Hôm nay,  

Ông Bố Già Khó Tính

24/08/201000:00:00(Xem: 124786)

Ông Bố Già Khó Tính

Tác giả: Nguyễn Hoàng Ngôn
Bài số 2972-28272-vb3082410

Tác giả Nguyễn Hoàng Ngôn sinh năm 1958, chủ tiệm Convention Store, vùng Glendale, AZ. Ông tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên. Sau mấy năm ngưng viết, đây là bài mới nhất của ông, một chuyện tình  thoáng qua trên đảo tị nạn.

***

Mỗi năm vào mùa hè tôi thường đưa gia đình về nghỉ hè ở Cali. Tuy đến đây nhiều lấn nhưng tôi vẫn rạo rực, nhất là ngồi uống nước giải khát ở Phước Lộc Thọ "Little SaiGon." Đây có lẽ là nơi duy nhất mà tôi nhìn thấy nhiều người Việt, sinh hoạt của quê hương hơn nơi nào hết. Kêu ly café mải mê nhìn thiên hạ qua lại, tình cờ nhận ra ai như quen. Tôi mở to mắt nhìn thật kỹ để khỏi nhầm. Trời đất ơi! Ông bố già khó tính. Tôi mừng rỡ chạy ra bắt tay ông chào hỏi. Ông bố già ngỡ ngàng nhìn tôi một lúc, rồi nắm tay tôi thật chặt mừng rỡ ân cần, làm tôi hơi ngạc nhiên. Tôi mời ông cụ vào quán uống café thăm hỏi chuyện đời.
Xa nhau hơn mười mấy năm, lần đầu tiên tôi được ngồi nói chuyện với ông cụ trong không khí ấm cúng và thân mật, lúc này tôi có khả năng nuôi sống gia đình, nên không rụt rè lúng túng trước mặt ông như thuở xưa.

*
Câu chuyện vốn như vầy:
Ngày xưa lúc còn ở chung trại tỵ nạn Bidong. Ông có cô con gái tên Thảo, duyên dáng xin đẹp vô cùng. Tôi ở lưng chừng đồi, nhà bố già thì cuối đồi. Xa gia đình, xa quê hương, đời tỵ nạn thiếu thốn, đói khổ, buồn nhiều hơn vui, thiếu thốn tất cả mọi thứ, vật chất lẫn tinh thần. Nhưng ở đây không thiếu tình yêu, không thiếu cái cô đơn và không thiếu những chiều ngắm biển mênh mông thấy bơ vơ, thả ước mơ trôi vạt theo tiếng sóng chiều. Những ngày cô đơn trên đảo, đêm về tôi thường ôm cây đàn sầu muộn, vốn nghèo, lại đi vượt biên một mình, không cha mẹ, không anh em, lại không có thân nhân ở nước ngoài. Tôi được xếp vào diện mô côi, nước nào nhận là tôi nộp đơn tình nguyện ra đi  "Ăn theo đạo, ở tuỳ may" Tiếng đàn sầu muộn mỗi đêm của tôi làm cho ông bố già khó ngủ, ông quá nổi bực bội. Nhưng lại làm cô Thảo rụng động thả hồn  theo tiếng nhạc lang thang trong đêm vắng.
 Một hôm trời mưa thật lớn, tôi gục đầu ôm đàn, tiếng mưa rơi bên ngoài như say cuồng, nỗi nhớ quê hương như cuốn phim câm đang chiếu chậm, bàn tay tôi đam mê lướt theo mưa gío bên ngoài gào thét bên phím đàn, và nỗi bơ vơ trong lòng tôi lạc lõng trôi xa. Thảo liều lĩnh che dù qua nhà tôi ngồi nghe tôi đánh đàn, cô lấy cớ bị mắc mưa lỡ đường. Mỗi ngày đi ngang qua lại nhà Thảo, tôi vẫn lén nhìn nàng. Nhưng nhìn lại tôi, thấy mình nghèo thiếu thốn lại mồ côi, nên tôi chưa bao giờ nghĩ dám làm quen với Thảo, tôi hiểu thân phận tôi. Sự hiện diện đột ngột của Thảo tối hôm đó làm tôi ngạc nhiên và run quính cả người. Tôi lật đật chạy ra nắm tay Thảo kéo nàng vào nhà, tránh chỗ dồi nước đang đổ tung té trên cây dù Thảo che trên đầu. Tôi lo lắng.
- Thảo, Mưa lớn quá Thảo qua đây có chuyện gì không Thảo"
- Thảo đi xem lễ về lỡ đường mưa lớn quá anh cho Thảo đụt nhờ một tí.
- Vâng, vâng không sao Thảo cứ tự nhiên, vào đây Thảo.
Tôi vớ lấy cái khăn lông đưa cho Thảo.
- Thảo lau cho đỡ ướt.
- Vâng cám ơn anh. 
Tôi mời Thảo ngồi xuống bục gỗ bên miếng ván vuông kê trên cái thùng làm cái bàn. Tôi ngớ ngẩn ôm cây đàn trước bụng trố mắt nhìn Thảo. Mưa vẫn rơi trên mái nhà lộp độp không ngừng. Nàng có đôi mắt ngâu thật trong sáng pha lẫn chút mộng mơ xa, sống mũi nhỏ, đôi môi hồng có cái răng khểnh bên mé phải và nước da trắng bệt tái lạnh vì ướt mưa. Ôi tôi muốn ôm nàng vào vòng tay sưởi ấm nàng, cô đơn thèm khát trong tâm hồn tôi mãnh liệt hơn lúc nào hết. Nàng hỏi:
- Anh ở đây một mình à"
- Không anh ở chung với hai thằng bạn, chúng đang đi câu, mưa lớn quá.
- Nhà Thảo ở cuối đồi ngày nào Thảo cũng nghe tiếng đàn đêm anh đánh đấy à"
- Vâng, ở đây buồn quá Thảo, quanh đây chỉ toàn biển cả và núi đồi, không thành phố, không phố quanh người, suốt ngày ngoài việc học sinh ngữ, đi công tác, nhớ nhà có biết làm gì hơn là ôm đàn than thở, cho đỡ buồn.
- Anh đi một mình không có anh em gì hết à"
- Vâng.
Tôi cúi đầu nhìn những giọt nước mưa lăng quăng chảy từ từ trên nền đất dưới chân, cái giọng nói bắc kỳ nghe bướng bỉnh dễ thương, tôi chỉ còn biết trả lời vâng với dạ.
Từ đêm mưa ấy tôi quen Thảo, rồi yêu Thảo, rồi hẹn hò, rồi bị bố già đánh cho mấy gậy, rồi xa nhau, rồi đau khổ. Tôi tự ái để cho tình yêu vụt khỏi tầm tay. Cuộc tình của cơn mưa lũ, đến thật nhanh, thật mạnh bạo, rồi bỗng tạnh hạt mưa xa, và nước cuốn trôi đi cuộc tình tha phương đó.
Ngày ấy, chúng tôi thường cùng nhau ra dốc đá thật xa ngoài biển, hai đứa ngồi bên nhau trong hóc đá,  nghe sóng vỗ, nghe gió gào, nghe nhạc ké. Tiếng nhạc bên trong quán café Lang Thang rung theo gió mênh mang  theo biển nghe thật tình, và tình yêu chưa bao giờ đẹp và mộng như nơi này. Trăng mờ trên đỉnh đầu xanh thẫm bao quanh, sóng vỗ nhẹ vào thành đá, có tiếng nhạc xa xa và có người yêu trong vòng tay.
Có lẽ vì xa quê hương, xa gia đình, xa bạn bè , nên thấy lòng mình thiếu thốn tình yêu, nên chúng tôi yêu nhau trong vội vã. Tôi đã yêu Thảo ngay buổi đầu gặp nàng trong đêm mưa ấy và nàng cũng đã không ngần ngại đáp lại tình yêu tôi.
Một lần trong cảnh đẹp và thơ mộng, tôi đặt những nụ hôn nồng nàn trên môi nàng. Nàng bảo tôi nhắm mắt lại, nàng sẽ hôn tôi ở vị trí mà nàng mến nhất trong tôi. Tôi ngoan ngoãn nhắm mắt lại chờ đợi, tôi nghĩ rằng nàng sẽ hôn lên mắt tôi, vì tôi có đôi mắt buồn chuỗi xa đầy ước mơ, đôi mắt của con nai tơ nhẹ dạ, đang lạc loài trên biển mộng. Tôi đang nhắm mắt, thì nghe hai cái rọi trên đầu cụp cụp. Tuy đau nhưng tôi vẫn nhắm mắt chờ đợi nụ hôn tuyệt hảo của người yêu, tôi cứ ngỡ nàng đùa, và tôi chờ đợi nụ hôn thoả mãn. Đến cái cụp thứ ba đau điếng, tôi nổi cáu mở mắt ra, thì phát hiện ông bố già đang chồm qua hóc đá, cầm gậy gõ trên đầu tôi. Vừa sợ, vừa đau quá hai đứa buông nhau ra phóng chạy.
Về đến nhà đầu tôi u hai ba cục, đau thì đau vậy thôi, tôi vẫn lo âu nghĩ đến Thảo. Suốt đêm hôm đó không ngủ được, nằm trằn trọc mãi, rồi lại nhìn xuống chòi Thảo ở cuối chân đồi. Chờ mãi đến khi ngọn đèn dầu nhà nàng nhỏ lại, rồi tắt hẳn trong bóng đêm, như tắt hẳn những tia hy vọng nhỏ bé tình yêu trong lòng tôi. Tôi ra sau hè ngồi một mình ngắm sao đêm, u buồn nghĩ chuyện vu vơ.
 Sáng hôm sau tôi đang ngồi viết thư cho Thảo, nghe tiếng gậy gõ vào cột nhà cộc cộc tôi ngẩng lên. Bố già đang đứng trước cửa ngoắc tay bảo tôi, tôi chạy ra định tìm lời xin lỗi. Ông bố già gằn giọng.
- Tôi yêu cầu cậu từ nay chấm dứt dụ dỗ con Thảo, nó còn nhỏ tương lai nó còn dài và danh vọng, chắc gì cậu và nó được định cư cùng nước mà yêu nhau, yêu thương để làm gì cuộc đời tỵ nạn này" Yêu đương chỉ làm khổ đời nó. Tôi yêu cầu cậu nên tỏ ra đứng đắn và hiểu biết với chính mình. Tôi khuyên cậu nên cố học thì hay hơn là cố đánh đàn, tiếng đàn não ruột của cậu ích lợi gì cho đời, tương lai gì với gã ôm đàn sầu muộn" Tôi nói ít, tôi nghĩ cậu hiểu nhiều hơn, phần tôi cũng không gả con tôi cho đám mồ côi không cha không mẹ.
 Ông nói thật rõ ràng như nhà giáo đang  giảng bài trên bục gỗ, nói xong không chờ tôi trả lời ông bố già quay đi. Tôi gục đầu câm lặng, gục đầu nuốt lấy đau thương, tôi nhắm mắt lại thấy cay cay trong tròng mắt, cổ họng tôi khô nghẹn nói chẳng ra lời, tai tôi nghe lùng bùng tiếng đời khinh miệt đắng cay.
Ông bố già thong thả đi xuống chân đồi, tôi ngẩng lên nhìn theo dáng cụ rưng rưng hai hàng nước mắt trong uất hận, tôi biết tình yêu của tôi đang bị dẫm nát và chạy xa dần theo bước chân vội vã của ông dưới chân đồi.


Tôi tuy nghèo nàn mồ côi, nhưng biết tự ái và tự trọng, từ hôm đó tôi không hề đánh đàn và  tôi lẩn trách Thảo. Vài tuần sau tôi may mắn được phái đoàn Mỹ nhận đi định cư. Ngày rời trại tôi tìm gặp Thảo từ giã, gặp lại Thảo, nàng chạy ra nắm chặt tay tôi. Ông bố già cũng chạy ra nắm lấy một tay Thảo lôi vào nhà. Thảo vừa khóc vừa van xin ông bố già. Tôi nói.
- Bác đừng lo cháu đến đây để từ giã Thảo, từ nay cháu sẽ xa Thảo mãi mãi, cháu xin bác đừng hẹp hòi cho cháu gặp Thảo trong giây phút rời trại.
Ông bố già lườm tôi rồi buông tay Thảo ra. Hai đứa nắm tay nhau chạy nhanh ra biển bên nhau lần cuối, hai đứa im lặng cúi đầu đi bên nhau, nghe tình mình vỡ vụn như sóng biển đang gào thét đập vào thành đá. Ôi tiếng nhạc trên đài phát thanh và thời gian như xâu xé tận đáy lòng tôi đau như cắt, niềm đau đang buốt tận con tim.
 Giờ này còn gần nhau, gần trong phút cuối, gần trong mắt môi ngỡ ngàng, bàn tay năm ngón suông đan vào nhau...
 Chúng tôi hẳn là muốn trao cho nhau tất cả nhũng gì mình đang có, muốn chết lịm bên nhau, muốn thời gian như đừng đến và đừng đi. Mỗi đứa chạy theo ý tưởng riêng tư thầm kín, vội vã nắm lấy những gì sắp mất trong giây phút cuối bên nhau. Hồi còi tàu rú vang, bản nhạc "Biển Nhớ" trên đài phát thanh ngọt ngào tha thiết thấm thía tâm hồn vô cùng trong lúc này "ngày mai em đi biển nhớ tên em goị về" Thảo vòng tay ôm lấy tôi, nước mắt nàng nghẹn ngào chầm chậm lăn dài hai bên mí mắt. Tôi đau đớn nhìn người yêu đang khóc, những giọt nước mắt nàng đang lăn dài trên má nàng, như đang vạch nát rỉ máu tâm hồn tôi. Tôi im lặng để cho nước mắt nàng rơi, như những giọt mưa đang rã rượi trong lòng tôi, như những giọt tuyết rơi đang đông đặt con tim tê buốt trong tôi. Tôi cúi xuống ôm nàng hôn nàng lần cuối, bờ môi ướt lạnh mặn nhoà cay đắng không ngọt lịm như hôm nào. Nàng nói khẽ bên tai.
- Em ghét anh lắm, tại sao anh không đủ can đảm chiếm lấy em"
- Chiếm lấy em bằng cách nào ở đây" Và đời anh không có quyền lựa chọn.
Nàng cắn vào tay tôi thật đau như rỉ máu, tôi siết nàng chặt vào lòng, gục đầu bên vai nàng. Rồi tiếng tàu rời bến rú vang. Tôi lặng lẽ quay đi. Bước qua khỏi hàng rào kẽm gai, tiếng khóc, tiếng cười, khói thuốc của những người tuyển đưa chung quanh lồng cay mắt. Đoạn cầu gỗ ngắn từ bờ ra biển như nặng nề xa xăm vô tận. Tôi đưa tay dụi nước mắt quay lại vẫy tay chào Thảo đi thẳng ra cây cầu gỗ, bước từng bước chân nặng nề, đau thương trong tìm thức rồi bước lên tàu. Chiếc tàu chạy thật nhanh như đưa tôi trốn chạy những kỷ niệm của đời tỵ nạn, những  đau thương trong lòng, những khúc quanh của tình yêu đang cào xé tư tưởng tôi.
Và tôi mất Thảo từ dạo đó.

*
- Cậu Ngôn.
Tôi giật mình.
- Dạ thưa bác.
- Chắc cậu còn giận tôi chuyện ngày xưa"
-Dạ không, cháu hiểu, chuyện đã qua rồi giữ lại làm gì bác, Thảo lúc này khoẻ không bác"
Ông bố già buồn bã châm thuốc hút, ông đẩy gối thuốc qua bàn mời tôi, đôi mắt ông đượm buồn nhìn xa xâm. Tôi châm thuốc hút im lặng nhìn khoảng không trước mặt, tâm hồn tôi đang chạy xa vời, đang tìm về qúa khứ  đang đuổi theo kỷ niệm, đang mơ hồ tìm nét mặt thân yêu của Thảo và bờ môi tuyệt vọng. Ông bố già trầm giọng u buồn.
- Cậu biết không" ngày cậu ra đi con Thảo nó buồn lắm, giá lúc đó tìm được cậu tôi sẽ tìm, nó biếng ăn, biếng ngủ, không chịu học hành tôi khuyên nó mãi, nó ngồi im lặng thỉnh thoảng lại khóc, tôi cũng đau lòng. Nhưng làm cha cậu hiểu"
- Dạ cháu hiểu.
- Qua bên này nó chán không theo học, nó lập gia đình với thằng Mỹ làm luật sư, nó cãi cọ nhiều hơn làm, không may gặp thằng chồng nghiện ngập, yếu đuối, cờ bạc, sống bên nhau vài năm hai đứa nó ly dị, cũng may là nó không có con. Nó hay bảo tôi nó thèm có mái ấm gia đình Việt Nam để tâm sự, để dìu dắt nhau bên xứ người bơ vơ lạc lõng này. Hai đứa ly dị nó buồn, nó bỏ về bên Las Vegas sống chung với mấy đứa bạn nào đó. Nghe nói lúc này nó chán đời cờ bạc và hút xách gì đó" Bác khuyên nó, nó giận không nói chuyện đến bác nữa ...A này hay là cháu thử gọi khuyên nó thử sao, gặp lại cháu chắc nó mừng lắm.
Tôi thở dài.
- Tội nghiệp Thảo quá!
- Cháu cũng biết già cả bên này cô đơn và buồn lắm, con cái ở đây không đứa nào muốn ở gần cha mẹ, tôi với mẹ nó suốt ngày côi cút bên nhau, ở đây đâu có bà con họ hàng quen đâu cậu, chiều chiều đứng trước cổng nhà nhìn qua nhìn laị chẳng thấy ai quen, ra đường thì lặng lẽ mà bước một mình.
- Bác cho cháu xin số điện thoại của Thảo và bác khi nào rảnh cháu gọi thăm.
- À quên cháu hiện nay ở đâu" Làm ăn ra sao" Vợ con gì chưa"
- Dạ cháu ở tiểu bang khác cháu qua đây chơi, vợ cháu và hai đứa nhỏ đang lang thang mua sắm ở đằng kia.
 Tôi lấy tờ náp kin trên bàn đưa cho ông bố già. Ông cậm cùi ngồi ghi số điện thoại. Tôi lơ đãng nhìn qua dãy phố bên đường, vài cô bé đang tan trường ôm tập lang thang trên vỉa hè. Dáng Thảo như đang nhảy múa trong đáy mắt tôi. Nhưng tình yêu của Thảo, tôi đả bỏ vào một nơi thầm kín trong tâm hồn, tình yêu ấy đã nguôi lạnh và đông đặc trong tôi bây giờ không rõ nghĩa. Có lẽ tôi đang thương hại nàng thì đúng hơn, và tình yêu nàng bây giờ không đủ sức lôi cuốn tôi phải phóng xe đi tìm nàng. Mọi người đã có số phận định mệnh an bài cho cuộc sống hiện tại, làm được gì khác hơn. Tôi đã có gia đình và đứa con gái của tôi cũng đang vào tuổi trưởng thành. Tôi rất hiểu và thông cảm cho bố già khó tính, tôi cũng đang chập chững bước vào hoàn cảnh ấy.
Chia tay bố già thả bộ lang thang theo lối đi của bộ hành trên đường Bolsa, bước chân ông rã rời chậm chạp, dáng ông mong manh yếu ớt, tóc ông bạc phơ, gió cuốn phất phơ rối bời theo gió chiều, bỗng thấy ông nhỏ bé bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời thật đáng thương. Tôi đứng nhìn theo bước chân bố già, nỗi buồn vô cớ nào nhập đến, nhớ có một lần những bước chân ấy đã dẫm tan tim tôi, sao hôm nay bỗng thấy luyến lưu, thương tiếc lạ lùng, lòng tôi ngậm ngùi nhớ thương lướt nhẹ. Tôi cắn môi nhìn theo bước chân xa dần của bố già, mắt tôi cay xè như muốn khóc.
Đầu óc tôi chơi vơi, chở vợ và hai con tôi chạy vòng vòng không biết phải đi đâu. Santa Ana rộn ràng xe cộ, xe bon bon gió mát dịu dàng. Hai con tôi vô tình đồi ra ngắm biển. Tôi quay đầu xe chạy ra bãi New Port.
Buổi trưa nắng nhẹ trời trong xanh, sóng bò lăng nhăng vào bờ, kỷ niệm tình yêu thuở nào đã cuốn theo sóng biển, chìm đắm vào lòng đại dương xanh thẫm huyền bí âm thầm. Tôi cố tình nhìn cát trắng muốn tìm lại bước chân tình nhân trên bãi vắng của Bidong. Vợ tôi và hai con lang thang ra bãi vắng lượm vỏ sò. Tôi bước lang thang thơ thẩn một mình lên cây cầu gỗ, nhìn ra biển xanh xa tận tít mây trời. Nhớ lại màu biển xanh của Bidong phôi pha thuở nào, nhớ những bước chân nặng nề trên cầu gỗ lúc chia tay, nhớ lại thuở nào còn bồng bềnh thơ ngây, nhớ lại có một lần được yêu, nhớ lại dĩ vãng mái đầu xanh, lòng tôi tràn ngập những kỷ niệm một thời tỵ nạn, mười mấy năm trôi qua.
Tôi tham lam muốn  gặp lại người xưa, tôi ân cần tò mò muốn biết người xưa thay đổi, sống ra sao" Muốn nhìn lại đáy mắt người xưa lần nữa, xem những dòng đời có làm đổi thay nhạt đi màu mắt ngâu của người xưa. Ước mong được một lần gặp lại người xưa, ước mong được nhìn thấy nụ cười thuở ấy. Nhưng tất cả chỉ còn là kỷ niệm.
Tâm hồn tôi cuốn xa theo gió chiều, lạc lõng mênh mang theo sóng biển. Một chút hối tiếc, một chút đau thương, một chút xốn xang, một chút mộng mơ, một chút gì mộng du, một chút gì nhoi nhói đau, ngậm ngùi, hối tiếc...
Nguyễn Hòang Ngôn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,314,412
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới đây kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Sau đây, thêm một bài viết về trại tù cải tạo ở biên giới Việt-Hoa. Bài đăng 2 kỳ.
Với bút hiệu Trần Như Nguyện, tác giả hiện là phóng viên truyền thông cho một số báo Việt và Đài Truyền hình tại Hoa Kỳ. Định cư Mỹ 27 năm, nhưng đến 2017 lần đầu tiên tham gia Việt Báo và đã đoạt giải Đặc Biệt VVNM 2018 với tác phẩm " Mẹ Lúa, cơn bão Harvey ". Sau một năm vắng bóng, nay cô xuất hiện lại với bài viết thứ tư dự thi.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn.
Mừng nước Mỹ tuyên bố Độc Lập từ 1776, mời đọc bài viết mới của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín. Bà cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tu. Bài viết cho thấy tác giả bắt đầu thêm một chặng đường mới với cách nhìn, cách viết chín chắn sâu sắc hơn. Bài đăng 2 kỳ, bắt đầu bằng “Chuyện Con Bé Tuổi Mùi”. Mong bà tiếp tục.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước khi ông còn ở Việt Nam và đã nhận giải đặc biệt 2005. Hiện tác giả đã an cư tại Hoa Kỳ và đây là bài thứ hai ông viết từ quê mới.