Hôm nay,  

Chia Tay

01/06/201000:00:00(Xem: 267246)

Chia Tay

Tác giả: Đoàn Thị
Bài số 2907-28207-vb3060110

 Bút hiệu Đoàn Thị, theo tác giả được ghép họ của người chồng và tên lót quen thuộc trong cách đặt tên phụ nữ Việt. Bài viết về nước Mỹ mới nhất của Đoàn Thị, là một chuyện tình vợ chồng trước tuổi tác, bệnh hoạn.

***

Từ ngày đi “xạ trị” BS có báo, sức lực của chị sẽ thuyên giảm nhiều, kéo theo những thứ khác, thứ nào chứ thứ này mà giảm đi thì coi như chị “hết thời” đối với anh. Anh đã chẳng hiên ngang tuyên bố, đó là nhiệm vụ nhân giống trời giao để nhân loại tồn tại đó sao. Tuổi này anh chị đã hoàn thành nghĩa vụ “gieo trồng” hầu duy trì xã hội, nhưng không có nghĩa là cái chức năng kia không còn hữu dụng, khổ nỗi anh như cỗ xe bảy ngựa, chị cà tàng như xe đạp xúc dây sên, chạy theo anh nín thở.
Vốn không ưa thuốc, vậy mà mỗi ngày chị phải uống một bụm bao nhiêu viên con nhọng để “đì con bệnh” sau đợt xạ trị, có người bày cho chị thuốc gia truyền “cải lão hoàn sinh” rao bán như thuốc sơn đông mãi vỏ trên mấy trang mạng, chị sợ hết hồn đâu dám mua.
Ban đầu chị cố gắng tỏ ra “đồng cảm” với anh những lúc đó, chị nhắm nghiền mắt, nghe anh lắc lư ưng ý, thân xác chị rã rời, cơn đau tăng theo nhịp vui hả hê từ thớ thịt chạy vào tim anh, chị ứa nước mắt chịu đựng không dám làm hỏng cơn vui đang dâng cao trong anh.
Giữa giây phút lẫn lộn thất vọng ê chề nghe thân xác mình chết ngắt lạnh lẻo, mừng vì anh chưa phát hiện cái “xác vô hồn” của chị lúc này, bỗng chị đâm hoảng, nếu vì chuyện này mà chị phải mất anh, chị nhắm mắt lại như thể qua cái nháy mắt đó chị sẽ “đầu thai” trở về kiếp con gái.
Rồi anh cũng cảm thấy cái gì đó không ổn, chị như “vắng mặt” không cùng chia sẻ lúc hai đứa trở nên một, sự im lặng tố khổ chị, chị không làm sao giả vờ vui thú như thuở nào, không cười khúc khích, không đẩy anh ra nói anh dai như đỉa, căn phòng chìm trong tiếng nhạc mở thật nhỏ, thiếu hẳn giọng đùa vui bỡn cợt của hai kẻ đang yêu.
Chị đã hết yêu anh đâu, chị đang yêu đấy, yêu nhiều hơn lúc trẻ, yêu với hơn ba mươi năm ngọt bùi, vì thế chị chưa dám nói với anh cái xác của chị đã lão hóa, nó đỏng đảnh quay lưng với chị, mặc cho chị có van nài, chị hiểu “lực bất tòng tâm”. Bác sĩ của chị bó tay, bệnh của chị chưa dứt, chuyện kia đâu cần chữa trị cấp bách, mà có phải là bệnh đâu, sự thoái hóa của thân xác, đến tuổi nào đó con người phải chấp nhận “sức mình có hạn”.
Nỗi lo thầm kín của chị vô tình được lôi ra mổ xẻ trong một buổi tiệc khi các ông ngà ngà lên men kể chuyện “phòng the”, bà nhà tôi lúc này thế nào ấy, như người dở hơi, làm không ra làm chơi không ra chơi.
Có ông tài lanh vấn ý, mang bả đến BS nhờ bốc cho một “thang thuốc viagra” dành cho quý bà là xong ngay, giời ạ, cơ thể mỗi người là một tác phẩm độc đáo của thượng đế, mà ông làm như xe hơi, đưa vô gara châm nước, thay bình ắc qui là “nổ máy” ngay.
Người trầm tính cười mỉm, thả một câu nhẹ tênh, thiền ơi là thiền, ở tuổi này rồi trời kêu ai nấy dạ, nếu đã dùng “hết thuốc” rồi mà “bệnh” không khỏi thì coi như “tu tại gia”, và ông kết một câu xanh rờn, ai muốn cải lại số mệnh thì đi tìm “chỗ khác”.
Nghe đến đây chị điếng hồn, anh chị chưa bao giờ đụng đến vấn đề gai gốc này, nếu một mai có bàn đến, chị cũng đoán được anh khó mà “tu tại gia”, còn đi tìm “chỗ khác”, chắc anh sẽ chọn cách đó, chị không dám nghĩ tiếp, viễn cảnh sống thiếu anh, chị chưa hình dung nổi.
Sau bữa tiệc đó anh trở nên ít nói, căn nhà vắng đi những câu đùa dí dỏm, các con về chơi nhận thấy bố mẹ “xa vắng” thế nào, chị trấn an các con, bố đang lo việc sở, nói cho có nói, nói như để lắp đầy cái vắng lặng khi các con ra về, chị biết các con đã nhận thấy sự thay đổi không bình thường của anh chị.
Buổi tối sau giờ cơm anh leo lên máy, làm việc hoặc lang thanh trên mạng cho đến khuya, đến lúc mệt lã quay ra ngủ để khỏa lắp sự đòi hỏi của “cỗ xe bảy ngựa” đang hành hạ anh, lúc này chị cảm thấy mình có tội “tày đình” với anh, chỉ có chừng đó việc mà cũng không xong. Có hôm chị cố “chìu anh”, mang hết sức lực ra níu giữ anh, anh cũng thấy chị cố gắng, chị chịu đau, anh không nở tiếp tục, nhưng đang “cởi lưng cọp” muốn xuống cũng không xong, cuộc vui kết thúc nửa vời, anh hơi áy náy vì niềm vui của anh là khổ hình của chị.
Từ mặc cảm bất lực, chị như chìm vào cơn trầm cảm, chị không biết than thở với ai, có nói cũng bằng thừa, BS còn bó tay, mà có phải là bệnh đâu mà chữa, nhưng anh khư khư cho đó là “căn bệnh” của người cao niên, khoa học tiến bộ có thuốc cải lão hoàn sinh như viagra sờ sờ ra đó, anh còn khoẻ, chứ đến lúc “hữu sự” anh sẽ không ngại dùng đến hàng ngày. Anh thuộc trường phái “duy vật”, thích ăn ngon mặc đẹp, chị lại duy tâm, lúc nào chị cũng “cốt cái tâm hồn”, nay đụng chuyện thật là “vật chất”, kiểu này chị cầm chắc phần thua.
Ngày các con ra riêng chị đã thấy buồn, nhưng còn anh cầm chuyện, giờ hai đứa nhìn nhau chẳng biết nói gì, anh như câm hận căn bệnh quái ác đã cướp đi cái đáng yêu ở chị, không khiển được con bệnh, anh đâm ra cáu gắt vô cớ, chị lẳng lặng cam chịu, dù gì cũng lỗi tại chị mọi đàng.
Chị chợt nhớ hồi còn bên nhà, vợ chồng chị ra riêng dọn đến cái xóm lạ hoắc, hàng xóm phía sau nhà chị càng lạ hơn, ông cụ trên sáu mươi sống với con gái út, con trai con dâu và đám cháu nội. Bà lên núi tu trong chùa, thỉnh thoảng về thăm nhà, lúc đó chị tức cười bà cụ, nghĩ đến tuổi này mà bà còn ghen kiểu “Lan và Điệp”, ông ở nhà với con cháu rất ngoan, có thấy ai xớ rớ bên ông đâu, thì ra là vậy, cũng đúng thôi dạo đó trông bà hom hem lắm.
Chị rùng mình tự hỏi, có khi nào chị phải lên chùa như cụ bà hàng xóm năm xưa, khó quá, chị chưa tới tuổi hưu, cầm cự từ giờ đến lúc hưu, xa quá, mấy con trăng sắp tới chưa biết tính sao, nói gì đến mấy năm nữa.
Chị mò lên mạng tìm thử xem người ta mách nước thế nào, thiên hình vạn trạng, nhiều chiêu vô số kể, ít có lời khuyên nào nghiêm túc, có người lợi dụng cơ hội để bàn ngang tán dọc, trổ tài nhí nhố, tóm lại chỉ có câu trả lời chung chung, tùy người mà xử lý, vì mỗi người là một đặc thù riêng, liệu cơm gắp mắm.
Tình trạng này kéo dài chắc chị điên mất, chị luôn túc trực ban đêm khi anh có nhu cầu, dù rất nhọc nhằn chị vẫn cố gắng, chị chưa biết mở lời thế nào để cả hai tìm ra một giải pháp ổn thỏa. Bỗng anh trở nên trầm hẳn, không đòi hỏi, không nao núng như lúc trước, anh thức suốt đêm trên mạng, hình như anh đang chát với ai bên Sàigòn, sau khi tắt máy anh có vẽ sản khoái lên giường ngủ một lèo tới sáng.


Cái gì đến phải đến, anh không dấu anh vừa quen một cô bên nhà, chỉ là bạn thôi, anh rủ chị cùng về tiện thể ra mắt bạn tâm giao, bạn anh cũng là bạn của em. Nói vậy chứ anh biết đời nào chị cùng về với anh, ngay như việc anh có “bạn mới” một cách công khai cũng là cách anh đòi chia tay với chị trong hòa hoãn, họ quen đấu lý hơn là đấu khẩu, vả lại chị là người ôn hào, tất cả đều có thể thương lượng với chị mà không cần ồn ào.
Vài tháng sau anh dọn ra riêng, đơn ly dị đang chờ ký, chị buồn lắm, hơn ba mươi năm mặm nồng, giờ chỉ chờ nhau trước cửa tòa để thật sự chia tay, thật ra họ đã xa nhau từ dạo cái xe đạp tuột sên của chị bỏ cuộc không đuổi kịp chiếc xe bảy ngựa của anh, cái tình trong anh cạn dần theo cái thân xác khô cằn đang xuống dóc của chị.
Chả trách anh được, ở tuổi ngoài năm mươi phơi phới bảo anh ăn kiêng khổ hạnh, tự nhiên chị đổ bệnh bắt anh gánh chịu hậu quả, thật bất công với anh, cuộc chia tay này tuy do anh chủ động, nhưng chị không thể giận anh.
Những ngày đầu chị hụt hẫng, chị đau khổ, chị muốn hóa rồ, nghĩ cho cùng nếu còn yêu anh, chị phải trả anh về với cuộc sống của anh, các con không đứa nào lên tiếng, xót mẹ nhưng chúng nó cũng thương cha.
Từ nay chị một mình đối diện với cuộc sống, may mà các con thường xuyên lui tới để chị bớt quạnh hiu, trời cũng xót thương thân phận của chị nên cơn bệnh thuyên giảm dần, chị tìm vui trong công việc và bạn bè. Có người thăm hỏi, chị gắng gượng trả lời, đã ổn định, sẽ cố quên anh, chị không thích bị ép uổn nên cứ để nỗi nhớ anh bàng bạc khắp nơi, hình ảnh của anh vẫn còn nguyên trên tường, trên tủ, chị cho rằng anh bỏ chị với lý do chính đáng.
Anh về Sàigòn cưới vợ và chuyển qua tiểu bang khác để tránh cho chị khó xử, thỉnh thoảng bạn bè hai bên làm “giao liên” đưa tin qua lại để hai người giữ liên lạc với nhau, chị rất vui mỗi lần được tin về anh, tuy vẫn còn buồn nhưng chị chấp nhận số phận hẩm hiu cuối đời, có chèo kéo cũng không được, đố ai giữ được người đi.
Nỗi nhớ anh càng da diết hơn khi có bạn đưa tin, anh vẫn nhắc đến chị với tất cả tâm tình, hình như anh còn yêu chị, xa nhau rồi anh mới thấy, khó tìm một phiên bản thứ hai của chị, tuy anh đang vui bên người mới, nhưng hạnh phúc thì chưa ló dạng cuối đường hầm.
Có lẽ khoảng cách về tuổi tác, khoảng cách về môi trường sống, tất cả đều lệch giữa hai người, khiến anh trở nên mệt mỏi, ngoài thú vui vật chất, anh thấy thiếu cái không gian sống quen thuộc của anh chị, sự đồng cảm một yếu tố rất quan trọng của cuộc sống lứa đôi. Phải giải thích đến ba bốn lần cách nấu ăn theo kiểu của chị, không nêm bọt ngọt, nước mắm không pha đường … những chi tiết li ti làm cô vợ mới phật ý, cô khóc đã rồi cô hờn ghen với chị, cũng đúng thôi đã bỏ nhau rồi sao anh cứ lôi chị vào giữa hai người. Bản chất duy vật của anh sờ sờ ra đó, an vui thân xác rồi anh mới nhớ cái tâm hồn quen thuộc của chị, cái tâm cái tính con người ta đâu chỉ một ngày một tháng mà nặn ra, khổ cho cô vợ trẻ, bỗng thấy mình “làm vợ đại diện” thay chị, anh cần cái xác của cô cái hồn của chị.
Gía anh nói ra từ đầu chắc cô không ưng anh, vì nghe anh than không hợp với vợ nên cô mới nhào vô, tình nguyện nâng khăn sữa túi cho anh, chăm lo từ miếng ăn đến giấc ngủ, những lời ta thán thật cải lương anh chưa bao giờ nghe từ cửa miệng của chị, từ thời sinh viên, anh đàn chị hát, thế là yêu không cần lời tỏ tình mùi mẫm khuấy động con tim.
Với chị, anh nói nửa câu chị đã hiểu đoạn kết. Chả phải dùng nước mắt làm yếu lòng nam nhi, chị im lặng khi hờn dỗi, chị làm lơ là chị trách móc, những câu những từ “mã hóa” giữa anh chị là đặc trưng cuộc sống của hai người không thể thiếu nhau. Cái từ “nhiểu thèm” anh chị hay dùng để nói cái lưng chừng của một chuyện gì đó, cô vợ mới thông dịch ngay ra cái cụm từ tương đương, được dùng “đại trà” của Sàigòn thời nay, cái từ “hơi bị” anh nghe không thuận tai, anh hơi gìa bên cạnh cô vợ mới ngoài ba mươi, may là tuổi chưa đáng cha.
Cái văn hóa mở cửa kinh tế, giao lưu quốc tế bên nhà tạo ra lối sống rất là “tiếp thị”. Tất cả trở thành mặt hàng kinh doanh từ tình cảm đến vật chất, nhà nhà kinh doanh, người người mở hãng, công ty tờ nờ hờ hờ (trách nhiệm hữu hạn) mọc lên như nấm trong khắp hang cùng ngõ hẹp, chuyện hôn nhân cũng được xem như một lối kinh doanh hiện đại.
Việt kiều về chơi chỉ mất vài ngày mới thích ứng với cuộc sống tại chỗ, việt kiều về cưới vợ như anh phải “đầu tư” nhiều lắm, thời gian qua lại làm thân, tiền vé máy bay, tiền “trợ cấp” trong thời gian chờ đưa nàng dìa dinh.
Mấy cái thủ tục đầu tiên đó anh lướt qua một cái rụp, dễ ợt, việt kiều về quê cưới vợ trẻ, suốt ngày dắt nhau dạo phố, ăn tiệm, “cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao” nghe phát mê, cái khó là, ngày trở về anh mốc chung không ít tiền đô  biếu bên nhạc gia, về bên này túi tiền xẹp lép, đã thế cô vợ mới lại khóc nhè cả tuần vì nhớ nhà, thảm làm sao.
Ba năm sau anh trở về chốn cũ, mang cô vợ Sàigòn ra mắt chị, hai bà vợ đã quen nói chuyện với nhau qua điện thoại.
Vài năm trước, cô vợ mới, lần đầu gọi điện thoại làm quen với chị, cô nói qua tiếng nấc, ảnh vẫn còn yêu chị, ảnh biểu em phải bắt chước chị, không được khóc, phải khéo léo đảm đang, chị ơi em phải làm sao đây. Bên kia đầu dây chị chết lặng, anh vẫn còn yêu chị, tội nghiệp cô em “nhập vai” của chị không đạt, bao nhiêu giận hờn tan biến, đúng lúc lòng chị đang lắng dịu, cái tình của anh lại réo gọi, kỷ niệm vui buồn  rủ nhau kéo về chất đầy lòng chị.
Từ đó hai người liên lạc với nhau, ban đầu chị không muốn làm thân với cô em, càng không muốn biết về cuộc sống của hai người, nhưng cô em cứ nài nỉ làm chị siêu lòng, và chị nghĩ nếu thương anh, chị nên giúp cô đóng cho đạt cái vai vợ hiền mà chị vừa buông bỏ dù điều đó không do chị quyết định.
Biết tính chị nhân hậu, chính anh đã bảo vợ gọi cho chị nhờ giúp đở, chị rất cảm động khi cô em nói như thế, chính cô  cũng xem chị như một người nhà, thấy cô thật lòng chị không nở từ chối giúp đở cô, từ đó tình thân phát sinh giữa họ.
Có người xấu miệng bảo chị bị “bùa yêu” của cô vợ mới chiêu dụ, chị không phân trần giải thích, chỉ biết số chị sống với anh chừng đó ngày tháng, phần còn lại đời anh thuộc về người khác, không tin bói toán nhưng chị tin định mệnh, có cưỡng lại cũng không được.
Hôm tiễn anh và vợ ra về, chị chúc hai người hạnh phúc, lời chúc từ đáy lòng chị, và chị bỗng thèm một bờ vai để nương tựa những ngày trái trời trở gío, nhưng ngoài anh ra chị không thấy bờ vai nào rắn chắc hơn.
Nhìn ánh mắt vời vợi của chị, anh chạnh lòng, nắm tay chị anh thì thầm, xin lỗi anh chưa ra khỏi đời em, chị lắc đầu cười như mếu, thôi mình chia tay anh nhé.
Lời giã từ như một câu hát.
Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
13/12/202104:23:41
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">can ubuy cialis on streets</a> buy cialis online
14/11/202122:21:37
Khách
cialis coupon <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis without a doctor prescription</a>
23/02/202111:27:45
Khách
what are the side effects of taking hydroxychloroquine? <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>hydroxychloroquine uk</a> hydroxychloroquine sulfate 200
18/02/202101:42:16
Khách
malaria drug chloroquine <a href=https://chloroquineorigin.com/#>chloroquine hcl</a> what is in chloroquine
31/05/201901:08:23
Khách
đọc xong thấy đau lòng vô cùng ..... vợ chồng vì nghĩa tình , vợ bịnh , kg sát cánh thông cãm cho vợ để chữa bị mà đành đoạn ly dị chỉ vì nhu. ầu sinh lý ..... nếu ngược lại ,thì người chồng bịnh liệt giường hay liệt duong thì sao
bây giờ con người chỉ sống cho cá nhân nhiều kg còn tình nghĩa gì nữa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,317,326
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.