Hôm nay,  

Áo Ta

04/09/201000:00:00(Xem: 199565)

Áo Ta

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 2982-28282-vb7090410

Bút hiệu Đoàn Thị, theo tác giả được ghép họ của ông chồng và tên lót quen thuộc trong cách đặt tên phụ nữ Việt. Chỉ mới tham gia Viết Về Nước Mỹ cuối năm trước, nhưng tác giả cho thấy có sức viết mạnh mẽ. Riêng trong tháng Bẩy,  có hai bài viết của bà được hâm mộ đặc biệt:  chuyện một bà tìm được chàng Mỹ trong... "chợ phiên" trên internet. Tiếp theo là "Tái Giá", chuyện tình già làm cả làng vui vẻ. Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Mỗi lần tôi vào một website áo dài, coi như chồng con bị bỏ rơi không thương tiếc, âm thanh dòng nhạc hòa tấu của nhóm ABBA, SOS, One of us... phát ra nhè nhẹ như đưa tôi vào mộng thuở “em tan trường về”.
Giờ cơm đến rồi, tôi vẫn án binh bất động bên cái laptop, ông xã leo lên lầu, thấy tôi đang “thiền” trên trang nhà  “Áo dài MT...”  chàng lặng lẻ tuột xuống cầu thang, than phiền, mẹ nó sân si chớ thiền cái nỗi gì.
Cảm thấy mình có vô số tội, tôi bèn nói vọng xuống nhà, bố nó xơi hộ mì gói với đậu chiên hoặc bò viên, chiều nay sẽ được “bù lỗ”. Chả nghe chàng trả lời, chắc đang hờn, thế nào chẳng lẩm bẩm, có vợ cũng như không, cơm canh tự lo liệu, mợ còn sống tôi đâu đến nỗi. Ông xã tôi “xưa” như thế đấy, chưa đến sáu mươi mà “cái tư duy khú đế”, lúc nào cũng lớp lang trật tự, nam ngồi mâm trên, nữ ngồi xó bếp, vậy mà tôi mê áo dài, chàng chê tôi không biết thích ứng với thời đại.
Thanh minh làm sao mình cũng từ “bẹ sườn” của đàn ông mà ra, đã là phái yếu, suy nghĩ ắt phải yếu đuối hơn phái mạnh, thà yếu lòng trước mấy chiếc áo dài còn hơn siêu lòng vì mấy viên hột xoàn hoặc mấy canh bạc đỏ đen chồng con có nguy cơ trở thành homeless.
Đã là đam mê thì khó mà “dứt tình” một cái rụp, vả lại “chuyện dài áo dài” là chuyện muôn thuở của phụ nữ, gốc tích có từ đời ông cố hỉ, mình phải lưu truyền cho con cháu, làm sao có thể bỏ được. Ông bà ta dạy, đẹp khoe, xấu che, áo dài truyền thống của ta, đẹp rạng ngời, đẹp lung linh, một thời làm mấy chú GI ghé bến Sàigòn “điêu đứng” vì “yếm ta” kín mít mà vẫn “lồ lộ” nét thiên thai, gió thổi đến đâu lòng anh yankee run đến đó.
Cô cháu ở xứ sòng bạc Vegas cũng mê áo dài như tôi, vừa meo cho tôi mấy cái website áo dài nó mới tìm thấy trên internet, đêm nay coi như over night bên chiếc laptop. Biết phận mình “đầu bếp chính” tôi nấu sẵn, cá chiên, canh bí đao, khổ qua xào trứng, bày biện thịnh soạn như nhà hàng... tại gia, coi như tạ tội với đức lang quân, sau đó tôi lặng sâu vào “thế giới đàn bà”, Áo Dài VN không mê không phải là gái việt.
Vào trang nhà, tôi vô ngay trang áo dài truyền thống, nhìn mê mệt, người mẫu đẹp “tuyệt zời”, kiểu nào ưng ý, tôi save vào cái file “Áo dài của tui” (giống như “Nhạc của tui”), bên cạnh mã số kiểu áo, đánh thêm giá tiền 70, 80, 120 ... dollars USA. Xong áo dài truyền thống, qua trang áo dài cách tân, mấy trang này tôi chỉ chọn mẫu vải, kiểu cọ cách tân dành cho giới trẻ, tuổi mình nằm ở trang “áo dài cho mẹ” mà lẻn qua đây là quá lắm rồi, leo trèo vớ vẫn thiên hạ chế diễu “bà già hồi xuân” không đúng chỗ, cháu nội nó cười cho.
Kiểu cách tân hở hang tùm lum, tuổi xế chiều da thịt nhăn nheo mà phơi ra “mặt tiền” làm mất vẻ “mỹ quang” thục nữ thuở nào, cứ áo dài cổ điển che chắn kín mít thịt thừa, xấu che, bà cố hỉ đã căn dặn rồi.
Chọn tới chọn lui cũng được vài chục kiểu để nhìn cho thỏa cơn nghiền, phân loại theo truyền thống, cách tân, áo cưới ...gọi qua cô cháu, hai dì cháu dán mắt vào laptop, trên điện thoại những câu đối đáp ngắn gọn, mi thấy sao, áo này đẹp mê hồn dì ơi, kiểu này tuyệt trần...
Bên ni ông xã rên, mẹ nó vào mê cung rồi, bên nớ cháu rể mẽo cười thông cảm với vợ, your favorite hobby.
Thỉnh thoảng ông mít gặp ông mẽo, ngôn ngữ chẳng những không bất đồng mà cả hai đồng thanh “áo dài muôn năm”, cô cháu khen chú sam, giỏi lắm, bà dì nịnh chồng, bố nó “ga lăng” quá.
Hai ông kẹ biết dì cháu tôi có cái đam mê rất ư là “quốc hồn quốc túy”, hễ có lễ lạc ở đâu là lôi áo dài ra khoe, ông mẽo bà đầm nào chưa am tường quốc phục của ta, dì cháu tha hồ ca bài, áo cổ truyền mà hớp hồn con trai, ba vòng lộ liễu, nửa kín nửa hở, thiên hạ tò mò mới có cảnh “anh theo Ngọ về”. Quý bà trung niên, ta “hoá thân” dưới lớp vải xoa “mà mắt” ông đi qua bà đi lại, trong héo ngoài tươi, trông vẫn ăn tiền như thường.
Hè đến, cô cháu khăn gói về quê chồng ở Boston, cuộn theo cái áo dài làm duyên, dự sinh nhật cô dì chú bác họ hàng bên nớ. Phụ nữ Mỹ thon thả lắm cũng trên trăm pounds, thấy cô cháu của tôi mủm mỉm trong chiếc áo dài ba vòng “biểu dương lực lượng”, họ vớt vát một câu đề huề, tạng người Á nhỏ con, con nhỏ cười thỏ thẻ, dân ta ăn ít, ít ăn chất béo...
Chưa hết, con nhỏ còn làm công tác tuyên truyền, thả mấy cái CD trình diễn áo dài đủ kiểu từ cổ điển đến cách tân, áo dài mini mặc với quần jean, người mẫu “mỏng như lá chuối” nhìn vào chỉ muốn diet ngay, cộng thêm mái tóc thề, quyến rũ, gợi cảm cầm lòng không đặng, làm.... xao lòng mấy gã “lăng nhăng”.
Thật ra bên chồng con nhỏ xem vì tò mò, họ có thích hay không là chuyện khác, mình yêu áo dài nên mình thấy đẹp hớp hồn, chứ cô em chồng của nó khen rồi chê, áo đẹp nhưng mặc hơi vướng víu, áo ôm sát phía trên, hai tà phất phơ phía dưới trông hơi ... chỏi. 
Con nhỏ cười hờ hững, ca bài quốc túy, chẳng qua là phong tục tập quán, như mặc váy ôm eo bó chân đi đứng phải cẩn thận, mỗi dân tộc có nét riêng của mình như thế mới gọi là truyền thống, da con người còn có màu sắc khác nhau, nói gì áo quần. May là cháu rễ chịu phong thổ quê vợ, hắn mê áo dài, phở, bún, ốc len, mắm tôm ... nên muốn dụ khị hắn, cô cháu lôi cái xóm Bolsa ra là chú sam OK liền, chưa bao giờ thấy mắt hắn long lanh vui sướng như lúc này.
Xóm Bolsa làm răng mà đầy ma lực đến thế, ấy là nhờ có Little Sàigòn, những nhà  hàng đủ món ăn ba miền, chợ VN đó đây có đủ loại thực phẫm miệt vườn như ba khía, mắm, bánh tôm, chả quế, xôi chè.... Quán ăn không nơi nào có đủ hương vị bắc trung nam như ở đây, đồng hương tiểu bang lạnh còn xuống đây ăn hàng cho thỏa, nói gì chú sam sắp bật gốc mẽo vì mấy thứ linh tinh này.
Bill đã về Sàigòn húp ốc len, Little Sàigòn càng gợi nhớ khứu giác thằng nhỏ có tâm hồn “ẫm thực việt” như hắn, bởi vậy hai tuần “về với má” hai vợ chồng cháu tôi ăn toàn pasta, cheese, hamburger... nhớ cơm, nhớ phở lắm.
Đến ngày thứ ba chịu hết nổi, tối đến con nhỏ mò xuống bếp ăn mì gói, về bên nội lúc nào nó cũng thủ theo chục gói mì, chú sam biết tẩy cô vợ, giã vờ đi uốn nước, tiện thể ca cẩm : honey, make me one.
Cô vợ cười thông cảm: you are a "genuine" vietnamese, bố nó ạ. 
Chú sam chỉ vào ngực mình: sure enough, I mê phở, but now mì gói, so delicious.


Bà mẹ chồng chẳng những thông cảm cho con dâu và cả con trai mình nữa, bà biết chú sam, cưới vợ tòng thê, năm ông bà qua Vegas thăm cháu nội mới sinh, bà thấy con trai ăn cơm mỗi ngày, cuối tuần có nồi phở, ấm đầu ăn cháo gừng... Ông bà đã thưởng thức phở, bà không thích, ông khen ngon vì thời trẻ ông đi buôn bên Hồng Kong nên rành thức ăn châu Á. Bà không chê nước mắm, mùi nặng lắm nhưng ăn vào khó quên, có phải không Bill, bà hỏi con trai, chú sam gật đầu cười bí hiểm, vì bà chưa biết con trai bà còn mê mắm tôm, nước mắm nhằm nhò gì.
Con gái chú sam có một lô áo dài con nít, thằng cháu đích tôn của ông bà có một bộ đồ vía áo dài khăn đóng, mặt mẽo mắt xanh, đẹp trai ra phết trong bộ quốc phục của ta, tuy áo dài lúc này chỉ phủ đầu gối, vì cu lai đã lên bảy tuổi, chiếc áo may lúc lên năm vẫn vừa vặn chiều ngang. Lũ trẻ nhà này thuộc loại song ngữ, nói tiếng mẹ đẻ với mẹ, quay sang bố dùng “tiếng địa phương”, hôm nào nghe vợ mắng con «tía mày» Bill biết ngay là có “sự cố kỹ thuật”. Con bé lai mang tên Gia Bảo, thằng đích tôn tên Thiên Phúc PHIL, hiểu ý nghĩa tên của các cháu, bên nội hài lòng lắm, cả nhà PHIL ai cũng có tên việt, chỉ chú sam là dân chính gốc nên “được miễn”.
Quý vị đồng hương đã từng thấy nữ dân biểu Loretta Sanchez hiên ngang xỏ chiếc áo dài, duyên dáng không kém bất kỳ phụ nữ VN nào trong bộ quốc phục của ta. Cho dù bà mặc áo dài với mục đích gì, tôi vẫn ái mộ bà vì bà biết thưởng thức cái đẹp của ta, hơn nữa muốn đi vào lòng cử tri phải biết nguồn cội của họ. Người Việt chúng ta chưa chắc ai cũng thích áo dài vì có người cho rằng “áo ta” không sang bằng áo đầm soirée, chưa chắc, cũng tùy hoàn cảnh thôi.
Nữ chuyên gia, khoa học gia  gốc việt Dương Nguyệt Ánh đã hiên ngang mặc chiếc áo dài đi nhận lãnh huy chương của chính phủ Mỹ, cái đầm soirée lúc này chắc sẽ lạc điệu, áo dài của ta đẹp rạng ngời đã nói lên cái hồn việt, cái gốc việt không thể lẫn lộn trong cộng đồng Asian.
Thương lắm các cụ mặc áo bà ba ngồi trước mấy cái siêu thị ở phố Bolsa bên rổ rau, bí, mướp, cần bắc... trồng sau hè, mồm nhai bỏm bẻm, nước bã trầu ứa hai bên mép. Nhìn các cụ, tôi ứa nước mắt chạnh lòng, thầm cảm ơn các cụ đã cố níu quê hương hình chữ S trên xứ người.
Chợ nhóm cuối tuần ở đâu đó được chính quyền địa phương cho duy trì như một nét văn hóa đặc sắc của người Việt hội nhập, ở đây có cụ “chơi sang” mặc áo dài, chả cần phải đám cưới, đám hỏi, áo đẹp ta mang ra khoe, lỡ mai này cụ “vắng bóng” thiên hạ còn nhắc bà cụ mặc áo dài bán rau, chắc bà o gốc Huế xứ thần kinh đây.
Một ca khúc việt, ngoài giọng hát truyền cảm của người trình diễn, có chiếc áo dài diễn giải từng câu chữ, âm hưởng bản nhạc chắc hẳn sẽ nhân đôi. Làm sao lột tả hết cái duyên của bài “Suối tóc”, “Áo lụa Hà Đông”, “Biển nhớ” khi ca sĩ mặc váy đầm nhún nhảy loạn xạ. Tôi bái phục ca sĩ Dalena vợ anh Công Thành, vì chị đã chọn chiếc áo dài như quốc phục khi đến với cộng đồng chúng ta, nào các cô gái Việt còn chờ gì nữa.
Có năm về Hội An chơi, tôi thấy con nít tây (Mỹ hoặc Âu châu), tóc hoe vàng mắt xanh lơ trong chiếc áo dài chạy tung tăng, flash máy ảnh nháy sáng một góc trời, mấy em làm dáng dưới hàng đèn lồng, cái tự hào dân tộc phút chốc được tân bốc lên chín tầng mây. Rỏ ràng “áo ta” đẹp nên thiên hạ mê tít mới mặc, hay ông tây bà đầm nhập gia tùy tục cho đúng điệu phố cổ của UNESCO, lý do gì cũng được, cái chính là ta được mùa áo dài, bà con phố Hội trúng mùa du lịch.
Cứ mỗi lần thấy ai đó không phải là người việt mặc áo dài, tôi nhìn trăn trối, tiếc hùi hụi mình không mặc áo dài lúc này để xem áo ai đẹp hơn, tuy cái đẹp bên ngoài còn tùy nhãn quan mỗi người. Áo dài Việt Nam phất phới giữa phố New York, Paris, Sedney ... chắc chắn không thể làm người qua đường thờ ơ.
Có lần tôi đã chạy hụt hơi theo chiếc áo dài đi thoăn thoắt phía trước. Đuổi kịp cô nàng thướt tha, tôi chợt á khẩu, em gái tây phương sính hàng lạ. Cảm người, cảm cảnh tôi bèn làm cuộc phỏng vấn bỏ túi, nguyên cớ nào khiến cô mặc áo dài, cô cười rạng rỡ kể rằng, cô đi du lịch VN, xem chương trình thi hoa hậu, và cô nhận ra cô có dáng “hoa hậu VN” nên may chiếc áo dài mặc làm duyên, người quen của cô khen kiểu áo mới lạ đẹp mắt, nhưng điều cô ưng ý nhất là số đo ba vòng của cô rất là “hoa hậu việt”. 
Cảm ơn những phụ nữ ngoại quốc đã cảm chiếc áo dài của ta, họ đã quảng bá cái duyên xứ việt mà chính các cô gái việt chưa cảm nhận được, chưa kể chiếc áo dài việt nhảy valse điệu nghệ cũng không kém chiếc đầm soirée đâu nhé.
Cảm ơn những phụ nữ đến với Việt Báo trong những lần phát giải VVNM, quý vị đã vinh danh áo dài cái vỏ bọc bên ngoài, hấp dẫn không kém những tác phẫm mang nỗi niềm người viễn xứ, dù gì ta về ta tắm ao ta, đang quản bá văn hóa xứ ta mà thiếu chiếc áo dài khác nào canh chua thiếu me.
Bà chủ xị giải VVNM thật chu đáo, chị Nhã Ca có sẳn một dressing áo dài dự phòng để ai quên mang theo áo dài vào giờ cuối vẫn có “exit an toàn”, tha hồ thử áo trước khi hóa thân trong bộ “đồng phục” hấp dẫn.
Cảm ơn người, cảm ơn đồng hương, vậy mà không cảm nỗi dân trong nước, trong chương trình Awards  2010 của đài truyền hình Sàigòn  (HTV9), đa số phụ nữ tham dự, từ người dẫn chương trình đến văn nhân nghệ sĩ bất kể tuổi tác, đều mặc “soirée” dài thường thượt... trông khôi hài làm sao. Áo dài của ta bị “áp đảo” quá xá chỉ có vài dáng thục nữ làm tôi mát lòng, có phải dân ta còn nặng tiềm thức nô lệ, còn mặc cảm “da vàng” nên phải “dến” cái áo đầm cho ra vẻ .... đầm lầy, nói như vậy không có nghĩa mặc đầm là xấu, chỉ vì không đúng lúc thôi.
Ước gì một ngày nào đó quý vị đồng hương khi tổ chức những buổi lễ kỷ niệm về VN, khuyến khích phụ nữ tham dự mặc áo dài, các cụ áo nhung quấn “bánh rế”, cái khăn đóng miền bắc đã hớp hồn tôi thuở nhỏ. Cái khăn đóng vừa duyên vừa điệu nghệ cái vẻ truyền thống, cũng như kiểu búi tóc của các cụ miền nam đúng điệu “bà hội đồng” miệt vườn.
Có ai nghĩ cái ngày mà phố Bolsa, Orange county, San José, San Diego ... cả tiểu bang Cali, hoặc trên toàn nước Mỹ, áo dài VN  “sẽ xuống phố” nổi đình nổi đám, đàn bà con nít khoe ba vòng lả lướt, xứ cờ hoa bỗng rợp bóng áo dài. Ngày ấy dân ta sẽ “biểu dương” cái quốc túy, cái hồn việt được lưu truyền qua thế hệ con cháu, dù cháu chắt chúng ta có đứa mắt xanh hay mắt hí, cái gốc việt đang bám rể và phát triển trên đất lành.
Nước Mỹ tuy đa chủng tộc, nhưng người Mỹ chính gốc vẫn tự hào mình gốc Ireland vì cha ông của họ đã bỏ công gầy dựng mảnh đất mà mọi người phải thừa nhận là “đất hứa”.
Chúng ta đã có những Little Sàigòn đó đây, những quán phở lừng danh, sao lại không thể có ngày hội áo dài, một ngày để mọi người nhớ mình từ bên kia đại dương trôi dạt sang đây, dù sau bao nhiêu năm xa xứ, hội nhập 100% văn hóa xứ người, gốc việt chưa bao giờ phai mờ.
Chiếc áo không làm nên thày tu, nhưng áo dài của ta đã “thay lời muốn nói” cái gốc của ta. Dù ở đâu làm gì ta vẫn trân quí nguồn cội của mình và chính vì biết mình từ đâu đến, con cháu chúng ta mới hãnh diện về lịch sử quê hương mình.
Đoàn Thị

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,300,680
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa