Hôm nay,  

Mẹ Sống Nhờ Con

18/05/201000:00:00(Xem: 128868)

Mẹ Sống Nhờ Con

Tác giả: Nguyễn Thị Hữu Duyên
Bài số 2893-28193-vb2051710

Tác giả là cư dân Santa Ana, công việc: làm nail.  Bài viết về  nước Mỹ đầu tiên: Chỉ  Tại Cái Bằng. Bài thứ hai, trẻ trung hơn: “Chỉ Một Cú Phôn”. Sau đây là bài viết thứ ba, kể về hoàn cảnh những gia đình đông con, nhận trợ cấp tại Mỹ. Bài nhận trước hạn chót 30 tháng Tư 2010, thuộc năm thứ  mười của giải thưởng.

***

Từ xưa đến nay chúng ta thường nghe nói:  "Con sống nhờ mẹ", nhưng ở Mỹ tôi thấy cũng không ít chuyện "mẹ sống nhờ con".  Đây là điều mới nghe qua tưởng như đùa nhưng 100% là sự thật.
Chị Hường là một điển hình.  Chị cứ sinh năm một, đếm tới đếm lui 8 đứa hồi nào cũng không biết.  Mà chị giống mẹ chị quá, sinh đổi đầu con, cứ đứa trai rồi đến đứa gái, cũng lạ.  Sau khi sinh đứa thứ 8, chồng chị quyết định "cột", anh bảo: "Nuôi thì không lo rồi, vì có chính phủ lo; nhưng sợ không dạy chúng nỗi thì cũng khổ".  Mà thật vậy, chính phủ lo cho anh chị và các cháu từ nhà ở cho đến tiền ăn tiêu, điện nước. Chỉ cái việc tìm nhà đủ tiêu chuẩn cho gia đình chị Hường cũng gian nan không ít.  Cuối cùng thì cũng tìm được căn nhà 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm cho gia đình chị.  Tiền chính phủ cấp mỗi tháng hơn 3,000USD (gồm tiền nhà, tiền ăn và tiền điện nước) ấy là chưa tính tiền bệnh viện, bác sĩ.  Chị chẳng đi làm, chỉ ở nhà lo nuôi con.  Mỗi tuần chị đi chợ một lần để mua sữa tươi cho các con, mở tủ lạnh ra thấy đủ thứ các loại sữa, vì mỗi đứa thích loại khác nhau.
Có những hôm trở trời, đứa ho, đứa sốt chị phải nhờ đến vợ chồng tôi đưa các cháu vào bệnh viện hoặc đi bác sĩ. Chị kể lể:
“Chỉ ở nhà lo cho tụi nhóc này cũng đủ khùng rồi chị ơi.  May là nhà gần ngay trạm xe buýt để đưa đón các cháu đi học, nếu xa chắc tôi không biết làm sao."
Tôi nhìn chị ái ngại:
"Làm sao chị ra khỏi nhà đưa các cháu đi học được"
Chị nhanh nhẩu:
“Phải biết sắp xếp chứ chị.  Hai đứa lớn đi chuyến xe bảy giờ sáng, ông xã tôi đưa dùm rồi đón xe buýt đi làm luôn.  Tôi lo đánh thức ba đứa kế dậy vì chúng đi cùng trường nên đi chung chuyến xe lúc tám giơ. Lúc ấy ba đứa nhỏ còn ngũ, tôi để ý khi nào thấy xe tới thì dẫn mấy đứa ra tận xe, đi và về khoảng sáu phút, mấy đứa nhỏ vẫn còn ngũ chị ạ".
Tôi tròn mắt:
“Phục chị sát đất, buồi chiều làm sao rước""
Chị phẩy tay:
“Buổi chiều mà lại đở cực , ba đứa nhỏ về sớm hơn hai đứa lớn tôi nhờ được anh chị hàng xóm sẵn đón con, đón dùm luôn, nhà họ ở dãy bên ngoài nhưng họ cũng sẵn lòng giúp. Hai đứa lớn đi theo các anh chị lớp lớn hơn cùng về.  Chỉ còn lo cho chúng ăn uống, nhắc làm bài tập ở nhà, tắm rửa, xem ti vi và đi ngũ, thế là xong một ngày".
Tôi thắc mắc:
“Chị có gặp rắc rối gì trong việc nuôi dạy con không""
Chị được dịp tuôn một tràng:
“Sao lại không, phải nói là quá nhiều rắc rối đi chứ.  Chị nghĩ xem, chúng nó nói tiếng Mỹ chứ đâu biết nói tiếng Việt, suốt ngày cứ nghe chúng "quát, quát" (What") với tôi.  Tôi thì lại không biết chữ, khổ lắm chị ơi, khi còn ở Việt nam, gia đình nghèo khó, quê tôi hầu như cả làng sống bằng nghề "ăn xin".  Vừa biết đi, biết chạy đã được cha dẫn theo bưng cái nón lá rách xin tiền hết chợ này đến chợ kia, một chữ bẻ đôi cũng không biết làm sao biết tiếng Anh, tiếng chị gì mà nghe chúng nói nổi.  Tôi cứ bắt phải nói tiếng Việt, ấy vậy mà chúng cũng biết chút xíu ".
Nói đến đây chị quay sang đứa con trai khoảng 10 tuổi đang ngồi ngay góc bàn gọi giật giọng:
“Này Hùng, lại đây khoanh tay, cúi đầu chào cô nhanh."
Thằng bé đang chăm chú đọc sách nghe gọi nhìn mẹ ngơ ngác:
“What""
Chị vừa vòng tay cúi đầu vừa ngoắc nó lại gần:
“Quat, quat tối ngày, lại đây chào cô"
Tội nghiệp thằng nhỏ bây giờ mới hiểu ý mẹ, ngoan ngoãn vòng tay miệng lí nhí như người Mỹ tập nói:
“Cháu chào co.â"
Tôi xoa đầu và cám ơn cháu.  Chị mời tôi trái chuối rồi tiếp tục:
“Mệt nhất là lúc chúng xem tivi chị ạ, hai đứa lớn thì nhặt được một cái tivi ngoài thùng rác về xem tạm cũng được, còn cái tivi chính ở Hội tình thương của nhà thờ Tin Lành cho thì mấy đứa cứ dành nhau, đứa thích đài này, đứa thích đài kia, dành nhau khóc la um sùm đêm nào cũng như đêm nấy, chỉ việc làm quan án xử chúng cũng hết giờ"
Tôi ái ngại:
“Vậy chắc là chị bận tay cả ngày hả""
Chị nhanh nhẩu:
“Từ sáu giờ sáng tôi đã thức lo cho chúng đi học, suốt ngày ở nhà làm những công việc "không tên" (chị cười), có tên nhưng làm sao nhớ hết mà kể nên nói vậy. Chín giờ tối chúng lên giường cả rồi tôi còn phải lo dọn dẹp bãi chiến trường của chúng để lại đến 11giờ xong thì lo học tiếng Anh khoảng 12 giờ mới đi ngũ".
“Làm sao chị đi học tiếng Anh được"  Chị học ở đâu""
Giọng chị hơi hãnh diện:
“Chính phủ có cho một bà Mỹ đến tận nhà dạy tôi, lúc đầu tôi không muốn học vì nghĩ chữ mẹ đẻ của mình mà mình không biết làm sao học chữ của người.  Vả lại trí nhớ tôi tệ lắm, tôi hay quên học làm sao nhớ, nhưng, thấy bà già rất hiền lành, dễ thương cứ kiên nhẫn đến nên tôi chịu học mỗi tuần hai ngày, mỗi ngày một giờ"


“Chị học thấy dễ không"  Học bao lâu rồi""
“Cũng được hơn nửa năm, mà chỉ biết có mấy chữ". 
Tôi nhìn chăm vào chị, hình ảnh một cô bé lên ba cầm cái nón lá rách nắm tay cha đi trong trưa hè nắng cháy, mái tóc non của trẻ thơ xém màu vàng đỏ và mùi khét nắng như thoảng trước mũi tôi. Tôi chớp chớp mắt, chị cũng chớp nhanh đôi mắt chợt đỏ như cố ngăn giọt lệ đang chực trào, chị nói thật nhanh thay đổi cách xưng hô với tôi:
“Em nhớ ba mẹ em lắm.  Nước Mỹ quá tốt chị ơi, em không bao giờ quên ơn nước Mỹ và những con người ở đây.  Nếu ở Việt nam mà có tám đứa con như em chắc chết đói cả chùm rồi.  Chính phủ Mỹ quá nhân đạo, em mong các con em lớn lên sẽ thành người tốt, sống có ích lợi để đền ơn nước Mỹ đã nuôi dưỡng chúng". 
Tôi ôm vai chị trước khi chia tay:
“Tôi cũng mong như vậy, có gì cần cứ gọi chúng tôi ngay, đừng ngại, chúng tôi sẽ đến với chị và các cháu bất cứ lúc nào chịù cần.  OK"
Rời nhà chị Hường, tôi tấp xe vào chỗ trống gần khu chơi của trẻ ngồi nhìn cảnh vật xung quanh, thật yên bình, tôi ngước lên bầu trời xanh thênh thang, cao ngất mà thấy lòng lắng động thật sâu và thấy mình quá nhỏ bé.  Nhỏ bé như con chim vừa đáp xuống cành cây trước mặt. Đúng là muôn ngàn loại "kỳ hoa, dị thảo", không thiếu thứ gì ở nước Mỹ này. Tôi chợt thắc mắc, liệu Thượng đế có công bằng không"  Sao Ngài lại ưu đãi cho nước Mỹ, mà lại không ưu đãi cho Việt nam"
Nhớ lại khi còn ở quê nhà, mỗi tuần một ngày tôi và người bạn thường lân la đến bệnh viện Từ Dũ, tại phòng chờ phá thai để làm quen các em đến phá thai khuyên nhủ các em đừng làm chuyện đó.  Luôn luôn các em khóc và trả lời: “Chị ơi, em không thể nào giữ cái thai này được vì làm sao mà sống, làm sao mà nuôi con hả chị, coi vậy chớ khổ lắm chị ơi"      
Thỉnh thoảng có em cũng nghe lời và chúng tôi đưa về gặp cha mẹ các em và có em được sự giúp đở của gia đình, có em bị từ bỏ, đuổi xua.  Trường hợp ấy chúng tôi phải lo cho các em đến khi sanh nở, và giao em bé cho người muốn nhận con nuôi.
Nếu chế độ ở Việt nam có lo cho "bà mẹ và trẻ em như ở Mỹ" có lẽ ít người phá thai hơn. 
Năm 1981 tôi cũng có đem một đứa bé bị bỏ giữa chợ về nuôi lúc ấy cháu chỉ được 21 ngày.  Bà Năm "góp tiền chỗ" ở chợ cho biết mẹ của bé sinh tại bệnh viện tỉnh Tây Ninh đến sáng ngày thứ ba thì trốn đi bỏ lại cháu, người hàng xóm của bà Năm khi ấy cũng sinh một bé trai cùng ngày, nằm giường bên cạnh nhưng cháu trai sinh thiếu tháng khó nuôi nên phải cho nằm trong lồng kiếng. Đến sáng ngày thứ ba con trai chị chết, hai bầu sửa căn mà không có con bú, chị được các bác sĩ và y tá trong bệnh viện khuyên nên đem đứa bé gái bị bỏ về nuôi "đở đầu".  Trong lúc bấn loạn vì mất con, chị đồng ý nhưng chồng chị không chịu, sau đó thấy vợ khóc quá anh cũng bằng lòng. Nuôi cháu đến 21 ngày, anh chị gây gổ nhau vì thời bấy giờ kinh tế quá khó khăn, anh muốn chị phải cùng đi ra lao động kiếm sống với anh chứ không cho ngồi ôm đứa nhỏ không phải con mình.  Bé gái một lần nữa lại bị mang ra bỏ giữa chợ, tôi đem về nuôi cho đến nay cháu được 24 tuổi rồi. 
Hoàn cảnh kinh tế ở quê nhà 24 năm về trước muốn  nuôi một đưá bé không phải dễ. Tôi cứ nghĩ đến hình ảnh một người phụ nữ "chửa hoang", một thân một mình lánh xa gia đình, đi đến một nơi xa lạ vừa làm lụng sinh sống với cái bụng càng ngày càng lớn, cũng mong giữ lấy giọt máu của tình yêu non dại bởi gặp phải kẻ sở khanh.  Đến khi sanh nở, sức yêú, gối mỏi, tay mềm, không tiền bạc, không nơi nương tựa, làm sao nuôi thân và nuôi con"  Đành phải dứt ruột bỏ con lại bệnh viện sau hai ngày đêm suy nghĩ mà không tìm được cách nào khác hơn.  Nếu có tiền trợ cấp của chính phủ như ở Mỹ thì mẹ đã không phải xa con. 
Ở đây, đẻ bao nhiêu cũng có chính phủ nuôi, vì thế có nhiều người lạm dụng một cách trắng trợn.  Vợ chồng lấy nhau nhưng không làm hôn thú, vợ khai con không có cha để lãnh trợ cấp cho hai mẹ con, đứa đầu tiên thì còn tạm chấp nhận đến đứa thứ hai, thứ ba thật là tội nghiệp cho người vợ. Cô Phụng làm chung với tôi tâm sự:
“Nhục lắm chị ơi, mỗi lần khai để xin trợ cấp, họ hỏi đủ thứ: nào là ăn ở với ai, ở đâu, ban ngày hay ban đêm, bao nhiêu lần, thằng đó tên gì, ở đâu có đi làm hay không"  v...v...phải nói dối đủ thứ.  Đến  đứa thứ tư em không chịu nỗi nữa nên em lén ăn cắp số an sinh xã hội của chồng em và em khai là con ảnh.  Ảnh chưởi em mấy ngày liên tục, nhưng em mặc kệ, em không muốn khai con em không có cha nữa."
Tôi không bao giờ nghĩ đến trên đời này lại có những người đàn ông như vậy. Rõ ràng chẳng phải chỉ "mẹ sống nhờ con" mà cả cha cũng sống nhờ vào con nữa.
Nguyễn Thị Hữu Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,872,811
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.