẫn còn là người trần tục, còn nhiều trách nhiệm đối với gia đình. 

Mẹ vẫn bình thản làm tròn bổn phận của một người vợ, người mẹ một cách hoàn hảo mà không hề than vãn. Mẹ đã phải lo cơm nước đầy đủ vừa chay vừa mặn cho chồng con. Tuy vậy, bà không hề than phiền hay phản đối ba tôi về chuyện ông đã lơ là bổn phận của một người chồng, người cha; ngược lại, Mẹ còn khuyến khích và trợ duyên cho chồng, để ông theo đuổi việc tu hành được thuận lợi. Tôi cho rằng, đây là một sự hy sinh lớn lao đáng kính phục của Mẹ.
Chúng tôi không hề trách ba tôi vì mãi lo việc kinh kệ tu hành mà phải để Mẹ gánh vác mọi trọng trách gia đình. Nhưng có lẽ cũng nhờ phước đức của ba tôi mà qua bao biến cố hiểm nghèo, gia đình chúng tôi đều thoát khỏi, và hiện vẫn sống an vui, đoàn tụ đầy đủ tại xứ Hoa Kỳ này.
Ba tôi bị bệnh lãng tai hồi còn trẻ và khoảng một thời gian sau, tôi không nhớ rõ, ba tôi đã mất hẳn thính giác. Thế là Mẹ lại gánh thêm một “job” nữa, là nghề “reporter” cho Ba, và tôi cam đoan rằng, trên đời này chưa có một ai làm thư ký tường trình một cách tận tâm và hoàn hảo như mẹ tôi! Xin trích một đoạn trong bài thơ tôi làm tặng Mẹ vào ngày lễ “Mother’s Day” năm ngoái:
… “Sắt son một mối tình câm
“Mẹ thường im tiếng, chỉ dùng bút bi
“Hết bi Mẹ lại dùng chì
“Thế gian mọi sự, khắc ghi toàn phần
“Ba xem ró hết từng phân,
“Thiên La Địa Võng, chẵng cần lỗ tai
“ ‘Ráp-po’, ‘rì-pọt’ dài dài
“Con con cháu cháu, phát tài có ai"
“Bạn bè, thân hửu lai rai
“Ai đà khăn gói ‘bái bai’ cỏi Trần"
“Ai còn đứng một bàn chân"
“Một cơn gió nhẹ đứt gân té nhào”…
Nói chung, mẹ tôi là một người đàn bà thuộc loại ‘vượng phu, ích tử’, bổn phận nào Mẹ cũng chu toàn một cách đầy đủ, hoàn hảo, đối với chồng con. Ngay cả bạn bè hoặc người thân xa gần còn sống VN, mẹ cũng thường xuyên nghĩ tới và tìm cách giúp đỡ trong khả năng của mình, khi biết tin họ gặp khó khăn hoặc bệnh tật, cần trợ giúp.
Một kỹ niệm đầy xúc động còn in đậm nét trong tâm hồn tôi mỗi lần nghĩ về Mẹ, là hình ảnh của Mẹ lủi thủi đi sau chiếc xe trâu, trên đường mòn trong rừng thẳm của núi rừng Hoàng Liên Sơn, Bắc Việt, cùng với một số người khác, hướng về Trại Tập Trung để thăm nuôi những người tù cải tạo, trong đó có tôi, đứa con trai độc nhất của Mẹ còn ở lại VN sau biến cố 75.
Hôm đó, đội chúng tôi có nhiệm vụ đi đốn tre và vác về Trại để xây nhà thêm cho lớp tù khác, sắp chuyển tới. Trên đường về, chúng tôi gặp chiếc xe trâu, chở quà thăm nuôi, và khoảng mươi người khác, lếch thếch theo sau xe. Tất cả chúng tôi điều chú mục nhìn xem có ai là thân nhân của mình không, biết đâu bỗng “có tin vui trong giữa tuyệt vọng chăng”" Thật bất ngờ cho tôi, khi nhác thấy trong đó có một người đàn bà, tuổi độ lục tuần, mặc bồ đồ bà ba, nhìn kỹ thì không ai khác hơn, chính là mẹ tôi! Tim tôi đập mạnh, mắt tôi bỗng thấy nhòa đi vì một cảm xúc bất ngờ, khi nhìn thấy hình ảnh khó tin, nhưng có thật, hiển ra trước mặt! Tôi không thể ngờ được, mẹ tôi, lúc bấy giờ tuổi đời đã trên sáu mươi, vì quá thương nhớ tôi, mà phải lặn lội ra tận nơi đèo heo gió hút này. Sau bao chặng đường gian nan, vất vả, kể cả việc ngủ lại đêm ở quán trọ dọc đường, với những phương tiện giao thông nghèo nàn, lạc hậu, từ Nam ra Bắc! Tôi bỗng cảm thấy tràn đầy ân hận, trách mình không lấy vợ sớm, để bắt Mẹ phải lo từ gói quà gởi đi cho đến việc thăm nuôi tận nơi rừng sâu núi thẳm!
Hồi đó, ông anh cả và đứa em út của tôi đã ra được nước ngoài, chỉ còn em gái tôi chưa đi được, nên còn ở lại với chồng và hai đứa con nhỏ, nên cũng không giúp gì được cho mẹ tôi. Mẹ một mình đã lo hết cho tôi! Sống dưới chế độ CS, thời đó đa số ai cũng nghèo ngang nhau, nên một gói quà là một sự hy sinh của người vợ, người mẹ…nhịn ăn nhịn tiêu, lo xoay xở làm sao để mỗi ba tháng, người thân của mình có được một gói quà chứa đựng tình thương và những chất bổ dưỡng để cầm hơi người tù cải tạo cho đến ngày về. Vợ chồng, anh em có thể bỏ nhau vì một lý do nào đó, nhưng người mẹ thì không bao giờ bỏ con, dù bất kỳ ở trong một hoàn cảnh nào.
Mãi đến khi tôi được trả tự do năm 83, thì một tuần sau đó, vợ chồng em gái của tôi và hai đứa con nhỏ mới đến được đất Mỹ, sau nhiều lần vượt biên không thành. Đây là một điều khá lạ lùng, nếu ai không tin tướng số, có thể xem đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Nhưng mẹ tôi lại rất tin vào số mệnh, khi nghe ông thầy tướng bảo rằng, đứa con gái của bà không thể đi ra khỏi nước được, cho đến khi nào đứa con trai của bà đi học tập về thay thế chỗ của cô ta! Có lẽ Trời thương ba mẹ tôi, nên không bao giờ để hai người phải sống cô đơn một mình chăng" Hay là số tôi may mắn, luôn luôn được gần Mẹ, để được mẹ săn sóc về vật chất cũng như tinh thần"
Đến năm 90, tôi lại có được cái hạnh phúc đưa ba mẹ tôi sang Mỹ theo diện H.O. và lại được ở gần hai người một thời gian dài, cho đến khi tôi lập gia đình, thì ba mẹ tôi mới bằng lòng đến ở chung với gia đình ông anh cả, vì ông nhất định “dành chánh quyền”, không cho tôi được ưu tiên ở với ba mẹ như trước nữa. Thật ra thì vợ chồng tôi cũng không đủ điều kiện, vì lập nghiệp hơi trể, trong khi đó ông anh lại có nhà cửa khá rộng rãi, tài chánh dồi dào hơn.
Một điều rất hạnh phúc và may mắn cho bốn anh em chúng tôi, là vẫn còn đầy đủ song thân, mặc dù tuổi đời của anh tôi đã vào hạng “thất thập cổ lai hi”! Hơn nữa, cuộc sống thủy chung duy nhất và đầy đạo hạnh của ba mẹ tôi là một tấm gương sáng, có ảnh hưởng không ít đến dòng đời của chúng tôi, trong quá khứ, cũng như tương lai.
Còn gì đẹp hơn hình ảnh dịu dàng, đáng yêu của song thân, sau gần ¾ thế kỷ sống bên nhau mà tình vợ chồng không hề suy giảm, mà ngược lai, càng đậm đà, sâu sắc thêm. Ba mẹ tôi vẫn săn sóc cho nhau ở lứa tuổi “gần đất xa trời”. Quả thật dưới mắt tôi, Mẹ đáng được vinh danh là một NGƯỜI ĐÀN BÀ PHI THƯỜNG trên cỏi đời này!
“...Tóc mây, răng trắng, nụ cười móm xinh,
“Khiến Ba yêu mãi bóng hình
“Trăm năm vẫn giử mối tình thủy chung,
“Buồn vui, sướng khổ đi cùng
“Tương thân tương kính, một lòng Đạo Tâm”.
Vĩnh Hầu

Ý kiến bạn đọc
09/05/201116:50:40
Khách
C'est une belle histoire de famille et bonne fête.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,692,029
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến