Hôm nay,  

Cá Độ Năm Thứ Mười

07/08/201000:00:00(Xem: 108298)

Cá Độ Năm Thứ Mười

Người viết: Bùi Trung Đạo
Bài số 2960-28260-vb7080710

Bùi Trung Đạo là bút hiệu của một tác giả có góp bài viết về nước Mỹ. Theo bài viết, tác giả còn là chỗ quen biết thân tình với tác giả Thịnh Hương, người thường đoán trúng kết quả các giải chung kết. Chiều chủ nhật 15-8 sắp tới, họp mặt ra mắt sách Viết Về Nước Mỹ Năm Thứ Mười khai diễn. MỜi bạn cùng đọc.

***
 
Hôm nay là ngày giỗ ông nội Bình, trúng ngày chủ nhật, cả gia đình ông bà Minh tụ họp đông đúc vui vẻ. Bình là con trai út ông bà Minh, mới 27 tuổi chưa vợ, còn ở chung cha mẹ.
Hai cô chị Hồng và Tuyết đã lập gia đình ở riêng, loay hoay nấu mấy món ăn cả buổi sáng, mang tới dọn ra đặt lên bàn thờ gia tiên, chồng con cũng đi theo tới lạy ông nội, ông cố. Ông bà Minh trước 75 có hai cô con gái nhỏ. Đi “học cải tạo” về năm 1982 thì sinh thêm được Bình, dáng dấp khôi ngô tuấn tú. Lúc đó Hồng, chị cả Bình, mới học lớp 5, và Tuyết, lớp 3. Năm 90, cả nhà được đi Mỹ theo diện H.O . Hồng học lại lớp 12 một năm rồi lên community college, học ra làm kế toán. Tuyết học lên cao, ra dược sỹ làm cho Greenmart, còn Bình vừa ra nha sỹ, đang phụ việc với một nha sỹ lâu năm có phòng mạch ở đường Magnolia, ngoài giờ làm việc, thỉnh thoảng viết thêm một đôi bài phiếm luận truyện ngắn cho mấy tờ nhật báo ở Little Saigon.
Lúc mẹ và hai chị dọn thức ăn trên bàn thờ xuống bàn ăn thì Bình ngồi salon đọc tờ Việt Báo với hai anh rể, Cường và Khoa coi Tivi, đài VHS. Khoa chốc chốc liếc mắt coi chừng đứa con nhỏ chạy lon ton, sợ vấp té. Cường khơi chuyện chính trị từ trên Tivi:
-Bà  Clinton kỳ này coi bộ làm được việc. Phát biểu cứng cựa làm tụi Tàu "lạnh cẳng", hết vênh vênh tự đắc, hết dám tung chìm ghe thuyền ngư dân Quảng Nam Quảng Ngãi đánh cá nữa.
Khoa cười khỉnh, nhìn Cường:
-Phải vậy chứ. Ba tay chóp bu Việt nam kỳ này chắc chắn hí hửng ăn mừng. Anh nghe cha Nguyễn chí Vịnh tuyên bố chưa" Lần đầu mới nghe bên VN ăn nói mạnh dạn một chút. Lâu nay cứ nghe mãi mụ Phương Nga lải nhải thấy phát ghét.
Bình cười ruồi, chêm thêm một câu:
-Trước kia thì chửi đế quốc xâm lăng, cướp nước, bây giờ thi trịnh trọng bắt tay Mỹ chụp hình cười toe toét...
Khoa sực nhớ ra, hỏi:
-Ủa, nghe nói cậu lai rai viết truyện "Viết về nước Mỹ" của Việt báo mà. Có được giải thưởng gì chưa"
Bình mắc cỡ:
-Mới viết chơi có mấy bài mà giải thưởng gì anh. Mình viết tài tử chơi thôi. Người ta phải lăn lộn cả năm trời, luyện văn hai ba năm họa may mới được độc giả ưa thích, nhà báo mới để ý tới...
Ông Minh bước lại ngồi góp chuyện:
-Năm nay Việt báo họ tổ chức phát giải thưởng lớn, kỉ niệm Viết Về Nước Mỹ năm thứ Mười, mướn nhà hàng lớn, nghe nói mời đông lắm. Có tới những 11 tác giả vô chung kết. Ba đọc lại các bài của họ, thấy có nhiều bài hay, cảm động lắm.
-"Con cũng vậy", Bình nói, "con có đọc lại bài các tác giả trúng giải. Con đang tính coi ai giải nhứt. Bài của Anthony Hung Cao rất có ích cho lớp trẻ".
Bà Minh gọi:
-Mời cha con các ông vào bàn, cơm cúng đã dọn xong. Có cả beer, ly đá, nước ngọt đầy đủ, ai muốn dùng gì tùy ý...
Mọi người tới kéo ghế, ngồi vào bàn. Trang, con gái lớn Hồng, ngồi riêng ở một bàn nhỏ, lo cho các em ăn. Tuyết gắp miếng cánh gà vào chén, phát biểu:
-Con thấy bài của Vĩnh Hầu thật cảm động, đọc mà chảy nước mắt, hai gia đình Việt Mỹ hội ngộ sau 30 năm trời xa cách góc biển chân trời tưởng như không bao giờ còn thấy nhau. Ông Trời thật có mắt. Tội nghiệp thằng Mỹ xách xe gì chở vợ mà chạy tới mấy chục tiểu bang để đi thăm ân nhân.
Bà Minh chép miệng:
-Khiếp, dân Mỹ mà đẻ tới 9 đứa con, không thua gì Việt nam. Vậy mà coi hình thấy vợ chồng vẫn vui vẻ hạnh phúc, cô vợ  thật hiền lành, dễ thương. May mà chúng nó không bị "panne" xe nằm đường như cái truyện gì của cô Bảo Xuân... à , "32 năm người Mỹ và tôi", đọc lần thứ ba rồi mà tôi vẫn cứ chảy nước mắt...tội nghiệp...
Cường thở ra, nói:
-Hãng con làm đang "lay off" nhân viên. Không biết lúc nào tới phiên con. Đọc bài "cắt giảm người " với "Việc làm ơi, đi đâu rồi" gì đó của Khôi An mà phát rầu.
Hồng ngắt lời chồng:
- Em lại thấy bài "Tình nghĩa nghĩa tình" năm ngoái của Khôi An thật cảm động. Bài năm nay nặng phần thời sự, kỹ thuật, chuyên môn, thông tin nhiều. Ai ở trong ngành như vậy mới thích.  Chị Khôi An viết khá lắm, lại trẻ đẹp nữa, ngoài 40 mà coi hình như con gái 25...
Tuyết góp ý:
-Em thấy mấy bài nặng về thông tin, chuyên môn ít khi trúng giải nhứt nhì lắm, mặc dù hay. Bài "Mobile home" gì đó của ông Nguyễn Hùng Cường, tuy đầy đủ chi tiết các thứ, chắc chắn sẽ không nằm trong 3 giải đầu. Chị tin không" Em cá chị hai tay đó.
Khoa vặn lại:
-Em nói business, kỹ thuật chuyên môn không trúng giải lớn hả" Đâu phải bài văn chương lãng mạn lời hay ý đẹp mới đoạt giải hoa hậu đâu, Việt báo đã nói rõ tiêu chuẩn chấm bài của họ: "càng nhiều chi tiết liên quan tới nước Mỹ càng hay, văn chương không cần thiết lắm". Em đọc tác giả Bình Minh với hai bài "Trại nuôi gà" và "Nhà hàng Mongolian" gì đó chưa" Cung cấp chi tiết tỉ mỉ, mà văn lại trào phúng mới hay.Tuyệt vời ... Ai đọc 2 bài đó mà không ham, muốn bán nhà nhảy ra làm business ngay.
-Bộ anh tưởng ai cũng "lucky " như ông đó sao" Thời buổi kinh tế suy thoái, công tư chức còn chết giấc, mấy triệu người thất nghiệp, homeless đứng exit góc freeways xin tiền đầy đường, ở đó mà business"
Khoa chau mày gắt:
-That is not the point. The point is...
Ông Minh ôn tồn:
-Không, Khoa nói đúng đó, hai bài đó hay thật, Ba đọc sáu bảy tháng trước rồi mà vẫn còn ấn tượng. Mấy năm trước cũng có bài "Vui buồn nghề xăng" của Phạm hoàng Chương và "Vui buồn nghề nails" của Pamela Trinh, rất ngộ nghĩnh và nhiều chi tiết, nhưng không đồ sộ bằng business gà và franchise làm nhà hàng  này.
- "Business đồ sộ"", Tuyết chưa chịu thua,"hay người viết khéo diễn tả, "cường điệu"(nói thái quá), làm mình thấy đồ sộ"
-"Cả hai", ông Minh kiên nhẫn."Người viết có tài lột tả được hết công việc làm ăn, mà người RUN business cũng tỏ ra có bản lãnh hiếm có.
Bà Minh chuyển qua các tác giả khác cho bớt căng thẳng:
-Còn cái cô gái Mỹ Tammy gì đó, cũng tội nghiệp, mê thức ăn Viêt nam hơn đồ Mỹ, không biết nguyên văn tiếng Anh thế nào chứ thấy ông bố chồng dịch ra cũng vui.
Khoa phán ngay một câu:
-Cô đó thì chắc chắn là không được làm Hoa hậu, Á hậu rồi, văn của ông bố chứ đâu phải văn của cô ấy. Giá như cô ấy viết được tiếng Việt thì hy vọng. Có thể ban giám khảo nể tình chính phủ Mỹ cưu mang cho mình định cư ở đây mà phong chức Á hậu cho bình đẳng "Mỹ Việt đề huề", lại khuyến khích thêm được nhiều người Mỹ học tiếng Việt tham gia Viết về nước Mỹ...
Con gái lớn Hồng là Trang, 15 tuổi, bỗng từ bên bàn kia nói vọng sang:
-Con cũng có đọc Viết về nước Mỹ. Con thấy bài cô Cam li Mỹ Thanh viết về tập san "Tuổi hoa" quá giỏi, cô làm cho báo tuổi "teens" từ bên Việt nam, qua đây được độc giả con nít cũ giờ đã già lớn hết, nhớ ơn gọi thăm liên lạc lại thật cảm động... Con thích cô Ly, muốn đi dự Lễ phát giải dể xem mặt cô ấy...
Hồng cười bảo:
-Sao con không tham gia viết cho Việt báo. Họ có dành riêng cho trẻ em một mục thi đua viết văn vẽ tranh gì đó, phát giải thưởng hàng năm nữa. Con học lớp Việt ngữ thêm 2 ngày cuối tuần mấy năm nay, dư sức viết, phải không" Đọc được thì phải viết được. Nếu con tham gia, chắc chắn họ đã mời tham dự rồi.
Trang sực nhớ ra, trề môi:
-Ờ, còn cái truyện MA gì của ông Tân Ngố, đọc thấy ghê. Con mà bị hải tặc bắt cóc, con cắn mạnh vô tay nó, thế nào nó cũng thả ra, con chạy kêu cảnh sát...
Ai nấy phá ra cười. Bình nói:
-Con này phước ba đời đẻ bên này, chứ ở Việt nam chắc chị Hông không đời nào dám cho đi vượt biên...
-Sao vây cậu" À, mà chuyện "ngoại cảm", tìm ra huyêt mộ người chết vùi dưới đất lâu năm, có thật không hả cậu Bình" Ông Tân Ngố này nói thật hay đùa vậy"
- "Có thật chứ cháu", ông Minh nói,"Ông Tân Ngố này có tài kể chuyện tiếu lâm rất vui. Anh rụột của ổng là bạn đồng đội cùng đơn vị với ông ngày xưa. Ở Việt nam có cô Phan thị Bích Hằng nổi tiếng là nhà ngoại cảm đại tài, bên đây ai cũng biết tiếng. Ông có cái DVD thỉnh ở chùa nói về chuyện cô ấy, cô ta đích thân kể cho đại chúng Phật tử nghe kinh nghiệm riêng và  biệt tài đó có sẵn ngay từ lúc còn bé.
Cường góp ý;
-Truyện đó hấp đẫn đối với ai sợ ma mà vẫn thích đi xem ma. Tác giả viết làm độc giả hồi hộp, đưa họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên kia... nhưng dù sao chỉ là chuyện cá thể, đặc biệt, không dính gì tới những vấn đề lớn của nước Mỹ, chắc không được giải nhất nhì đâu. Lúc trước con có coi một DVD phim Mỹ rất hay, tên "The gift", bà thày bói bài, đoán được tương lai gần đúng 90%, rất đông khách, lâu lâu thấy chập chờn những hình ảnh máu me, bóp cổ, ghê rợn, giúp cảnh sát tìm ra thủ phạm giết người rất hay. Cái năng khiếu đặc biệt này truyền từ bà ngoại , xuống mẹ, rồi đến con gái...


Khoa nhìn Cường hỏi:
-Còn bài "Giọt lệ và niềm tin" gì đó của Cát biển, anh nghĩ sao" Em thấy nội dung tựa bài Chiều Xăng Phăng miên man" của Lại quốc Hùng vô chung kết năm ngoái. Cũng nhiều suy tư,  lý luận. Bài của Cát Biển còn có đoạn liệt kê môt đám vocabulary của người mới qua Mỹ học ESL...
Cường chép miệng:
-Thì cũng như Lại quốc Hùng, tuy có ideas, có tư tưởng nhưng khó làm... Hoa hậu.
Bình xen vô:
-À, còn ông linh mục Nguyễn Trung Tây" Có mấy bài ông viết rất sâu sắc, như "Miss Việt nam" chẳng hạn. Nói lên thân phận con gái đàn bà Vệt nam thật đáng thương. Còn " Gốc Phi châu" thì..làm sao ấy... cao quá, y như là ý tưởng ông ta đi nhanh hơn lời viết ...
Ông Minh đồng ý:
-Phải, ông này viết hay, nhưng hơi "cao". Ông ấy là linh mục, học nhiều về thần học và xã hội học nên viết theo trình độ hiểu biết và cảm nhận của ông ấy. Đa số các nhà văn viết theo cảm hứng của họ, ít ai để ý đến độc giả mình thuộc loại nào, thích gì, mà chịu khó điều chỉnh viết theo trình độ và thị hiếu của họ.
Bình vung tay:
-Con đọc online nhiều, lại viết lai rai cho Viết Về Nước Mỹ, con biết. Căn cứ con số bao nhiêu người đọc hiện trên Internet là biết tâm lý đọc giả họ thích gì. Có nhiều bài rất hay, phân tích nội tâm dằn vặt, như của mục sư Trần nguyên Đán, mà lại rất ít người đọc, trong khi nhiều bài đề cập đến làm nails, qua Mỹ du học để lấy chồng Việt kiều, về VN lấy vợ đem qua Mỹ, share phòng share tình, sex crime, trúng số, bệnh tật mổ xẻ... thì lại rất đông người đọc.  Con nghĩ nếu muốn nổi tiếng và được Ban giám khảo chọn, phải chiều theo ý thích độc giả trước.. .Khi có nhiều người đọc mình rồi thì phải viết cho nhiều và đều tay, và cố gắng giữ cho tác phẩm mình có "phẩm chất . "Nhiều" không có nghĩa là bạ gì viết nấy, gặp đâu viết đó, thấy gì cũng viết.. Phải coi trước mình, đã có ai viết đề tài này chưa, nếu họ viết hay hơn thì mình đừng viết. Đừng vì "lượng" mà bỏ "phẩm". Cái phẩm quan trọng hơn cái lượng, bao giờ cũng vậy, nghề nào cũng vậy. Cái gì ít mới quí. Ca sỹ mà lê la khắp nơi, hát lu bù thì nhàm tai thính giả, tên tuổi bị phôi phai ngay. Nhà văn cũng vậy...
Cường đồng ý gật gù:
- Khi chưa nổi tiếng thì cần viết thật nhiều để trau dồi, luyện tập, và chiều theo ý thích độc giả. Khi đã có tiếng tăm, thì viết gì họ cũng đọc, thấy tên mình là vồ ngay đọc, nhưng  sẽ không lâu đâu. Độc giả họ nhạy cảm lắm, khi bắt đầu đánh hơi truyện mình hình như thiếu mắm thiếu muối đâu đó, không đủ ngọt chỗ này, không đủ mặn chỗ kia, chưa đủ cay chỗ nọ, hay giọng văn không chịu lên xuống thay đổi, là  họ lẳng lặng xa lìa, vẫy tay "good bye". Mình phải biết tự "control" mình và luôn luôn tìm sự mới lạ cống hiến cho độc giả. Ca sỹ thì còn khó hơn, vừa phải giữ cho nhan sắc không phai tàn, vừa lo cho giọng ca phải trẻ trung, nhanh nhẩu, thanh thoát luôn.
Bình chú ý nghe, suy nghĩ một lát rồi nói:
-Em thấy có lẽ Anthony Hung Cao nhiều hy vọng năm nay. Bài "My Life" rất cảm động, y như bài của Duy An đoạt giải nhứt mấy năm trước, từ thằng chăn bò ở Bình Giả mà leo lên tới Senior Vice President của National Geographic, nói lên cái ý chí phấn đấu hiếm có của người thanh niên Việt, từ NOTHING bên Việt nam mà ngoi lên, tiến lên thành SOMETHING ở Mỹ...
Tuyết cười khanh khách:
-Tại anh ta là nha sĩ như em, nên em chấm phải không" Đồng nghiệp mà...
Ai nấy quay đầu lại cười. Ông Minhcũng  cười to:
-Con quên mất là Việt báo họ chấm giải về viết truyện, không phải chấm tánh tình tốt xấu, hay tài năng. Công nhận bài "My life" cảm động bậc phụ huynh Việt nên cho con cái đọc bài này.  hữu ích cho con hơn bất cứ món quà nào. Có điều khúc mở đầu, tác giả phân trần hơi dài giòng, làm giảm bớt cái đẹp của toàn bài.
Bà Minh lại khen tác giả "Người đi bộ xuyên nước Mỹ":
- Má thấy Nguyễn thơ Sinh viết cũng rất  cảm động, nhứt là lúc nó so sánh cuộc đời nó may mắn có được người cha nuôi rất tốt với đời thằng gì cũng Mỹ lai đen trong xóm đó, bị thiên hạ coi khinh như giẻ rách...Chẳng những thế, nó còn tỏ lòng biết ơn đối với cả quê cha đất Mỹ đã dang rộng vòng tay bảo bọc nó, bằng cách đi bô xuyên nước Mỹ... khắp nước Mỹ ai cũng đón chào thương mến...
Thấy Mẹ xuống giọng có vẻ bùi ngùi, Cường và Khoa nháy mắt nhau, rồi Cường lên tiếng:
- Gia đình mình mỗi người một ý.Tại sao mình không cá độ đi. Cá độ World Cup xong rồi, bây giờ cá độ "Viêt báo Cup" đi. Ai đoạt Hoa hậu, ai đoạt Á hậu... Á hậu có hai, Vinh danh tác giả và Vinh danh tác phẩm. Nên nhớ ai viết nhiều mới có hy vọng được giải Tác giả, còn viết có một hai bài thì... Tác phẩm thôi. tất cả 11 tác giả...chắc ai cũng biết hết rồi.
Mọi người nhao nhao cười thích chí:
-Ờ, phải đó, ý kiến hay. Để kỉ niệm ngày giỗ ông nội năm nay, mình chơi cá độ đi.
Hồng hỏi:
-Nhưng Giải thưởng là cái gì đây" Tiền mặt cho tiện đi nhé, OK". Trừ ba má ra, nếu đoán sai không tính, đúng thì tính. Còn lại 5 anh chị em, thế này, anh em mình 5 người, mỗi người góp 50$ đi. Tổng cộïng 250$, ai đoán trúng tất cả 3 giải, lấy hết. Ai sai một giải...trừ 50$ ra, còn 200$...
 Hai anh em bạn rể nghe  Hồng nói "chừa" Ba má ra, nheo mắt nhìn nhau cười, lí nhí nói đùa "not fair". Ông Minh hiểu ý, lắc đầu vui vẻ:
-Không được, Ba cũng góp 50$, tổng cộng là 6 người, 300$ cho chẵn. MáÙ không chơi. Mình giao cho Má cất, chờ tới ngày phát giải . Bây giờ, mỗi người viết 3 tên tác giả vô 1 tờ giấy con, xếp làm tư, ghi tên mình ở mặt lưng. Ai đoán đúng hết cả ba thì mới được giải 300. Trúng 2 cũng không được. Không ai trúng thì trả lại tiền cho mọi người. Tất cả OK không"
Nhiều tiếng "OK...OK..OK". hào hứng. Con mèo đang ngồi lim dim trên ghế, lật đật phóng xuống đất bỏ chạy ra cửa.  Cường, Khoa và ông Minh cười hăng hắc, móc túi ra chồng tiền liền trên bàn. Bình chạy đi tìm cuốn checkbook ký tên, vừa lúc có người bấm chuông. Tuyết chạy ra mở cửa, té ra là cô Thịnh Hương, bạn của bà Minh. Cô thấy gia đình rộn ràng với mấy tờ giấy bạc trên bàn, cười hỏi chuyện gì. Bà Minh nói:
-Đang cá độ, ai đoạt giải nhứt và 2 giải nhì "Viết về nước Mỹ" sắp tới...
- Vậy sao" Cho tôi tham gia được không" Một người đóng bao nhiêu"
Bình cười, la to:
-Không được. Cô Hương năm nào đoán cũng đúng hết. Cô mà lọt vô đây chắc chắn ... là ẵm  hết tiền nhà con.
-Không đâu, lần này vô chung kết đông quá, mà bài nào cũng hay một cách đặc biệt, rất khó đoán.
Bình cười, đưa ra một mẩu giấy con:
-OK, vậy thì được. Cô viết tên 3 tác giả đó đi, chắc cô biết hết 11 người đó mà, phải không" Rồi cô đưa 50$ cho Má con giữ.
Thịnh Hương không suy nghĩ, cầm viết hí hoáy viết tên 3 tác giả có sẵn trong đầu, xếp lại. Cây bút được chuyền đến tay mọi người có mặt. Bà Minh bỏ giấy vào cái tô, đếm tiền bỏ túi.
Lúc đó trên Tivi , đài SBTN đang phát hình Live show buổi đại nhạc hội văn nghệ Cám Ơn Anh kỳ 4 quyên tiền giúp thương phế binh VNCH của Hội bà Hạnh Nhơn do Việt Dzũng và Minh Phượng làm MC. Mọi người lớn nhỏ đều chạy ùa lại salon ngồi coi ca sĩ đang hát. Riêng Bình chợt thấy lòng áy náy, tự nhu sẽ phải dành sức phụ thêm với mọi người.
 Nhiều ca sĩ nổi tiếng đua nhau lên hát giúp cho việc nghĩa. Nguyên Khang, Phương Hồng Quế...Mai lệ Huyền...có cả hát cải lương...Trên màn hình, người ca sĩ nam đẹp trai đoạt giải nhứt của Tuyển lựa ca sỹ Asia mấy năm trước đang nhắm mắt, gân cổ, nhe hai hàng răng trắng đẹp ra cố hết sức rống to.... Bên dưới, "thùng quyên tiền" được di chuyển  giữa đám đông khán thính giả ủng hộ. Việt Dzũng đọc tên các ân nhân ủng hộ với những số tiền từ nhỏ năm ba chục đến 10 ngàn đồng. Nhiều món đồ các tư nhân, hội đoàn đưa lên bán đấu giá, giúp cho thương phế binh nghèo đói ở VN. Có cả Leyna Nguyễn xinh đẹp tới cổ động, tiếng Anh thoăn thoắt pha với tiếng Việt giọng Huế ấm áp. Nam Lộc cũng có mặt. Tất cả mấy anh em Bình ngồi như thôi miên, chăm chú nghe các bài hát ca tụng người chiến binh VNCH. Có cô bé trẻ măng lên hát bài "Anh hùng Vô danh". Ông MInh đỏ hoe mắt, cảm động vì tiếng rên khóc thương xót thương binh của cô ca sỹ ngây thơ. Có một phút, show ngừng và quảng cáo Lễ giải thưởng Việt Báo 10 năm xuât hiện với hình ảnh Nhã Ca, Hòa Bình và một vài tác giả được giải các năm đầu tiên. Mọi người chăm chú nghe. Bình hích tay cô Thịnh Hương, hỏi nhỏ:
-Cô đoán ai làm Hoa hậu Á hậu" Cô với Bình cá độ riêng, chịu không"
-"OK, Minh Hưng, Khôi An, Thơ Sinh", Hương mỉm cười.
-"Minh Hưng, Khôi An, Bình Minh", Bình thì thầm.
-Giải thưởng"
-Một cuốn sách VVNM 2010 tuyển tập chọn lọc bằng tiếng Anh.
-Sounds good.
Trên màn hình Tivi, Live show "Cám Ơn Anh" trở lại, một nữ ca sĩ khác lên nhún nhảy, hát một bản nhạc Mỹ líu lo....
Bùi trung Đạo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,014,850
Tác giả đã góp nhiều bài viết đặc biệt và đã được trao tặng giải thưởng Việt Về Nước Mỹ. Ông sinh năm 1951, du học Nhật trước 1975. Đến Mỹ năm 1981. Hiện là cư dân Irvine, Nam California. Công việc: Kỹ Sư Điện tại một hãng trong cùng thành phố. Đây là bài viết mới nhất
Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù.
Tác giả là cư dân Huntington Beach. Những Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của cô là “Chuyện Vui Sầu” ký bút hiệu Khánh Doãn đã được phổ biến từ tháng Tư 2011.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville California, đã từng tham gia VVNM năm 2018
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University.
Nhạc sĩ Cung Tiến