Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn Năm Nay

24/11/201000:00:00(Xem: 139106)

Lễ Tạ Ơn Năm Nay

Tác giả: Sương Nguyễn
Bài số 3048-28348-vb4112410

Trước 1975, tác giả là giáo sinh trường Sư Phạm Qui Nhơn. Sau 1975 là giáo viên lưu dụng. Vượt biển sang Mỹ năm 1983, làm nghề bán tạp hoá tại Houston. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện kể thể hiện niềm tin ở phước báu cho những người tử tế, theo tinh thần ở hiền gặp lành. Sau đây là bài viết ngắn của bà nhân ngày Lễ Tạ Ơn.

***

Từ thuở nhỏ tôi đã có ấn tượng tốt đối với các nữ tu dòng Thánh Tâm khi đi thăm viếng trại cùi ở Qui Hòa, nơi  thi sĩ Hàn Mặc Tử sống quằn quại, đau đớn những năm tháng cuối cùng của cuộc đời và cũng chết ở đấy trong vòng tay nhân ái, đầy yêu thương của các nữ tu.  Họ đã hy sinh đời mình cho thiên chúa, không ngại bị truyền bệnh trước những vết thương lở loét, lo lắng và săn sóc các bệnh nhân cùi cho đến ngày được chúa gọi về. Tôi tin có Chúa ở cùng họ, khi các vị tu sĩ này dùng  đức thánh tâm xoa dịu nổi đau đớn cho những người kém may mắn.
Lớn lên, tôi lấy gương hy sinh của các nữ tu làm mục đích, tôn chỉ của đời mình. Tôi tham gia vào hướng đạo sinh, đi quyên tiền, gạo, quần áo cũ để giúp đỡ những người bị thiên tai bão lụt hay hỏa hoạn. Mỗi cuối tuần tôi và các bạn bè cùng một ý hướng vào viện mồ côi của nhà thờ ở Gàng Ráng phụ với các nữ tu tắm rửa cho các em, cho các em ăn, cắt tóc, phân phát quà bánh, bày trò chơi, tập cho các em hát. Nhìn những đứa bé bất hạnh miệng ngậm kẹo, mắt mở to, hai tay ôm choàng lấy tôi  cười nói sung sướng, tôi không khỏi bồi hồi, cảm động. Không biết bây giờ các em ấy đi về đâu" Lớn lên có được hạnh phúc" Có được những gia đình tử tế nhận đem về nuôi dưỡng"
Tôi may mắn được định cư tại Mỹ, một nước giàu có, đồ ăn thừa mứa. Đọc báo, tôi biết trong một năm người Mỹ chi tiêu $100 tỷ cho những sản phẩm điện tử, 82 tỷ cho quần áo, 52 tỷ cho súc vật, 33 tỷ trên những sản phẩm giảm cân và những dịch vụ liên hệ, 16.9 tỷ trên tiền thuê phim hoặc xem chiếu bóng tại rạp. Chỉ riêng tiền mua kẹo chewing gum để nhai chơi thôi đã là $500 triệu. Biết cơ man nào là sự hoang phí trong khi nhân loại vẫn còn hàng tỉ người nghèo đói, hàng trăm triệu trẻ em suy dinh dưỡng.


Mỗi tuần  thùng rác các siêu thị ở Mỹ đổ đầy thực phẩm quá han. Chỉ cần tại một hai siêu thị thôi, số lượng thức ăn đổ đi chắc cũng đủ để nuôi sống một làng quê nghèo ở  Việt Nam trong một tháng. Tôi mong ước sao có những cơ quan thiện nguyên biết cách tổ chức thu gom những thực phẩm dư thừa ấy,  tái chế biến thành lương thực khô để giúp đỡ dân nghèo trên khắp thế giới.
 Nước Mỹ đúng là quá giầu, dân Mỹ đúng là quá sướng. Nhưng ngay trong nước Mỹ cũng không ít người nghèo.  Tôi đã thấy nhiều gia đình người Mễ sống trong những túp lều che bằng thùng giấy và nilon bên cạnh đống rác khổng lồ. Họ tìm đồ ăn, giấy, mẻ chai, nilon trong thùng rác  những gì có thể bán được để sống qua ngày.
Ai trong chúng ta cũng thường ngưỡng mộ sự tươi đẹp, hoa lệ, giàu có của người khác và khổ sở vì những thứ mình muốn mà không có. Mọi người đâu biết rằng trên thế giới này còn có những người sống cơ cực, bần cùng hơn chúng ta nhiều.
Cũng may là giữa cuộc sống xô bồ, bận rộn, nước Mỹ vẫn còn nhiều người nặng lòng với xã hội, và những hội từ thiện đứng ra tổ chức những nhà dưỡng lão vô vị lợi, những hội bác ái quyên tiền và quần áo giúp đỡ các nước nghèo trên thế giới.
Gần đây, theo dõi các hoạt động từ thiện tại Mỹ, tôi đặc biệt chú ý tới hoạt động của hội Teen Mania Minister & GLobal Expeditions. Đây là hội từ thiện bất vụ lợi, chú trọng đến các em thiếu nhi từ 13 tuổi trở lên, dẫn dắt đời sống tâm linh cho các em và đưa các em xâm nhập thực tế bằng cách cho các em di ủy lạo, giúp đỡ bằng công sức, vật thực và truyền bá đức tin cho tất cả những trẻ em nghèo và gia đình nghèo trên 29 nước trên thế giới.
Lễ Tạ Ơn năm nay, tôi ước mong các bậc phụ huynh góp một bàn tay vào việc làm từ thiện cho nhân loại bằng cách cho con em của mình gia nhập vào tổ chức Teen Mania Ministries. Tôi tin việc giúp đỡ người khác chính là cách trả ơn ý nghĩa nhất cho những phúc lợi mà mà chúng tac được hưởng từ nước Mỹ.
Các bạn hãy vào www.gebelieve.comđể tìm hiểu thêm về tổ chức này nếu muốn con em của mình trở thành người hữu dụng, có từ tâm, biết thương người và sống không ích kỷ trong một xã hội quá văn minh và đầy vật chất này. 
SƯƠNG NGUYỄN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,469,590
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến