Hôm nay,  

Sa Trung Kim

02/09/201000:00:00(Xem: 118395)

Sa Trung Kim

Tác giả: Minh Thành
Bài số 2980-28280-vb5090210
                       
Tác giả sống tại Ottawa, Ontario, Canada từ 1980. Bút hiệu là tên trường học nơi người viết đã dạy môn Sinh - Hoá từ cuối thập niên 70. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Minh Thành kể chuyện gia đình "Người Mỹ Hàng Xóm"; Tiếp theo là “Trúng Số Độc Đắc”, rồi “Lấy Lầm Chồng “. Sau đây là bài viết thứ tư với nhiều nụ cười vui.

***

Chi có tài, điều đó hết sức hiển nhiên. Chi biết, chồng Chi và thậm chí các con Chi cũng biết. (Biết một cách lõm bõm vì  trình độ nghe tiếng Việt của chúng cũng giỏi như trình độ nghe tiếng Anh của Chi vậy)! Cái tài của Chi là  tài chìm. Không thể hiện ra ngoài mới thiệt thòi! Ông thầy tướng số nói Chi mệnh " Sa trung kim" .Nghĩa là vàng  trong cát. Chi nghĩ cát chỉ là những lớp mỏng như ở bãi biển khi Chi đi tắm biển thường thấy. Vậy thì cũng dễ lộ ra khi người ta dẫm mạnh trên cát. Nghĩa là, ắt hẳn có lúc, vàng sẽ hiện ra lấp lánh ở bãi biển vào một thời điểm nào đó. Chi chỉ cần đợi thời gian thôi.
Chi có khả năng xuất khẩu thành thơ. Thơ tuôn nhẹ nhàng, thoải mái, không gò bó. Không phải nhăn trán nhíu mày tìm từ như những nhà thơ chính cống! Chi có thể làm thơ mọi nơi mọi lúc. Đúng vần ,điệu mà còn thơm thơm mùi thức ăn  như khi Chi nấu nướng hoặc đang ăn cùng chồng con. Vừa gọt xu hào, Chi vừa ngâm nga:  "Hôm nay em nấu xu hào / Anh chan, anh gắp, anh phều phào khen ngon".  Hay "Hôm qua em nấu bánh đa (canh bánh đa) / Anh thích ăn lắm anh  ra anh vào", " Khi xưa anh hút thuốc lào ..." Những câu thơ kiểu này Chi  sáng tác được nhiều lắm.  Chi chưa nghĩ đến chuyện in thơ để bán hoặc ghi  lại cho đời sau nghiên cứu khỏi mai một chứ nếu Chi in thơ thì số lượng chắc cũng tới trăm quyển ...  Khiêm tốn mà nói,  Chi thấy thơ Chi đọc  êm ái, dịu dàng, tình cảm. Cũng tuân theo đúng luật bằng trắc như ai. Ý thơ  mộc mạc, giản dị, bình dân như thơ Nguyễn Bính!
Ngoài thơ, Chi còn viết văn, và là ca sỹ  hát karaoke thượng thặng. Chả thế mà mỗi khi Chi xong việc bếp núc, ra phòng khách mở máy, cầm micro lên là chồng con Chi nhìn nhau rồi vội tản ra , ai về phòng nấy để nhường sự yên tĩnh cần thiết cho ca sỹ luyện giọng. Nhiều lúc, Chi muốn chồng ngồi lại thưởng thức giọng hát của mình thì anh nói  "Giọng em rất trong, cao vút, nghe xa mới hay. Anh ở trên lầu nghe em hát mới thấm thía". Chi cảm động lắm, hát thống thiết hơn, lâm ly hơn vì Chi biết tiếng hát của mình đã có người đang bần thần, để hết tâm tư tình cảm vào nghe. Chi cũng tự sản xuất cho mấy Album âm nhạc chuyên về dòng nhạc karaoke. Chi để trong xe, mỗi khi đi làm, Chi lại bật lên để nghe giọng ca cao vút của mình .Càng nghe càng  hay, Chi nghe mãi không chán. Chỉ tiếc là quãng đường từ nhà tới sở làm hơi ngắn, nghe chưa hết một băng nhạc đã tới sở rồi !
Thời còn đi học, Chi đã mơ viết văn. Chi tưởng tượng văn Chi viết lôi cuốn, hấp dẫn cả triệu người đọc. Người ta xếp hàng chờ mua sách Chi viết. Sách được dịch ra mọi thứ tiếng trên thế giới, được dựng thành phim... nên Chi rất chịu khó học môn văn. Có điều, Chi không may mắn trong nghiệp bút nghiên. Năm nào cũng gặp phải ông thầy khó tính. Nào phê là sai lỗi chính tả be bét. Câu cú viết lủng củng, không diễn đạt nổi ý... Tuy vậy, Chi không nản, cứ có đợt báo tường của trường, lớp ... là Chi góp bài viết. Người viết nhiều, tường chỉ có bốn bức nên thường không đủ chỗ. Các bạn phụ trách báo  phải ngậm ngùi bỏ bài viết của Chi ra ngoài, hẹn dịp khác!
Chi cũng đã gửi nhiều bài viết đi những tòa soạn chuyên trị báo biếu. Họ cũng rất bận rộn nên thư đi thì có, báo đăng bài thời không! Chồng Chi nói  Chi viết khó hiểu quá. Loại văn viết khó hiểu ít người thích vì họ không hiểu Chi nói cái gì " Muốn đưa bạn đọc đến đâu" Anh gọi đó là viết theo trường phái trừu tượng, gửi đăng làm gì cho mất công! Viết cho riêng anh thôi. Chi lại viết, lần này viết cho riêng chồng. Anh vốn lười đọc, bảo Chi đọc anh nghe, Chi diễn tả bài viết của mình theo cung bậc trầm bổng du dương như Chi đang biểu diễn một ca khúc karaoke cho người bạn trăm năm thưởng thức. Đọc được vài đoạn, quay sang hỏi anh thấy thế nào thì Chi đã nghe tiếng ngáy của anh vang lên như sấm! (Mải diễn tả văn, Chi có nghe thấy gì đâu).  Hỏi anh tại sao ngủ thì anh bảo văn hay lại thêm giọng đọc tốt có  sức lôi cuốn như phê ma túy  đưa anh vào giấc ngủ. Chi  nghe chồng khen ngợi mình mà hả lòng. Thế nên mỗi khi chồng mất ngủ, Chi lại lôi văn ra đọc. Chồng Chi được ngủ đủ giấc nhờ những bài viết của vợ đọc hàng  đêm nên anh béo tốt, hồng hào hẳn ra.
Lâu nay, thấy chồng mê mải theo dõi những bài viết trên tờ báo uy tín nhất nhì Bắc Mỹ dành cho người Việt tị nạn viết về cuộc sống của họ trên đất Mỹ. Anh nói họ viết sống động lắm, thực lắm. Viết mà như cho người đọc xem một cuốn phim mô tả công việc  người Việt tị nạn đang làm, khó khăn họ đang gặp cũng như thành công họ đạt được trong cuộc sống mới trên đất Mỹ nói riêng và hải ngoại nói chung. Có những tác giả khi đến Mỹ còn ở tuổi teen.  Học trường Mỹ, nói tiếng Anh, bằng  cấp kỹ sư, đại học đầy mình mà văn chương chữ Việt không chê vào đâu được ... Chi rất muốn viết cho tờ báo đó, Chi nói với anh như vậy. Chồng Chi phác một cử chỉ dứt khoát theo kiểu " Anh van em, anh can em. Em viết vẫn như xưa. Như cái hồi anh gặp em lúc em còn là cô nấu bếp trong một khách sạn nhỏ tỉnh lẻ miền quê hiu hắt. Nghĩa là trừu tượng lắm, khó hiểu lắm"!


Chi nhớ lại dạo đó mà bồi hồi. Trong cùng một tuần, Chi được hai chàng trai tuấn tú gửi thư tỏ tình. Một anh là kỹ sư thủy lợi. Anh kia hành nghề gõ đầu trẻ (chồng của Chi bây giờ). Bên tám lạng, bên nửa cân! Dùng cái cân nhà bếp khách sạn thường dùng cân rau quả, cá mắm cũng khó phân  nặng nhẹ. Nhưng trái tim Chi có hơi nghiêng về anh kỹ sư thủy lợi một chút vì anh làm nghề đem nước về ruộng cho bà con nông dân nên thỉnh thoảng, anh được bà con thương tình, biếu cho củ khoai củ sắn. Còn anh gõ đầu trẻ với nắm giẻ rách và viên phấn trắng không làm cho cái bao tử đầy hơn. Đã thế, anh dạy môn văn nên cứ như người mơ ngủ. Tới thăm Chi mà chẳng biết mua tặng một vài mét vải cho Chi may áo  diện ở thời buổi công chức nhà nước được cấp năm mét vải may áo quần cho một năm! Vải nội hóa khổ hẹp, dễ rách. Đêm  ngủ không dám mặc quần áo vì sợ rách lấy gì che thân lúc ban ngày" Không lẽ may áo bằng lá chuối" Một sự tính toán hết sức tỉnh táo, thông minh, sặc mùi vật chất của  người yêu văn thơ như Chi.
Thế rồi, Chi dành cả tháng, nắn nót viết hai bức thư thật văn hoa  trả lời. Đồng ý với anh kỹ sư thủy lợi kiếp này  và hẹn anh gõ đầu trẻ ở kiếp sau. Thư gửi đi một tuần thì anh giáo súng sính trong bộ quần áo mới hớn hở xuất hiện, run run, lắp bắp nói cám ơn Chi đã dành tình yêu cho anh. Còn anh kỹ sư thủy lợi mất mặt luôn! Sau này, Chi tìm lại bản nháp của hai lá thư nhờ thằng em trai đang học đại học giải nghĩa hộ. Chi cũng khôn lắm, Chi nói với nó là đứa bạn nhờ hỏi chứ không phải thư Chi viết. Thằng em trai nghiên cứu hai lá thư trong hai ngày mới có thể phân rõ tỏ tường. Té ra, cả anh kỹ sư và anh gõ đầu trẻ cũng như thằng em trai đều không phải là đệ tử của trường phái trừu tượng nên họ cùng hiểu ngựợc ý Chi muốn bày tỏ.  Thế là anh giáo chiến thắng một cách vẻ vang. Nửa năm sau, anh rước Chi về căn phòng nhà tranh vách đất rộng thênh thang tới chín mét vuông, kê đủ  một chiếc giường đôi cho hai vợ chồng son cùng một chiếc bàn nhỏ vừa để anh soạn giáo án, chấm bài, vừa làm bàn ăn ở trong khu nhà tập thể dành cho giáo viên tại  trường cấp ba nơi anh dạy học.
Mặc kệ chồng ngăn cản, Chi vẫn nung nấu quyết tâm viết. Chi phải chứng tỏ cho anh biết Chi làm được việc này. Chỉ cần Chi kiên trì  và chịu khó nhặt tìm tư liệu là đủ. Trước  hết, Chi phác thảo cho mình một cốt chuyện để viết. Muốn thu hút người đọc chỉ nên viết chuyện tình lâm ly, ướt át. Chi muốn chuyện tình Chi viết sẽ phối hợp đông tây kim cổ. Sẽ bi thảm như Romeo   Juliet. Hiếu thảo như Thúy Kiều   Kim Trọng. Đẹp kinh hồn tựa Tây Thi. Lễ giáo như Lục Vân Tiên   Kiều Nguyệt Nga buổi đâu gặp gỡ. Thêm chút bình dân của Thị Nở - Chí Phèo... Bằng ấy tinh hoa gộp lại, tác phẩm của Chi sẽ là một chấn động văn học. Mở ra một trào lưu mới cho người viết chuyện tình  kim cổ đông tây. Vấn đề còn lại, Chi chỉ cần  pha  trộn, xếp sắp khéo léo những chất liệu văn học có sẵn quyện lẫn với nhau một cách hài hòa như các món ăn khi ăn lẩu, người ta bày sẵn trên bàn với đủ sắc màu, hương vị. Chỉ mới phác thảo thôi, Chi đã thấy cả một hào quang chói lọi bao quanh. Lòng vui phơi phới, Chi ngồi xuống chăm chú viết với nụ cười trên môi .
Chi trịnh trọng đặt tác phẩm tim óc sau mấy tháng trời nghiền ngẫm, gọt  tỉa, cắt, xén... lên bàn trước mắt anh chàng gõ đầu trẻ ngày xưa mà bây giờ là cha của mấy đứa con Chi.  Anh mở to mắt  định thần nhìn một lúc vẫn không hiểu Chi muốn gì!  Anh hất hàm: "Lại thư bên nhà gửi xin tiền phải không"" Rõ chán cho anh chồng chẳng biết ga lăng, tế nhị chút nào! Văn chương lai láng thế mà cứ làm như giấy đòi nợ! Chi phụng phịu: " Anh đọc rồi biết, đọc nhanh lên cho em gửi. Một chuyện tình lâm ly em mới viết". Anh nhà giáo hốt hoảng đứng bật dậy như nhà bị cháy: "Không được đâu, em viết... em viết... Không, ...Không thể được!  Chi sẵng giọng : " Em viết sao" Anh đã đọc đâu mà biết em viết những gì!". Rồi Chi ngồi xuống, thút thít khóc. Anh chồng vụng về đứng cạnh vợ, đưa tay vuốt mái tóc tơ mềm mại khi xưa nay đã trở thành tóc rễ tre. Anh nhìn những chân tóc ngả màu bạch kim quá nửa do Chi mải  lo việc nhà nên quên chưa nhuộm mà thương vợ vô kể. Ánh mắt hấp háy vì quên đeo  kính lão của Chi vẫn còn sức hấp dẫn anh nhà giáo si tình. Anh  đứng thẳng người, dập hai chân vào nhau, giơ tay lên chào theo kiểu nhà binh, hô to giọng: " Xin tuân lệnh", rồi từ từ khụy xuống rên lên đau đớn. Thì ra, anh quên mình đang đi dép nên khi dập hai chân, hai cục xương nhô ra phía trong đập vào nhau làm anh đau đến tận xương tủy. Không biết chúng có bị rạn vỡ không" Thật khổ cho cái thân già!

*
Bài viết này chỉ mong đem lại vài giây phút thư giãn  cho bạn đọc sau những căng thẳng thường ngày trong cuộc sống. Nếu có sự trùng hợp, hoàn toàn ngoài ý muốn của người viết. Rất mong sự lượng thứ.
Trân trọng
Minh Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,190,741
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.