Tác giả tên thật là Lý-Văn-Năm, cựu sĩ quan Hải Quân QLVNCH, hiện là kỹ sư điện tử, làm việc tại tiểu bang Oklahoma. Với bài viết “Biển Mặn” kể lại những ngày di tản đầu tiên tại đảo Guam 1975, ông là tác giả đã được trao tặng giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm vừa qua. Bài viết mới nhất của ông lần này được ghi lời tác giả như sau:
“Thân tặng người bạn đồng nghiệp trẻ tuổi, đã thuyết phục cô dâu từ bỏ miền cao nguyên núi non cao vời, lạnh lẽo, đi theo chú rễ, định cư tại thành phố đồng bằng Oklahoma đầy tình thương ấm áp….”
*
Chiếc phi cơ dân sự của hãng hàng không EVA rời thành phố Đài Bắc khoảng 7 giờ sáng, trực chỉ hướng Nam, hướng của thành phố Sàigòn xa cũ, bây giờ có cái tên hơi dài Hồ chí Minh mới mẻ, nơi mà Hùng đã được sanh trưởng và lớn lên trong mảnh đời niên thiếu, nhọc nhằn.
*
Được mang tiếng là con của Ngụy, bố “có tội” với nhân dân, Hùng phải đối diện và chịu đựng những cay đắng với tất cả những bất công từ những đứa trẻ hàng xóm, ngay trong trường học, trong các trụ sở công an, phường ấp…của một xả hội mới, người ta gọi là xả hội của cách mạng, của “độc lập”, của “tự do”…
Ngày bố hoàn thành được nghỉa vụ học tập cải tạo, được “nhân dân tha thứ tội lổi”, được nhà nước trả lại tự do là ngày Hùng được hơn 14 tuổi, ngày đầu tiên được thấy mặt của bố, thấy được hình dạng ốm đói, đen xạm, tiều tụy, xanh xao của bố trái hẳn với mấy tấm hình chụp từ trường sĩ quan hải quân Nha Trang kiêu hùng, gan dạ mà bà nội đã lén lút cất giử như những đồ quốc cấm của xả hội.
Hùng ngượng ngùng, mắc cở ôm chặt lấy bố, không nói được một tiếng nào, măc dù đã mười mấy năm nay, đêm nào cũng thế, ngay cả trong giấc mơ, Hùng cũng mong mỏi từng giây, từng phút được nói chuyện với bố-một thần tượng bất diệt của mẹ, một dũng thần của anh em Hùng- trong những lần đói khát, sau những lần bị xua đuổi, bị đánh đập, hiếp đáp .
Mẹ của Hùng, như những bà vợ miền Nam có chồng trong hàng ngũ của “ngụy quân,” không được tiếp tục dạy học, chỉ có con đường là phải tảo tần buôn bán nuôi mẹ chồng và hai đứa con thơ.
Những kiên nhẩn chịu đựng, những lời nguyện cầu của mẹ được Thượng Đế đền bù bằng một phần thưởng vô giá là thấy được mặt của người chồng yêu dấu sống sót, trở về đoàn tụ với gia đình…
Hơn thế nửa, sau mấy năm bố được thả về, nhờ ơn “khoan hồng” của chính phủ, nhà nước còn “rộng tay” cho gia đình của Hùng được qua Mỹ định cư theo diện HO như phần lớn các gia đình của các ngụy quân, ngụy quyền, một danh từ mà mấy ông công an lúc nào cũng thường gọi…
Ngày ra đi, lúc ngồi trên phi cơ, trong bầu trời cao rộng, bé Vân hỏi mẹ:
-Mình còn có dịp trở về thăm nội không mẹ nhỉ" Con nhớ nội quá…
Đôi mắt đỏ hoe, đầy nước mắt, mẹ trả lời:
-Mẹ chẳng biết nửa! Tùy ở bố thôi! Nhưng thế nào mình cũng phải trở về để thăm nội chứ!
Tuy mẹ nói thế để bé Vân bớt buồn nhưng Hùng trong lòng biết rằng bố sẽ không bao giờ muốn trở lại một quê hương của mình, của thiên đường… Cộng sản…bởi vì nhiều đêm Hùng thấy bố đấm tay xuống đất, đấm tới khi chảy máu, mệt nhừ, gương mặt hằn lên những nét đau đớn, chua cay vì phải nhịn nhục, chịu đựng những lời chửi bới của tụi công an phường trong buổi sáng…cho sự bình yên của gia đình…
*
Ngày hôm nay, sau hơn mười ba năm rời xa quê mẹ, đây là lần thứ tư Hùng trở lại quê hương. Lần nầy trở lại, Hùng sẽ tổ chức lễ cưới với Thảo, một cô gái trẻ, xinh đẹp, nhỏ hơn Hùng gần đúng mười tuổi.
Thành thực mà nói, Hùng thuộc loại con trai “trời bắt làm... trai xấu, xấu trai..mà cũng xấu tướng..” người thì không có thước tấc gì cả, lùn theo cái gọi là lùn “mã tử”, thân thể thì ốm o như con còng gió, một thư sinh “trói gà không chặt”… hậu quả của những ngày thơ ấu, hầu như ngày nào cũng ôm cái bụng đói lên giường đi ngủ…
Hùng lại còn có tánh “quân tử Tàu” đối với những nàng con gái quen biết ở đây. Bất cứ cô nào đã có người theo, thì Hùng lẳng lặng, âm thầm xa lánh, thà chịu đựng đau khổ, chứ không bao giờ nghỉ đến chuyện tranh dành, chiếm đoạt… mặc dầu Hùng thương nhớ ngút ngàn… nghỉ đến cuộc đời, buồn cho số mạng…
Những ngày định cư ở Mỹ, cũng như dòng giống của cha mẹ, Hùng thật thông minh, học hành thật xuất sắc, mấy nàng con gái quen với Hùng, chỉ có một mục đích duy nhất là nhờ giúp đở, chỉ dẩn bài vở mà thôi.
Cái mặc cảm tự ti, mặc cảm xí trai theo đuổi bên người cho tới khi Hùng gần ba mươi tuổi, khi thấy bạn bè cùng lứa, cùng trường đã lập gia đình, có một, hai đứa con…trong khi Hùng vẩn còn vò võ cô đơn. Bấy giờ, Hùng mới bắt đầu thấy nổi cô độc mênh mông gậm nhấm tâm hồn, trong những đêm tối trời thao thức…
Sang Mỹ được hơn ba năm, bố lại chịu thêm một kiếp nạn khắt nghiệt cuối cùng, đó là bệnh ung thư gan, ngày bố sắp mất, ông cầm tay Hùng thì thào:
-Cuộc đời của bố đã trải qua những vinh dự, những nhục nhằn, những sung sướng, đau khổ… bố chỉ tiếc là không được gần gũi chúng con được bao lâu nửa…tất cả bây giờ là quá khứ hết rồi… bố thực sự vui mừng khi thấy anh em chúng con hiếu thảo với cha mẹ, biết vâng lời, biết lo lắng học hành để mau chóng thành đạt… đây là một lý do mà bố đã hứa với lòng mình, kể cả khi bị hành hạ sống đi, chết lại trong những vùng rừng thiêng, nước độc…bố phải sống… để thấy những đứa con của bố thành công trên một đất nước tự do nầy… Trước khi bố vĩnh viễn xa rời chúng con, bố mong chúng con lúc nào cũng phải săn sóc mẹ hiền, một người mà bố thật sự trọn đời kính phục… đã tần tảo nuôi dưỡng nội và các con, một lòng chờ đợi bố học tập trở về… riêng con, bố chỉ mong con sẽ có được gia đình hạnh phúc với người vợ tương lai… sớm chừng nào tốt chừng đó…cả dòng họ của mình, chỉ còn có con là trai… bố nói ít, con hiểu nhiều cho bố …!
*
Từ ngày bố mất, đã hơn mười năm rồi mà việc hôn nhân của Hùng chưa bắt đầu vào đâu cả. Càng lớn tuổi, tính tình của Hùng càng khó ra, những cô gái xinh đẹp chung quanh dần dần lên xe hoa về nhà chồng, nhiều khi Hùng cũng thấm thía cuộc đời, trách ông Trời sao bắt mình xấu trai, xấu tướng như thế.
Mãnh bằng kỹ sư điện tử với đồng lương cao của giới trung lưu như thế mà mấy cô nàng cũng không thích, cứ thẳng thừng nói với Hùng, họ quen với Hùng như một người “anh” mà thôi… ở đất Mỹ nầy, không ai có chết đói đâu mà phải cần tiền đến nổi lấy một anh chàng ai cũng chê xấu… làm chồng…
Cô Trang, một cô gái thùy mị, sắc đẹp chỉ vào loại trung bình, học sau Hùng hai năm, hai người cũng ý hợp tâm đầu trong tình bạn thân thiết. Hùng chỉ có một hy vọng là Trang chấp nhận làm người bạn đời của mình, nếu Hùng ngỏ ý tiến đến hôn nhân… Ngày Trang đưa thiệp cưới của nàng đến tay, Hùng thật sự chết lặng, xin hãng nghỉ bệnh hết một ngày, nằm trên giường, nghỉ tới những lời sau cùng của bố, cặp mắt cay xè…
Mẹ Hùng an ủi:
-Mẹ cũng buồn giùm con đấy! Nhưng cuộc đời đưa đẩy, con gắng cầu nguyện, thế nào Thượng đế cũng cho gặp người vợ hiền trong tương lai. Con đừng có buồn, mẹ sẽ cầu nguyện nhiều hơn cho con nhé!...
*
Trong thời buổi văn minh của thế hệ, Hùng cũng bắt đầu mở Internet, bắt đầu “chat” trên mạng, mong tìm được một người con gái ý hợp, tâm đầu…
Cô Kim Anh ở tiểu bang Oregon, tâm sự hàng ngày với Hùng trên net …cảm động, thương thương, nhớ nhớ… không thể chần chừ, Hùng tậu vé phi cơ, hẹn hò ở thành phố Portland, thành phố mưa buồn trong những ngày của mùa thu ẩm ướt… Cô nàng bắt Hùng nằm chờ ở ngoài motel, không cho tới nhà, hẹn gặp tại phòng khách của khách sạn, thấy mặt Hùng một lần rồi vĩnh biệt đi luôn…
Cô Thủy Tiên ở thành phố Tulsa đầy những giếng dầu hỏa, khi gặp mặt Hùng, cũng ra vẻ ân cần hớn hở, nói:
-Tiên bây giờ chỉ mong được làm bạn với anh Hùng thôi… Để từ từ, Tiên giới thiệu nhỏ bạn của Tiên cho anh nha!...
Thế mà mất công Hùng sửa soạn dung nhan mấy ngày, hí hửng lái xe giữa trời nóng hơn 100 độ F… Đần độn cách mấy, Hùng cũng biết rằng cô Thủy Tiên nầy thật quá khôn ngoan, từ chối khéo một tên Trương Chi thời đại…
*
Trong ngày giỗ của bố, bác Chương, người bạn cùng khóa Hải quân với bố, hỏi mẹ Hùng:
-Cháu Hùng đã có ý trung nhân chưa vậy chị"
-Thú thật với anh, tôi cầu nguyện hàng đêm cho cháu…mong cháu lập sớm lập gia đình, nhưng cháu tìm mãi mà chưa tới đâu cả…
Bác Chương mỉm cười, nhìn mẹ rồi nhìn về phía Hùng:
-Thế cháu Hùng có muốn cưới vợ ở Việt Nam không nào"... Thân thiết lắm thì bác nói thế thôi… Ngày mai, nhớ gọi phôn lại nhà của bác nhé!...
Bác Chương, cựu chỉ huy trưởng một giang đoàn xung phong, tác chiến oai hùng, vào sinh ra tử, của thời ông Tổng thống Thiệu, đi học tập hơn mười năm, nhờ người bạn tù chỉ cách tập luyện pho Dịch Cân kinh, nên chịu được cái lạnh xé da của vùng rừng núi Hoàng Liên sơn, cơ thể có đủ sức mạnh để làm việc lao động hàng ngày, thoát những cơn bệnh nguy hiểm trong trại cải tạo, ra tù, đi HO, sống được tới ngày hôm nay…
Dân Đen