Hôm nay,  

Chuyện Mười Năm

11/06/201000:00:00(Xem: 144746)

Chuyện Mười Năm

Tác giả: Thịnh Hương
Bài số 2916-28216-vb6061110 
 
Tác giả cư trú và làm việc tại miền Bắc California, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006 và luôn vui vẻ tiếp tay mọi sinh hoạt của bạn hữu. Sau nhiều ngày ngưng viết, bài mới của Thịnh Hương báo tin vui: Tháng Tám sắp tới, tác giả sẽ về quận Cam...

*** 

Những cơn mưa dai dẳng trong tháng Năm làm vườn hồng sũng ướt. Nhìn những nụ hoa tàn rữa vì nước mưa, tôi buồn.  Thời tiết năm nay thật khác thường.  Vài ngày mưa xen kẽ vài ngày nắng; mấy ngày lạnh lẽo tiếp sau mấy ngày ấm áp làm cây cỏ bối rối và con người bệnh họan.  Làm tôi nhớ đến ông Al Gore và chuyện global warming.  Chiều hôm qua TV loan báo ông ta và bà vợ Tipper quyết định chia tay sau 40 năm mặn nồng hương lửa.  Bốn mươi năm...bốn thập niên..vẫn không đủ để làm cho người ta gắn bó.   Buồn. 
Chiếc cellphone trong túi kêu inh ỏi . Bà chị gọi hỏi thăm theo thông lệ mỗi sáng thứ bảỵ  "Sao, năm nay có chuẩn bị đi chơi nước nào hay không". "Không, chị ơi. Năm nay em để dành phép, dành tiền sang năm về thăm mẹ. ". "Không chừng sang năm tôi cùng về với cô. " . "Ừ, về chung cho vui.". " Chừng nào cô xuống tôi" ". "Giữa tháng tám". "Sao chờ lâu thế" Cả hai tháng nữa cơ à"" . "Để một công hai ba chuyện luôn. Chị quên à" " . "Hì hì... quên sao được. OK, thôi cũng được. Mấy đứa nhỏ khỏe chứ hả" ". " Dạ khỏe. Có điều lúc này bé Anh biết chạy rồi, rựơt theo nó mệt muốn chết. " . "Ráng coi cháu cho giỏi, nữa già nó lo cho ". "Không dám đâu. ".
Tháng tám. Tôi và bà chị cách nhau 10 năm. Sinh nhật cùng tháng, cách nhau 3 ngàỵ  Cứ 10 năm tôi đổi bằng lái và passport vào tháng nàỵ   Bằng lái không chấm đen. Chẳng giấy phạt, chẳng tai nạn. Nhớ dạo mới đến Mỹ tôi mua chiếc xe Nissan mới toanh chỉ 6 tháng sau khi có bằng lái. Có ông kia bảo tôi, " Sao mà cô bạo phổi thế" Mới lái xe mà dám mua xe mới! Không tông người ta, thì người ta cũng tông mình"!  Vậy mà ba thập niên qua, tôi vẫn còn nguyên [cám ơn bề trên] trong khi ông ta đã bị ba, bốn cái tai nạn, xém chết!
Chăm sóc vườn hồng xong, tôi vào nhà ngồi internet chuẩn bị đổi passport mới.  Mỗi lần đổi, lệ phí lại tăng. Mà cái gì chẳng tăng"  Chỉ có diện tích trái đất thì vẫn như vây...Ô, tôi lại sai rồi. Có nhiều mối tình không đi lên mà đi xuống. Như mối tình Al Gore và Tipper. 
Tôi bâng khuâng nhìn những con dấu trong tập passport. Mười năm, bảy con dấu.   Pháp. Thánh lễ trong nhà thờ Notre Dame  - Buổi tối trên đỉnh nhọn của tháp Eiffel  - Những người vũ nữ khỏa thân trong hộp đêm Moulin Rouge và điệu nhảy Can Can... Monaco và sòng bài Monte Carlo. Lúc chưa đến, tưởng đâu to lớn. Ai dè còn nhỏ hơn Las Vegas quá nhiều. Anh Quốc với di tích Stone Henge kỳ bí. Thụy Sĩ với hôm leo lên tận đỉnh núi Alps phủ đầy tuyết. Rome với thánh lễ tiếng Việt tại Vatican City.  Venice với thành phố ngập nước.  Hồi đi từ Pháp sang Đức, ông hải quan ở Frankfurt không thèm - hoặc quên - không đóng dấu vào passport, tôi bèn năn nỉ xin con dấu. Ông ta nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi ngượng ngùng cắt nghĩa, " Để làm... kỷ niệm".
Có ba con dấu về Việt Nam. Về để thăm mẹ già bệnh hoan.  Mẹ tôi từ chối ờ lại Mỹ vì lạnh, vì buồn. "Con đi làm, mẹ ở nhà không biết làm gì. Trong khi ở Việt Nam mẹ có con cháu đầy nhà, đuổi không chịu đi". Thế là mẹ trở về để tôi thỉnh thoảng có cớ về thăm chùm khế ngọt... Hai lần đầu tôi qua cửa hải quan dễ dàng nhanh chóng vì nghe người ta khuyên, cho hai ông "quan năm" nằm giữa hai trang chiếu khán.  Lần thứ ba, bực mình, tôi chẳng khiến quan nào nằm lót đường. Kết quả, chàng hải quan trẻ tuổi đã lẳng lẳng bỏ đi sau khi lật qua lật lại passport của tôi một lát, chẳng thèm bảo ban tôi một lời. Chỉ nghe anh ta nói với người ngồi bên cạnh, " Tớ đi vệ sinh".  Không biết anh ta bị táo bón ra sao, mà tôi cứ đứng chờ. Chờ mãi cho đến lúc mọi người trong chuyến bay đi hết, chỉ còn trơ lại mình tôi. Lúc đó tôi lo quá, không biết chuyện gì đang xảy đến cho mình. Thời may, có người đến thay, đóng cho tôi một con dấu qua cầu. Hú vía.
 Tháng tám năm nay tôi về quận Cam để ăn mừng hai chuyện.  Chuyện thứ nhất, sinh nhật chung mỗi 10 năm của hai chị em tôi.  Chị bảy bó, em sáu cây.  Vậy là tôi đang đi vào tuổi vàng, the golden age.  Tuổi có tóc muối nhiều hơn tiêu.  Chị tôi gắt, "Sao cô cứ khoe tuổi ra vậy"  Ai khảo mà khai" ".  "Ủa, chị nghĩ người ta tưởng em trẻ lắm sao"  Lừa được ai mà giấu"".  "Chả phải là giấu, nhưng ai bắt "".  " Xời, sáu cây, trẻ khiếp".  Mà thật ra, chị tôi trẻ hơn tuổi nhìều lắm. Đi đâu cũng tươm tất lượt là.  Tay chân mặt mũi trắng trẻo như bà huyện (nói theo lời mẹ tôi).  Cả nhà không ai sắc sảo bằng chị.  Vậy mà cả chị lẫn tôi đều lận đận chuyện chồng con.  Cuối đời ra vào một mình.  Chị thường tự an ủi, " Vậy cũng còn phúc hơn nhiều đứa bạn mình.  Họ chịu đựng mà sống với nhau, nhìn nhau chỉ muốn trào máu họng." Tôi chẳng biết nói sao.   
Ngoải chuyện tổ chức sinh nhật chung với chị, tôi còn dự tính cho buổi hôi ngộ hằng năm với bạn bè trong ngày trao giải thưởng Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo.  Năm nay hình như sẽ lớn hơn mọi năm, vì đã đến cột mức một thập niên.
Nghe anh Bồ Tùng Ma và Bảo Trân thông báo là năm nay anh chị Dạ Từ - Nhã Ca đã đồng ý tỗ chức buổi lễ trao giải thưởng vào ngày Chủ Nhật 15 tháng Tám.  Vậy là sẽ vẫn như mọi năm.  Do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái của nước Mỹ nói riêng, toàn cầu nói chung , công việc báo chí sách vở năm nay khó khăn hơn mọi năm.  Mọi người biết vậy, bàn nhau cố tìm cách hỗ trợ trợ giải thưởng .  Nhưng sau vài lần trao đổi qua lại, Hòa Bình cho biết Vịệt Báo không muốn Việt Bút đóng góp gì hết, vì đã lo xong mọi chuyện.  Cứ họp mặt thật đông là quí rồi.   
Năm nay, anh Từ email cho tôi. Nhớ viết bài cho báo xuân. Đừng quên 35 năm di tản và mười năm Viết Về Nước Mỹ.  Tôi email, hứa sẽ làm theo "lệnh" anh.  Nào ngờ, tâm tư tôi nổi sóng, ngồi trưóc computer, tìm mãi không ra được một chữ.  Đành thất hứa cùng anh chị.  Viết thư xin lỗi, chị trả lời, "cầu mong em mạnh lên để vượt thoát chuyện buồn."
Tôi đến với Việt Báo chỉ mới được 5 năm. Mùa hè năm 2005, tôi đi công việc của sở bên Florida.  Tối về khách sạn chẳng biêt làm gì, bèn lần mò lên internet tìm truyện đọc cho đỡ buồn. Đụng ngay website của Việt Báo. Thấy có dòng quảng cáo chữ đỏ, Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ, 40 ngàn đồng.  Trời, giải thưởng sao mà lớn thế" Bèn tò mò, click vào link, tìm hiểu.  Đây rồi, tiến thưởng chia cho nhiều giải. Giải cao nhất 10 ngàn đồng. Tôi mở archive, xem bài viết của những tác giả tham dự. Toàn là những tên tuổi lạ hoắc, tôi chưa từng đọc trên các tờ bào khác. Có nhiều bài viết rất hay, nhưng lại không đoạt giải cao. Tôi xem điều lệ, thì ngài Chánh Chủ Khảo Nguyễn Xuân Nghĩa nói rằng, " Viết hay, mà không viết đúng đề tài của Viết Về Nước Mỹ thì cũng không được chấm."  Mà đề tài VVNM là để viết về những ưu tư, những hoàn cảnh, những tâm tình của người Việt sinh sống tại nước Mỹ.  Bài càng có nội dung tích cực, nói lên được một thông điệp nào đó, thì càng được nhiều điểm để đoạt giải.  Đó là lý do mà nhiều bài viết rất hay, rất nhà nghề, mà vẫn không được chấm. 


Không hiều tại sao tôi bỗng nổi máu văn nghệ, tự nhủ, mình phải viết dự thi.  Ngày xửa ngày xưa, ngày chửa có chồng, tôi đã làm thơ, viết văn.
Về nhà, tôi lò mò gõ keyboard.  Viết bài HẮN VÀ TÔI.   Viết xong, gởi cho ông Từ.  Gởi rồi lại lo.  Bài không được đăng, thì quê xệ, dù chẳng cho ai biết .  Ai ngờ, hai hôm sau, ông Từ hồi đáp, bảo bài "chẳng nghô nghê, chẳng lọng cọng.  Sẽ cho phồ biến.  Mong tiếp tục viết".  Đại để là như vậy.  Tuần sau, tôi thấy Hắn và Tôi trên Việt Báo.    Mừng quá, tôi lên tinh thần, viết tiếp.  Năm sau, tôi được giãi danh dự, với bài NGƯỜI ĐEP THƯƠNG XÁ.   
Trong thời gian này, tôi viết một bài về New Orlean và trận hồng thủy.  Một chuyện tình thời chiến tranh Irag.  Gởi cho ông Từ rồi, tôi cứ băn khoăn.   Cho là chuyện chẳng dính líu gì đến nội dung VVNM.  Sau một tuần, tôi email cho ông Từ, xin rút lại bài viết, không đưa lên Việt Báo nữa.  Ông Từ lặng thinh, nhưng cũng không đăng bài theo yêu cầu của tôi.  Năm đó, sau khi trao giải thưởng VVNM xong xuôi, ông Từ mới cho tôi hay, " Nếu cô không rút lại bài viết đó, cô đã có cơ may thắng giải lớn.  Bài chuyên chở nhiều tính cách thời sự rất nặng ký của nước Mỹ trong giai đoạn đó.   Nhưng nói để mà biết, không nhắc lại nữa".  Tôi tiếc, vì hụt một cơ hội để "lên ngôi" với Việt Bút, mà cũng ân hận là mình nông cạn quá, không biết tự đánh giá tư tưởng, việc làm của mình.  Hôm nay, tôi cãi lời anh Từ nhắc lại chuyện này ở đây, mục đích để nói lên sự vô tư và minh bạch của Việt Báo trong việc chọn bài, chấm bài. 
Tôi cũng còn nhiều kỷ niệm và giai thoại khác trong thời gian đến với VVNM.  Chẳng hạn, sau khi nhận giải danh dự năm 2006, tôi trở nên hăng hái, viết lan sang những đề tài khác.  Nhớ dạo tôi viết một chuyện tình thời chiến giai đoạn Đệ Nhị Cộng Hòa.  Viết xong, không gởi cho anh Từ, vì nghĩ đây chỉ là chuyện thời xưa, không phải chuyện nước Mỹ...Tôi bèn gởi đến một ông nhà văn xin ý kiến, bình luận.  Ông nhà văn cắt thẻo, đục đẽo tác phẩm của tôi, rồi gởi cho hai ba tờ báo.  Bài đăng xong, được độc giả khen ngợi, và tôi được vài tờ báo gởi email, yêu cầu tôi đưa bài cho họ thường xuyên.  Anh bạn trẻ của tôi, nhà báo Phan ở Dallas, bèn tuyên bố với họ, " Chời, chời, cái bà này viết văn theo kiểu ngẫu hứng. Thích thì viết, còn không thích thì...ngồi chơi.  Đâu phải nhà nghề như ta!"  Mà đúng y hệt lời Phan nói.  Có khi cả năm tôi chẳng viết một chữ!
Rồi cũng cái anh chàng Phan này lại dính líu đến một bài khác nữa của tôi.  Khi viết xong bài " Người về từ chiến trường Irag", tôi gởi cho anh Từ.  Đồng thời cũng gởi cho Phan xem để "khoe".  Truyện kể chuyện một người con gái có hôn phu đi vào chiến trường Irag, và trở về bằng xe tang và 12 phát súng danh dự.   Xem xong, Phan bèn phán, " Sao bà chị cho chiến sĩ chết hoài vậy"  Thê thảm lắm.  Kỳ này, yêu cầu bà chị cho chiến sĩ sống lại.  Đề cao tinh thần của giới trẻ, đem đầu óc và kiến thức còn lại phục vụ cho đời...".  Thấy "thằng em" có lý tôi bèn năn nỉ anh Từ ngưng phổ biến để tôi kịp cứu sống chiến sĩ... Liệt sĩ đã trở thành thương binh.
Được Việt Báo mời, năm nào tôi cũng về Little Saìgon để tham dự buổi lễ phát giải thưởng VVNM.  Để chung vui, gặp gỡ các tác giả mới và tái ngộ các tác giả cũ.  Nào là Trần Nguyên Đán, Nguyễn Duy An, Anne Khánh Vân, Thuỵ Nhã,  Thanh Mai, Trương Ngọc Bảo Xuân, Ngọc Anh, Iris Đinh, Mão Nguyễn, Bồ Tùng Ma, Nguyễn Hữu Thời, Tân Nguyễn, Trần Quốc Sĩ, Phạm Hoàng Chương, Nguyễn Thị Huế Xưa, Sappy Đi Đi, Nguyễn Văn Hưởng, Tường Vi.  Mới đây nhất là nhà văn/nhạc sĩ/nha sĩ Hưng Cao, Khôi An, Như Ý, Huyên Chương Quí...Chúng tôi có một group email là Việt Bút, hằng ngày lên "mạng" chit chat um xùm.  Kể cho nhau nghe những mẩu chuyện riêng tư, nói cho nhau nghe cảm nghĩ về các đề tài, gíúp nhau tìm các tài liệu cần thiết.  Nhiều khi post lên những hình ảnh sinh hoạt giữa các thành viên ở cùng địa phương.  Như mừng sinh nhật, anniversaries.
Năm ngoái, có hai chuyện đáng ghi nhớ trong Câu Lạc Bộ Việt Bút.
Đó là chuyện Anne Khánh Vân mua nhà ở D.C.  Ngoài các hội viên địa phương đến mừng nhà mới, còn có cả anh Nguyễn Hữu Thời đến từ Quận Cam, Nam Cali.    Anh Thời đã nhận Khánh Vân làm con nuôi, dù chả nuôi một ngày nào.  Hi hi hi (Bắt chước giọng văn của Khánh Vân).  Tôi cũng được anh nhận làm người em kết nghĩa, vậy mà khi anh vào nhà thương giải phẫu chân, các bạn Việt Bút đến thăm để hỗ trợ tinh thần anh, thì tôi lại vắng mặt vì bận nọ, bận kia...
Ba năm nay, Việt Báo mở thêm một giải mới, gọi là giải Việt Bút.  Giải này trao cho những tàc giả đã từng nhận giải VVNM trong những năm qua, và vẫn tiếp tục viết, càng ngày càng viết hay hơn, "vượt qua chính mình" để trở thành những cây bút có giá trị.  Giải Việt Bút đã lần lượt vào tay chị Lê Tường Vi, anh Bồ Tùng Ma, anhTrần Nguyên Đán.  Năm nay, ai sẽ có vinh dự này đây"  Năm ngoái tôi đoán trúng.  Năm nay tôi cũng sẽ tiếp tục làm thầy bói...
Bây giờ là tháng sáu, mà CBL Việt Bút chúng tôi đã xôn xao bàn tính ngày về tham dự lễ phát giải thưởng từ vài tuần lễ nay.  Ngoài chuyện ăn uống vui chơi, chúng tôi còn muốn gặp nhau để cổ võ Việt Báo duy trì chương trình VVNM trong tình hình kinh tế suy hụp hiện nay.  Mấy năm nay tụi tôi bàn tới, bàn lui.  Nào là tổ chức bán sách VVNM, dịch sang tiếng Anh để phổ biến vào "giòng chính" (Main Stream).  Nhưng bàn thì vẫn bàn, mà làm...thì chưa.  Tôi nghĩ kế hoạch không trở thành hành đông được vì ...không có "CEO", ai cũng lo đi cầy trả nợ nhà, nên chưa có khả năng "ăn cơm nhà, vác ngà voi".  Một lý do nữa, là vì ở xa nhau, kẻ ở miền Đông, người ở miền Tây, chỉ nói chuyện trên internet, nên hét không ra lửa.  Hy vọng năm nay có thêm tác giả mới, thành viên mới, Việt Bút sẽ làm được những chuyện cụ thể hơn. 
Nhờ Việt Báo, tôi đã có những Mùa Hè Rực Rỡ, những Mùa Hè Tuyệt Diệu, và mong rằng sẽ mãi mãi Đến Hẹn Lại Lên.
Tôi viết bài này để mừng mười năm Việt Báo và Viết Về Nước Mỹ.  Năm xưa, khi nhận giải chung kết, Nguyễn Duy An có phát biểu gì đó, đại khái là giải thưởng Viết Về Nước Mỹ chính là một "cầu nối" giữa mọi người, mọi hoàn cảnh.  Tôi ưóc mong cây cầu nối này sẽ tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác.  Và tôi cũng mong được đổi thêm vài cuốn passport mới có nhiều con dấu nhập cảnh khác.
THỊNH HƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,322,740
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.